Cách tiếp cận gần gũi, thân ái mà trân trọng

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 67 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Cách tiếp cận gần gũi, thân ái mà trân trọng

Tơ Hồi từng nĩi “Chân dung văn học là việc dựng lại những bĩng dáng thần thái văn nhân, những câu nĩi cái cười, bước đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng biết”. Do đặc điểm của thời đại và phần do chủ trương của người viết, Thi nhân Việt NamNhà văn hiện đại dựng chân dung với cách tiếp cận tương đối giữ khoảng cách. Lấy sự gần gũi của người trong giới để nhìn nhận nhưng về cơ bản vẫn ít nhiều cĩ một “khoảng cách sử thi” trong cách tiếp cận đối tượng. Nhưng đến với những bài viết trong Tao đàn thì cái cự li giữa người dựng chân dung và đối tượng được dựng chân dung đã rút ngắn rất nhiều, như yêu cầu thẩm mĩ cần thiết mà thể tài chân dung văn học cần cĩ. Đây cũng là sự mở đường cho lối tiếp cận “cự li gần” của những sáng tác chân dung văn học nổi tiếng sau này. Từ đây, cái đời thường và con người bình thường (chính xác hơn là phương diện đời thường của con người) cĩ một sức cuốn hút riêng với các tác giả dựng chân dung. Cũng chính với lối tiếp cận này, lần đầu tiên các nhà văn đã đem lại cho độc giả hình ảnh một số “nhân vật lớn” của văn chương nước nhà như Phan Khơi, Nguyễn Bá Trác, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng … ở một cự ly gần, và thấy một sự thật về chân dung của các nhà văn.

Khi dựng chân dung các nhà văn trong đời thường, dường như các cây bút khơng chỉ chú trọng đến việc dựng “chân dung tinh thần” của họ mà cịn hồi tưởng đến những chuyện mà chính Nguyễn Tuân đã gọi tên là “chuyện lơi thơi”, từ những vẻ bề ngồi, ăn mặc, đi đứng, nĩi năng. Các nhà văn đã để nhân vật của mình xuất hiện trong khơng khí đời thường, giữa cái bộn bề phức tạp của cuộc sống. Viết chân dung văn học, đã giải phĩng một quan niệm sống, một quan điểm nghệ thuật, đĩ là cĩ lẽ được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 63 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

sống với mọi người bình thường, sống cuộc sống bình thường với những cái “tuế tối”, “nhọ nhem” (chữ dùng của Tơ Hồi) đĩ là hạnh phúc thiết thực nhất, mà sau này, Tơ Hồi - một bậc thầy kì tài thành cơng rực rỡ trong loại thể tài này đã phát biểu: “Tơi thích trong con người cĩ nhiều hoạt động một lúc, khơng thích thần thánh hố làm gì… Tơi thích con người bình thường và khơng tả thành tầm thường”. Những trang viết chân dung trên đã cho thấy những kỷ niệm trong đời tư của các nhà văn, quá trình sống và tồn tại của họ, cĩ cả quá trình hình thành và khao khát viết, những vui buồn trong sự nghiệp văn chương. Tạo nên những chân dung văn chương như thế đĩ cũng là dịp để giãi bày lịng mình, giải phĩng cho một tâm sự để thể hiện rõ hơn một quan niệm sống, quan điểm nghệ thuật. Những nhà văn được dựng chân dung, họ khơng cĩ cái độc đáo phi thường của những bậc tài hoa tài tử mà dung dị giữa đời thường, lẫn với mọi người trong xã hội. “Nhà văn cũng như nghề văn là cao quý, song nhà văn cũng chính từ cuộc đời này mà ra”, đem người nghệ sĩ sáng tác ra giữa cái bề bộn phức tạp của đời thường mà suy xét, mà tạo dựng nên, nhưng cũng khơng vì thế mà làm mất đi niềm yêu quý của độc giả đối với các đối tượng đã tạo dựng. Viết chân dung văn học cũng là dịp để các tác giả tự đánh giá về mình. Khơng phải là dịp để người viết đề cao hay giới thiệu về mình trước độc giả mà đây là những trang hồi ức hết sức chân thành, biết tự đánh giá lấy mình tránh sự tơ vẽ bịa đặt, nhất là trong những hình ảnh mà tác giả là người duy nhất tham gia chứng kiến sự việc.

Lấy sự trân trọng bạn văn và nghề văn làm trọng, các nhà văn đã đặt chân dung Tản Đà và Vũ Trọng Phụng vào giữa cái bộn bề phức tạp của đời thường mà suy xét, mà tạo dựng lên. Bởi vậy, mà hình tượng của hai con người tài năng ấy cùng giới cầm bút trong chân dung văn học đã được đặt trong cuộc sống bình thường, nhọc nhằn, khổ ải, nhếch nhác và bụi bặm. Tuy vậy những chân dung văn học khơng phải khơng cĩ cái độc đáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 64 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

phi thường riêng của các bậc tài hoa, uyên bác. Khơng tơ vẽ lý tưởng hố, nhưng niềm yêu quý, cảm thơng đối với các đối tượng mà các tác giả dựng thành chân dung văn học thì vẫn tự nhiên bộc lộ, thơng qua chi tiết ngơn từ, và những gì nhếch nhác của cuộc sống đời thường. Nhờ đĩ, mà độc giả biết đến bao cái bình thường ở những con người họ. Chẳng hạn như Tản Đà với cái ngơng và thản nhiên của con người lịch sử “gạch nối của hai thế kỉ” (chữ dùng của Hồi Thanh), với thú ăn chơi khác người đã xuất hiện như thế trong mỗi trang hồi ức nhớ lại của các bậc văn sĩ. Đĩ là một con người mà trong sự hồi tưởng của Lưu Trọng Lư, mãi đến hai rưỡi chiều mới bắt đầu thức dậy cho một ngày mới và “bắt đầu ngồi vào chiếu rượu” cho đến tận bốn giờ mới “vừa hạ đũa”. Theo tác giả, “Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khối trá vơ cùng, gặp ơng ấy, lần thứ hai, thì vẫn cịn là một cái vui thích, một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba, thì là một điều khĩ chịu. Và lần thứ tư, thứ năm …, thì xin thú thật là một tai nạn” [37, tr.611]. Sở dĩ như vậy là vì “tiên sinh trong sự sống vụn vặt hàng ngày - là một kẻ trần gian cĩ nhiều ham muốn lơi thơi… bí hiểm, khĩ mà làm cho thỏa được. Người ta thường bảo thi nhân là một đứa bé hay vịi, và rất khĩ tính. Câu ấy chứa một phần sự thật.” Kể lại cái dỗi hờn của Tản Đà khơng chịu dùng bữa mà chỉ nhắm rượu suơng vì khơng cĩ được mĩn ăn mình yêu thích; hay cái ngơng nghênh, quái gỡ của ơng khi cố gắng bơi đứng cho ra bằng được mũi bể Cổ Rùa để uống rượu với những con hầu sống bám trên mũi đá; hay câu chuyện ơng cậy bật nền gạch đá hoa chỉ để “Ấy, định trồng ít cái húng láng. Ăn uống thiếu rau cỏ, nhiều khi bực đến chết. Chén rượu nào cũng nhạt phào” [37, tr.693], Lưu Trọng Lư và Nguyễn Tuân đã đưa Tản Đà - một khách tiên trong những giấc mộng trở về gần chúng ta trong đời thực. Tuy nhiên, dựng chân dung Tản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 65 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Đà với những chi tiết đậm nét đời thường, đặc biệt là với câu chuyện về cuộc rượu say túy lúy của Tản Đà, về những câu chuyện lặt vặt, ngộ nghĩnh như đi du lịch Đơng Dương chỉ với vài đồng bạc, hay ở Nam Kỳ tồn uống cognac thay rượu lậu đến nỗi “cĩ vài tháng, nhà ơng chất đến một tường vỏ chai” của Nguyễn Cơng Hoan và của nhiều nhà văn khác kể lại nữa, các tác giả vẫn chung trong một cảm hứng ngưỡng mộ trước tài nhân này. Những yếu tố chân thực như thế giúp rút ngắn khoảng cách giữa người đọc và nhân vật, giúp chúng ta được tiếp cận, được bước vào một thế giới đời thường phía sau thế giới nghệ thuật lung linh mà ta vẫn thường biết đến qua tác phẩm của những nhà văn. Từ đĩ, thêm lịng kính trọng và cảm phục những con người tài nhân.

Chính M.Gorki trong tác phẩm Chân dung Tơnxtơi cũng đã từng phát biểu: “Tơi khơng muốn Tơnxtơi biến thành thánh, hãy để cho ơng vẫn là người tội lỗi, gần gũi với mỗi trái tim của thế giới đầy tội lỗi, vĩnh viễn gần gũi với mỗi trái tim” [23, tr.116]. Khắc hoạ chân dung những tên tuổi, với khơng ít những thĩi tật, khơng cĩ nghĩa là đã bơi nhọ, hoặc cĩ ý định hạ thấp đối tượng, mà ngược lại qua đĩ càng nổi rõ lên một quan niệm: dù cĩ là những người nổi tiếng đi chăng nữa họ vẫn là những con người, mà đã là con người thì trước hết họ cũng cĩ diện mạo riêng, thĩi tật riêng, sở thích riêng, và cũng cĩ những đức tính của những con người bình thường. Trân trọng sở thích, thĩi quen và cá tính của mỗi người - đĩ chính là cội nguồn của mọi giá trị nhân bản đĩ. Chính nĩ đã tạo nên sự phong phú, sinh động, độc đáo và hấp dẫn của mỗi chân dung văn học được dựng xây.

Cĩ thể nĩi, với cách tiếp cận ở cự li gần gũi, thân mật nhưng khơng suồng sã đã mang đến cho thể tài chân dung văn học một giá trị nhân bản sâu sắc, để “từ chân trời một người đến chân trời mọi người”, tạo nên một sự đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 66 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

cảm sâu sắc trong mối giao tình giữa người được dựng chân dung, người dựng chân dung và người đọc.

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 67 - 71)