Sử dụng nghệ thuật thay đổi điểm nhìn trần thuật và kĩ thuật nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 81 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Sử dụng nghệ thuật thay đổi điểm nhìn trần thuật và kĩ thuật nhiếp ảnh

Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Mỗi điểm nhìn cho phép người viết thể hiện một quan điểm, một thái độ, một giọng điệu khác nhau. Điểm nhìn trần thuật được phân chia thành nhiều loại, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Nếu xét trên bình diện tâm lí, điểm nhìn trần thuật được phân thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi. Ưu điểm của điểm nhìn bên trong là cho phép soi thấu những thang bậc đa dạng tình cảm, cảm xúc của con người thì điểm nhìn bên ngồi lại giúp miêu tả cái biểu hiện, cái bên ngồi mang tính cụ thể, xác thực của mọi sự vật, hiện tượng.

Xét từ bình diện trường nhìn trần thuật, tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới được nhìn từ một chỗ đứng nào đĩ, cĩ thể chia thành hai loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật. Trường nhìn tác giả là trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của người trần thuật đứng ngồi truyện, khơng bị hạn chế tầm nhìn, mang lại sự khách quan tối đa cho trần thuật. Lúc này, người trần thuật trở thành người biết tuốt, đứng ở ngơi thứ ba, bên ngồi tác phẩm kể, tái hiện sự việc, sự vật. Trường nhìn nhân vật tức là trần thuật theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trường nhìn này bị hạn chế bởi địa vị, lập trường, quan điểm của nhân vật ấy, nhưng đổi lại, nĩ cho phép người viết đưa vào trần thuật những quan điểm riêng, sắc thái tâm lí, cá tính, mang đậm tính chủ quan, tăng cường chất trữ tình hoặc sắc thái mỉa mai. Lúc này, người trần thuật ở ngơi thứ nhất, là người tham gia vào câu chuyện trong vai trị là một nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 77 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Trong thực tế sáng tác, hai loại điểm nhìn trên nhiều khi khơng tách biệt nhau mà phối hợp, luân phiên trong một hệ thống trần thuật phức tạp. Để cĩ cái nhìn đa dạng nhiều chiều, trong quá trình trần thuật, điểm nhìn trần thuật được chuyển từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang các nhân vật khác, giúp làm tăng khả năng đánh giá, bao quát của trần thuật.

Sự phân chia điểm nhìn trần thuật nĩi trên thật ra chỉ mang tính lí thuyết. Để cĩ thể tái hiện sự vật, hiện tượng trong tính xác thực, tồn vẹn; để cĩ thể đi tới tận cùng của mọi cảm xúc, cảm giác, người viết thường kết hợp linh hoạt các điểm nhìn như nhà quay phim ở mọi gĩc độ, đứng ở mọi vị trí.

Với thể tài chân dung văn học, một thể loại mà sức hấp dẫn phụ thuộc phần nhiều vào nghệ thuật kể chuyện, phác thảo chân dung qua con mắt của người trần thuật, việc xác định các điểm nhìn và phối kết linh hoạt càng chiếm vị trí quan trọng. Điều đĩ quyết định sự thành cơng hay thất bại, sự lơi cuốn hay nhàm chán của một tác phẩm chân dung văn học. Kết quả khảo sát các tác phẩm chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 cho thấy sự kết hợp điểm nhìn này tương đối phong phú, gây hứng thú cho người đọc, khiến cho những bài viết khơng cịn đơn thuần là những lời kể dơng dài, tẻ nhạt, liệt kê các sự việc mà đã thực sự trở thành một tác phẩm văn học nghệ thuật, đường biên thể loại được mở rộng, đặt cơ sở cho sự phát triển, thành cơng của thể tài này trong các giai đoạn về sau.

Từ đặc điểm của thể loại, chân dung văn học là thể tài thường kể lại những chi tiết, sự kiện mà tác giả là người tham gia, chứng kiến hoặc phỏng đốn, hư cấu thơng qua văn chương của người được dựng chân dung để dựng chân dung một nhân vật nghệ sĩ nào đấy. Do vậy, chân dung văn học thường sử dụng cả trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật làm điểm nhìn chủ đạo, bởi nhân vật kể chuyện chính là tác giả. Người kể chuyện là một thành viên trong câu chuyện, một nhân vật trong tác phẩm, xưng tơi đứng ở ngơi thứ nhất số ít kể lại những câu chuyện liên quan đến cuộc đời, và văn nghiệp của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 78 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

được dựng chân dung, những tình tiết, biến cố, những kỉ niệm… của người ấy mà mình được tham gia hoặc chứng kiến.

Với Thi nhân Việt Nam, một tác phẩm mà tác giả của nĩ từng phân vân “Vậy tơi viết gì đây và trong làng văn danh hiệu tơi là gì? Chẳng hạn cĩ thể gọi những bài tơi viết là tùy bút, tùy hứng. Nhưng khơng lẽ tơi là một nhà tùy bút, một nhà tùy hứng, hay một tùy bút gia, một tiểu luận tác giả” [36, tr.390]. Và từ chối nhận danh hiệu nhà phê bình, sự thâm nhập giữa ranh giới các thể loại là điều mà chúng ta cĩ thể nhận thấy rõ. Tuy nhiên, tại sao chúng tơi xếp nĩ vào thể tài chân dung văn học hơn là vào thể phê bình văn học, bởi lẽ trong tập sách này, cĩ sự cung cấp tiểu sử tĩm tắt cuộc đời và văn nghiệp của mỗi nghệ sĩ, cĩ sự trích lục một số thi phẩm tiêu biểu nhất cho từng tác giả, và quan trọng nhất là lời giới thiệu nĩi về từng tác giả. Lời thuật đĩ lại rất đậm chất sáng tạo văn chương, một ưu thế vượt trội được xem là phĩng túng hơn của thể tài chân dung văn học, cho phép thể hiện đậm nét cái tơi cá tính của người viết. Vì vậy, việc xếp loại như vậy, theo chúng tơi là khá hợp lí. Đây cũng là lí do để chúng tơi nghiên cứu về vấn đề điểm nhìn trần thuật (đúng hơn là điểm nhìn sáng tác) trong tác phẩm này. Một cái nhìn tổng quan những vui buồn, khen chê cùng tác giả với hơn bốn mươi gương mặt Thơ mới cho thấy cĩ một sự thay đổi khá tinh tế trong điểm nhìn trần thuật. Cĩ những trang viết mà tơi - (tạm gọi là người kể chuyện ngơi thứ nhất số ít) - xuất hiện khá đậm nét. Tác giả xưng tơi và kể lại những cảm nhận riêng, mang đậm màu sắc chủ quan cá nhân, thể hiện rõ tính chất trữ tình trong lối viết, khi thưởng lãm một gương mặt thơ nào đấy. Chẳng hạn như, viết về Phạm Hầu, tác giả kể: “Lần đầu tơi xem thơ Phạm Hầu trên tạp chí Tao đàn, những bài thơ in bằng một thứ chữ chắc chắn, đậm nét. Lần ấy tơi bỏ qua. Hơm nay đại khái cũng những bài thơ ấy tơi lại thích” [36, tr.180]. Hay dựng chân dung của Xuân Tâm, tác giả lại bắt đầu bằng một câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của lịng mình: “Tơi khơng rõ Xuân Tâm, người học trị Quảng ấy, cĩ phải lịng một cơ gái Huế khơng?” [36, tr.184]. Từ ngơi thứ nhất số ít đĩ, tác giả đã tận dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 79 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

triệt để điểm nhìn bên trong cho phép được bày tỏ, bộc bạch hết những rung động, xúc cảm khi tiếp xúc với một số gương mặt Thơ mới. Với điểm nhìn bên trong này, các cung bậc của cảm xúc được soi chiếu, thể hiện hết sức vi diệu, ví như những lời nĩi về Hàn Mặc Tử: “Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngơi đền để thờ Chúa. Thiếu lịng tin, tơi chỉ là một du khách bỡ ngỡ khơng thể quì lạy cùng thi nhân. Nhưng lịng tơi cĩ dửng dưng, tự tơi làm sao khơng ngợp vì cái vẻ huy hồng, trang trọng, lung linh, huyền ảo của lâu đài kia?” [36, tr.235]. Tuy nhiên, nhiều khi để tạo nên sự linh hoạt, cuốn hút, tác giả lại thay đổi điểm nhìn bên trong thành điểm nhìn bên ngồi và cái tơi ngơi thứ nhất số ít được dấu nhẹm, chỉ để cho những lời nhận xét vang lên với dáng vẻ dường như mang màu sắc khách quan, chân thực hơn, đĩ là khi tác giả viết về chân dung Bàng Bá Lân, Đỗ Huy Nhiệm, Vũ Hằng Phương ... Chính điều này đã khiến tác phẩm trở thành một sáng tác mà mỗi lần đọc chúng ta lại thêm sự rung động mới mẻ.

Trong hai số tạp chí Tao đàn đặc biệt tập trung các bài viết về Tản Đà (tháng 7-1939) và Vũ Trọng Phụng (12-1939), chúng ta thấy rằng đặc điểm riêng biệt của những bài viết này là để dành tưởng niệm đến linh hồn người đã khuất. Do vậy, trong bài viết, thường thấm đượm cảm xúc chân thành, xúc động của cá nhân người viết. Mạch chảy của bài viết cũng thường đi theo dịng hồi tưởng miên man về những kỉ niệm đã qua với người đã khuất, là nhắc nhớ lại những chi tiết, sự kiện đáng ghi nhớ, đáng chú ý trong cuộc đời thường và trong văn nghiệp của họ. Chính vì thế, trong các bài viết này cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật từ ngơi thứ nhất là đặc trưng nổi bật. Với sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật như thế, các nhà văn khơng chỉ tái hiện lại cuộc đời của nhân vật được dựng chân dung, từ mối quan hệ của nhân vật Tơi với người được dựng chân dung, mà cịn giúp tái hiện lại cái khơng khí chung của thời đại, của đời sống văn nghệ, giúp người đọc tiếp cận, tìm hiểu, khám phá về một thời kỉ niệm và cái thực tại đầy thương đau, mất mát là sự ra đi vĩnh viễn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 80 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

hai người bạn văn. Việc chọn điểm nhìn trần thuật từ ngơi thứ nhất số ít chịu sự qui định của thể loại song điều quan trọng tác giả phải xử lí tốt mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, bởi riêng tư quá chưa hẳn đã gây xúc động với nhiều người và cĩ giá trị, vì đây là bài viết về con người của chung cho mọi người. Nhưng chung quá thì khơng cịn chuyện của cá nhân. Xử lí hài hịa mối quan hệ đĩ là điều mà các bài viết trong Tao đàn đã làm được, tạo nên một cách tiếp cận hiện thực riêng: tiếp cận hiện thực xã hội từ hiện thực đời tư của đối tượng được dựng chân dung và tác giả; một kiểu trần thuật riêng: kiểu trần thuật chủ quan với một giọng văn riêng, độc đáo.

Trong những bài viết như Bây giờ đây, khi cái nắp quan tài đã đậy lại

của Lưu Trọng Lư, Sự thai nghén một thiên tài (Trương Tửu), Chén rượu vĩnh biệt (Nguyễn Tuân), Ảnh hưởng Tản Đà đối với nhà văn lớp sau (Nguyễn Triệu Luật), Tản Đà triết học (Trúc Khê Ngơ Văn Triện), Một kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà (Xuân Diệu), Tản Đà dịch văn (Nguyễn Xuân Huy), Tản Đà, một kiếm khách (Nguyễn Tuân), Mộng và mộng (Lê Thanh), Điếu văn đọc trước huyệt trong đám tang Tản Đà của Đinh Gia Trinh, Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại (Trương Tửu), Đám tang Vũ Trọng Phụng

(Thanh Châu), Con người Vũ Trọng Phụng (Lan Khai), Vũ Trọng Phụng với tơi (Nguyễn Triệu Luật) …, người kể chuyện luơn là nhân vật “tơi” đứng ở ngơi thứ nhất số ít để kể về đời người được dựng chân dung và kể về những việc cĩ liên quan đến mình, hoặc mình được nghe, được biết, được chứng kiến về đối tượng. Do vậy, người kể chuyện vừa là chủ thể trần thuật lại vừa cĩ thể là đối tượng phản ánh cùng đối tượng phản ánh chính là người được dựng chân dung. Từ thực tế trên, trong bài viết, các tác giả cĩ thể kết hợp cả điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngồi. Chẳng hạn, miêu tả cái đêm họp đưa ma Vũ Trọng Phụng ở nhà ả đào, Nguyễn Tuân sử dụng điểm nhìn bên ngồi, nhất là khi tường thuật lại cuộc đối thoại của các bạn văn về Vũ Trọng Phụng, khiến cho người đọc cĩ cái nhìn khách quan, cảm động hơn về những tình cảm, thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 81 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

độ yêu mến của họ. Rồi thoắt cái tác giả lại đưa về những cảm giác nội tâm, những kí ức của riêng mình đối với người bạn đã khuất: “Tơi nằm tiêm thuốc bên khay đèn, tơi đã đánh cháy điếu thuốc… Tơi nhớ đến cái chuyện tơi mua một bức tranh lụa bày ở phịng triển lãm mùa đơng năm ngối. Hồi ấy, thấy tơi rước một bức thủy họa về để đến nỗi chậm cả áo mặc mùa rét đã dồn về từ lâu, Phụng tìm đến tơi, ngắm bức họa với sự chế nhạo và “chửi” tơi là một thằng điên và nĩi: “Tao khơng bao giờ lại cĩ thể điên như thế” [37, tr.1394], và ngẫm nghĩ đến số phận của những đồng nghiệp và bản thân trong tương lai: “Nhân Phụng vừa nằm xuống, tơi lại tìm trong đầu xem trong bọn nhà văn trẻ, những người nào là cầm lỏng được cái chết. Thế Lữ, Tchya, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Đồn Phú Tứ, Thạch Lam, Nhất linh, Khái Hưng đều là những người đủ tư cách lên đường sớm lắm. (…) Tơi khơng độc mồm nguyền rủa ai. Trái lại. Và buồn thương lắm” [37, tr.1396]. Sự thay đổi điểm nhìn này đã giúp tác giả tự đàm luận với chính thế giới tâm tư, tình cảm với những đau đớn, buồn thương của chính bản thân. Sự phối kết linh hoạt luân chuyển liên tục trong bài viết ngắn này tạo nên một sự cuốn hút, hấp dẫn lạ kì, khiến người đọc bị cuốn vào câu chuyện như thể đang chứng kiến tận mắt cái đêm họp đưa ma u ám, thảm đạm ấy.

Sự luân phối, di chuyển điểm nhìn trần thuật linh hoạt như thế trong một số bài viết chân dung khác nữa đã giúp cho cái nhìn về con người, cuộc sống được mở rộng, trải ra dưới nhiều gĩc độ.

Bên cạnh nghệ thuật thay đổi linh hoạt điểm nhìn, sự thành cơng của việc dựng chân dung văn học cịn phụ thuộc khá nhiều vào việc sử dụng khéo léo “kĩ thuật chụp ảnh”.

Chân dung - cĩ lẽ là thuật ngữ mượn hoặc nhờ gợi ý bởi hội họa, bởi nhiếp ảnh. Nĩ cốt cho thấy cái mặt người và một người chụp ảnh cĩ tài là người phải biết “chớp” lấy cái khoảnh khắc thần thái nhất của một chân dung. Khơng phải cú bấm máy nào cũng đem lại một “chân dung” tốt, cho nên cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 82 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

đến sự tư duy, nhận xét, quan sát của người bấm máy về chất người, kiểu người mình chụp, để chọn thời điểm và tư thế tốt nhất, để so đọ với đối tượng thật, để định giá sản phẩm do kỹ thuật tạo ra. Cho nên ý niệm “chân dung” ngoại hình lại cần tương ứng với “chân dung” bên trong, chân dung tinh thần − cái phần mà trách nhiệm là thuộc hẳn về người sáng tác (dẫu là người chụp ảnh) chứ khơng thuộc kỹ thuật.

Lấy ngơn từ để chớp lấy khoảnh khắc thần thái, tạo nên một chân dung văn học độc đáo do vậy hồn tồn khơng phải là việc làm dễ dàng. Tuy nhiên, với năng khiếu nhạy bén và khả năng cảm thấu cái đẹp đầy tinh tế, Hồi Thanh - Hồi Chân đã triển lãm cho người xem hơn bốn mươi gương mặt khơng thể lẫn. Bức ảnh nào cũng cĩ một dấu ấn riêng, cho thấy cái phần hồn tinh túy nhất của cả thơ và cả người thơ. Tác giả được chứng kiến một Thế Lữ với hồn thơ rộng mở, thốt lên tiên, một Lưu Trọng Lư mơ màng và ngơ ngác cả trong đời thực lẫn trong trong thơ, một trong sáng như tâm hồn cơ bé tuổi mười lăm Nguyễn Nhược Pháp, một quê mùa như Nguyễn Bính, băn khoăn, rạo rực, thiết tha như Xuân Diệu.

Hay với con mắt của người trong cuộc, Nguyễn Tuân chớp lấy ngay cái chân dung Tản Đà “một quái tượng” ngơng trong thơ và cả trong đời thực; một Vũ Trọng Phụng mà sự nghiệp văn chương giá trị như vậy nhưng trong cuộc đời thực thật tội nghiệp thay bởi gánh nặng mưu sinh để nuơi sống gia đình đè trĩu trên vai: “Đời Phụng chưa cĩ một cái mộng nào để mà ơm, chưa mơ màng đến một cái gì để thỉnh thoảng lìa khỏi cái tẹp nhẹp mè nheo ở đời này. Trong đời Phụng, Phụng cử động theo nhiều suy nghĩ quá. Chưa cĩ một giây phút nào, hắn dám điên cuồng lấy một tị” [37, tr.1393].

Để cĩ thể chớp lấy những giây phút thần như thế, người dựng chân dung trước hết phải biết lựa chọn tinh tế lấy các chi tiết điển hình.

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 81 - 87)