Sự lựa chọn tinh tế các chi tiết điển hình

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 87 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Sự lựa chọn tinh tế các chi tiết điển hình

Một nét đặc sắc và rất cần cho chân dung văn học chính là chất văn học của nĩ. Người viết ở đây cần xuất hiện với tư cách một nhà văn, in cái nhìn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 83 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn đạt của nhà văn. Đây là nét hơi tinh tế, khơng phải bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay, nhưng cĩ lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng là văn học, cĩ chỗ đứng trong văn học. Cái nhìn cĩ liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn chi tiết điển hình.

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nĩ cĩ thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nĩ mà vẫn ở ngồi sự vật, bảo lưu sự tồn vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đĩ cái nhìn được vận dụng muơn vẻ trong nghệ thuật” [32, tr.106].

Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định. Tư tưởng đĩ tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả - một phẩm chất nghệ thuật của nhà văn. Hay nĩi một cách khác, trong khi phản ánh đời sống người nghệ sĩ khơng thể khơng cĩ một cái nhìn nghệ thuật riêng. Thiếu quan tâm đầy đủ tới cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ khơng đánh giá đúng cái phong phú của sáng tác.

Nhà văn Pháp Mácxen Pruxt khi nĩi về tầm quan trọng của cái nhìn càng khẳng định: “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách khơng phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Do vậy cái nhìn là một biểu hiện tinh thần đặc biệt của tác giả. Để hiểu được nội dung phong phú của cuộc sống trong tác phẩm, chúng ta khơng thể khơng khám phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, từ đĩ nĩ cĩ thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ. Cái nhìn cĩ thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên nhau, hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 84 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Trong tác phẩm nghệ thuật cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Như vậy “Chi tiết khơng đơn thuần chỉ là một vật đã được quan sát. Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát. Đối với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. Nĩ nĩi lên đặc điểm nhận thức của người nghệ sĩ đối với thế giới bên ngồi, cái quan điểm riêng của người nghệ sĩ về mơi trường xung quanh, cái bản chất nghệ sĩ của anh ta (…) nhờ cĩ chi tiết mà nhà văn mới phát hiện được những quan hệ mới, những đặc điểm mới, những màu sắc mới. Chi tiết tức là bút pháp vậy”. Chi tiết cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn. Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng chiêm ngưỡng thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ và cùng bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả.

Để dựng thành cơng một chân dung văn học, người viết cĩ tài phải là người biết lựa chọn những chi tiết đắt, cĩ giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, là một cách thức tạo sự lơi cuốn, hấp dẫn của thể tài đặc biệt này. Thêm vào đĩ, với dung lượng cĩ hạn cho phép của thể tài, chọn lọc chi tiết là một yêu cầu thiết yếu của nghệ thuật dựng chân dung, giúp cho những tường thuật của các trang viết khơng rơi vào kể lể, kéo dài, gây nhàm chán cho người đọc.

Những chi tiết điển hình được lựa chọn cĩ thể là một lời nĩi, một nét ngoại hình, một khoảnh khắc theo hướng ngợi ca hay phê phán miễn là đảm bảo phải làm sáng rõ chân dung nhân vật. Việc chộp bắt được những chi tiết cĩ vẻ ngẫu nhiên nhưng làm sao từ đĩ cĩ thể tốt lên cuộc đời, số phận, tính cách của đối tượng được dựng chân dung là rất quan trọng. Chỉ cĩ sống mới cĩ chi tiết. Điều đĩ hé mở rằng để cĩ thể chắt lọc lấy chi tiết đặc sắc và ấn tượng về đối tượng được dựng chân dung chỉ cĩ con đường sống, tiếp xúc gần gũi, biết đồng cảm văn với người thì mới làm được điều đĩ. Bên cạnh đĩ, cùng một chi tiết, nhưng dưới cái nhìn, cái cảm quan riêng của mỗi người, nĩ sẽ được cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 85 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nhận theo một cách riêng, từ đĩ, đi vào trong văn chương cũng cĩ hướng biểu đạt riêng tùy theo cái phong cách riêng của mỗi người. Chẳng hạn như, cùng chân dung Xuân Diệu, bằng sự cảm nhận vi diệu của tâm hồn, Hồi Thanh - Hồi Chân đã chỉ ra cái độc đáo nhất của hồn thơ và cũng là tính cách tiêu biểu nhất của con người luơn tha thiết, vồ vập, cuống quýt trước sự trơi chảy của cuộc sống và tình yêu này đĩ là: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” [36, tr.129]. Hay trong Nhà văn hiện đại, ngồi những chi tiết điển hình như “Xuân Diệu ở đâu cũng đem theo một hồn thơ bát ngát và mơ màng”; “Bao giờ Xuân Diệu cũng là một thi sĩ, một thi sĩ rất giàu lịng yêu dấu”, Vũ Ngọc Phan cịn dí dỏm đưa ra chi tiết: “Người ta thấy Xuân Diệu tính tốn cả tình yêu, người ta thấy ơng phàn nàn về sự thiệt thịi. Trong yêu đương mà cũng khơng hoang phí, như thế mới thật hiếm” [27, tr.720]. Chi tiết ấy cho thấy nhất cái tâm hồn khao khát yêu, khao khát được sống trong tình yêu rạo rực, được dâng hiến hết thảy cho cuộc sống thanh xuân của ơng hồng thơ tình Xuân Diệu. Hay bắt lấy cái chi tiết về tiếng cười phĩng khống của Tản Đà: “Nĩi dứt ơng cười ha hả. Ơng nĩi dứt, rồi lại cười ha hả. Ơng lại cười. Cái cười vui đời thế và vơ lự” [37, tr.675]. Nguyễn Xuân Huy đã nhấn vào được “cái cốt cách vững vàng”, “cái phong thái ung dung” và “cái dáng điệu ngang tàng” của con người “đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ hai mươi với tấm lịng bình thản của một người thời trước” [37, tr.8].

Bên cạnh những chi tiết được kể lại như thế, độc giả cịn nhận thấy qua những trang viết các tác giả cịn lẩy chọn những câu thơ, những câu văn thần tình của đối tượng được dựng chân dung. Những câu văn thơ ấy tự nĩ nĩi được rất nhiều điều về một văn nghiệp, một cuộc đời, cĩ mối liên hệ rất sâu sắc. Hồi Thanh - Hồi Chân, Vũ Ngọc Phan ... đều đã làm rất khéo léo điều này. Chẳng hạn như xây dựng chân dung hồn thơ Xuân Diệu, để nĩi lên cái cơ đơn rợn ngợp, bơ vơ, khao khát tình yêu của thi nhân, tác giả đã trích những vần thơ hay nhất trong Lời kĩ nữ của Xuân Diệu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 86 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo /Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.

Lựa chọn và lẩy ra những câu thơ thần tình như thế chính là một sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng chân dung bằng con đường đi từ tác phẩm đến tác giả. Đĩ chính là những “tư liệu sống”, “nhân chứng sống” thiết thân nhất mà người dựng chân dung cĩ thể thu lượm, tuyển chọn để xây dựng bức tranh đa chiều về những chân dung văn học sống động.

Những chi tiết điển hình như thế phải thỏa mãn được cái tiêu chí gợi lên được thần thái, linh hồn của chân dung cá nhân nhân vật vừa phải cĩ sức mạnh khái quát lên được những đặc trưng tiêu biểu về tính cách, cuộc đời và số phận chân dung ấy. Xa hơn nữa, sức mạnh giá trị của việc lựa chọn tinh tế những chi tiết điển hình cịn giúp hồi quang cả một thời đại, một thế kỉ văn chương đã qua.

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 87 - 91)