Nâng cao vai trò Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 33)

I. Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới (từ 1986 nay)

1.Nâng cao vai trò Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ kinh nghiệm của các nước châu Á cho thấy, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng là yếu tố quyết định đem lại thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung những công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của Nhà nước trong việc lựa chọn chiến lược, tổ chức điều hành, đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ mục đích đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

Với Việt Nam, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường theo xu thế mở cửa và hội nhập là vấn đề mới. Nói tới vai trò Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hoáở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước, đềán muốn tập trung vào hai khía

cạnh: Nhà nước là người lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng bằng chính sách của mình tác động có hiệu quả vào tiến trình này.

Những năm gần đây chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của một số nước vùng lãnh thổởĐông Á với tính hấp dẫn của chiến lược này đã tạo ra không ít hy vọng cho các quốc gia chậm phát triển niềm hy vọng lớn lao về khả năng thực hiện rút ngắn con đường công nghiệp hóa để nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Thực tế, từ cuối thập kỷ 70, đầu 80 trở lại đây, chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu kiểu các nước Đông Áđã trở thành trào lưu rộng khắp ở hầu hết các nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt. Vì nó cóý nghĩa quyết định đến thành bại trong phát triển kinh tế của nước ta. Thực tế, nó không thể dựa theo nguyện vọng chủ quan, vì từng thời kỳ lịch sử cụ thể phải gắn với một chiến lược cụ thể thích hợp. Đặc trưng của thời đại đã qui định chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu hay công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững theo hướng hội nhập quốc tế. Do vậy, hiện nay Việt Nam lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững theo hướng hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta phát triển khai thác, phát huy những nhân tố nội lực và ngoại lực để thúc đẩy. Vì kể cả trước mắt và lâu dài, nó cho phép nước ta có thể vận dụng những hạt nhân hợp lý của lý thuyết về lợi thế so sánh để mở rộng sự phân công lao động quốc tế. Bên cạnh dựa vào nguồn lực bên ngoài sẽ góp phần kích thích nguồn lực trong nước, tạo ra sức bật và khả năng phát triển vững chắc từ bên trong. Xét về lâu dài, trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững theo hướng hội nhập quốc tế thì xu hướng dựa vào xuất khẩu sẽ là chủđạo, xu hướng thay thế nhập khẩu chỉđóng vai trò bổ sung quan trọng.

Thực tế hướng về xuất khẩu sẽđịnh hướng cho nền kinh tế trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những đặc điểm chính như tăng trưởng nhanh, mở rộng kinh tếđối ngoại, cạnh tranh thành công trên thị trường quốc gia và quốc tế. Nhưng nếu chỉ tập trung hướng về xuất khẩu sẽ

bỏ lỡ những cơ hội với thị trường trong nước và bỏ mặc những ngành công nghiệp truyền tống và công nghiệp non trẻ, nghiêm trọng hơn nữa là bỏ mặc nhiệm vụ cốt yếu xây dựng một nền kinh tế quốc dân mạnh làm chỗ dựa vững chắc cho độc lập dân tộc. Nền kinh tếđó phải có khả năng tận dụng tối ưu các nguồn lực bên ngoài và bên trong cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời, nền kinh tế phải có khả năng thích ứng tích cực với các biến động kinh tế quốc tế, ứng phó một cách có hiệu quả với các tiêu cực từ chấn động bên ngoài. Nghĩa là, với Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa phải thích ứng với các diễn biến kinh tế quốc tế bằng cách mở cửa các lĩnh vực kinh tế một cách chủđộng; đồng thời vẫn duy trì một hàng rào phòng ngừa cần thiết với những điều kiện nhất định, trong thời gian nhất định. Do vậy, cùng những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh nhịp độ xuất khẩu, Nhà nước cần có một số biện pháp thay thế nhập khẩu cần thiết để vực dậy các ngành công nghiệp non trẻ của đất nước, tranh thủ những cơ hội và khả năng có lợi của thị trường trong nước.

Nhìn chung những biện pháp thay thế nhập khẩu là cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nhìn trong toàn cảnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nó chỉđóng vai trò bổ sung cho chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, vì thế nó chỉ mang tính chất ngắn hạn và Nhà nước cần có sựđiều chỉnh thường xuyên theo nhu cầu của thị trường và của quá trình phát triển kinh tế nhằm nâng cao tính hiệu quả, sự năng động của các ngành kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chứ không phải kéo dài một cách trì trệ dẫn đến tình trạng bế tắc của các ngành công nghiệp trong nước, làm mất tính năng động và mất khả năng cạnh tranh của công nghiệp trong nước.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởcác nước, việc lựa chọn công nghiệp hóa thông qua hai giai đoạn cũng gợi mở cho Việt Nam những vấn đề cần giải quyết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Kinh nghiệm thành công và hạn chế trong công nghiệp hóa ởcác nước châu Á cho thấy, việc lựa chọn con đường, cách thức công nghiệp hóa như thế nào cóý nghĩa quyết định đem lại thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ

cấu ngành trong công nghiệp hóa gắn chặt với những thay đổi về lợi thế so sánh ở các nước này. Lúc đầu dựa vào lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì các ngành công nghiệp có khả năng thu hút tận dụng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên được chú trọng phát triển. Khi những ưu thế trên đã giảm, đồng thời ưu thế mới về vốn, công nghệ và trình độ của lao động tăng thì diễn ra quá trình phát triển mạnh những ngành vốn đầu tư lớn, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và cũng có khả năng đem lại cho các nướcchâu Álợi ích kinh tế lớn. Quá trình phát triển như vậy được gọi là quá trình công nghiệp hóa qua hai giai đoạn dựa trên nguyên lý về sự thay đổi lợi thế so sánh trong nền kinh tế thị trường đang phát triển của thế giới đương đại.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương thức như vậy, nước ta cần có sựđa dạng hóa về chính sách công nghiệp và có những bước nhảy tắt về công nghệ nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh những ngành công nghiệp hiện đại, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn trong phát triển.

Thực tế cho thấy, cơ cấu công nghiệp trong kinh tế thị trường không thể là một cơ cấu cốđịnh được vạch ra theo một nhận thức duy ý chí như trước đây ta đã tiến hành dưới cơ chế kế hoạch hóa tập trung, là lấy công nghiệp nặng làm then chốt để từđó tự chốt mình vào một công thức cứng nhắc, không có khả năng phát triển vàđã coi nhẹ, bở lỡ những thời cơ, những khả năng và cơ hội của những ngành công nghiệp khác. Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế mới là một cơ cấu kinh tế dựa trên nguyên tắc tận dụng đến mức có hiệu quả nhất các lợi thế so sánh của đất nước. Khi lợi thế so sánh thay đổi thì cơ cấu kinh tế cũng thay đổi, chỉ có như vậy mới thích ứng kịp với những chuyển biến nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ thời đại và phù hợp với sự vận động của kinh tế thị trường, cũng nhưđón nhận những cơ hội tốt của thị trường.

Lợi thế của ta trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa là giá lao động rẻ cùng với tài nguyên khoáng sản và nông sản nhiệt đới. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ít nhất là khoảng 10 - 15 năm phát triển những ngành có lợi thếđó sẽđem lại cả hiệu quả về kinh tế cả về xã

hội. Bởi vì những ngành này có thể nhanh chóng tạo đà cho phát triển công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm và có thêm nguồn thu nhập, nguồn tích lũy lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực công nghiệp lớn hơn ở giai đoạn tiếp theo mà hiện đại hóa sẽ là trọng tâm.

Nói như vậy không có nghĩa là trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa chỉ tập trung vào những ngành thu hút được nhiều lao động và tận dụng tài nguyên thiên nhiên mà khi khoa học kỹ thuật đã ngấm sâu vào nền kinh tế thế giới và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì cần tranh thủ nắm bắt kịp thời cơ phát triển ngay một số ngành công nghiệp hiện đại, trong đó chưa phải là trọng tâm, chưa phải là hướng ưu tiên chính của chính sách công nghiệp, hơn nữa ta cũng cần lựa chọn hết sức thận trọng, xuất phát từ khả năng hiệu quả và nhu cầu thị trường chứ không phải là duy ý chí, từ mong muốn chủ quan. Cơ cấu công nghiệp và công nghệ nhị nguyên hay (công nghệ 2 tầng) tuy không phải là cái ta mong muốn xét về mặt phát triển dài hạn, nhưng nó là một thực tế tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển trong thời kỳđầu công nghiệp hóa. Vấn đề là nếu không phủ nhận được nó thì cần chấp nhận nó, đồng thời tìm cách rút ngắn thời gian tồn tại của nó, đó là giải pháp phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa nhanh. Sự chuyển biến cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tăng cường, sử dụng những lợi thế mới nhưng vẫn tiếp tục phát huy những lợi thế vốn có. Tuy nhiên, do khả năng phát triển của các lợi thế vốn có nhanh hơn nhiều nên cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng của những ngành công nghiệp tiên tiến hơn và các ngành dịch vụ tăng cao. Sự phát triển sẽ làm nảy sinh khuynh hướng mới là trong công nghiệp hóa, hiện đại cơ cấu kinh tế không chỉ chuyển dịch từ nông nghiệp sang công - nông nghiệp như sự chuyển dịch cổđiển, mà chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hoặc cóít nền kinh tế chuyển dịch sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Từ thực tế cho thấy, cách quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những thay đổi căn bản. ở nước ta thời gian qua, việc đổi mới tư duy đãđưa tới những thay đổi cơ bản về chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phương thức tiến hành. Đối với Việt Nam để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn

và rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, qua kinh nghiệm của các nước châu Á, chúng tôi thấy nước ta cần và có thể thực hiện chiến lược hỗn hợp giữa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong tình hình hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có thể thực hiện ngay chiến lược hướng vào xuất khẩu, đồng thời với việc thực hiện có lựa chọn và cóđiều chỉnh một số chính sách và biện pháp cần thiết để vừa bảo hộ hợp lý, vừa nâng cao sức cạnh tranh cũng như hiệu quả của các ngành công nghiệp non trẻ trong nước.

Nhìn chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng một chiến lược công nghiệp với bước đi rõ ràng dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác Nhà nước cần thực hiện cấp bách đểđẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđó là việc cải cách thể chế ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN. Sau 15 năm chuyển đổi sang cơ chế mới, vai trò kinh tế của Nhà nước đã chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp, vai tròđịnh hướng và trọng tài trong thị trường là chủ yếu.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 33)