Chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 40)

I. Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới (từ 1986 nay)

3.Chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ

Để tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nước đi sau nên ta có lợi thế với bước đi tắt về công nghệ. Từ thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các nước đi sau không cần phải "phát minh" lại, mà chỉ cần biết lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và làm chủ

công nghệ, có sẵn qua chuyển giao công nghệ. Từđó cho thấy, về công nghệ Việt Nam có thể rút ngắn thời gian và giảm tới mức thấp nhất có thể vềđộ "mạo hiểm" của quá trình áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó về mặt kinh tế, ta ít phụ thuộc hơn vào những công nghệ tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, ngày nay đểđáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có rất nhiều những giải pháp công nghệ mà không nhất thiết theo bước đi tuần tự của những nước đi trước. Có những công nghệ ta không phải tự tìm kiếm sáng tạo mà chỉ cần nắm bắt công nghệ phù hợp nhất đã có trên thế giới.

Ngày nay, cùng với phân công lao động quốc tế, còn có sự phân công công nghệ trên phạm vi quốc tế và quốc gia. Từ kinh nghiệm Các nước, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, không thể là sự sao chép một cách máy móc cách làm của những nước đi trước, dù họ có thành công hay không thành công.

Việc tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài bằng nhiều hình thức: mua phát minh, sáng chế, mua máy móc thiết bị, du nhập công nghệ qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Theo kinh nghiệm Các nước, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài có hiệu quả, Các nước biết lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực của nền kinh tế và cũng biết nội địa hóa công nghệ một cách có hiệu quả.

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, theo chúng tôi thấy cần xây dựng hệ thống công nghệ không chỉ là hai tầng mà là nhiều tầng: Công nghệ trình độ thấp, trung bình có khả năng thu hút nhiều lao động; đồng thời chúý công nghệ tiên tiến, hiện đại trong những khâu, những sản phẩm, những ngành mà ta cóđiều kiện và lợi thế; khuyến khích công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng; hạn chế các công nghệ thải, lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng dễ gây ô nhiễm môi trường.

Công nghệ có vai trò rất to lớn đối với phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng cần phải xác định rõ cơ cấu công nghệ và quan hệ giữa các loại hình công nghệ. Cụ thể là:

- Quan hệ giữa công nghệ nghiên cứu chế tạo trong nước với công nghệ nhập từ nước ngoài.

- Quan hệ giữa công nghệ rẻ hơn, nhưng ô nhiễm môi trường hơn với công nghệđắt tiền ít gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, phải kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt trong phát triển công nghệ. Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, lao động dư thừa, vốn hạn hẹp, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa có chủ trương kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa tận dụng công nghệ sẵn có và từng bước hiện đại hóa công nghệ truyền thống, đồng thời lựa chọn từng mặt, từng khâu trong một số ngành đểđi tắt vào công nghệ hiện đại. Đó là sự kết hợp giữa bước đi tuần tự với nhảy vọt trong lộ trình phát triển.

Sự phát triển của công nghệ phải gắn liền với chính sách công nghệ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung chính sách công nghệ quốc gia là hướng vào xây dựng nền tảng công nghệ, thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thực tế cho thấy, phải đến khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường trong một nền kinh tế mở, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới cũng như trong nước, chúng ta mới thấy hết được chính sách và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất ở nước ta, cùng sự lạc hậu của các ngành sản xuất. Khắc phục sự lạc hậu về công nghệ không chỉ trong thời gian dài, mà còn đòi hỏi cả nguồn vốn lớn. Để thúc đẩy đổi mới công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước cần tác động tích cực vào quá trình ấy bằng cơ chế, chính sách:

-Tạo quyền chủđộng cho chủ thể kinh doanh lựa chọn, mua bán công nghệ, kể cả việc trực quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Quyền chủđộng đó không chỉ làm cho các quyết định trong lĩnh vực này được thực hiện nhanh chóng, màđiều quan trọng làđược chính xác hơn, thiết thực hơn đối với các cơ sở sản xuất.

- Tạo nhu cầu bức thiết đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Khi kinh doanh trong cơ chế thị trường, cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhà nước cần ưu tiên các doanh nghiệp cóđiều kiện tiếp cận, áp dụng công nghệ mới bằng:

+ Ưu đãi xem xét cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất hiện có.

+ Ưu tiên vay vốn ngân hàng đểđầu tư và phát triển cơ sở sản xuất mới, mua sắm công nghệ thiết bị mới.

+ Tạo điều kiện ra nước ngoài tiếp cận thị trường, nghiên cứu học tập công nghệ mới.

+ Thông qua hợp tác đầu tư với nước ngoài, các ngành cũng cóđiều kiện tiếp thu công nghệ mới.

Ở nước ta hiện nay, một số chủ doanh nghiệp vàđầu tư chưa thật sự yên tâm sản xuất kinh doanh, thiếu sựđầu tư thích đáng cho phát triển công nghệ. Kinh nghiệm Các nước cho thấy sự an tâm từ phía người đầu tư (cả trong và ngoài nước) là một yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ cho quá trình công nghiệp hóa, hướng tới cơ cấu kinh tế mới có hiệu quả hơn. Như vậy, để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc ứng dụng khoa học học công nghệ vào sản xuất phải khuyến khích được cả những nhà khoa học và những nhà sản xuất. Thực tếấy đúng nhưđồng chíĐỗMười đã nói: "Muốn cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển thì trước hết phải tìm ra động lực cho sự phát triển của bản thân khoa học và công nghệ. Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiên cứu, phát minh vàứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị xã hội".

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 40)