Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH bền vững và hội nhập quốc tế với việc hình thành những ngành trọng điểm và

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 38)

I. Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới (từ 1986 nay)

2.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH bền vững và hội nhập quốc tế với việc hình thành những ngành trọng điểm và

vững và hội nhập quốc tế với việc hình thành những ngành trọng điểm và mũi nhọn

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là do tác động của nhiều nhân tố, như cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ… trong đó, khoa học công nghệđóng vai trò rất to lớn. Kinh nghiệm Các nước mấy thập kỷ qua đã chứng minh điều đó. Các nướcđã thành công trong chuyển dịch cơ cấu ngành và nâng cấp công nghiệp, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao dựa trên cơ sở xây dựng một chiến lược công nghệđúng đắn, với những bước đi rõ ràng dựa vào công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến. Suy cho cùng đó là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, làm chuyển biến cơ cấu ngành sản xuất, cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu theo hướng tăng tỷ trọng và hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất. Như vậy, sự chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ và chịu tác động trực tiếp của khoa học công nghệ. Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu ngành không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về lượng và chất để hướng tới cơ cấu ngành phù hợp với nền kinh tế hiện đại.

Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng xu hướng cạnh tranh trong hội nhập tăng lên, để phát huy lợi thế so sánh, giành giật lợi thế trong thương mại quốc tế, việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế nói chung, cơ cấu ngành kinh tế nói riêng sao cho phù hợp với bối cảnh và tình hình mới ở trong nước và quốc tế theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đểđảm bảo hội nhập có kết quả là quá trình có tính qui luật phổ biến ở tất cả các nước, song trong mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển, quá trình này cũng có những đặc điểm riêng đòi hỏi các chủ thể phải có những nhận thức đúng đắn để có các biện pháp phù hợp tác động vào quá trình đó. Ở nước ta hiện nay, vẫn trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm vì nó diễn ra trong bối cảnh bước vào chuyển đổi cơ chế quản lý. Trong giai đoạn này, một số yếu tố của cơ chế mới từng bước được hình thành song cần có thời gian để củng cố, nhiều yếu tốở tầm quản lý chiến lược còn chưa được định hình rõ nét. Trong hoàn cảnh đó có thể cần những giải pháp và bước đi quáđộđể thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, miễn là các giải pháp và bước đi phải đảm bảo đúng hướng theo lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đáng chúýđó là khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếở nước ta hiện nay. Khi ta cần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm hình thành cơ cấu mới tích cực để hội nhập lại thiếu nguồn lực cơ bản cho sự phát triển: vốn, trình độ công nghệ kỹ thuật thấp kém, lao động trình độ thấp… Các khó khăn bất cập ấy xảy ra thường xuyên trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu làđiều tất yếu đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp và sựđiều chỉnh thích ứng.

Mặt khác, Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi toàn cầu hóa, khu vực hóa đời sống kinh tếđã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học

công nghệđã vàđang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất quốc tế hóa ngày càng cao. Đặc điểm này đòi hỏi các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung và khai thác lợi thế so sánh của mình.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hoàn cảnh ấy có sự tác động lớn khoa học công nghệ. Thực tế tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới đẩy nhanh sự phát triển của một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mà còn tạo ra những nhu cầu mới đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.

Đồng thời, khi mở cửa hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, chi phí thấp, do vậy có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Sự gia tăng xuất khẩu là phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian qua ở nước ta cho thấy nhân tố khoa học công nghệ tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào hai yếu tố. Chính sách khoa học công nghệ của Nhà nước; những hạn hẹp về vốn đầu tưđểđổi mới công nghệ kỹ thuật. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tạo lập nền công nghệ thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là cải biến cơ cấu hiện tại, tiến tới một cơ cấu hợp lý, đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm, mũi nhọn, phát triển bền vững nhằm khai thác tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công hợp tác quốc tế.

Sau khi xác định các ngành trọng điểm, mũi nhọn trong cơ cấu ngành, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp thích hợp về vốn, công nghệ… tạo đà cho các ngành phát triển.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm vận dụng với việt nam (Trang 38)