1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT

83 717 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 6,39 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỤC LỤC 1 PHỤ LỤC P1 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Đối tượng nghiên cứu 7. Phạm vi nghiên cứu 8. Phương pháp nghiên cứu 9. Cấu trúc luận văn NỘI DUNG 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH 1.1. Cơ sở lý luận 1 1.1.1. Trí thông minh 1.1.2. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các dạng trí thông minh hiện có của học sinh THPT 1.2.2. Thực trạng dạy học vật lý và việc bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh ở trường THPT 1.3. Kết luận chương 1 Chương 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 THPT 2.1. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh 2.1.1. Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng dạng trí thông minh 2.1.2. Tăng cường sử dụng thí nghiệm 2.1.3. Tăng cường tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm 2.1.4. Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo 2.1.5. Tăng cường sử dụng phương ?ện nghe nhìn hiện đại 2.1.6. Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy 2.2.1. Khái quát nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT 2.2.2. Xây dựng ?ến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT 2.3. Kết luận chương 2 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2 3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 3.2.2. Quan sát 3.2.3. Kiểm tra 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Đánh giá định Unh 3.3.2. Đánh giá định lượng 3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê 3.4. Kết luận chương 3 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC P1 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HĐNT : Hoạt động nhận thức HS : Học sinh MVT : Máy vi tính PPDH : Phương pháp dạy học PTDH : Phương tiện dạy học QTDH : Quá trình dạy học SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Số TT Nội dung Trang Hình 1.1 Mô hình học tập theo thuyết liên tưởng 17 Hình 1.2 Mô hình học tập theo thuyết hành vi 19 Hình 1.3 Mô hình học tập theo thuyết nhận thức 20 Hình 1.4 Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo 22 Hình 1.5 Chu trình sáng tạo khoa học 25 Hình 1.6 Sơ đồ các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề 28 Hình 2.1 Vòng thép tròn có buộc vòng dây chỉ dài và vòng dây chỉ hình dạng bất kì 36 Hình 2.2 Vòng thép hình chữ nhật 36 Hình 2.3 Sơ đồ tư duy về các hiện tượng bề mặt chất lỏng 40 Bảng 3.1 Các mẫu TN sư phạm được chọn 67 Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra 70 Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất của hai nhóm 71 Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 71 Bảng 3.5 Bảng phân loại theo học lực của hai nhóm 72 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các tham số của hai nhóm 74 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân phối điểm của hai nhóm 70 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 72 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm 73 Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm 71 Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 72 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, thế kỷ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh quyết liệt Sự phát triển đó của xã hội đặt ra cho giáo dục nước ta phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực không những làm chủ tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, có hiệu quả. Trước những yêu cầu đó, Đảng, nhà nước và ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” [9]. Điều 28.2, Luật giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [23]. Giáo dục nước ta trong nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học (PPDH), trong đó chú trọng tăng cường tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức (HĐNT) của học sinh (HS). Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng được tiến hành với phương châm “lấy HS làm trung tâm”. Các hoạt động được tập trung vào HS, HS làm việc với các nguồn tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV. Tiến tới giảm bớt và từng bước loại bỏ tình trạng dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, nặng về nhồi nhét, thụ động, kém sáng tạo,… Hiệu quả của quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng đã mang lại những thành tích đáng kể. HS đã được tạo điều kiện học tập tích cực, tự lực, 6 chủ động, sáng tạo,… Các kỹ năng tư duy của HS được chú trọng rèn luyện và phát triển. Trong đó, tư duy lôgic toán học và tư duy ngôn ngữ đã được rèn luyện, phát triển mạnh mẽ và chủ yếu trong trường phổ thông hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục nước ta cần có những phát triển hơn nữa nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Như trong Điều 27.1, Luật giáo dục qui định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23]. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng cơ sở sinh học của việc học đã phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều triển vọng cho quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho HS. Một trong những nghiên cứu đang được quan tâm trong dạy học là lý thuyết về nhiều loại thông minh khác nhau do nhà tâm lý học H.Gardner xây dựng và phát triển. Trong lý thuyết này H.Gardner đã đưa ra và chứng minh được con người có ít nhất bảy loại trí thông minh khác nhau. Tác giả cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao, thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ đó không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi. “Hơn thế nữa, một cách lý tưởng là bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể phát triển một trong số bảy loại trí thông minh: ngôn ngữ, không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, lôgic toán học, tương tác cá nhân, nội tâm đến một mức độ đáng kể để có thể sử dụng thành thạo” [1]. Nhà trường phổ thông hiện nay chỉ quan tâm đến một số dạng trí thông minh cơ bản, còn rất nhiều dạng trí thông minh khác, tuy rất cần cho cuộc sống, lại chưa được quan tâm để hình thành cho HS. Điều đó hạn chế hiệu quả hoạt động của HS trong tương lai, khi họ bước vào cuộc sống. Theo chúng tôi, đây là một nhược điểm cần khắc phục trong công tác giáo dục hiện nay. Chính vì thế, việc phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh đa dạng cho HS trong quá trình dạy học (QTDH) là một vấn 7 đề cần được quan tâm. Các hoạt động học tập cần được thiết kế phù hợp theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS là hết sức cần thiết. Nếu làm được điều này sẽ tạo cho HS lòng tự tin, sự hứng thú trong học tập, đồng thời góp phần giáo dục HS phát triển toàn diện. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học, có nhiều nghiên cứu liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Các nghiên cứu của các nhà tâm lý và lý luận dạy học như Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng [14]… nhấn mạnh vai trò của hoạt động học trong giáo dục. Việc hình thành hoạt động học được xem là mục đích quan trọng của hoạt động dạy. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế “Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông” [25], Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông” [24], Lê Văn Giáo, Lê Thúc Tuấn, Đoàn Tử Nghĩa, Trần Công Phong “Vận dụng các phương pháp nhận thức trong vật lý” [11], Nguyễn Thị Hồng Việt “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông” [39], Phạm Hữu Tòng “Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học” [27], Thái Duy Tuyên “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” [37], Trần Huy Hoàng “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông” [13]… đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐNT cho HS. Các nghiên cứu trên là một trong những tài liệu được nhiều GV trực tiếp dạy học làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở nghiên cứu lý luận trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục. 8 Một số luận văn gần đây như của Võ Thị Thu Ân [2], Lê Thị Vân [38], Lê Thị Kim Chi [8], Vũ Thúy Hằng [12], Nguyễn Thị Hồng [15], Trần Thị Thanh Huyền [16]… đã chú ý đến tính tích cực trong HĐNT của HS, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập đến việc bồi dưỡng trí thông minh đa dạng cho HS trong QTDH. Trong những năm gần đây, vấn đề trí thông minh đa dạng của con người đã được nhà tâm lý học H. Gardner đề xuất và phát triển. Vấn đề này đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt vấn đề này đã được Thomas Armstrong phát triển trong tác phẩm “Bảy loại hình thông minh” [1] cho thấy trong thực tế, mỗi người luôn sở hữu tất cả bảy loại trí thông minh khác nhau và những loại trí thông minh này có thể làm cho bất kỳ một cá nhân nào cũng có khả năng thành đạt trong cuộc sống và thu được kết quả mà mình mong muốn. Chính vì thế, việc nghiên cứu bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS trong QTDH ở trường phổ thông là một hướng nghiên cứu rất cần được quan tâm hiện nay. Cho đến nay, chúng tôi chưa phát hiện có công trình khoa học nào nghiên cứu việc tổ chức HĐNT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện các dạng trí thông minh hiện có của HS THPT trong địa bàn phạm vi nghiên cứu. - Vận dụng cơ sở lý luận về tổ chức HĐNT vào việc tổ chức HĐNT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS. - Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy-học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, góp phần phát triển trí thông minh, 9 nâng cao năng lực nhận thức, hứng thú học tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về trí thông minh đa dạng, tổ chức HĐNT của HS trong dạy học vật lý. - Nghiên cứu, khảo sát các dạng trí thông minh của HS THPT trong địa bàn phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT. - Nghiên cứu thiết kế một số bài dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS. - Thực nghiệm (TN) sư phạm. 6. Đối tượng nghiên cứu - Trí thông minh đa dạng của HS THPT. - QTDH vật lý ở trường THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS. 7. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu tổ chức HĐNT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT. Phần TN sư phạm được tiến hành ở một số trường THPT của tỉnh Kon Tum. 8. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu văn kiện của Đảng, các văn bản của nhà nước và của ngành về vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở các cấp, các bậc học. - Nghiên cứu lý luận các dạng trí thông minh và tổ chức HĐNT trong dạy học vật lý. 10 [...]... động, sáng tạo trong học tập, GV có thể tổ chức các hoạt động học tập theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS 33 Chương 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 THPT 2.1 Các biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh 2.1.1 Lựa... của hai nhóm TN và ĐC, từ đó rút ra nhận xét nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài 9 Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh Chương 2 Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn. .. và chất lỏng Sự chuyển thể vật lý 10 THPT Chương 3 Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 11 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HỌC SINH 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Trí thông minh 1.1.1.1 Khái niệm trí thông minh Khái niệm Trí thông minh từ lâu đã được các nhà tâm lý học. ..- Nghiên cứu chương trình, SGK, tài liệu tham khảo chương Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể vật lý 10 THPT 8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thông qua đàm thoại với GV để biết thực trạng vấn đề bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS ở trường THPT - Điều tra thông qua dự giờ, quan sát để nắm được các dạng trí thông minh của HS - Khảo sát các dạng trí thông minh của HS thông qua các... riêng, nhưng chúng không thể miêu tả được một cách tổng quát cơ chế của việc học tập Ngày nay, người ta phát triển nhiều mô hình lý 23 thuyết riêng lẻ cho việc học tập Trong vận dụng thì cần vận dụng phối hợp các lý thuyết một cách thích hợp [26] 1.1.2.2 Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý Nhận thức vật lý là nhận thức chân lý khách quan V.I Lênin đã... trọng theo cách riêng cho bản thân Họ luôn nổ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập khi được động viên, khích lệ, khen thưởng và đánh giá chính xác về hành vi, năng lực của chính mình từ thầy cô, gia đình, bạn bè và nhà trường 16 1.1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý 1.1.2.1 Cơ sở tâm lý học của hoạt động nhận thức  Thuyết liên tưởng Tâm lý học liên tưởng ra đời rất sớm, chịu sự. .. sau: Theo Wechsler: Trí thông minh là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình” [21] Còn theo Ceci thì: Trí thông minh là chức năng của sự tương tác giữa các năng lực tiềm ẩn bẩm sinh, hoàn cảnh môi trường và động cơ bên trong chủ thể Trong trí thông minh có những năng lực có tiềm năng bẩm sinh, ... (76%) , trí thông minh không gian có 170 HS (63,7%), trí thông minh âm nhạc có 123 HS (46,1%), trí thông minh vận động cơ thể có 188 HS (70,4%), trí thông minh lôgic toán học có 223 HS (83,5%), trí thông minh tương tác cá nhân có 217 HS (81,3%), trí thông minh nội tâm có 141 HS (52,8%) - Mỗi HS đều có biểu hiện ít nhất một loại hình trí thông minh, số HS có biểu hiện từ hai loại hình trí thông minh trở... tác cơ thể, liên tưởng không gian, màu sắc, tiến hành trao đổi, tranh luận phù hợp với bản thân để giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức nhanh chóng và chính xác 1.1.2.4 Dạy học và sự bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh Những năm gần đây, các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giữa bán cầu não trái và phải làm sáng tỏ quá trình hoạt động trí óc và mối quan hệ giữa trí thông minh và các quá... dung dạy học phù hợp với từng dạng trí thông minh Theo chúng tôi nhận thấy trong dạy học vật lý, bên cạnh những HS thường xuyên tham gia hoạt động học tập tích cực thì những HS còn lại thường rất ít tham gia hoạt động, hoặc tham gia nhưng vẫn còn thụ động, chưa thực sự hiệu quả Những hạn chế đó, một mặt là do các em chưa chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức của bài học, mặt khác là do quá trình tổ chức dạy học . chương 2 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh 2.1.1. Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng dạng trí thông minh 2.1.2. Tăng cường sử dụng thí nghiệm 2.1.3 dụng phương ?ện nghe nhìn hiện đại 2.1.6. Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy 2.2.1. Khái quát nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT 2.2.2. Xây dựng ?ến trình dạy

Ngày đăng: 05/11/2014, 15:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w