1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường

88 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 4,89 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ i Lời cam đoan ii Lời cám ơn iii MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đối tượng nghiên cứu 9 7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 9 8. Giả thuyết khoa học 9 9. Cấu trúc của luận văn 9 NỘI DUNG 10 Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính trong thí nghiệm 10 1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí 10 1.1.1. Hoạt động nhận thức 10 1.1.2. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí 12 1.2. Vai trò của thí nghiệm trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh 15 1.2.1. Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận tri thức 15 1.2.2. Thí nghiệm là phương tiện của việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức 16 1.2.3. Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức vào thực tiễn 17 1.3. Khả năng hỗ trợ thí nghiệm của máy vi tính 18 1.3.1. Những khó khăn và hạn chế của các thí nghiệm truyền thống  trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh 18 1.3.2. Các chức năng của máy vi tính trong hỗ trợ thí nghiệm 20 1.3.3. Các loại thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính 21 1.3.3.1. Thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo 21 1.3.3.2. Thí nghiệm ghép nối với máy vi tính 27 1.3.3.3. Trực quan hóa thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính 30 1.4. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với việc sử dụng thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí 31 1.5. Kết luận chương 1 32 Chương 2. Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh 35 2.1. Đặc điểm phần Từ trường trong chương trình vật lí nâng cao THPT 35 2.1.1. Cấu trúc chương và chuẩn kiến thức, kĩ năng 35 2.1.2. Những khó khăn gặp phải khi dạy học phần Từ trường 36 2.1.3. Khả năng hỗ trợ thí nghiệm của máy vi tính trong phần Từ trường 38 2.1.3.1. Dùng máy vi tính trực quan hóa thí nghiệm 38 2.1.3.2. Dùng máy vi tính xây dựng, trình chiếu các thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo 39 2.1.3.3. Dùng máy vi tính xây dựng các thí nghiệm thực ghép nối máy vi tính 39 2.2. Quy trình khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh 39 2.3. Xây dựng, khai thác thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính 41 2.3.1. Khai thác các thí nghiệm trực quan hóa nhờ máy vi tính 41 2.3.2. Khai thác các thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo 47 2.3.3. Xây dựng các thí nghiệm thực với sự hỗ trợ của máy vi tính 49 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong chương Từ trường có sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính 61 2.4.1. Bài 1: Từ trường 61 2.4.2. Bài 2: Cảm ứng từ. Định luật Am-pe 63 2.4.3. Bài 3: Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản 66  2.4.4. Bài 4. Lực Lo-ren-xơ 68 2.5. Kết luận chương 2 71 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 73 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 73 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 73 3.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm 74 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 74 3.4.1. Đánh giá định tính 74 3.4.2. Đánh giá định lượng 75 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê 79 3.5. Kết luận chương 3 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC  MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin đã làm cho kho tàng tri thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho giáo dục những nhiệm vụ nặng nề và khó khăn. Nhà trường không thể cung cấp, truyền thụ hết toàn bộ khối kiến thức đồ sộ của nhân loại đến từng học sinh. Vì vậy, đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn đặt ra cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam chúng ta. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thì phải tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục cần thực hiện đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến phương pháp, phương tiện dạy học và cả cơ cấu, hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý giáo dục trong đó đổi mới phương pháp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 đã đề ra yêu cầu: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [1]. “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm” [2]. Những định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, tuy nhiên quá trình thực hiện ở các cấp giáo dục, các cơ sở đào tạo, các trường còn những hạn chế, thiếu sót và bất cập. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã đưa ra nhận định: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp” [3]. Do đó, trong định hướng phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006 - 2010, Đảng ta xác định: “Ưu tiên hàng đầu cho  việc nâng cao chất lượng dạy và học” [3]. Cụ thể hóa định hướng này, ngành Giáo dục cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh. Về mặt phương pháp dạy học, một số giải pháp đó là vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học hiện có, nghiên cứu, tiếp cận các xu hướng dạy học mới, những phương tiện dạy học hiện đại trên thế giới. Thực tiễn cho thấy công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông ngày càng thâm nhập sâu và rộng, có tác động mạnh mẽ đến giáo dục. Những năm gần đây, nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra vô cùng sôi động và đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Trong dạy học vật lí, xu hướng khai thác và ứng dụng CNTT nói chung và máy vi tính nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học và đông đảo giáo viên quan tâm. Bằng chứng là nhiều đề tài khoa học, nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đã tiến hành theo hướng này. Những nghiên cứu trên cùng rất nhiều những sản phẩm CNTT do các chuyên gia, giáo viên, sinh viên thiết kế đã làm phong phú kho tư liệu điện tử phục vụ dạy học. Việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tư liệu này vào dạy học có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông. Vật lí học là một khoa học thực nghiệm, cho nên dạy học vật lí không thể thiếu thí nghiệm (TN). Chính vì thế, nghiên cứu khả năng hỗ trợ TN của máy vi tính là một hướng lớn trong ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí. Ở đó, máy vi tính được khai thác, sử dụng như một thiết bị hỗ trợ TN đa năng. Khả năng hỗ trợ TN của máy vi tính rất rộng, máy vi tính có thể tạo ra không gian cho các TN ảo, TN mô phỏng, lưu trữ và trình chiếu các đoạn phim TN, hỗ trợ TN thực. Trong đó, đáng chú ý là những nghiên cứu về TN ghép nối với máy vi tính là một xu hướng tương đối mới mẻ và có nhiều tiềm năng phát triển. Song trên thực tế, việc khai thác khả năng hỗ trợ TN của máy vi tính còn mang tính chất đơn lẻ và chưa có sự phối hợp cao, sử dụng TN ghép nối máy vi tính trong dạy học chưa phổ biến. Vì vậy, nghiên cứu khai thác và sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính vào quá trình dạy học sao cho hợp lí và khoa học là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn cao.  Phần Từ trường thuộc chương trình vật lí trung học phổ thông (THPT) có nhiều hiện tượng hấp dẫn nhưng kiến thức khá trừu tượng đối với học sinh (HS) phổ thông. Do đó, tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi dạy học phần này gặp phải một số khó khăn. Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính khi dạy học phần này có thể giải quyết những khó khăn đó và mang lại hiệu quả sư phạm cao. Với những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài "Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường". 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và máy vi tính trong hỗ trợ TN vật lí nói riêng những năm gần đây phát triển rất mạnh. Các tác giả trong nước như Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Phan Gia Anh Vũ, Mai Văn Trinh, Nguyễn Xuân Thành, Vương Đình Thắng, Trần Huy Hoàng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu và công bố nhiều bài báo khoa học về vấn đề này. Những nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ phần lớn cơ sở lí luận của ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí. Đồng thời, các nghiên cứu đó cũng đề xuất những phương án, quy trình khai thác những ứng dụng CNTT và máy vi tính và dạy học vật lí. Các tác giả Phạm Xuân Quế, Phan Gia Anh Vũ tập trung vào mảng xây dựng các phần mềm dạy học, các TN mô phỏng, TN ảo. Tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc đã làm sáng tỏ lí luận của ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí. Tác giả Mai Văn Trinh nghiên cứu sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Tác giả Vương Đình Thắng nghiên cứu sử dụng máy vi tính và hệ thống multimedia trong dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở. Tác giả Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu sử dụng máy vi tính và phần mềm chuyên dụng để phân tích video. Tác giả Trần Huy Hoàng nghiên cứu sử TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức phần Cơ và Nhiệt. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Trần Huy Hoàng đã hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí, làm sáng tỏ khái niệm thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, đồng thời đề xuất tiến trình dạy học một số kiến thức phần Cơ, Nhiệt theo chiến lược dạy học giải quyết vấn đề.  Ngoài ra, trong nhiều luận văn thạc sĩ, các tác giả cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết các ứng dụng cụ thể của máy vi tính vào dạy học vật lí. Trong đó, tác giả Nguyễn Đình Chính đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông”. Đề tài này đã nghiên cứu khai thác phần mềm Datastudio trong dạy học vật lí. Đồng thời tác giả đã sử dụng phần mềm Datastudio để hỗ trợ các TN phần cơ học trong chương trình Vật lí THPT [6]. Gần đây, tác giả Lương Lệ Hằng đã thực hiện đề tài “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học phần Từ trường và cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính”. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở tâm lí của tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dựa trên thuyết hoạt động, thuyết xử lí thông tin và thuyết kiến tạo. Đồng thời, tác giả đã xây dựng và khai thác các tài liệu số hóa bao gồm các hình ảnh, đoạn phim, bài tập và các sơ đồ tư duy, trong đó tập trung xây dựng các sơ đồ tư duy nhằm củng cố kiến thức. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chưa nghiên cứu sâu về các thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính. Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng máy vi tính trong dạy học vật lí. Ngoài ra, vấn đề dạy học phần Từ trường trong chương trình Vật lí THPT cũng được nhiều tác giả quan tâm. Tác giả Mai Khắc Dũng đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu thiết kế, khai thác và sử dụng thí nghiệm tự tạo nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học phần Từ trường, Vật lí 11 THPT”. Trong đề tài này, tác giả đã tập trung thiết kế, khai thác và sử dụng các thí nghiệm tự tạo trong chương Từ trường. Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Phương Dung lại quan tâm đến vấn đề vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần Từ trường và Cảm ứng điện từ. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong chương Từ trường và cảm ứng điện từ lớp 11”. Như vậy, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí cũng như nghiên cứu quá trình tổ chức dạy học phần Từ trường, tuy  nhiên chưa thấy tác giả nào nghiên cứu khai thác và sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi dạy học phần Từ trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Những mục tiêu chúng tôi hướng tới khi nghiên cứu đề tài là: - Cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của máy vi tính trong TN; - Các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong phần Từ trường; - Tiến trình dạy dạy học một số kiến thức phần Từ trường có sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc sử dụng máy vi tính để hỗ trợ TN; - Nghiên cứu cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của máy vi tính trong các TN; - Xây dựng và khai thác một số TN trong phần Từ trường với sự hỗ trợ của máy vi tính; - Thiết kế tiến trình dạy học một số bài phần Từ trường có sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính; - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết và rút ra các kết luận cần thiết. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã vạch ra ở trên, các phương pháp nghiên cứu được dùng là: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của máy vi tính trong các TN; - Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm điều tra những khó khăn gặp phải trong dạy học phần Từ trường; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học;  - Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được từ thực nghiệm sư phạm. 6. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học vật lí phần Từ trường với việc sử dụng thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính. 7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Giới hạn: Chương Từ trường trong chương trình nâng cao vật lí trung học phổ thông (THPT). Phạm vi: Thực nghiệm sư phạm một số trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 8. Giả thuyết khoa học Các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính khá phong phú, đa dạng, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chúng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, nếu khai thác, sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính một cách khoa học và có ý đồ sư phạm tốt thì sẽ kích thích hứng thú học tập của HS và nâng cao chất lượng dạy học phần Từ trường. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm các phần sau: Mở đầu Nội dung Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính trong thí nghiệm Chương 2. Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục  NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG THÍ NGHIỆM 1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí 1.1.1. Hoạt động nhận thức Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy [19]. Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, nhận thức là sự hiểu biết được [13]. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nhận thức là một quá trình. Ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm) [27]. Như vậy, nhận thức là hoạt động phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy của con người. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (gồm cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) [27]. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Do đó, nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lí của cơ thể người với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức của con người trong môi trường đó và là điều kiện để xây nên “lâu đài nhận thức” và đời sống tâm lí của con người [27]. Nhận thức lí tính là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lí tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên  [...]... sinh trong dạy học vật lí, chức năng của thí nghiệm và khả năng hỗ trợ thí nghiệm của máy vi tính, chúng tôi xin đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với vi c sử dụng thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính như sau: V Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính đề xuất vấn đề Điều kiện cần sử dụng để đ B Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính giải quyết vấn đề Giải q Kết luậ Sử dụng. .. thức cho HS trong dạy học vật lí với vi c sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính ở trong các giai đoạn đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề và củng cố, vận dụng kiến thức 33 Chương 2 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH 2.1 Đặc điểm phần Từ trường trong chương trình vật lí nâng cao THPT 2.1.1 Cấu trúc chương và chuẩn kiến thức, kĩ... các chức năng của mình trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS Bên cạnh đó, 30 trực quan hóa TN tạo điều kiện cho HS dễ nắm bắt hiện tượng, quá trình diễn ra trong TN, kích thích hứng thú học tập của các em 1.4 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với vi c sử dụng thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. .. pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV mà máy vi tính có thể được sử dụng để hỗ trợ TN vật lí theo 3 hình thức sau đây: - Sử dụng máy vi tính hỗ trợ các TN thực trong vi c tiến hành TN và tổ chức hoạt động nhận thức; - Sử dụng TN ảo và mô phỏng; - Sử dụng máy vi tính trong trực quan hóa các TN truyền thống, khó quan sát [9] Sau đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể hơn các loại TN với sự hỗ trợ của máy vi. .. luậ Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính củng cố, vận dụng kiến thức V Hình 1.7 Tiến trình dạy học kiến thức vật lí có sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính Trong tiến trình trên, hoạt động dạy học được tổ chức theo chiến lược giải quyết vấn đề TN với sự hỗ trợ của máy vi tính được sử dụng trong các giai đoạn đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề và củng cố, vận dụng kiến thức Ở giai đoạn... thực trong dạy học vật lí, ngay cả những TN ảo được thiết kế tốt nhất TN với sự hỗ trợ của máy vi tính được khai thác, sử dụng có thể góp phần khắc phục các khó khăn và hạn chế khi sử dụng TN và các phương tiện dạy học truyền thống trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động nhận thức HS - Có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho. .. điểm của hoạt động nhận thức nói chung, mối liên hệ giữa sự học và hoạt động nhận thức của HS Cốt lõi của hoạt động học ở học ở HS chính là hoạt động nhận thức Vì vậy muốn cho quá trình học tập của HS có diễn ra có chất lượng cần thiết phải tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong quá trình dạy học - Nghiên cứu cơ sở khoa học của vi c tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, đó chính là sự vận dụng chu trình... với sự hỗ trợ của máy vi tính với TN thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học 1.5 Kết luận chương 1 Trong chương 1, trên cơ sở của tâm lí học và lí luận dạy học, chúng tôi đã tiến hành bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí với sự hỗ trợ của máy vi tính trong TN Cụ thể là: - Chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của hoạt. .. TN với các phương tiện dạy học là cần thiết để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS có hiệu quả hơn 1.3.2 Các chức năng của máy tính trong hỗ trợ thí nghiệm Do có những tính năng mới và ưu vi t nên máy vi tính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong dạy học Trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, máy vi tính có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Đối với TN vật lí, có thể khái quát những khả năng hỗ. .. lõi của hoạt động học tập chính là hoạt động nhận thức của HS Vì vậy, trong dạy học, cần phải tổ chức hoạt động nhận thức cho HS Để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, GV nên tổ chức hoạt động nhận thức thức theo chiến lược giải quyết vấn đề 1.1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí theo chiến lược giải quyết vấn đề Theo Nguyễn Như Ý, tổ chức là tiến hành . học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính trong thí nghiệm Chương 2. Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Chương 3. Thực nghiệm. LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG THÍ NGHIỆM 1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí 1.1.1. Hoạt động nhận thức Theo. hoạt động nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của máy vi tính trong TN; - Các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong phần Từ trường; - Tiến trình dạy dạy học một số kiến thức phần Từ trường có sử dụng

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2000), Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội 2001-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội2001-2010
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2000
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2006
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11
Tác giả: Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2007
6. Huỳnh Trọng Dương (2001), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cựchóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường trung học phổthông
Tác giả: Huỳnh Trọng Dương
Năm: 2001
7. Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo (1980), Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1980
8. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
9. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức Cơ học và Nhiệt học THPT , Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máyvi tính trong dạy học một số kiến thức Cơ học và Nhiệt học THPT
Tác giả: Trần Huy Hoàng
Năm: 2006
10. Nguyễn Ngọc Hưng (2007), “Nội dung đổi mới phương pháp dạy học vật lí 11 theo chương trình và sách giáo khoa mới”, Tạp chí Giáo dục, (179), tr. 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung đổi mới phương pháp dạy học vật lí 11theo chương trình và sách giáo khoa mới”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng
Năm: 2007
11. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11 nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
12. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao (Sách GV ), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11 nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
13. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ và ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP Hồ ChíMinh
Năm: 2006
14. Phạm Xuân Quế, Phạm Thị Huệ (2006), “Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm ảo“Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện” nhờ phần mềm Macromedia Flash”, Tạp chí Giáo dục, (139), tr. 34-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm ảo“Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện” nhờ phần mềm MacromediaFlash”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phạm Xuân Quế, Phạm Thị Huệ
Năm: 2006
15. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các ứng dụng cơ bản của máy vitính trong dạy học vật lí
Tác giả: Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành
Năm: 2006
16. Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ (2007), “Nghiên cứu phân loại phần mềm mô phỏng trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (161), tr. 39-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân loại phần mềm môphỏng trong dạy học vật lí”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ
Năm: 2007
17. Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ (2008), “Sử dụng phối hợp phần mềm mô phỏng và thí nghiệm thật dạy bài “Giao thoa sóng” (Vật lí 12, nâng cao)”, Tạp chí Giáo dục, (186), tr. 46-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phối hợp phần mềm môphỏng và thí nghiệm thật dạy bài “Giao thoa sóng” (Vật lí 12, nâng cao)”, "Tạpchí Giáo dục
Tác giả: Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ
Năm: 2008
18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thứccho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2001
19. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2003
20. Nguyễn Phúc Thuần (2008), “Về việc xây dựng khái niệm điện trường, từ trường trong sách vật lí 11 nâng cao”, Tạp chí Giáo dục, (184), tr. 42-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc xây dựng khái niệm điện trường, từtrường trong sách vật lí 11 nâng cao”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Phúc Thuần
Năm: 2008
21. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướngphát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2007
22. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2004), Phân tích chương trình vật lí phổ thông, Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chương trình vật lí phổ thông
Tác giả: Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w