Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.Kết luận chương 1

Trong chương 1, trên cơ sở của tâm lí học và lí luận dạy học, chúng tôi đã tiến hành bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí với sự hỗ trợ của máy vi tính trong TN. Cụ thể là:

- Chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của hoạt động nhận thức nói chung, mối liên hệ giữa sự học và hoạt động nhận thức của HS. Cốt lõi của hoạt động học ở học ở HS chính là hoạt động nhận thức. Vì vậy muốn cho quá trình học tập của HS có diễn ra có chất lượng cần thiết phải tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong quá trình dạy học.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, đó chính là sự vận dụng chu trình sáng tạo khoa học của các nhà khoa học vào dạy học. Trên cơ sở đó tìm hiểu việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí theo chiến lược dạy học giải quyết vấn đề. Bởi vì chiến lược dạy học giải quyết vấn đề có thể xâm nhập vào hầu hết các phương pháp dạy học và làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn. Tổ chức hoạt động nhận thức theo chiến lược giải quyết vấn đề nhằm từng bước phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của HS.

- Trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, TN vật lí đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thay thế. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và hạn chế nhất định khi sử dụng TN trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Những khó khăn đó là thiếu những TN định lượng với độ chính xác cao; sự hạn chế về thời gian trong khuôn khổ tiết học không cho phép làm đầy đủ các TN; do hiện tượng khảo sát quá phức tạp, không dễ gì đơn giản hóa được, hay các hiện tượng vật lí xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm, tính trực quan một số TN chưa cao gây khó khăn cho

việc quan sát, thu thập số liệu... Vì vậy, việc nghiên cứu khai thác, sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính là cần thiết.

- Máy vi tính và các phần mềm tin học với những khả năng ưu việt và ngày càng mở rộng, có thể được dùng để hỗ trợ TN vật lí. Đối với các TN cần khảo sát định lượng, máy vi tính có thể hỗ trợ trong giai đoạn thu thập, lưu trữ số liệu; tính toán xử lí số liệu; biểu diễn, hiển thị kết quả của TN một cách nhanh chóng, trực quan, khoa học. Với các TN định tính, máy vi tính có thể hỗ trợ nhằm trực quan hóa hoặc mô phỏng lại hiện tượng xảy ra trong TN. Những hình thức hỗ trợ TN của máy vi tính trong dạy học vật lí là TN ghép nối máy tính, TN ảo và mô phỏng, trực quan hóa các TN.

- Về mặt nguyên tắc, không gì có thể thay thế hoàn toàn TN thực trong dạy học vật lí, ngay cả những TN ảo được thiết kế tốt nhất. TN với sự hỗ trợ của máy vi tính được khai thác, sử dụng có thể góp phần khắc phục các khó khăn và hạn chế khi sử dụng TN và các phương tiện dạy học truyền thống trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động nhận thức HS.

- Có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí với việc sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính ở trong các giai đoạn đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề và củng cố, vận dụng kiến thức.

Chương 2

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 32 - 34)