Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 82 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5.Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, với việc xử lí và phân tích kết quả cả về mặt định tính lẫn định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra là đúng đắn và được kiểm chứng. Cụ thể là thông qua các kết quả của 4 bài dạy và 2 bài kiểm tra 15 phút trong chương Từ trường, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Quá trình khai thác và sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính đã góp phần khắc phục được một số khó khăn trong dạy học chương Từ trường và mang lại hiệu quả rõ rệt. Một số TN không tiến hành được đã được thay thế bằng các video clip TN, TN mô phỏng giúp cho quá trình nhận thức HS thuận lợi hơn. Các TN khó quan sát được hỗ trợ bằng máy tính nên giúp HS quan sát dễ dàng. Thời gian chuẩn bị TN của GV được giảm bớt, GV chủ động hơn trong các TN vì kết quả TN đã biết.

- Trong giờ học, GV tổ chức được hoạt động nhận thức cho HS, không khí giờ học sôi nổi, HS hào hứng với bài học. HS tích cực tham gia phát biểu, dự đoán, xây dựng kiến thức. HS được vận dụng kiến thức vào giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập cuối mỗi bài học.

- Kết quả thống kê và phân điểm số của HS trong quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy kết quả học tập của HS nhóm Thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của HS nhóm Đối chứng với độ tin cậy cao.

- Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giúp chúng tôi có thể kết luận sự khác biệt giữa kết quả học tập ở nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng là sự khác biệt có ý nghĩa.

Như vậy, việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo tiến trình đã thiết kế có sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong dạy học vật lí ở trường THPT.

KẾT LUẬN

Đối chiếu giữa mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu với kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy đề tài đã đáp ứng những nhiệm vụ đã đề ra. Cụ thể là:

1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí với việc sử dụng TN có sự hỗ trợ của máy vi tính.

- Hoạt động học, cốt lõi là hoạt động nhận thức vì vậy cần thiết phải tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí. Để phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề ở HS thì cần tổ chức hoạt động nhận thức theo chiến lược giải quyết vấn đề vì nó có thể xâm nhập và làm cho các phương pháp dạy học khác trở nên tích cực.

- Trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, TN có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong dạy học vật lí, các TN và phương tiện dạy học truyền thống vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Khai thác và sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính góp phần khắc phục một số khó khăn trên.

- Việc tổ chức hoạt động nhân thức cho HS trong dạy học vật lí theo chiến lược giải quyết vấn đề có thể sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong các giai đoạn: đề xuất vấn đề, nghiên cứu giải quyết vấn đề và vận dụng.

2. Điều tra và tìm hiểu được những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học phần Từ trường, chương trình Vật lí THPT.

- Nội dung điều tra là thực trạng dạy và học phần Từ trường ở trường THPT. Phạm vi điều tra được tiến hành trên các giáo viên vật lí trường THPT Chuyên Quảng Bình và trường THPT Trần Hưng Đạo (Quảng Bình).

- Mặc dù phạm vi điều tra chưa rộng nhưng đã thu được những kết quả ban đầu. Các kêt quả đó là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu khai thác các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí phần Từ trường.

3. Xây dựng quy trình khai thác và sử dụng các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí ở trường THPT. Quy trình đó gồm các bước:

- Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định mục tiêu bài học; - Dự kiến những khó khăn gặp phải trong dạy học cũng như trong TN;

- Nghiên cứu khả năng hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS và trong TN;

- Khai thác và xây dựng các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính; - Thiết kế tiến trình dạy học;

- Giảng dạy với tiến trình dạy học đã thiết kế.

4. Vận dụng quy trình trên, chúng tôi đã khai thác được 11 TN mô phỏng, 74 TN được trực quan hóa và xây dựng được 2 TN ghép nối với máy vi tính trong phần Từ trường. Các TN khai thác và xây dựng được là sự bổ sung cần thiết cho các TN phần Từ trường hiện có ở trường phổ thông.

5. Thiết kế được 4 tiến trình dạy học theo chiến lược giải quyết vấn đề có sử dụng các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính của chương Từ trường, Vật lí 11 nâng cao THPT.

6. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã kiểm chứng hiệu quả của việc khai thác và sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS phần Từ trường. Bên cạnh đó, thực nghiệm sư phạm đã chỉ ra được những điều chỉnh đối, bổ sung đối với tiến trình dạy học đã thiết kế.

Hướng phát triển của đề tài:

- Tiếp tục bổ sung và xây dựng cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí với việc sử dụng TN có sự hỗ trợ của máy vi tính.

- Nghiên cứu sử dụng phối hợp các TN truyền thống với TN có sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí.

- Nghiên cứu xây dựng các TN với sự hỗ trợ của máy vi tính cho phần Từ trường và các phần khác trong chương trình Vật lí THPT.

- Khắc phục những hạn chế trong tiến trình dạy học có sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính nhằm nâng cao hiệu quả của nó trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2000), Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội 2001-2010, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2002), Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Chính (2005), Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế, Huế.

6. Huỳnh Trọng Dương (2001), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế, Huế. 7. Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo (1980),

Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức Cơ học và Nhiệt học THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

10. Nguyễn Ngọc Hưng (2007), “Nội dung đổi mới phương pháp dạy học vật lí 11 theo chương trình và sách giáo khoa mới”, Tạp chí Giáo dục, (179), tr. 35-38. 11. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn

Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao (Sách GV ), NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

14. Phạm Xuân Quế, Phạm Thị Huệ (2006), “Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm ảo “Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện” nhờ phần mềm Macromedia Flash”, Tạp chí Giáo dục, (139), tr. 34-36.

15. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

16. Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ (2007), “Nghiên cứu phân loại phần mềm mô phỏng trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (161), tr. 39-40.

17. Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ (2008), “Sử dụng phối hợp phần mềm mô phỏng và thí nghiệm thật dạy bài “Giao thoa sóng” (Vật lí 12, nâng cao)”, Tạp chí Giáo dục, (186), tr. 46-48.

18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 20. Nguyễn Phúc Thuần (2008), “Về việc xây dựng khái niệm điện trường, từ

trường trong sách vật lí 11 nâng cao”, Tạp chí Giáo dục, (184), tr. 42-44.

21. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2004), Phân tích chương trình vật lí phổ thông,

Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Huế.

23. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Lê Công Triêm, Trần Huy Hoàng (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí 10, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Huế.

25. Thái Duy Tuyên (2006), “Vị trí và công dụng của thiết bị giáo dục”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (5), tr. 11-14.

26. Lê Bá Tứ (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

27. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Khánh (2000), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Huế, Huế.

28. Nguyễn Thị Hồng Việt (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông (Giáo trình đào tạo thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế), NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 82 - 88)