Trực quan hóa thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 29 - 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.3.Trực quan hóa thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính

Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân, trực quan là nói đến phương pháp giảng dạy dùng những vật cụ thể để tác động trực tiếp đến các giác quan của HS [13]. Do đó, có thể hiểu vắn tắt, trực quan là nói đến tính chất tác động trực tiếp lên các giác quan. Phương tiện trực quan là phương tiện dạy học tác động trực tiếp lên giác quan HS.

Trực quan hóa, theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, là làm cho có tính trực quan, trở nên trực quan, trực tiếp [29].

TN là một phương tiện trực quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính trực quan của nó chưa đáp ứng được hoặc chưa cao, ví dụ các TN diễn ra trên mặt phẳng ngang (TN giao thoa sóng nước, từ phổ…), TN nhỏ, khó quan sát (TN kim khâu nổi trên mặt nước, sự định hướng kim nam châm, tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện …); TN xảy ra trong điều kiện đặc biệt mà ở lớp học rất khó hoặc không thể tiến hành được (các TN quang học trong buồng tối, TN về từ trường dòng điện ba pha…). Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng máy vi tính kết hợp với các phương tiện dạy học khác như camera, máy chiếu đa chức năng…có thể trực quan hóa hoặc nâng cao tính trực quan của TN. Điều đó giúp cho HS quán sát các đối tượng, diễn biến của TN rõ ràng hơn.

Hình 1.6. Từ phổ của dòng điện trong ống dây

Máy vi tính cho phép người sử dụng thâm nhập vào các quá trình trực quan hóa như làm nhanh, làm chậm, phóng to, thu nhỏ, chuyển từ nội dung này sang nội dung khác…và các hiệu ứng về màu sắc, âm thanh…Máy vi tính có thể giúp GV lặp lại, trình chiếu các hình ảnh, video clip với số lần tùy ý, điều đó tạo ra khả năng linh hoạt trong dạy học. Máy vi tính không chỉ tạo ra các hình ảnh, các vật thật mang tính trực quan gây ấn tượng mạnh mẽ và cuốn hút HS mà còn tạo tính trực quan từ các TN thực hoặc TN ảo, TN mô phỏng do chính máy vi tính tạo ra. Khi các yếu tố không cơ bản được gạt bỏ, HS sẽ dễ dàng phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu [9].

Ngoài ra, việc trực quan hóa TN vật lí không chỉ trong lúc tiến hành TN mà còn ở giai đoạn giới thiệu dụng cụ TN, bố trí TN. Với máy vi tính và máy chiếu đa chức năng, GV có thể giới thiệu nhanh, gọn, rõ ràng các dụng cụ TN cũng như việc bố trí TN để cả lớp có thể theo dõi. Do đó, HS được tạo điều kiện thuận lợi để hiểu vai trò, tác dụng của các dụng cụ TN và việc lắp ráp chúng trong TN. Điều này rất là hiệu quả trong những trường hợp GV hướng dẫn hoặc làm mẫu TN, HS tiến hành TN đồng loạt.

Như vậy, với sự hỗ trợ của máy vi tính và các phương tiện dạy học khác, sẽ làm tăng tính trực quan của TN vật lí. Sự hỗ trợ đó góp phần giúp cho TN làm tốt hơn các chức năng của mình trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Bên cạnh đó,

Vấn đề

Điều kiện cần sử dụng để đi tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra

Giải quyết bài toán

Kết luận/ Nhận định BÀI TOÁN

Vận dụng Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính đề xuất vấn đề

Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính giải quyết vấn đề

Sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính củng cố, vận dụng kiến thức trực quan hóa TN tạo điều kiện cho HS dễ nắm bắt hiện tượng, quá trình diễn ra trong

TN, kích thích hứng thú học tập của các em.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi dạy học phần Từ trường (Trang 29 - 31)