1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản

103 737 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 18,33 MB

Nội dung

Trang 1

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học, tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy khoa Vật Lý - trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tơi có cơ hội học tập để mở rộng thêm tri thức và được triển khai

nghiên cứu đề tài Luận văn

Để hoàn thành được Luận văn này Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Huy Hồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu Chính nhờ có sự định hướng của thầy đã giúp tôi hoàn thành được Luận văn theo đúng tiến độ

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô trong tổ bộ môn Vật Lý trường THPT Tư Thục Quốc Văn Sài Gòn đã tạo điều kiện cho tôi được

tiến hành thực nghiệm sư phạm Luận văn, cùng cô Phạm Thị Duyên giáo viên đã trực

tiếp giúp tôi thực nghiệm Luận văn này

Trong quá trình làm Luận văn còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như năng lực cá nhân Do đó, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ hội đồng báo vệ luận văn, cũng như từ các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Vinh, thang 7 nim 2013

Tac gia

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT CUA LUAN VAN

May vi tinh Giáo viên

Học sinh

Trung học phô thông Sách giáo khoa

Giáo dục và đạo tạo

Phương pháp dạy học Điều kiện cân bằng

Trang 3

a TRANG MỞ ĐẦU .- 2 S22222221121111111112 2.1.1.1 1E HE ke re 1

1 Lý do chọn đề tài 2222222222222 22222212121212111121212 12.1.1121 Eeerrre 1

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2222222+2++222222222272717121112 e.crrrrrrre 3 4, Gia thuryét Khoa ốnố ẻ 3

bo 1n 3

6 Phương pháp nghiên CỨU - 5-5255 SE ‡2£EE£E2EE2EEEESEEEEEEEEEEEEE E1 Hkrrer 4 7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài . 222222++2++2+2222122271712121212222 2 2 4

§ Dự kiến cấu trúc luận văn . ©2222 22S21222215122217E1E2171E1E2.EE 1.17 eeExererrrer 5 )(909001 c1 — .HặẬẬằẬH,),) 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỎ CHỨC HOẠT ĐỌNG NHÓM TRONG DẠY HỌC VỚI SỰ HÓ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH

1.1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức cúa học sinh thông qua hoạt động nhóm 6

leo áo cố ẻ 6

1.1.2 Co s6 Ly con ẻ.ẻ.ẻ 8

1.2 Hoat dong nom 10

1.2.1 Khai miém hme cececscscsesesesesesesessvsvavsvsvssscsescseseseseseesseseeaestsesvseseseseees 10 1.2.2 Phuong phap day hoc mhom ou 11

Trang 4

KET LUAN CHUONG 1

CHƯƠNG 2: TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VOI SU’ HO TRG CUA MAY VI TINH TRONG DAY HOC CHUONG “CAN BANG VA CHUYEN DONG CUA VAT RAN” VAT LY 10 CO BAN 84

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyên động của vật rắn” Vật lý 10 cơ bản . 22222222222222222212121212212121 E eerxe 34 2.1.1 So sánh nội dung khoa học và nội dung dạy học của chương 34

2.1.2 Cấu trúc nội dung của chương 22+2++++222222222E7E25222222222zzrzrrrrtrer 41 2.2 Thực trạng của việc dạy học tô chức hoạt động nhóm ¿- ¿5+ s:+>+2 42 p8 go 42

2.2.2 Một số tồn tại ©2222 2s 2121211 111222021T 18.12021200 1e 43 2.3 Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học nhóm chương cân bằng và chuyển Ong Cla Vat AN 44

bà can an 44

2.3.2 Quy 0c ố ẻ 45

2.3.3 Hệ thống tư liệu chương cân bằng và chuyền động của vật rắn 46

2.4 Tổ chức hoạt động dạy học nhóm chương “Cân bằng và chuyền động của vật rắn” với sự hỗ trợ của MVT ¿-22222111%12222171111112121211112222111 0.211 xe 51 2.4.1 Xác định mục fiÊU - 22 2122121585835 353853231151 12121212121211515 1511.133 cxrr 51 VÀ VAN 0ì o.0i va nn 52

2.4.3 Theo đõi, hướng dẫn và điều chỉnh tiến trình thảo luận 2 56

2.4.4 Báo cáo nhận xét, đánh giá -2-2£+2222221t2tEt2E.E.E.E.t .e xe 59

2.5 Thiết kế một số bài dạy học theo hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của MVT chương “Cân băng và chuyên động cúa vật rắn” Vật lý 10 ban cơ bản - :- s55: 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 222222222 22EE215111121211111121712111111 71217111 1201k ke re 76

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM -2222222222222222222222222222222 e2 78

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 2+ 92t2SESESEEEE22EEEE2E121221211237122 2x 78 3.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm -cc:2:2:2:222222:z:z+2 78

Trang 5

3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm ¿2525522212 5221 2E2217312231731212 21 1xx 79 3.4.1 Diễn biến của tiết dạy thực nghiệm bài “Cân bằng cúa một vật chịu tac dung của hai lực và ba lực không song SORB'” . - + St SE EYEExEEtrvrrrkrrrrrrrrrrrer 79 3.4.2 Diễn biến của tiết dạy thực nghiệm bài “Quy tắc hợp lực song song cùng

DI H ,ÔỎ 81 3.4.3 NAAN X6t mẽ 82

3.5 Kết qua thực nghiém su pham cccccscsscscssssssssssssvsssseeeseeesessssssssssesisenssseesseeseeees 83

3.5.1 Xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê tốn học

3.5.2 Phân tích kết qủa thực nghiệm 2222:2++222222EEEEEEE2E222222+z+zrrztrrrrrr 90

3.5.3 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả thực nghiệm

-x089/.909:10/9)/cc‹‡.:.:âÂ1ÂẦÀẦ)))ẶÀẶÀ))) 92 KẾT LUẬN CHUNG -©22222222+222E12151111222211111.171221 E221 E.1 keo 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Nang cao chat luong giao duc va dao tao nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề được Dang, Nha

nước hết sức quan tâm Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một trong những yêu cầu bức thiết của toàn xã hội đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay

Đổi mới nhằm thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, hứng thú và niềm tin đối

với việc học tập của học sinh Hòa nhịp với xu thế của thế gidi, đất nước ta cũng tiến

hành đổi mới Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, cũng như bắt nhịp được với sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nồ của khoa học công nghệ

Để định hướng cho việc đôi mới này, Luật giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ban hành năm 2005 đã nói rõ “Phơng pháp giáo duc phải phát huy tinh tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho

người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn

»

lên” Tri thức phải được tạo nên một cách tích cực bởi chú thể nhận thức (tức là của

học sinh) chứ không tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài Từ quan niệm đó, trong dạy học phải coi trọng vấn đề hình thành cho học sinh cách học, cách tạo nên tri thức, cách tự học chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức

Do đó, cần phải đổi mới để có những hình thức tổ chức đạy học nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh như tổ chức nhóm Trong hoạt động nhóm, các thành

viên chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm cúa bản thân, cùng nhau xây dựng tri thức mới Vì vậy, tư duy tích cực của học sinh được phát huy và rèn luyện được năng lực

Trang 7

là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức vật lý đều gắn với thực tế nên việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và máy vi tính (MVT) nói riêng vào dạy học vật lý là một hướng đi thích hợp và mang tính cap thiết

Nhờ các chương trình mơ phỏng, minh hoạ, MVTT làm tăng tính trực quan, kích thích hứng thú học tập và tạo sự chú ý ở mức độ cao đối với học sinh, giúp cho GV

giảm thời gian thuyết trình, không mắt nhiều thời gian vào việc biểu diễn, có thé thong tin trong giờ học Với các thí nghiệm có tính nguy hiểm đối với con người, hoặc các thí nghiệm có thời gian diễn ra rất nhanh (hoặc rất chậm) thì việc thay thế chúng bằng những thí nghiệm ảo trên MVT là một cách làm tối ưu Có thể thấy ngay rằng, việc sử dụng MVT với tư cách là một phương tiện hiện đại trong đạy học vật lý có rất nhiều ưu điểm nỗi trội, nó có thể ứng dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình day hoe, tir việc xây dựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức

mới đến việc cúng cố, vận dụng kiến thức Nhất là trong thời đại công nghệ như

ngày nay, mạng máy tính được xem như là một trong những phương tiện dạy học hiện đại như chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT đã nói “Cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông

tin là phương tiện tiến tới một xã hội học tập ” Do đó, việc sử dụng công nghệ thông

tin trong dạy học đã được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường phổ thông Nhưng

việc sử dụng như thế nào cho thật hiệu quả, phù hợp là vấn đề cần được quan tâm Đòi

hỏi người GV song song với việc sử dụng MVT như một phương tiện dạy học là hình thức tổ chức lớp học sao cho giờ học thật sự lơi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tị mị, chinh phục kiến thức của hoc sinh; đồng thời tạo ra sự tương tác giữa GV với học sinh, giữa học sinh với học sinh để giờ học chất lượng và đạt kết quả cao như mục tiêu mà giáo dục phổ thông đã đề ra

Trang 8

Sơn, Đoàn Thị Thanh Phương Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về day học tô chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “7: Ồ chức hoạt động

nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyền động của vật rắn, Vat lý 10 Trung học phô thông — Ban cơ bản ”

2 Mục đích nghiên cứu

Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương “Cân

bằng và chuyên động của vật rắn” vật lý 10 THPT nhằm: - _ Nâng cao chất lượng dạy học

- Nang cao trình độ chiếm lĩnh tri thức

- Tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng:

Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học Vật Lý 3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương "Cân bằng và chuyền động của vật rắn" Vật lý 10 THPT Ban cơ bản

4 Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học một số kiến thức chương "Cân bằng

và chuyên động của vật rắn" VL10 ban cơ bản với sự hỗ trợ của máy vi tính trong điều kiện hiện nay của trường THPT đảm báo các yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, tự chủ, tinh thần hợp tác của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn vật lí ở trường phổ thông

Š Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay

5.2 Nghiên cứu cơ sở tâm lý và cơ sở lý luận dạy học trong việc dạy học thông qua hoạt động và bằng hoạt động

Trang 9

5.4 Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng hình thức tổ chức nhóm trong dạy học vật lí

5.5 Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc khai thác và sử dụng máy vi tính trong dạy

học vật lí

5.6 Thiết kế bài dạy học tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương “Cân bằng và chuyền động của vật rắn” lớp 10 THPT

5.7 Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu qua của vấn đề nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn Vật lý theo hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với các chi thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông

- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn vật lí ở trường

'THPT hiện nay

- Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa Vật lí 10

- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

6.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông 6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề kiểm chứng giả thuyết và xác định tính

khả thi của đề tài

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Về lý luận:

+ Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tô chức hoạt động dạy học vật lí theo nhóm

Trang 10

5

+ Xác định hệ thống các kiến thức có thể tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm

với sự hỗ trợ của máy vi tính ở chương trình vật lí 10

+ Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học chương “Cân bằng và chuyền động của vật rắn” lớp 10 theo tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính nhằm

giúp HS phát huy tính tích cực, tự chủ trong học tập, đồng thời đám bảo yêu cầu khoa

học, sư phạm và khả thi trong điều kiện hiện nay ở các trường THPT

8 Dự kiến cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận Phần mở đầu

Phần nội dung

Phần này gồm có 3 chương

Chương I1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học với sự

hỗ trợ của MVT

Chương 2: Tơ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong đạy học chương “Cân bằng và chuyền động của vật rắn” Vật lý 10 cơ bản

Trang 11

NỌI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỎ CHỨC HOẠT ĐỌNG NHÓM TRONG DAY HOC VOI SU HO TRO CUA MAY VI TINH

1.1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của hoc sinh thông qua hoạt động nhóm 1.1.1 Cơ sở tâm lí học

Theo quan điểm tâm lí học tư duy thì sự học tập được coi là một sự phát triển về

chất của cấu trúc hành động Ở đây coi sự thể hiện ra được một thành tích hay một kết quả cụ thể nào đó là sự thực hiện một hành động, theo nghĩa rộng của từ này, còn cách thức để đạt tới thành tích đó được xem như là cấu trúc của hành động đó

Theo lí thuyết hoạt động thì học là hoạt động chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch

sử biến thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần của cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân

Tâm lí học hoạt động cho rằng tâm lí và hoạt động thống nhất với nhau, không tách rời nhau, khơng có hoạt động thì khơng có tâm lí, tâm lý chính là hoạt động Quá trình nhận thức của con người gồm chuỗi các hoạt động, trong đó con người là chủ thể của các hoạt động liên tục thay thế nhau: hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội Đó là q trình chuyển hóa năng lực lao động và các sản phẩm tâm lí khác của con người thành kiến thức thực

tế Hoạt động được cấu tạo bởi các hành động cụ thể Mỗi hành động cụ thể bao gio cũng giải quyết một nhiệm vụ nhất định Nhiệm vụ này được hiểu là mục đích đặt ra

trong những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động Hành động do các thao tác hợp thành, các thao tác phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể để đạt được mục đích Hoạt động cụ thẻ, động cơ, hành động, mục đích, thao tác, phương tiện, những yếu tố này luôn quan hệ tương quan lẫn nhau Quan hệ đó được diễn tả bằng sơ đồ tương quan

Trang 12

Hoạt động Động cơ Hành động J Muc dich

Thao tac Diéu kién

phuong tién

Hình 1.1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động

Sự học tập được coi là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hoạt

động, là sự thích ứng của chú thể với hồn cảnh thơng qua sự đồng hóa và sự điều tiết,

là một hoạt động có ý thức của người học bao gồm một hệ thống các thành tố có quan

hệ và tác động qua lại: Một bên là động cơ, mục đích, phương tiện còn bên kia là hoạt

động, hành động và thao tác

Hoạt động của chủ thể tồn tại tương ứng với động cơ thúc đầy hoạt động đó Hoạt động có đối tượng cấu thành từ các hành động, hành động gồm các thao tác Mặt

khác hành động bao giờ cũng có mục đích, điều kiện và phương tiện cụ thể

Như vậy, theo quan điểm xã hội tâm lí, sự học nói chung là sự thích ứng của

người học với những tình huống thích đáng làm náy sinh và phát triển ở người học

những dạng thức hoạt động xác định, phát triển ở người học những năng lực thể chất,

tinh thần và nhân cách của cá nhân Sự học nói riêng, có chất lượng một tri thức khoa học mới phải là sự thích ứng của người học với những tình huống học tập thích đáng

Như vậy tâm lí học hoạt động đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động trong việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức

Bên cạnh tâm lí học hoạt động, tâm lí học nhận thức hay lý thuyết kiến tạo cho rằng hoạt động học sẽ có hiệu quả hơn nếu người học có thể tham gia tích cực vào điều

Trang 13

cường tính tương tác giữa các thành viên trong lớp Giáo viên nên cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ khó phù hợp, khơng q cao so với trình độ của HS

Lý thuyết kiến tạo đã có những đóng góp rất lớn đối với tâm lí học dạy học hiện

đại Vai trị tích cực của người học trong quá trình dạy học đã thực sự được nhấn mạnh

và được các nhà giáo dục quan tâm phát huy Những đặc điểm tâm lí riêng biệt của từng HS được giáo viên tạo điều kiện để bộc lộ phát triển vì thế có tác dụng to lớn trong việc phát huy tính tích cực, chú động, sáng tạo của HS

Thuyết học tập mang tính xã hội cho rằng khi các cá nhân được làm việc cùng nhau đề hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau, tương trợ nhau, thúc đây họ hoạt động tích cực hon để giúp nhóm, và qua đó giúp chính bản thân mình đạt đến thành cơng Hơn nữa, nhóm thường tìm cách giúp đỡ những thành viên nhóm mình Thuyết này được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường

1.1.2 Cơ sở lý luận dạy học

1.1.2.1 Dạy học là một quá trình nhận thức

Quá trình dạy học khoa học được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học:

- Giáo viên

- Hoc sinh

- Tu liéu hoat dong day hoc

Trong sự vận hành của hệ dạy học, giáo viên tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của học sinh, sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức khoa học của mình, đồng thời năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bước phát triền

Có thể mô tá các yếu tố cơ bản của sự tương tác trong hệ dạy học bằng sơ đồ sau: Trong đó: — (1) Định hướng (4) Liên hệ ngược

Trang 14

động dạy học

Trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học, hành động của giáo viên với tư liệu hoạt động dạy học là khâu tổ chức, cung cấp tư liệu, tạo tình huống có vấn đề cho hoạt động của người học

Hoạt động dạy của giáo viên có tác dụng trực tiếp tới người học, đó là sự định

hướng của giáo viên đối với hành động của người học với tư liệu, là sự định hướng của

giáo viên với sự tương tác trao đồi tranh luận giữa những người học với nhau và qua đó cịn định hướng cá sự cung cấp những thông tin liên hệ ngược từ phía người học cho giáo viên

Hành động của người học đối với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của người học với tình huống học tập thích đáng nhằm chiếm lĩnh tri thức Sự tương tác

của người học với tư liệu còn đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên đối với người học

Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của

người học đưới vai trò định hướng, tô chức điều khiển của giáo viên trong những điều kiện sư phạm nhất định nhằm chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực và hình thành nhân cách của bản thân

1.1.2.2 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Thây giáo và HS là những chủ thể của quá trình dạy học, vì thế việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong giờ học phải do chính những chủ thể này quyết định Trong đó việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thê có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho chủ thê định hướng đúng nhiệm vụ của mình Trong giờ học thầy giáo không được làm thay HS, mà phải đóng vai trị là người tổ chức quá trình học tập của HS, hướng dẫn các em đi tìm kiếm tri thức mới Muốn vậy cần tăng cường hơn nữa việc tô chức cho học sinh thảo luận và làm việc chung

Trang 15

Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của HS sẽ không đồng đều Do đó, khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập Áp dụng phương pháp tích cực càng cao thì sự phân hóa càng lớn Đề giảm sự phân hóa này, giáo viên nên tạo mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong lớp học Thông qua thảo luận, tranh luận tập thẻ, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học có thể điều chỉnh hoạt động và nâng mình lên một trình độ mới Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp Được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác nhóm nhỏ từ bốn đến sáu người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả công việc, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cắn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để

hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động nhóm nhỏ tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tính thần tương

trợ Ngồi ra, mơ hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dân với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội

1.1.2.4 Xu hướng tiếp cận dạy học tập trung vào HS

Theo lý luận về phương pháp dạy học hiện nay, dạy học phải tập trung vào HS Cách tiếp cận này đề cao vai trò của người học, coi quá trình dạy học là hợp tác làm việc giữa thầy và trò, giữa trò - trò Theo cách tiếp cận này vai trò của người thầy giáo và học sinh có sự thay đổi: Thầy chuyên từ vai trị truyền thụ thơng tin sang vai trò là người tô chức điều khiển giúp đỡ học sinh trong quá trình nhận thức Cho nên hoạt động của thầy từ khâu tổ chức đến khâu lên lớp phải thay đổi Học sinh được khuyến

khích và được tạo điều kiện tối đa để chủ động, tự giác, tích cực tham gia vào quá

trình dạy học

1.2 Hoạt động nhóm 1.2.1 Khái niệm nhóm

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về nhóm như:

Theo quan điểm Lewis-McClear: Nhóm là “hai hay nhiều người cùng làm việc với nhau đề cùng hoàn thành một mục tiêu chung”

Theo quan điểm Katzenbach và Smith: Nhóm là “một số người với các kỹ năng

Trang 16

Hay nhóm là một nhóm người có những kỹ năng khác nhau, những nhiệm vụ khác nhau, nhưng làm việc chung với nhau, bồ sung các chức năng và hỗ trợ cho nhau

để đạt được mục tiêu chung Tất cả mọi người cùng nhau đạt được kết quả cao hơn Nhóm là “ một nhóm người được tô chức chặt chẽ cùng nhau làm việc”

Như vậy, nhóm là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trị nhiệm vụ rõ ràng và các các quy tắc chung chỉ phối lẫn nhau

Nhóm khơng phải là một tập hợp những cá thể Vì vậy, hiệu qủa của làm việc nhóm khơng đơn giản là kết quả của mỗi các nhân trong tập hợp ay

Nhóm học tập: Nhà giáo dục Ba lan V.Ơ Kơn cho rằng nhóm học tập lập ra với

mục đích đã được xác định rõ ràng Mục đích đó phải là mục đích chung của mỗi nhóm Mục đích này là việc học tập có kết quả và thích thú hơn so với cách học riêng

lẻ Hoạt động chung của mỗi nhóm thường dẫn đến chỗ giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn và lý thuyết, đồng thời hoạt động này phân biệt tùy theo mức độ khó khăn và phức tạp của vần đề, tùy trình độ học tập và tùy từng đối tượng

1.2.2 Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học theo nhóm tại lớp có một lịch sử lâu đời, người khởi xướng là nhà triết

học cổ Hy Lạp Socrate Phương pháp Socrate hay còn được gọi là phương pháp hội

thoại - trò chuyện, với chức năng chú yếu là dùng hội thoại, tranh luận để tìm tòi phát hiện ra chân lý, giúp người học tự mình phát hiện ra cái chưa biết và tự tìm cái cần

biết Việc cộng tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau là tự giác, tự nguyện dưới sự tổ chức, điều khiên và hướng dẫn của giáo viên

1.2.2.1 Khái niệm phương pháp

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là con đường, cách thức

hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phương pháp là hệ thống những

hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã

định

Trang 17

đến kết quả theo dự định Nếu mục đích khơng đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng

1.2.2.2 Khái niệm phương pháp dạy học

Đặc trưng của phương pháp dạy học: Người học là đối tượng tác động của giáo

viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động cúa họ phụ thuộc vào hứng thú,

nhu cầu, ý chí của họ Nếu giáo viên không gây cho HS có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì khơng diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học, dẫn đến phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn

Đối với hai tác giả Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu thì định nghĩa: PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và HS trong những điều kiện

dạy học xác định nhằm đạt mục đích day hoc

Ngồi ra cịn có các định nghĩa khác như sau:

- Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học

(Iu.K.Babanxki, 1983)

- Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo

viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn (L1Ia.Lecne.1981)

- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm

đạt được mục đích dạy học Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thú thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách

thức điều khiển quá trình nhận thức của thay giáo (I.D.Dverev 1980)

Như vậy, phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của GV và của HS nhằm đạt được mục đích dạy học Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của GV nhằm tô chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HS

nhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội được nội dung dạy học để đạt được mục đích dạy học

Trang 18

Như vậy, phương pháp dạy học có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

+ Nó phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt

được mục đích đặt ra

+ Phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà trường quy định

+Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò

+ Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức: kích thích và xây dựng

động cơ, tô chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động 1.2.2.3 Khái niệm phương pháp dạy học nhóm

Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó học sinh được chia

thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết vấn đề mà GV đặt ra nhằm giúp HS tiếp thu một kiến thức nhất định nào đó và phát triển kĩ năng giao tiếp Phát triển

năng lực nhận thức, tư duy và nhân cách HS

Theo A.T.Franciso (1993): “ Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đồi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập”

Ban chat của phương pháp dạy học theo nhóm:

-_ Trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết Đơn giản là vì khơng ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung vào những mặt mạnh cúa từng người và bồ sung hoàn thiện cho nhau những điểm yếu

- Dạy học theo nhóm địi hỏi GV phải chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thật sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội , khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất - _ Tổ chức đạy học nhóm là một hình thức dạy học mới Đó là một trong những

hình thức thực hiện tốt việc day học phát huy tính tích cực và tương tác của HS

Với hình thức này, HS được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV -_ Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức

Trang 19

1.2.3 Hình thức tô chức hoạt động nhóm

Các hình thức tổ chức dạy học là những hình thức lớn của dạy học, được tổ chức theo những cấu trúc xác định nhằm thực hiện các nhiệm vụ day hoc Do 1a hình

thức bên ngoài của phương pháp dạy học Trong một hình thức tổ chức dạy học có thé sử dụng nhiều phương pháp dạy học cụ thể và nhiều hình thức phối hợp, hợp tác của các PPDH Hình thức tổ chức dạy học chỉ phối cầu trúc các mối quan hệ, cầu trúc giao tiếp giữa GV và HS như dạy học hợp tác nhóm, dạy học theo dự án, E-learning

Có nhiều cách phân loại các hình thức dạy học vật lí, mỗi cách dựa trên một

dau hiệu nhất định:

Dựa theo thành phần học sinh, có thê chia thành dạy học cá nhân, dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm ( trong lớp có nhiều nhóm )

Dựa theo mục đích của việc học, có thể chia thành: nghiên cứu kiến thức mới,

luyện tập, ôn tập, kiểm tra

Dựa theo địa điểm, vị trí tổ chức day học có các hình thức: làm việc ở lớp, làm việc trong phòng thí nghiệm tham quan sản xuất ở xí nghiệp cơng trường

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một

lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết

quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp Có hai kiểu tô chức hoạt động nhóm thơng dụng:

Kiểu 1 Nhiệm vụ thống nhất cho cả lóp, thực hiện theo nhóm, thống nhất sản phẩm Lớp học chia thành nhiều nhóm, các nhóm đều có chung một nhiệm vụ học tập Mỗi nhóm hoạt động độc lập, thực hiện mục tiêu chung hay mục tiêu bộ phận do giáo viên quy định, thảo luận trong nhóm đề đi tới kết luận của nhóm hoặc nêu ra những ý

kiến khác nhau của các thành viên trong nhóm chưa đi đến nhất trí được Cuối cùng,

giáo viên tô chức cho đại diện của các nhóm cơng bố kết quả của nhóm mình trước cả lớp và tranh luận đề đi đến kết quá chung cuối cùng

Trang 20

Sự chuẩn bị đó rất có hiệu quả, hơn hẳn việc đối thoại trực tiếp với giáo viên khi chưa

có sự chuẩn bị ban đầu

Khi học sinh làm việc trong nhóm, giáo viên theo dõi giúp đỡ riêng cho từng nhóm khi cần thiết để các nhóm theo kịp nhịp độ chung Đồng thời, giáo viên phát hiện ý kiến khác nhau giữa các nhóm, chuẩn bị cho cuộc thảo luận chung ở lớp Khi tổ chức thảo luận chung ở lớp, giáo viên đóng vai trò trọng tài, giúp học sinh khẳng định những ý đúng sửa chữa những ý sai hay chưa đầy đủ, để đạt đến một sự thống nhất trong cả lớp, xem đó là kết luận chung cần ghi nhớ

Như vậy, học sinh vừa phát huy được tính tích cực của cá nhân, vừa tận dụng được sự giúp đỡ của các bạn cùng trình độ hay hơn một chút trong nhóm, vừa nhận

được sự chỉ đạo của giáo viên Học sinh phát huy được sự sáng tạo của mình trong

nhóm, khơng bị gị bó bởi chương trình quá chặt chẽ của giáo viên Mặt khác, học sinh cũng học được cách làm việc cúa các nhà khoa học kề từ khi đề xuất vấn đề đến khi

cơng bó kết q, hợp thức hóa các kết quả nghiên cứu, được cộng đồng những người nghiên cứu xác nhận

Kiểu 2 Nhiệm vụ chung cho cả lớp, phân cơng cho mỗi nhóm thực hiện một phần riêng, cuối cùng lắp ráp các kết quả của các nhóm thành một sản phẩm duy nhất, chung cho ca lop

Hình thức này thường được áp dụng cho những bài học phức tạp gồm nhiều

mục tiêu bộ phận mà mỗi nhóm học sinh không đủ thời gian hay thiết bị dé hoàn thành

tất cả Sau khi nêu nhiệm vụ chung, giáo viên cùng học sinh thảo luận chia thành những mục tiêu cụ thể và giao cho mỗi nhóm một mục tiêu bộ phận Những mục tiêu bộ phận này phải có tính chất tương đối độc lập với nhau, khiến cho mỗi nhóm học sinh có thể thực hiện được mà không cần phải thực hiện một mục tiêu bộ phận khác

1.2.3.1 Một số mơ hình tơ chức hoạt động nhóm s* Làm viéc theo cap 2 hoe sinh (Pair work)

- Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngôi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra Trong quá trình giải quyết các tình huống học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực

Trang 21

- Ưu điểm của hình thức tơ chức này là không mắt thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau

“» Lam viéc theo nhom nhiéu hoc sinh (Group work)

- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình

huống do giáo viên nêu ra

- Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt

động so sánh

- Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đồ), sau đó trao đổi vân đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác

- Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm

- Hoạt động trao đổi thường được sứ dụng cho những bài học có nhiều vấn đề

cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn

+ Nhom kim tu thap (Pyramid)

- Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thé của lớp học về một vấn đề của bài học

Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập Sau đó ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình Kế đến các cặp sẽ tập

hợp thành nhóm 8, nhóm 16 Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất đề giải quyết một van dé

- Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức đã học trong một chương

s* Hoạt động trà trộn (ÄA⁄ingling Activities)

- Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyền trong lớp học đề thu thập thông tin từ các thành viên khác

- Sự đi chuyền khỏi chỗ ngồi có định làm cho các học sinh cảm thay thích thú, năng động hơn

Trang 22

- Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề

- Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm

“khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới

s* Hoạt động nhóm theo cấu tric Jigsaw

- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm hợp tác Mỗi thành viên trong nhóm được phân cơng tìm hiểu một phan của bài học

- Các thành viên có cùng chủ đề thành lập nhóm chuyên gia, và cùng nhau thảo luận đề hiểu rõ nội dung được phân công

- Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác giảng lại cho cả

nhóm về phần bài của mình, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội

dung toàn bài học

- Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân với nội dung bao gồm tất cả các phan bai học

- Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm

+* Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD (Student teams Achievement division): Hoạt

động dựa trên sự nỗ lực của từng các nhân - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Các thành viên trong nhóm í luc nghiên cứu trong một khoảng thời gian xác định

- Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận, và giúp đỡ nhau hiểu thực sự kĩ lưỡng về bài học được giao

Đánh giá về cấu trúc STAD : Cơ chế chấm điểm dựa vào sự cố gắng của STAD được đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển các phương pháp

tổ chức hoạt động nhóm trên thế gidi vi:

- Loai bỏ phần lớn hiện tượng ăn theo, chi phối tách nhóm

- Đề cao sự đóng góp của học sinh yếu kém và nâng sự đóng góp này thành một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả

Trang 23

- Học sinh kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp học sinh tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết giúp đỡ trong nhóm

1.2.3.2 Quy trình tơ chức hoạt động nhóm

Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản

Điểm xuất phát | Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập

Bước I Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá

nhân

Bước 2 Tô chức HS «—3HS Kinh nghiém ca

(hop tac, thao nhan

luận)

Bước 3 Tô chức Nhóm «>Nhóm | Nội dung học tập

(hợp tác, thảo

Luận)

Bước 4 Trọng tài Tự điêu chính kiên | Tri thức cá nhân

Có vấn thức thu nhận được

Trong 4 bước trên bước 2 và bước 3 là học sinh làm việc theo nhóm, cịn bước I và bước 4 học sinh làm việc cá nhân Bước 4 là bước quan trọng giúp học sinh hoàn thiện kiến thức thu nhận được Điều này thể hiện rõ qua các công việc cụ thể theo

từng bước

Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS)

Bước I } Nêu vân đê xác định nhiệm vụ nhận - Nhận xét, phát hiện vân đê

thức - Tham gia các nhóm, tổ chức

L Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ |nhóm

cho các nhóm - Thu thập thông tin, tái hiện tri - Hướng dẫn cách làm việc theo thức chuẩn bị làm việc trong nhóm

Trang 24

Inhóm

Bước 2 Khích lệ HS làm việc, khuyên khich} Tu dat mình vào các tình hng,

hự tham gia của mỗi cá nhân HS vào |tự sắm vai đưa ra cách xử lý tình các hoạt động học tập chung của hung trao đôi ý kiến, thảo luận

nhóm trong nhóm, xử lý thông tin

- Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi thao} Tw ghi lai y kiến theo chủ kiến của|

luận bé tắc hoặc đi chéch hướng Imình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý

kiến của GV để bồ sung sản phẩm ban đầu của mình

Bước 3 Yêu câu moi nhóm báo cáo kết quả Đại điện các nhóm trình bày, bảo

Ghi lại những điểm nhất trí và chưa|vệ sản phẩm của mình trước lớp nhát trí, những khía cạnh mà các L Tỏ thái độ trước những ý kiến của

nhóm bỏ qua các nhóm khác

L Tổ chức thảo luận toàn lớp L Khai thác bồ sung ý kiến của các

Inhóm khác, điều chỉnh sản phẩm

lcúa nhóm mình

Bước 4 | Tom tat tig van đê L So sánh, đôi chiêu kết luận của - Đưa ra những nhận xét đánh giá về |GV và của các bạn với sản phẩm kết quả của từng nhóm từ đó đưa ra |ban đầu của mình

lcác kết luận khoa học - Tự sửa sai, bổ sung, điều chính

L Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp |những gì cần thiết

theo - Tự rút kinh nghiệm về cách học,

Trang 25

- Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập ma ta co nhiều cách chia nhóm Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành

viên, frình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên

- Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc khơng cần chọn nhóm trưởng Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tot, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm

- Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng báo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

s* Ra quy tắc cho nhóm

Để việc tháo luận và học tập lẫn nhau thuận lợi giáo viên cần đưa ra một số quy

tắc làm việc

- Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vu duoc giao

- Cac thanh vién trong nhom đều có lượt nói, cần tạo điều kiện đề học sinh nói hết các ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước

- Hãy ủng hộ và giúp nhau bồ sung chỉ tiết - Không cười nhạo những câu nói của người khác - Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi

s* Giao việc cho nhóm

- Cơng việc được giao có thể là câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập bằng nội dung viết trên bảng

- Nội dung công việc cần phải vừa sức với học sinh Cần phải phù hợp trình độ, phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc

- Công việc được giao phải đa dạng đê phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy cúa học sinh

- Cần có di công việc đề phân cho tat cả các thành viên trong nhóm, tránh chi có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì khơng

+* Tổ chức thảo luận nhóm

Trang 26

- Bồ trí chỗ ngơi cho HS sao cho moi HS tham gia thao luan déu có thể nhìn thay nhau

- Trong cuộc thảo luận giáo viên không được can thiệp sâu vào cuộc thảo ludn mà phải phát huy tính tự lực của mỗi học sinh trong suốt quá trình thảo luận, giáo viên chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi lệch hướng

- Giáo viên với / cách là một chuyên gia : giúp gợi mở, dan dat học sinh đến những cấp độ hiểu biết cao hơn Giáo viên có thé bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp học sinh phát hiện van dé va tăng hứng thú thảo luận

s* Đánh giá hoạt đông nhóm

Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học theo nhóm Giáo viên cần phải:

- Quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm

- Đánh giá sự tiễn bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chi sé tiến bộ hay chỉ số có gắng của nhóm)

- Cần phải có điểm thưởng hợp lí cho sự tiễn bộ của các thành viên trong nhóm

- Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ 1.2.4 Cấu trúc của dạy học theo hoạt động nhóm

Một số tác giả người Đức đã đưa ra sơ đồ cấu trúc của quá trình tổ chức cho HS

làm việc theo nhóm như sau:

a Van dé Nhiém vu y (2) Lớp học 4 y NN

GB Nhom Nhom Nhom

NN, \ a

(4 Thống nhát kết quả làm việc

Trang 27

Trong do: (1) Tạo động cơ, hứng thú: GV nêu vấn đề, nhiệm vụ học tập dưới dạng các câu hỏi, bài tập nhận thức kích thích hoạt động tư duy của HS

(2) Phân tích vấn đề

(3) Chia nhóm — Phân cơng cơng việc cho nhóm — Các nhóm thảo luận giải quyết van đề

(4) Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá giữa HS - HS, GV — HS và đi đến kết luận

(5 GV đánh giá chung kết quả của HS: đánh giá kết quả nhận thức và cả quá trình hoạt động học tập, hoạt động nhóm

Trong tài liệu cơ bản về dạy và học tích cực của giáo sư Trần Bá Hoành và một số tác giả khác đã đưa ra và cụ thể hóa một tiết học ( hoặc một buổi làm việc ) theo nhóm như sau:

1 Làm việc chung cả lớp

a Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức b Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ c Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm Làm việc theo nhóm

a Phân cơng trong nhóm

b Cá thể làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm

c Cử đại diện ( hoặc phân cơng ) trình bày kết qúa làm việc theo nhóm Tổng kết trước lớp

a Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả b Thảo luận chung

c GV tong két, dit vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bài Trên đây là hai cách điễn đạt có thể hơi khác nhau về hình thức nhưng cơ bản đều phản ánh các bước chung nhất trong quy trình thực hiện DH hợp tác mà GV phải

đặc biệt chú ý và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo

Trang 28

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

| |

Hướng dẫn HS tự nghiên Cả nhóm tự nghiên cứu

cứn

ì

ì 'Tơ chức thảo luận nhóm Hợp tác với bạn trong nhóm

ì ì

Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp

À y

Kết qua đánh giá Tự đánh giá, tự điều chỉnh

Hình 1.2: Cấu trúc đạy học theo hoạt động nhóm 1.2.5 Ưu và nhược điểm của đạy học nhóm

1.2.5.1 Ưu điểm

- Học hợp tác được coi là hình thức dạy học vô cùng hiệu quả với nhiều mục đích nội dung dạy học khác nhau và nhiều đối tượng tính cách khác nhau

- Học hợp tác dành thời gian cho HS được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế chú động tìm tịi kiến thức

- Hình thức dạy học hợp tác có tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập

- Học hợp tác phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, kết hợp với sự hợp tác trong nhóm để giải quyết van dé tao không khí học tập sơi nồi, bình đẳng, gắn bó

- Học sinh được thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của

mình và học được nhiều kiến thức từ bạn học

- Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho HS - Giúp GV có cơ hội tận đụng những ý kiến kinh nghiệm của HS

Trang 29

1.2.5.2 Nhược điểm

Tổ chức hoạt động học hợp tác không chặt chẽ sẽ có những nhược điểm sau đây

- _ Có một số thành viên ÿ lại khơng làm việc

- Có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân

-_ Có một số HS khá giỏi quyết định quá trình, kết quả tháo luận nhóm nên chưa đề cao được sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm

- Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa cơng bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân - _ Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây nhàm chán và giảm

hiệu quả

1.2.6 Một số kỹ thuật dạy học tăng cường tương tác nhóm 1.2.6.1 Thiết kế nội dung đạy học mang tính tương tác

Tường minh kế hoạch bài học trước khi bước vào tổ chức hoạt động trên lớp như: mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, các phương tiện cần thiết bằng cách ¡n ra giấy phát cho HS vào đầu giờ học hay khi kết thúc giờ học hôm trước Điều này giúp chủ thể

học định hướng, lên kế hoạch chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng tham gia tích cực, chủ động Vào quá trình học tập

Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên xác định tri thức cần hình thành, tri thức

có liên quan, trí thức thực tiễn, bài tập tình huống đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận

thức của HS, điều kiện học tập thực té, tính thời sự tính thực tiễn tính thiết thực Để nội dung học tập trở thành đối tượng hoạt động học tập của HS, giáo viên

cần dẫn dắt HS tiếp cận nội dung học tập một cách tự nhiên Thơng qua các tình huống, câu hỏi, bài tập nhằm gây hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn HS khám phá, tìm tịi

Khi xây dựng các câu hỏi, tình huống dạy học, bài tập giáo viên dựa trên cơ sở

các nguyên tắc sau:

Trang 30

- Câu hỏi, tình huống, bài tập đặt ra tại thời điểm thích hợp trong giờ học, tức là nằm trong lôgic bài đạy và lôgic nhận thức của HS trong giờ học

- Nội dung cau hoi, tinh huống, bài tập phải đảm báo tính vừa sức, tính bình

đẳng, tính rõ ràng, gọn gang, sáng sủa và cách diễn đạt tránh gây hiểu lầm, hiểu sai - Có nhiều dạng câu hỏi, tình huống, bài tập đa dạng trong cùng một nội dung học tập (câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi đóng, câu hỏi mở )

1.2.6.2 Xây dựng sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hợp tác nhóm là sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên Để tạo ra được sự phụ thuộc tích cực này, giáo viên có thể dựa vào những căn cứ sau:

- Xuất phát từ mục tiêu chung cho cả nhóm, dựa vào những năng lực khác nhau của mỗi em để giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên Làm cho các thành viên có trách

nhiệm đối với thành cơng chung của nhóm Xem thành cơng của nhóm chính là thành công của bản thân mình

- Xây dựng sự phụ thuộc bằng cách đưa ra các tiêu chí đánh giá và phần thưởng

+ Đánh giá bằng điểm số: giáo viên cho điểm của cả nhóm bằng cách cộng

điểm của tất cả các thành viên trong nhóm, hoặc điểm trình bày của một thành viên bắt

kì trong nhóm Cộng điểm thưởng vào bài cho HS khi nhóm nào có sự phối hợp tốt + Đánh giá bằng sản phâm: chọn ngẫu nhiên một bài làm của một thành viên trong nhóm để đánh giá kết quả của nhóm Làm như vậy các thành viên trong nhóm có trách nhiệm đọc bài và sửa bài cho nhau

+ Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp và đưa ra tiêu chí cho điểm những

nhóm nào hoàn thành nhanh và tốt nhiệm vụ được giao, đưa ra lời khen trước lớp

2.2.6.3 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hợp tác

Phương pháp dạy học nhóm còn mới mẻ đối với hầu hết HS Vì vậy, để tổ chức hoạt động nhóm được hiệu quả GV cần hướng dẫn, rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản sau:

e _ Rèn luyện cho học sinh hoạt động nhóm theo quy trình GIPO

Trang 31

+ Mục đích hoạt động: Cần xác định rõ ràng cụ thê cần giải quyết vấn đề gì? Tim câu trả lời cho câu hỏi nào?

+ Đầu vào: Đã có những thứ gì: về kiến thức, về công cụ thiết bị, điều kiện làm việc?

+ Tiến trình giải quyết vấn đề: Cần thu thập thơng tin gì? Xử lý như thế nào? Dự đốn gì? Cần tổ chức kiểm tra bằng thí nghiệm thé nào?

+ Đầu ra: Kết luận cần đạt đến, trả lời câu hỏi nêu ra ở khâu 1 như thế nào? e_ Kỹ năng thu thập thông tin:

Thông tin qua việc tự làm thí nghiệm hoặc việc quan sát các hiện tượng trong tự

nhiên, các mơ hình, biểu bảng hay đọc tài liệu giáo khoa học sinh thu thập những

thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề học tập của mình

Để thu thập đúng và đú các thông tin cần thiết, học sinh cần bám sát mục tiêu

hoạt động học tập Mục tiêu này do học sinh tự xác định dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong một vài trường hợp có thê giáo viên nêu lên mục tiêu

e© Kỹ năng xử lý thông tin

Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy cao Học sinh cần được hướng dẫn lập kế hoạch và

thực hiện kế hoạch xử lý thông tin thu thập được đề rút ra kết luận cần thiết Hoạt động này thường được tiễn hành dưới các hình thức: + Thiết kế một phương án thí nghiệm đề kiểm tra dự đoán

+ Sử dụng biểu bảng, dé thi, cơng thức tốn để xử lí các số liệu thu thập được từ làm thí nghiệm

+ Tiến hành các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, suy

diễn từ việc xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận

- Kỹ năng truyền đạt thông tin:

Khi hoạt động nhóm, mỗi học sinh sẽ thông báo thông tin, kết quả xử lý thông tin của cá nhân hay nhóm và nhận xét đánh giá ý kiến của bạn Họat động này không những góp phần vào phát triển ngôn ngữ học sinh mà còn giúp các em rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hòa nhập vào cuộc sóng cộng đồng

Trang 32

Trong hoạt đơng nhóm, các kỹ năng vận dụng kiến thức khái niệm, định luật đề mơ tả giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên hoặc trong kỹ thuật cũng như để giải các bài toán vật lý của mỗi cá nhân là cần thiết

- Kỹ năng giao tiếp trong nhóm:

Khi hình thành nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm cần di chuyển vào nhóm nhanh chóng khơng gây tiếng ồn, tham gia hoạt động ngay sau khi ngồi vào chỗ, nói đủ nghe khơng làm ảnh hưởng đến các nhóm khác

Khi giao tiếp mỗi thành viên trong nhóm khơng được làm việc riêng, thảo luận và tranh luận có tơ chức, không tranh giành, biết truyền đạt rõ ràng chính xác ý kiến cá nhân, biết lắng nghe, biết thống nhất ý kiến

Kỹ năng này biêu hiện như sau: Bày tỏ sự ủng hộ, yêu cầu cần giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết, sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm, tôn trọng ý kiến người khác, trân trọng thành quá cúa nhóm, tạo khơng khí làm việc hào hứng trong nhóm

- Kỹ năng giải quyết bát đồng:

Kỹ năng này biểu hiện như sau: Biết kiềm chế bực tức, xứ lý bất đồng trong nhóm hợp lý, tế nhị, phê bình, bình luận ý kiến chứ khơng bình luận cá nhân, phân đối

một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích

1.3 Sử dụng máy vỉ tính trong dạy học nhóm 1.3.1 Vai trị của máy vỉ tính trong dạy học 1.3.1.1 MVT làm phương tiện nghe nhìn

MVT có khả năng lưu trữ thông tin rất lớn Các văn bản, hình ảnh tĩnh hoặc động, các bảng biểu, các sơ đồ, các dé thị được số hóa và lưu trên các thiết bị nhớ của MVT như đĩa từ, băng từ hay đĩa CD-ROM Kho dữ liệu này có thể biểu diễn các mơ hình, các hiện tượng, các quá trình vật lý MVT cung cấp cho HS khả năng truy cập

nhanh tới kho dữ liệu này để lay ra được dữ liệu cần thiết phục vụ dạy và học một cách

chính xác và nhanh chóng Sử dụng các chương trình máy tính HS có thê xem một số lượng lớn tranh ảnh minh họa cho nội dung vật lý cần nghiên cứu

Trang 33

dưới đạng các hình ảnh chuyển động Các đoạn phim trên MVT nhằm tăng cường khả năng trực quan hóa của MVT

Nhờ các chương trình mơ phóng, minh họa trên MVT mà HS quan sát được các

sự kiện, tạo điều kiện để hiểu rõ bản chất vật lý của các hiện tượng vật lý Do đó, giúp

HS hiểu sâu hơn về bản chất của các quá trình và đặc biệt giúp HS nắm vững các khái niệm có tính trừu tượng

So với các phương tiện trực quan truyền thông khác đã được sử dụng rộng rãi trong dạy học thì MVT tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nhờ có khả năng phối hợp đồng thời nhiều phương tiện nghe nhìn ( văn bản, đồ họa, âm thanh ), nhờ khả năng truy cập nhanh, chính xác tới kho dữ liệu, nhờ khả năng lặp tùy ý, khả năng làm chậm dần,

nhanh dần, phóng to, thu nhỏ sự vật, hiện tượng vật lý

1.3.1.2 [ru trữ, truyền dẫn và xử lý thông tin

MVT có thể lưu trữ thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau khi đã được số hóa Các thơng tin được lưu trữ trên các thiết bị nhớ của MVT có thể là các nội dung học tập trong sách giáo khoa, có thê là các tài liệu tham kháo cho cả GV và HS, có thé là cá thông tin làm tăng tính trực quan trong dạy học Khi kết nối MVT vào hệ thống

mạng, đặc biệt là vào hệ thống Internet thì khả năng tìm kiếm, lưu trữ thơng tin trên

MỸVT càng được phát huy mạnh mẽ

Chức năng truyềng dẫn thông tin của MVT được sử dụng nhiều đề thực hiện tương tác giữa GV và HS nhất là trong trường hợp đào tạo từ xa

1.3.1.3 Hỗ trợ HS trong ơn tập

Ơn tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy học Các phần mềm ôn tập cho

một bài, một phan, một chương được cài đặt trên MVT nên HS có thể sử dụng để ôn

luyện kiến thức của mình Trong chương trình ơn tập có thể phối hợp các đạng biểu diễn thông tin phong phú nhằm giúp HS có thể nắm vững kiến thức đã học, phát triển

năng lực khái quát hóa, năng lực tổng hợp các van dé, sự kiện HS có thể giải các loại

Trang 34

Day là lĩnh vực mà MVT tỏ ra có nhiều thế mạnh và được áp dụng nhiều trong các nhà trường Bằng hình thức trắc nghiệm khách quan MVT đưa ra hệ thống các câu hỏi để

HS lựa chọn phương án trả lời đúng nhất hoặc cũng có thể soạn câu trả lời của mình trên MVT MVT thực hiện đánh giá và cho điểm một cách khách quan MVT cũng không quên đưa ra lời động viên, khích lệ khích lệ khi HS trả lời đúng, hoặc đưa ra

những lời nhận xét không quá gay gắt với HS khi làm bài chưa tốt Kết quả đánh giá được lưu trữ làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin hai chiều giữa GV và HS một chách nhanh chóng để làm căn cứ cho việc điều chỉnh hoạt động dạy học

1.3.1.5 Thiết kế các mơ hình vật lý

Hiện nay có rất nhiều phần mềm đề hỗ trợ công việc thiết kế trên MVT Trong trường hợp không tiến hành được các thí nghiệm thực thì GV có thể sử dụng các phần mén thiết kế đề thiết kế các sơ đồ thí nghiệm, thực hiện các thí nghiệm áo trên MVT 1.3.1.6 Tự động hóa các thí nghiệm vật lý

Việc nghiên cứu, cải tiến các thí nghiệm vật lý là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, của mỗi nhà trường và mỗi GV MVT có thể xử lí các tín hiệu điện sau khi đã được số hóa Theo nguyên tắc này có thê thiết kế các thí nghiệm vật lý có

sự trợ giúp của MVT MVT có thể sử dụng như một dao động kí điện tứ để ghi lại các hình ảnh dao động Thế mạnh của MVT chính là khả năng đo đạc một cách chính xác

các đại lượng Với các thí nghiệm nguy hiểm hoặc các thí nghiệm đất tiền, hay các thí nghiệm xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm thì có thể viết chương trình để làm thí nghiệm áo trên MVT Khi sử dụng các thí nghiệm vật lý có sự trợ giúp của MVT cần chú ý giải thích rõ cho HS nguyên tắc của thí nghiệm hướng HS vào việc nắm vững các hiện tượng vật lý xảy ra trong thí nghiệm

1.3.1.7 Tổ hợp MVT và các phương tiện đạy học hiện đại

Trao đổi thông tin qua MVT không chỉ thông qua các thiết bị và như bàn phím, con chuột mà còn qua các cổng giao tiếp của MVT Sử dụng các cổng nồi tiếp, song song, các khe cắm chuẩn trên bo mạch chủ của MVT nhờ các mạch giao tiếp có thể ghép nói MVT với các thiết bị ngoại vi để khai thác thế mạnh riêng của mỗi phương tiện, phối hợp các thế mạnh đó trong một hệ thống để khắc phục những mặt hạn chế của mỗi

thiết bị

Trang 35

1.3.2.1 Tạo tình huống có vấn đề khi mở đầu bài học

Hoạt động học của HS sẽ diễn ra một cách tích cực nếu HS được đặt vào tình

huống có vấn đề Có nhiều cách tạo ra tình huống có vấn đề như: bằng một câu hỏi, một câu truyện kể, nhưng có lẽ quan trọng nhất là các thí nghiệm mở đần, có những thí

nghiệm giáo viên có thê tiền hành trực tiếp trên lớp, tuy nhiên có những thí nghiệm chỉ có thể mơ phỏng qua máy vi tính Với những hình ảnh chụp được, những thước phim quay lại và những thí nghiệm ảo thực hiện trên các phần mềm vật lý giáo viên sẽ tạo ra được những tình huống kích thích được tính tò mò và nhu cầu học hỏi ở HS

Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong DH khi tạo tình huống có vấn đề như: powerpoint, window media hỗ trợ khi chiếu các video clip Phần mềm crocodile trong việc thiết kế các thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo

1.3.2.2 Tiểu kết mỗi mục sau mỗi hoạt động nhóm

Sau khi hồn thành mỗi hoạt động nhóm, HS sẽ lên báo cáo kết quả, trình bày

những gì mà nhóm mình thực hiện được Tuy nhiên, giáo viên sẽ là người nhận xét và rút ra các kết luận cuối cùng Các kết luận này là nội dung kiến thức cơ bản cần phải đạt được Đề giảm kênh chữ, tăng kênh hình và các mơ hình giáo viên có thể sử dụng

các hình ánh để minh họa, các sơ đồ cấu trúc đề thấy được sự liên quan giữa các kiến

thức Hơn nữa thông qua máy tính giáo viên có thể chiếu trực tiếp kết quả công việc

của mỗi nhóm lên màn hình lớn đề các nhóm cịn lại nhận xét đánh giá, cho điểm Với

cách làm này HS sẽ phải tích cực hơn trong công việc 1.3.2.3 Quản lý học sinh trong quá trình làm việc

Trong quá trình học sinh thảo luận, điều mà giáo viên đặc biệt quan tâm là làm

thế nào tất cả các HS đều tham gia thảo luận một cách tích cực nhất Thực tế cho thấy,

có những HS là “người hùng” sẽ làm hầu hết công việc của nhóm Bên cạnh đó có những HS trong nhóm sẽ ÿ lại, tham gia một cách miễn cưởng, thiếu tinh thần trách nhiệm Đề tất cá HS đều có trách nhiệm trong công việc giáo viên có thể chia nhỏ

cơng việc cho mỗi thành viên, chiếu tên các thành viên lên bảng, cho điểm trực

tiếp bằng cách sử dụng phần mềm mind map

Trang 36

1.3.2.4 Đo đạc, sứ lí số liệu trong các thí nghiệm Vật lí

Thí nghiệm vật lý là phương tiện cho phép tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau nhằm bồi dưỡng cho HS thói quen hợp tác trong lao động, trong nghiên

cứu khoa học và trung thực khi nhận thức một sự vật hiện tượng

Đối với các thí nghiệm vật lý thực, nhờ có các phần mềm thích hợp, máy vi tính có thê thu thập số liệu thực nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau, có thê ghi lại rất nhiều giá trị đo trong cùng một thời gian ngắn Những só liệu thu được có thê đồng thời ghi lên file dữ liệu và hiển thị lên màn hình theo đúng ý đỗ của giáo viên Trên cơ sở đó, máy vi tính tiến hành sử lý số liệu theo yêu cầu của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong giờ lên lớp

Thí nghiệm mơ phỏng và thí nghiệm ảo giúp giáo viên và HS tiến hành các thí

nghiệm một cach chu dong va rat thuận lợi trong quá trình dạy học Các thí nghiệm

này có thể tiến hành ngay trong giờ học, giờ ngoại khóa hoặc ở nhà mà không phải vào phịng thí nghiệm Hơn nữa việc sứ dụng thí nghiệm mơ phỏng và thí nghiệm ảo tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện thiếu trang thiết bị thí nghiệm, các thí nghiệm nguy hiểm như cháy nô, điện thế cao, phóng xạ

1.3.2.5 Tạo các trò chơi học tập

Dạy học không chỉ đơn thuần là việc giáo viên truyền đạt kiến thức đến HS, tổ chức cho học sinh các hoạt động đề từ đó đi tìm kiếm tri thức Hình thức vui chơi, giải trí cũng đóng vai trị tích cực trong việc tạo động cơ, nhu cầu, hứng thú học tập cũng

như phát triển tư đuy Tô chức cho HS các trò chơi không chỉ đơn thuần là việc giải trí mà từ đó tạo ra các vấn đề học tập Sau khi học hết mỗi chương, giáo viên nên sứ dụng các phần mềm dạy học đề tổ chức các trò chơi

1.3.3 Qui trình tổ chức hoạt động nhóm trong đạy học với sự hỗ trợ của MVT

Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm là tập hợp các giai đoạn, các bước để thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và hoc cua hoc sinh, tir khi bắt đầu đến khi kết

Trang 37

Căn cứ vào các bước tô chức dạy học nhóm Căn cứ vào vai trò của máy vi tính trong việc hỗ trợ dạy học nhóm Chúng tơi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động nhóm

với sự hỗ trợ của MVT như sau:

VAN DE XUAT PHAT CAN TIM HIEU, NGHIEN CUU

GV giao nhiệm vụ chung cho cả lớp, rồi

lần lượt đưa ra các gợi

ý dưới dạng các hình ảnh sinh động, hoặc các

mơ hình đưới sự hỗ

trợ của MVT

+ Thảo luận để xác định vấn đề cần nghiên cứu

+ Phân chia nhóm, đề cử nhóm trưởng, phân công địa

điểm làm việc cho từng nhóm

+ Xác định rõ nhiệm vụ và tiến trình hoạt động của mỗi

nhóm Ỷ

Học sinh làm việc theo

nhóm, giáo viên quan

sát hoạt động của các

nhóm và giúp đỡ khi cần thiết

+ Nhóm trưởng nêu lại nhiệm vụ của nhóm và phân công cho từng thành viên trong nhóm

+ Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công

+ Trao đổi thảo luận trong nhóm

+ Thống nhất, ghi nhận kết quá hoạt động của nhóm và cử người báo cáo kết quả

Thảo luận, tông kết

trước lớp

+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

+ GV hướng dẫn thảo luận vấn đề, nhận xét bổ sung

chỉnh lý và đưa ra kết luận cuối cùng GV minh họa các hình ảnh, các thí nghiệm, hoặc các ứng dụng của bài học đó trực tiếp trên MVT và hướng dẫn HS quan sát

+ HS ghi nhận các kiến thức đã được GV thể chế hóa

Trang 38

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này chúng tơi trình bày cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận dạy học trong đó

đặc biệt chú ý tới hình thức tổ chức hoạt động nhóm dưới sự hỗ trợ của MVT

Hoạt động nhóm là một trong những hình thức cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, để cùng nhau giải quyết một số vấn đề nào đó, từ đó tìm ra được hướng giải quyết các vấn đề đã nêu dưới sự định hướng của GV

Hoạt động nhóm cần phải tuân theo quy trình các bước cụ thể, GV là người tổ

chức, hướng dẫn, điều khiển, trọng tài, có vấn, kết luận kiểm tra: HS hợp tác với bạn

bè để tự nghiên cứu, tìm ra vấn đề Đề giái quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn chúng tôi chú trọng những vấn đề sau:

- Thiết lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học đối với tri thức cần dạy đáp ứng được đòi hỏi phương pháp luận của tiến trình khoa học xây dung tri thức

- Dé phát huy vai trò của học sinh trong việc tự chú xây dựng kiến thức, đồng thời cho họ làm quen với việc xây dựng bảo vệ cái mới trong nghiên cứu khoa học thì có thê tổ

chức hoạt động dạy học theo hướng tổ chức hoạt động nhóm

Việc sử dụng MVT làm tăng tính trực quan sinh động của giờ học Sứ dụng MVT

đúng cách và hợp lí sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian ngắn trong tiết học Đồng thời việc sử dụng những thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo sẽ làm giảm chi phí tốn kém, an tồn với những thí nghiệm nguy hiểm mà lại giúp HS có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trang 39

CHƯƠNG 2: TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CAN BANG VA CHUYEN DONG

CỦA VẬT RẮN” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 cơ bản

2.1.1 So sánh nội dung khoa học và nội dung dạy học của chương

Để dễ dàng xác định nội dung cơ bản của chương ““Cân bằng và chuyền động của vật rắn” chúng tôi đã xây dựng bảng so sánh nội dung khoa học và nội dung dạy học của chương như sau:

TT | Đơn VỊ Nội dung khoa học Nội dung dạy học Ghi chú

kiến thức (chương trình chuẩn)

cơ bản

1 | Vậtrăn Vật răn là những vật có kích | Vật răn là những vật có

thước đáng kể và hầu như | kích thước đáng kể và hầu không bị biến dạng dưới tác | như không bị biến dạng dụng cúa ngoại lực dưới tác dụng của ngoại

lực

2_ | Điều kiện | Điều kiện để vật rắn đứng yên | Điều kiện cân bằng của | Các xác

cân bằng là: một vật chịu tác dụng của | định

(DKCB) (F, =0 2 lực: trọng tâm

của vật| ĐƑ=0<>+>5;”=0 Muốn một vật chịu tác | của một

rắn ULE =0 dụng của 2 lực ở trạng | vat

5%M=0 ( đối với trục quay | thái cân bằng thì 2 lực đó | phẳng, bắt kì ); 2=Ũ:v„=Õ phải cùng giá, cùng độ | mỏng

*Nếu các lực tác dụng lên vật lớn và ngược chiêu băng

có giá đi qua trọng tâm và hợp FoF phương

lực bằng khơng Khi đó vật ở | +2 =-F pháp thực nghiệm

trạng thái cân bằng và không có chuyền động quay

*Trạng thái cân bằng khi không

Trang 40

có chuyên động tịnh tiên là trạng thái cân bằng của một vật

có trục quay có định

ĐKCB Ba lực phải đông phăng, đông | -Ba lực phải có giá đơng | Quy tắc của vật | quy Hợp lực của 2 lực phải cân | phẳng, đồng quy tổng hợp rắn chịu bằng với lực thứ ba - Hop lực của 2 lực phải |2 lực có

tác dụng| Ƒ+Ƒ,=-Ƒ- cân bằng với lực thứ ba giá đồng

của 3 lực F+F,=-F quy

không

song song

Mômen Là đại lượng đặc trưng cho tác | Môment lực đôi với một | d là cánh

lực dụng làm quay của vật và là đại | trục quay là đại lượng đặc |tay don

lượng vectơ trưng cho tác dụng làm | của lực:

M=rxF quay vật của lực và được | là khoảng

M là một vectơ có hướng đo bằng tích của lực với |cách từ vuông góc với mặt phẳng chứa | cánh tay đòn của nó giá của

Œ) có độ lớn bing | “=F lực đến

M=r.Esinó với sing là góc trục quay

hợp bởi (z;# )

Chiều tuân theo quy tắc bàn tay phải

Quy tắc | Muôn cho một vật răn có trục | Muôn cho một vật có trục | Áp dụng moment | quay cé dinh 6 trang thai cân | quay có định nằm ở trạng | được cho lực bằng thì tổng các vecto moment | thái cân bằng thì tổng các | trường

lực tác dụng lên vật đối với trục | moment lực có xu hướng |hợp vật

quay đó bằng khơng làm vật quay theo chiều | chỉ có kim đồng hồ bằng tổng |tâm quay cac moment luc có xu | tức thời hướng làm vật quay

ngược chiều kim đồng hồ

Ngày đăng: 21/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w