* Hệ thống phanh gồm có phanh chân và phanh tay: - Phanh chân phanh chính gồm 4 cơ cấu phanh guốc đặt ở các bánh xe, có dẫn động thuỷ lực với trợ lực chân không.. Dẫn động lái - Cơ khí,
Trang 1HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội cùng với sự bùng
nổ của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động nhộn nhịp, sự đô thị hoá cao, nhu cầu đi lại trên trục đường giao thông ngày càng lớn Song do điều kiện đường sá chưa được tốt cho nên vấn đề an toàn giao thông trên đường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đang được đặt ra và cần tìm được một giải pháp hữu hiệu Đặc biệt là đối với loại xe quân sự phải thường xuyên hoạt động trên đường rừng núi, đèo dốc Chính vì vậy mà vấn đề an toàn giao thông được đặt ra là một trong những vấn đề bức xúc hàng đầu
Độ an toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khai thác xe quân sự, nó được đánh giá bằng nhiều tiêu chí trong
đó có phanh Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống phanh trên ôtô được quan tâm nhiều, đồng thời mạng lưới giao thông ngày càng phát triển, chất lượng ngày đường ngày càng được nâng cấp cho phép nâng cao được vận tốc trung bình của xe Hệ thống phanh có đảm bảo độ tin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hình khác nhau Trong thực tế việc khai thác sử dụng xe ôtô ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy: do điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình và điều kiện chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, do đó hệ thống phanh còn xảy ra một số hư hỏng mang tính chất đặc thù, dẫn đến việc sử dụng xe còn có những khó khăn nhất định
Trong quá trình học tập chuyên ngành xe quân sự tôi được giao nhiệm
vụ làm bài tập tốt nghiệp với đề bài: “Khai thác hệ thống phanh xe GAZ-66” Mục đích của bài tập này là tìm hiểu phân tích đặc điểm kết cấu, nêu được quy trình tháo lắp và một số chú ý trong sử dụng hệ thống phanh xe GAZ-66
Từ đó đưa ra những nội dung và biện pháp cần thiết giúp cho việc khai thác
Trang 3sử dụng hệ thống phanh được tốt hơn, nâng cao hiệu quả và tuổi thọ của nó, tăng được độ an toàn chuyển động của xe trong các điều kiện sử dụng
Từ mục đích đó bài tập này này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Phần thuyết minh:
+ Lời nói đầu
+ Chương 1: Giới thiệu chung về xe GAZ-66
+ Chương 2: Phân tích đánh giá đặc điểm kết cấu hệ thống phanh
xe GAZ - 66
+ Chương 3: Quy trình tháo lắp hệ thống phanh xe GAZ-66
+ Chương 4: Một số chú ý trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh
xe GAZ-66
+ Kết luận
- Phần bản vẽ:
+ Bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh trước A0
+ Bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh sau A0
Qua tìm hiểu nhiệm vụ tôi thấy đây là một đề tài có ý nghĩa thực tế nhưng do thời gian ngắn và khả năng chuyên môn còn hạn chế nên bài tập tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi thiết sót Vì vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ của các thầy giáo và các bạn để tôi hoàn thành bài tập tốt nghiệp bảo đảm chất lượng, đúng kế hoạch và tạo điều kiện tốt cho công tác sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Nguyễn Văn Tùng
Trang 4MỤC LỤC
Chương 2: Phân tích đánh giá đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ôtô GAZ-66
12 2.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh 12
2.2.2 Hệ thống phanh dừng (phanh tay) 23
Chương 3:Quy trình thao lắp hệ thống phanh xe GAZ-66 27 3.1 Tháo trợ lực chân không hệ thống phanh 27 3.2 Tháo lắp van điều khiển bộ trợ lực phanh 33
3.4 Tháo lắp cúp pen xy lanh phanh chính 41
3.5 Tháo lắp guốc phanh cơ cấu phanh trước 42 3.6 Tháo lắp xy lanh phanh bánh xe trước và sau 45
Trang 53.7 Tháo lắp cúp pen xy lanh phanh bánh xe 49 3.8 Tháo lắp cúp pen pít tông phanh bánh xe sau 51
Chương 4 Một số chú ý trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh
4.1 Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh 54 4.2 Kiểm tra độ kín khít của hệ thống 55 4.3 Không để dầu mỡ văng vào bề mặt ma sát của cơ cấu phanh 56
4.4 Khi xe xuống dốc không được tắt máy 56 4.5 Phải thường xuyên kiểm tra mức dầu 56
Trang 6CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG XE GAZ-66
Hình 1:Hình dáng bên ngoài xe GAZ-66
Xe GAZ-66 là loại ôtô tải hạng trung do nhà máy Gorski (Liên Xô cũ) sản xuất năm 1964 Khi thiết kế người ta chú ý nhiều đến việc đảm bảo chất lượng động lực học tốt, khả năng thông qua cao, tính ổn định chuyển động tốt, điều khiển nhẹ nhàng, đảm bảo độ tin cậy cao và thuận tiện cho việc bảo dưỡng Do có nhiều ưu điểm nên xe GAZ-66 được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt trong quân đội
Xe GAZ-66 là xe hai cầu chủ động có công thức bánh xe 4 x 4, có tính năng thông qua cao, tải trọng 2 tấn và kéo được rơ moóc có tải trọng 2 tấn, có tời nên xe GAZ-66 có thể hoạt động tốt trên các địa hình phức tạp, trong các loại điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau
Xe GAZ-66 có động cơ nằm trong ca bin Kiểu bố trí này đảm bảo hệ
số sử dụng chiều dài xe lớn, tầm nhìn của lái xe thoáng, bố trí tải trọng tương đối đều cho các cầu Tuy nhiên để bảo dưỡng động cơ thì phỉa bố trí ca bin lật, ngoài ra cách âm và cách nhiệt cho lái xe không tốt
* Cụm động cơ: xe GAZ-66 sử dụng động cơ ầèầ-66 là loại động cơ
Trang 7xăng 4 kì, 8 xy lanh bố trí chữ V, thứ tự công tác:1-5-4-2-6-3-7-8 Công suất lớn nhất của động cơ là 115 mã lực ở tốc độ vòng quay trục khuỷu 3200 v/ph,
có bộ giới hạn tốc độ tối đa Mô men lớn nhất là 290 Nm ở tốc độ 20002200 v/ph, tỷ số nén 6,7; thể tích công tác 4,25 lít; hành trình pít tông 80 mm; đường kính xy lanh 92 mm Động cơ bao gồm các hệ thống và cơ cấu sau:
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu chế hoà khí, dung tích của bình nhiên liệu là 210 lít
- Hệ thống đánh lửa kiểu bán dẫn tiếp điểm, khởi động bằng điện
- Hệ thống làm mát bằng phương pháp tuần hoàn cưỡng bức dòng nhờ bơm nước, có dung lượng là 23 lít và có van hằng nhiệt, có bộ phận đốt nóng
để động cơ khởi động được ở nhiệt độ môi trường thấp
- Hệ thống bôi trơn kiểu không tuần hoàn, kết hợp bơm và vung té, có dung lượng 8 lít
- Cơ cấu phối khí dạng xupáp treo
* Hệ thống truyền lực kiểu cơ khí có cấp gồm:
- Ly hợp ma sát khô, 1 đĩa bị động, tạo lực ép bằng lò xo ép bố trí xung quanh, dẫn động điều khiển thuỷ lực
- Hộp số loại cơ khí 4 cấp, 3 trục dọc sử dụng đồng tốc ở số truyền 3 và
4, dẫn động điều khiển trực tiếp, khoá hãm chốt và con trượt, định vị bi và lò
xo, khoá an toàn số lùi kiểu lò xo và cốc
- Hộp số phân phối kiểu cơ khí 2 cấp với tỷ số truyền thẳng ipc=1, và số truyền thấp ipt=1,982, trục chủ động và trục ra cầu sau được đặt đồng tâm, cơ cấu bảo hiểm loại cốc và lò xo
- Truyền động các đăng kép loại khớp kín
- Các cầu chủ động có truyền lực chính đơn hypôit, có vi sai cam hướng kính, bán trục giảm tải hoàn toàn
* Hệ thống lái: sử dụng hệ thống lái cơ khí có trợ lực thuỷ lực, có tỷ số truyền i=20,5 gồm có:
Trang 8- Cơ cấu lái: loại trục vít lõm - con lăn
- Dẫn động lái: loại cơ khí có trợ lực thuỷ lực
- Trợ lực lái: thuỷ lực
- Bơm trợ lực lái: kiểu phiến gạt
* Hệ thống phanh gồm có phanh chân và phanh tay:
- Phanh chân (phanh chính) gồm 4 cơ cấu phanh guốc đặt ở các bánh
xe, có dẫn động thuỷ lực với trợ lực chân không
+ Cầu trước: cơ cấu phanh loại chốt tựa khác phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau
+ Cầu sau: cơ cấu phanh loại chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau
- Phanh tay (phanh trục truyền lực) bố trí ở sau hộp số phân phối, cơ cấu phanh guốc, dẫn động phanh cơ khí
* Phần vận hành có:
- Bánh xe có đĩa vành rời, lốp kiểu tôrôít, có kích thước :12.00x18, áp suất khí trong lốp là 0,52,8 KG/cm2
- Khung xe kiểu 2 dầm dọc, 5 dầm ngang
- Hệ thống treo phụ thuộc, có phần tử đàn hồi kiểu nhíp (loại nhíp bán elip) đặt dọc xe và giảm chấn ống thuỷ lực tác dụng hai chiều
* Hệ thống điện thiết kế theo sơ đồ một đường dẫn, có điện áp 12V, hệ thống điện trên xe được bao kín
* Các thiết bị phụ:
- Hộp trích công suất kiểu cơ khí
- Tời: Kiểu tang tời đặt nằm ngang phía trước xe, giảm tốc trục vít- bánh vít Tời có lực kéo lớn nhất là 3500 N, chiều dài lớn nhất của dây tời là
50 m, đường kính dây tời là 22 mm
- Hệ thống điều chỉnh áp suất hơi lốp kiểu trung tâm
Trang 9Điều kiện làm việc của lái xe được cải thiện nhờ hệ thống thông gió, sưởi ấm, có thiết bị để thổi và lau mặt kính Ca bin lật ra phía trước do vậy dễ dàng tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ, ly hợp và hộp số Thùng xe có cửa lật ra phía sau, có bạt tháo được, và có 3 hàng ghế để chở bộ đội (mỗi hàng 7 người)
Hình 2: kích thước bên ngoài của xe
Trang 10Các thông số kỹ thuật của xe GAZ-66 được trình bày trong bảng 1
Bảng 1.Tính năng kỹ thuật xe GAZ-66
Trang 11Mức tiêu hao nhiên liệu l/100Km 24
Quãng đường phanh ở V = 50Km/h m 25
Trang 12+ Xu páp nạp mm 0,250,3
Khe hở giữa 2 cực nến điện mm 0,80,9
Khe hở tiếp điểm chia điện mm 0,30,4
Ma sát khô, 1 đĩa, dẫn động điều khiển bằng thuỷ lực Hành trình tự do bàn đạp ly hợp mm 3037
Trang 13Dẫn động lái - Cơ khí, trợ lực thuỷ
Dẫn động cơ khí, cơ cấu phanh guốc đặt trên hộp số phân phối Hành trình tự do bàn đạp chân
Hộp số phân phối ( TAẽ-15Â) Lít 1,5
Trang 14Cầu CĐ trước( TAẽ-15Â) Lít 7,7
Trang 15CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH
XE GAZ-66 2.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh
2.1.1 Công dụng
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đấy Ngoài ra hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng xe
Đối với ôtô, hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất, bởi vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển, vận tốc trung bình và an toàn cho người và hàng hoá trong quá trình xe vận hành
2.1.2 Yêu cầu
Hệ thống phanh cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm Muốn có quãng đường phanh ngắn nhất cần đảm bảo gia tốc chậm dần cực đại
+ Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh
+ Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn
+ Thời gian chậm tác dụng nhỏ, nghĩa là truyền động phanh có độ nhạy cảm lớn
+ Phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào
+ Không có hiện tượng tự xiết phanh khi ôtô chuyển động tịnh tiến
và quay vòng
Trang 16+ Cơ cấu phanh đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt
+ Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực phanh trên bánh xe (đảm bảo tính tuỳ động)
+ Có khả năng phanh khi dừng trong thời gian dài
2.1.3 Phân loại
Hiện nay trên các ôtô hiện đại thường được áp dụng 4 hệ thống phanh có kết cấu phức tạp, nhưng khác nhau về chức năng và thường sử dụng chung các phần tử Tập hợp các thiết bị dùng để thực hiện quá trình phanh xe được gọi là hệ thống phanh Tập hợp các hệ thống phanh được sử dụng trên ôtô được gọi là điều khiển phanh Sơ đồ cấu trúc của toàn bộ của điều khiển phanh ôtô hiện đại được đưa ra ở hình sau:
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc điều khiển phanh
Hệ thống phanh công tác: Dùng để điều chỉnh tốc độ chuyển động của
ôtô trong điều kiện chuyển động bất kỳ
Hệ thống phanh dự trữ: Dùng để dừng xe trong trường hợp hư hỏng hệ
thống phanh công tác
Hệ thống phanh dừng: Dùng để giữ cố định xe trên đường khi dừng xe
Điều khiển phanh
HT phanh
dự trữ
HT phanh dừng
HT phanh phụ
Dẫn động phanh
Cơ cấu phanh
Cơ cấu truyền
Cơ cấu chấp hành
Trang 17trong thời gian tuỳ ý
Hệ thống phanh phụ: Dùng để giữ tốc độ chuyển động của ôtô không đổi trong
thời gian dài hoặc để điều chỉnh tốc độ của ô tô ở giới hạn nào đấy khác không
Bất kỳ hệ thống phanh nào cũng bao gồm nguồn năng lượng, dẫn động phanh và một số cơ cấu phanh
Nguồn năng lượng là tập hợp các thiết bị bảo đảm cung cấp năng lượng cho hệ thống phanh để phanh xe Nguồn năng lượng có thể là máy nén khí hoặc có thể là lực cơ bắp của lái xe Ở một số ôtô sử dụng lực cơ bắp của lái
xe và động cơ đảm bảo độ chân không cho trợ lực chân không là nguồn năng lượng cho hệ thống phanh
Dẫn động phanh là tập hợp các thiết bị dùng để truyền năng lượng từ nguồn đến cơ cấu phanh và điều khiển năng lượng này trong quá trình truyền với mục đích phanh xe với cường độ khác nhau Theo đặc điểm của dẫn động phanh chia ra: dẫn động phanh thuỷ lực, dẫn động phanh cơ khí, dẫn động phanh khí nén, dẫn động phanh liên hợp (thuỷ khí), dẫn động phanh bằng điện, … Dẫn động phanh bao gồm cơ cấu điều khiển, ắc quy năng lượng, cơ cấu truyền dẫn và cơ cấu chấp hành
+ Cơ cấu điều khiển của dẫn động phanh là tập hợp các thiết bị để cung cấp tín hiệu mà nhờ đó năng lượng từ nguồn được truyền đến cơ cấu phanh hoặc điều chỉnh lượng nguồn năng lượng này Cơ cấu điều khiển của dẫn động có thể là tổng van phanh, xy lanh phanh chính, khoá phanh tay, …
+ Cơ cấu truyền là tập hợp các thiết bị dùng để truyền năng lượng từ nguồn đến cơ cấu phanh Nó gồm có các ống dẫn, các ống mềm, các đầu nối ghép, các van tăng tốc …
+ Cơ cấu chấp hành là thiết bị dùng để truyền năng lượng từ dẫn động phanh cho cơ cấu phanh Cơ cấu chấp hành của dẫn động phanh thuỷ lực là các xy lanh bánh xe
Trang 18+ Cơ cấu phanh là thiết bị dùng để trực tiếp tạo ra và thay đổi lực cản nhân tạo để phanh xe Các hệ thống phanh công tác, phanh dừng, phanh dự trữ sử dụng cơ cấu phanh loại ma sát Ở đây lực cản nhân tạo được tạo ra nhờ
ma sát thay đổi giữa phần quay (rôto) và phần không quay (stato) Phần rôto của cơ cấu phanh được liên kết cùng với bánh xe ôtô
Tuỳ theo kết cấu của cơ cấu phanh người ta phân loại thành: phanh guốc, phanh dải, phanh đĩa Và phụ thuộc vào vị trí bố trí cơ cấu phanh ở bánh xe hay ở trục truyền của hệ thống truyền lực mà ta có cơ cấu phanh bánh xe hay
cơ cấu phanh trục truyền
2.2 Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe GAZ-66
2.2.1.Hệ thống phanh công tác (phanh chân)
Ôtô GAZ-66 là xe có trọng lượng không lớn, dẫn động phanh thuỷ lực, lực tác dụng từ bàn đạp được truyền đến cơ cấu phanh bằng chất lỏng (dầu)
2.2.1.1 Sơ đồ cấu tạo
Hình2.2: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh chính
1 Bàn đạp; 2 Xy lanh phanh chính; 3, 5 Xy lanh phanh bánh xe; 4 Guốc phanh các cơ cấu phanh bánh xe cầu truớc; 6 Guốc phanh các cơ cấu phanh bánh
xe cầu sau; 7 Lò xo kéo; 8 Chốt tựa của guốc; 9 Đường ống dẫn dầu
Trang 19Gồm cơ cấu phanh có các guốc phanh 4, 6, với các lò xo kéo 7, chốt tựa của guốc 8 Tang phanh được cố định trên moay ơ bánh xe và quay cùng với bánh xe Guốc phanh một đầu cố định lên giá qua khớp quay với chốt tựa 8, đầu kia của guốc tỳ vào đòn bẩy của pít tông xy lanh công tác Lò xo kéo 7 có tác dụng kéo guốc phanh tách khỏi tang phanh khi thôi phanh Dẫn động phanh gồm xy lanh phanh chính 2, xy lanh công tác 3 và 5, các đường ống dẫn dầu 9 Trong các đường ống dẫn và các khoang trong xy lanh chính và xy lanh công tác ở bánh xe được điền đầy chất lỏng
2.2.1.2.Nguyên lý làm việc
Khi phanh người lái tác dụng lên bàn đạp phanh 1 qua thanh đẩy tác dụng lên pít tông ở xy lanh phanh chính 2 ép dầu đến đường ống và đến xy lanh công tác 3 và 5 Dầu có áp suất cao (khoảng 80-90 kg/cm2) sẽ tác dụng lên pít tông ở xy lanh phanh bánh xe 3 và 5 đẩy guốc phanh 4 và 6 ép sát vào tang phanh Khi phanh với cường độ phanh bình thường áp suất trong dẫn động vào khoảng 20-40 kg/cm2
Khi thôi phanh người lái thôi tác dụng lên bàn đạp phanh nhờ lò xo hồi
vị, dầu được đẩy từ xy lanh công tác trở về xy lanh chính
+ Khi nhả chân phanh chậm thì dầu phanh từ xy lanh công tác trở về xy lanh chính mà không cần bù dầu
+ Khi nhả nhanh chân phanh thì ban đầu do lực cản đường ống và do
độ nhớt của dầu nên dầu phanh từ xy lanh công tác chưa về xy lanh chính ngay được Khi đó dầu từ bầu chứa dầu qua lỗ bù dầu vào xy lanh chính, sau
đó dầu từ xy lanh công tác mới được hồi về Lúc này dầu thừa trong xy lanh chính lại qua lỗ bù về bầu chứa
Ưu điểm của hệ thống phanh có dẫn động thuỷ lực là có thể bảo đảm phanh đồng thời các bánh xe với sự phân bố lực lực phanh giữa các bánh xe hoặc giữa các má phanh theo yêu cầu tuỳ theo kích thước xy lanh công tác, có kích thước nhỏ gọn, hiệu suất truyền động cao, độ nhạy tốt Ngoài ra nó có
Trang 20tính thống nhất hoá cao, nghĩa là có thể sử dụng trên nhiều loại ôtô khác nhau
mà chỉ cần thay đổi cơ cấu phanh
Nhược điểm của dẫn động phanh thuỷ lực là khi cần lực đẩy lên guốc phanh lớn thì áp suất thuỷ lực phải cao Do tỷ số kích thước giữa pít tông ở xy lanh công tác và xy lanh chính bị hạn chế, dẫn tới làm tăng lực tác dụng lên bàn đạp Ngoài ra nếu trong hệ thống khi có chỗ nào hư hỏng thì cả hệ thống phanh sẽ không làm việc
2.1.1.3 Cơ cấu phanh bánh xe
Cơ cấu phanh có nhiệm vụ tạo ra mô men phanh cần thiết và giữ ổn định về chất lượng phanh trong quá trình sử dụng Trên xe GAZ-66, sử dụng
cơ cấu phanh kiểu má phanh- tang trống
a) Cơ cấu phanh bánh xe cầu sau:
- Sơ đồ:
Hình 2.3: Sơ đồ lực tác dụng lên cơ cấu phanh bánh sau (khi xe tiến)
Là cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và lực đẩy guốc phanh bằng nhau Cơ cấu phanh này có lực đẩy guốc phanh P1=P2 do đường kính pít tông
xy lanh công tác bằng nhau Để đánh giá được sự làm việc của cơ cấu phanh trên sơ đồ đưa ra phản lực pháp tuyến X1và X2 tác dụng từ tang phanh lên
Trang 21guốc và các lực ma sát tương ứng Y1và Y2 Để đơn giản chúng ta giả thiết rằng các phản lực pháp tuyến và lực ma sát là lực tập trung và đặt chính giữa
bề mặt làm việc của guốc Trên sơ đồ không vẽ các phản lực tại các gối tựa Nếu chúng ta khảo sát tổng mô men của các lực đối với chốt tựa tính cho từng guốc thì mô men phanh do guốc trước tạo ra M 1 sẽ lớn hơn mô men phanh
M 2do guốc sau tạo ra Điều này có thể giải thích được là do mô men của lực
Y1tác dụng lên guốc trước cùng chiều với mô men của lực đẩy P1, do vậy mà
sự ép của guốc phanh trước vào tang phanh sẽ lớn hơn so với ở guốc phanh sau Vì vậy nếu kích thước của hai guốc phanh như nhau thì guốc trước sẽ mòn nhiều hơn guốc sau Hiệu quả phanh của cơ cấu phanh tạo ra sẽ là như nhau khi xe tiến và khi xe lùi
Cơ cấu phanh loại này được gọi là cơ cấu phanh không được cân bằng, các ổ trục bánh xe sẽ chịu các tải trọng phụ phát sinh khi phanh xe
- Kết cấu:
Mâm phanh 2 được kẹp chặt lên dầm cầu Các guốc phanh 4 được quay xung quanh chốt tựa 11, đầu kia tỳ vào pít tông ở xy lanh công tác dưới dưới tác dụng của lò so kéo 3 Các chốt tựa 11 có thể quay trong lỗ của mâm phanh
2 Trên chốt tựa người ta lắp đệm 10, lệch tâm đối với tâm quay của chốt Các đệm này không thể quay xung quanh chốt nhưng có thể cùng với chốt quay xung quanh lỗ của guốc phanh Kết cấu này bảo đảm cho phép nhờ sự quay của chốt 11 mà làm chuyển dịch đầu dưới của guốc phanh so với mâm phanh
mà nhờ đó mà điều chỉnh được khe hở giữa guốc phanh và má phanh khi lắp ráp Các guốc phanh được được kéo bởi lò xo kéo 3 tỳ vào chốt quả đào 9 Trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh nhờ chốt quả đào 9 Chốt lệch tâm 9 được giữ ở một vị trí bất kỳ khi xoay và nén sơ bộ lò so 8 nhờ quay đầu bu lông 7
Trang 22Như vậy một guốc phanh được định tâm (điều chỉnh) so với tang phanh nhờ chốt quả đào 9 và các đệm lệch 10 của chốt 11 Chuyển dịch ngang của các guốc được hạn chế bởi các đệm tỳ dẫn hướng 6 Đầu trên của các guốc được tỳ vào cần đẩy của pít tông xy lanh công tác 1 Tang phanh được kẹp chặt với mặt bích của may ơ bánh xe của các bu lông
Hình 2.4: Kết cấu cơ cấu phanh bánh sau
1 Xy lanh phanh bánh xe; 2 Mâm phanh; 3 Lò xo kéo; 4 Guốc phanh; 5 Tấm ma sát; 6 Đệm tỳ dẫn hướng; 7 Bu lông lệch tâm; 8 Lò xo bu lông lệch tâm;
9 Chốt quả đào; 10 Đệm lệch tâm; 11 Chốt tựa.
b) Cơ cấu phanh bánh xe cầu trước:
Là cơ cấu phanh có sơ đồ chốt tựa khác phía và lực đẩy lên guốc phanh như nhau Ở cơ cấu phanh có bố trí riêng xy lanh phanh bánh xe cho từng guốc và chốt tựa riêng cho từng guốc và ở khác phía Kích thước xy lanh của chúng như nhau lên tạo lực đẩy lên guốc bằng nhau Khi xe tiến, các guốc
Trang 23phanh làm việc giống guốc phanh trước của sơ đồ trên, do vậy mà hiệu quả phanh cao hơn Khi xe lùi các guốc phanh làm việc như guốc phanh sau của
sơ đồ trước, do vậy hiệu quả phanh giảm đi đáng kể Cơ cấu phanh được cân bằng và có độ mài mòn các má phanh như nhau Nhược điểm chính của cơ cấu phanh loại này là kết cấu phức tạp
( khi xe tiến) ( khi xe lùi)
Hình 2.5:Sơ đồ các lực tác dụng lên cơ cấu phanh cầu trước
- Kết cấu phanh các bánh xe cầu trước xe GAZ-66:
Hình 2.6:Kết cấu cơ cấu phanh bánh trước
Trang 241 Guốc phanh; 2 Xy lanh phanh bánh xe; 3 Chốt tựa; 4 Đệm tỳ dẫn hướng;
5 Chốt quả đào; 6 Mâm phanh; 7 Tấm ma sát; 8 Lò xo phanh; 9 Tang phanh; 10 Pít tông xy lanh công tác
Mâm phanh 6 được kẹp chặt lên dầm cầu Các guốc phanh 1 được quay xung quanh chốt tựa 3, đầu kia tỳ vào pít tông ở xy lanh công tác dưới dưới tác dụng của lò so kéo 8 Các chốt tựa 3 có thể quay trong lỗ của mâm phanh
6 Trên chốt tựa người ta lắp đệm lệch tâm đối với tâm quay của chốt Các đệm này không thể quay xung quanh chốt nhưng có thể cùng với chốt quay xung quanh lỗ của guốc phanh Kết cấu này bảo đảm cho phép nhờ sự quay của chốt 3 mà làm chuyển dịch đầu dưới của guốc phanh so với mâm phanh
mà nhờ đó mà điều chỉnh được khe hở giữa guốc phanh và má phanh khi lắp ráp Các guốc phanh được được kéo bởi lò xo kéo 8 tỳ vào chốt quả đào 5 Trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh nhờ chốt quả đào 5 Chốt lệch tâm 5 được giữ ở một vị trí bất kỳ khi xoay
Như vậy một guốc phanh được định tâm (điều chỉnh) so với tang phanh nhờ chốt quả đào 5 và chốt 3 Chuyển dịch ngang của các guốc được hạn chế bởi các đệm tỳ dẫn hướng 6 Đầu trên của các guốc được tỳ vào cần đẩy của pít tông xy lanh công tác 10 Tang phanh được kẹp chặt với mặt bích của may
ơ bánh xe của các bu lông
c) Các chi tiết chủ yếu của cơ cấu phanh guốc:
- Tang phanh: Tang phanh thường được đúc từ gang xám, gang hợp kim, đôi khi sử dụng tang phanh liên hợp gồm đĩa dập bằng thép và vành
bằng
gang Hai chi tiết được nối khi đúc tạo thành kết cấu không tháo được
- Guốc phanh: Guốc phanh được chế tạo theo phương pháp dập hàn và được làm từ thép
2.2.1.4 Dẫn động phanh xe GAZ-66
Trang 25Dẫn động phanh cần phải bảo đảm sự nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng thời làm việc của các cơ cấu phanh Đồng thời bảo đảm sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các cầu Mặt khác dẫn động phanh còn phải bảo đảm sự
tỷ lệ giữa lực tác dụng trên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh làm việc, bảo đảm hiệu suất làm việc cao
Đối với xe GAZ-66 dùng dẫn động phanh thuỷ lực, lực tác dụng lên bàn đạp được truyền đến cơ cấu phanh nhờ chất lỏng, dầu được điền đầy trong các đường ống, trong các khoang của xy lanh phanh chính, xy lanh phanh bánh xe Dẫn động hệ thống phanh chính bao gồm: Bàn đạp phanh, cần đẩy, pit tông xy lanh chính, đường ống dẫn đến các xy lanh phanh ở các bánh
xe, lò xo kéo
Hình2.7: Cấu tạo xy lanh phanh chính
Trang 261.Vòng hãm, 2.Đệm chặn, 3.Vòng làm kín, 4.tấm van, 5.Bát cao su, 6.Lò xo van thông qua, 7.Van ngược, 8.Van thông qua, 9.Nút đổ dầu, 10.Nắp đậy, 11.Thân
xy lanh, 12.Đầu nối, 13.Lò xo hồi vị, 14.Pít tông, 15.Chụp bảo vệ, 16.Cần đẩy pít tông, 17.Tấm chắn, 18.Lưới lọc A,B,C –các lỗ
Xy lanh phanh chính cùng với pít tông nhận lực bàn đạp thông qua cần đẩy tạo dầu có áp suất cao đưa qua đường ống dẫn tới pít tông công tác ở bánh xe Buồng dầu của xy lanh phanh chính được cung cấp từ bầu bố trí trên thân xy lanh Thân xy lanh được đúc bằng gang,trên thân có khoan 2 lỗ để bù dầu và thoát dầu, kích thước lỗ bù dầu lớn hơn lỗ thoát dầu Đây là chi tiết để
gá đặt các chi tiết khác, đường kính xy lanh phanh chính D = 40 mm, ở cuối
xy lanh có gia công lỗ ren để bắt với đường ống dẫn, trên thân còn có gia công tai để bắt cố định với khung xe
Ưu điểm cơ bản của dẫn đông thuỷ lực theo kiểu này là: kích thước và trọng lượng nhỏ do áp suất làm việc cao, thời gian chậm tác dụng phanh nhỏ
do không phải ép dầu (dầu phanh đã có sẵn trong đường ống và trong xy lanh phanh) bảo đảm phanh đông thời các bánh xe khi mong muốn phân bố lực phanh giữa các cầu và các bánh xe phụ thuộc vào kích thước pít tông ở xy lanh phanh bánh xe
Nhược điểm là: Không thể phanh trong thời gian dài vì áp suất dẫn động lớn (>10Mpa) có thể dẫn đến rò dầu ở các mối ghép kín, khi có một chỗ nào đó hư hỏng thì cả hệ thống không làm việc
Xy lanh được đúc liền với bầu chứa dầu và được đậy nhờ nắp 11 và có
bố trí tấm chắn 17, lưới lọc 18 và nút 9 Hệ dẫn động được đổ dầu qua cửa trên nhờ tháo nút 9 và giữ mức dầu không đổi trong bầu chứa dầu (khoảng cách từ mặt thoáng tới mặt của nắp trên vào khoảng 15-20 mm)
Bầu chứa dầu được thông với khoang làm việc của xy lanh qua lỗ thông qua C và lỗ bù B Kích thước của lỗ thông qua lớn hơn kích thước của lỗ bù
Trang 27Trong dẫn động thuỷ lực, áp suất làm việc cực đại của chất lỏng khi phanh vào khoảng 5,0-8,0 MPa Để bảo đảm độ tin cậy làm việc thường bố trí trợ lực song song với nguồn năng lượng do lái xe sinh ra Hệ thống phanh chính của ôtô GAZ- 66 sử dụng trợ lực chân không với độ chân không lấy ra
từ đường nạp của động cơ
2.2.2 Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
Được lắp ở đầu ra của hộp số phân phối
Ưu điểm của hệ thống phanh tay: đơn giản về dẫn động và tăng được
mô men phanh tới bánh xe phanh tương ứng với tỷ số truyền của truyền lực chính Khi ở cầu xe sử dụng vi sai bánh răng côn đối xứng thì mô men phanh truyền cho bánh xe bên trái và bên phải là như nhau, điều này bảo đảm ổn định cho xe khi phanh
Hình 2.8 Cơ cấu phanh tay và điều khiển
1 Thanh kéo dẫn động phanh tay; 2 vỏ thép bọc thanh kéo; 3 Định vị thanh kéo; 4 Cần kéo dẫn động phanh tay; 5 Giá tỳ của guốc phanh; 6 Thân cơ cấu điều chỉnh; 7 Vít điều chỉnh; 8 Lò xo kéo guốc phanh; 9, 11 Guốc phanh; 10 Mâm
22
Trang 28phanh; 12 Cần đẩy cơ cấu doãng má phanh; 13 Thân cơ cấu doãng má phanh; 14
Bi cơ cấu doãng má phanh; 15 Thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh; 16 Tang phanh; 17 Đòn dẫn động; 18 Tấm chắn dầu; 19 Thanh dẫn động; 20 nạng của thanh dẫn động; 21 Đòn trung gian
Nhược điểm của hệ thống phanh trục truyền lực là khi phanh, tất cả các chi tiết của hệ thống truyền lực nằm giữa cơ cấu phanh và các bánh xe sẽ chịu tác dụng của mô men phanh Mặt khác phanh trục truyền lực chỉ thực hiện phanh với các bánh xe chủ động
2.2.2.1 Cơ cấu phanh trục truyền lực
- Cấu tạo:
Mâm phanh giữ cố định, còn tang phanh sẽ quay cùng với trục các đăng Thân 2 (hình 2.9) và 5 được kẹp chặt trên mâm phanh 1 Guốc phanh 3 dưới tác dụng của lò xo kéo 6 đầu dưới được tỳ vào chốt tỳ 15 (hình 2.8), chêm 22 (dạng bơi) Chêm 22 có thể dịch chuyển dọc hướng trục khi quay vít điều chỉnh 7 Đầu trên của guốc dưới tác dụng của lò xo kéo 4 sẽ
tỳ vào thanh đẩy 12, các viên bi của cơ cấu doãng má phanh Cơ cấu doãng
má phanh loại này bảo đảm lực đẩy lên guốc phanh là như nhau
Trang 29Hình 2.9: Cơ cấu phanh trục truyền
1 Mâm phanh; 2 Cơ cấu doãng má phanh; 3 Guốc phanh; 4 Lò xo kéo guốc phanh; 5 Cơ cấu điều chỉnh
2.2.2.2 Dẫn động phanh tay
Dẫn động phanh tay của xe GAZ-66 là dẫn động phanh cơ khí gồm hệ
thống các thanh đòn Để tiến hành phanh, sử dụng năng lượng của người lái
(điều khiển bằng tay) Ưu điểm chính của dẫn động cơ khí là có độ tin cậy
Trang 30làm việc cao, độ cúng của dẫn động không thay đổi khi phanh lau dài Đặc điểm này ở dẫn động thuỷ lực và dẫn động khí nén không có do phanh lâu dài
dễ có khả năng rò rỉ chất lỏng hoặc chất khí
- Cấu tạo:
Dẫn động bao gồm hệ thống các thanh đòn (hình 2.8), cần kéo dẫn động phanh tay 4, người lái dùng tay kéo thực hiện phanh trục truyền lực Thanh kéo dẫn động phanh tay 1, trên thanh kéo có các răng để ăn khớp với
cơ cấu định vị, nó dược bọc bởi vỏ thép bảo vệ 2 Cơ cấu định vị thanh kéo 3 dạng bánh cóc, để đẩm bảo giữ cho thanh kéo 1 không bị tụt xuống dưới khi phanh, nhằm đảm bảo an toàn khi phanh Đòn trung gian 21 một đầu gắn với thanh kéo 1 nhờ khớp quay, một đầu nối với nạng 20 của thanh dẫn động, đòn này quay trên trục quay gắn với giá Đầu còn lại của thanh dẫn động 19 gắn với đòn dẫn động 7, đòn dẫn động 7 được quay trên trục gắn với giá, đầu còn lại của nó tỳ lên đầu của thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh
- Nguyên lý làm việc:
Khi phanh, người lái kéo cần kéo 4, thông qua thanh kéo dẫn động 1 làm cho đòn trung gian 21 quay quanh trục, đồng thời kéo thanh dẫn động 19 Thanh dẫn động dịch chuyển làm cho đòn dẫn động 17 quay quanh trục của
nó, đầu còn lại đẩy thân chứa bi 15 dịch chuyển vào trong Qua đó làm doãng guốc phanh và thực hiện quá trình phanh Cơ cấu định vị thanh kéo 3 giữ thanh kéo 1 không bị tụt xuống, làm cho quá trình phanh xe ổn định
Khi nhả phanh nhờ lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh các thanh đòn của dẫn động được kéo trở lại vị trí ban đầu
Trang 31
CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THÁO LẮP HỆ THỐNG PHANH XE GAZ-66
3.1 Tháo trợ lực chân không hệ thống phanh
Trợ lực chân không được tháo ra (để thay thế hoặc sửa chữa) khi gặp
các trường hợp hư hỏng sau đây:
- Khi có sự nứt, thủng vỏ của bầu trợ lực
- Khi hư hỏng màng bầu trợ lực, đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả phanh
Dụng cụ và thiết bị : clê 9 x 11, 10 x 12, 12 x 14, 17 x 19, 19 x 22; clê
tròng nguội 24; đột nguội 3; tô vít A 150 x 0,5; bình đựng dầu phanh; ống
mềm để xả khí khỏi dẫn động phanh
Nội dung nguyên công Dụng cụ, thiết bị
Tháo bộ trợ lực chân không
1 Làm yếu các đai kẹp ống mềm từ van chặn phía
trước vỏ bầu trợ lực
Tô vít A 150 x 0,5, đột nguội 3
2 Tháo ống dẫn dầu phanh cấp đến xy lanh thuỷ
lực, nút ống lại bằng nút gỗ và xả dầu phanh
khỏi xy lanh thuỷ lực
Clê 17 x 19, bình dựng dầu phanh
3 Tháo ống dẫn dầu phanh từ xy lanh thuỷ lực đến
đầu nối trung tâm ba ngả; nút nó lại bằng nút gỗ
và xả dầu phanh khỏi xy lanh
Tô vít A 150 x 0,5 , đột nguội 3 (clê
19 x 22)
4 Nới lỏng đai kẹp và tháo ra khỏi nắp van điều
khiển ống dẫn nối từ bầu lọc không khí với trợ
lực phanh
Tô vít 150 x 0,5, đột nguội 3 (clê 19 x 22)
Chú ý: trên các xe GAZ – 66 sản suất từ 1.9.1969, ống dẫn từ bầu lọc
không khí đến nắp van điêù khiển được bắt chặt bằng đai ốc
Trang 325 Nới ốc bắt giá trợ lực phanh bằng chân không và
tháo bộ trợ lực cùng với giá kẹp Tháo giá kẹp ra
khỏi bộ trợ lực
Clê 12 x 14, 10 x 12
Lắp bộ trợ lực chân không
6 Đặt giá kẹp lên các vít cấy, đặt các đệm vênh và
xiết chặt các đai ốc Lắp nguyên bộ trợ lực lên
giá lên giá kẹp trên khung xe, lắp các cốc vào
các lỗ của giá bắt phía trước với dầm dưới và
dầm thẳng đứng của xà dọc, lắp các đệm vênh và
xiết chặt các đai ốc
Lặp lại nguyên công này đối với giá bắt
phía sau của bộ trợ lực
Clê 12 x 14, 10 x 12
7 Ghép nối các ống dẫn mềm vào nắp van điều
khiển nối từ bầu lọc không khí đến bộ trợ lực
phanh bằng chân không, bắt chặt bằng đai ốc kẹp
Tô vít A 150 x 0,5, đột nguội 3 (Clê 19 x 22)
Chú ý: trên các xe GAZ – 66 sản suất từ 1.9.1969, ống dẫn từ bầu lọc
không khí đến nắp van điều khiển được bắt chặt bằng đai ốc
8 Tháo nút gỗ, bắt đường ống dẫn dầu phanh nối
từ xy lanh thuỷ lực tới đầu nối trung tâm ba ngả,
xiết chặt các đai ốc
Clê 17 x 19
9 Tháo nút gỗ, bắt đường ống dẫn dầu nối từ xy lanh
chính đến xy lanh thuỷ lực, xiết chặt đai ốc bắt chặt Clê 17 x 19
10 Bắt đường ống mềm nối từ van chặn đến vỏ
phía trước của bộ trợ lực phanh bằng chân
không, xiết chặt đai kẹp
Tô vít A 150 x 0,5, đột nguội 3 (Clê 19 x 22)
11 Xả khí khỏi hệ thống dẫn động thuỷ lực (xem
phiếu nguyên công N0 05 )
Trang 33PHIẾU NGUYÊN CÔNG N0 02
Dụng cụ và thiết bị: Clê 9 x 11, 12 x 14, 14 x 17, 22 x 24, Clê
66-3901078 để tháo ốc bánh xe 38 x 24, tô vít A 150 x 0,5, búa A3, kìm vạn năng
150, đột thợ nguội 3, ê tô II-120, cốc đựng mỡ bôi trơn, bình đựng cồn, bình đựng xăng, chậu rửa, đồng hồ đo trong 1835, pan me MK 0-25, súng khí nén
Nội dung nguyên công Dụng cụ , thiết bị
Tháo trợ lực chân không
1 Làm sạch bên ngoài bộ trợ lực và lắp lên ê tô Ê tô II-120
2 Tháo đai kẹp ống mềm (hình 3.1) thân sau
bầu trợ lực
Tô vít A 150 x 0,5
3 Vạch dấu trên thân 1 và 10 bằng tô vít, vặn
vít kẹp chặt đai ốc 2 và thân sau bầu trợ lực
6 Tháo đai ốc 12 ( hình 3.1) của thân bộ làm
kín, tháo thanh đẩy và pít tông (hình 3.4)
Clê 22 x 24
7 Tháo thanh đẩy 18 (hình 3.1), vòng phớt 13,
phớt 14, thân 15 của bộ làm kín
8 Rút chốt và tháo pít tông, thanh đẩy 19 của
van và thanh đẩy 18 của pít tông (hình 3.5)
Búa A3, đột thợ nguội 3
9 Tháo lỏng pít tông, tháo nắp vòng phớt 24
(hình 3.1), vòng phớt 21 và tháo lò xo 23 Kìm van năng 150