9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Khái quát nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT
dạng của học sinh
2.2.1. Khái quát nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý10 THPT 10 THPT
Trong phần chất rắn của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, HS cần phân biệt được chất kết tinh và chất vô định hình, phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể, nắm được sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn. Trong phần này, HS phải vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một số ứng dụng trong thực tế như: vì sao giữa hai đầu thanh ray xe lửa phải để hở? Vì sao các ống
dẫn khí đốt phải có đoạn uốn cong?...GV nên giới thiệu để HS nắm được nguyên tắc hoạt động của băng kép dùng làm rơle đóng ngắt tự động mạch điện trong bàn là.
Trong phần chất lỏng, HS cần nắm vững các hiện tượng xảy ra ở bề mặt chất lỏng như hiện tượng dính ướt, hiện tượng không dính ướt, hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng mao dẫn. Giải thích được vì sao cây có thể hút nước từ rễ? Vì sao nhện nước lại đi được trên mặt nước?...
Phần hơi khô và hơi bão hoà trang bị cho HS các kiến thức về sự chuyển thể của các chất. Trong phần này, HS cần nắm được các khái niệm về hơi khô, hơi bão hoà đồng thời áp dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
Kiến thức của chương này khá trừu tượng đối với HS. Như việc phân biệt các loại chất rắn trong thực tế. Để tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực nhận thức của mình, GV nên chuẩn bị một số vật rắn để các em quan sát và rút ra kết luận, hay chuẩn bị một số mô hình tinh thể của các chất thường gặp để các em làm quen và ghi nhớ. Kiến thức về hiện tượng mao dẫn là khá mới đối với HS, các em đã được học nguyên tắc bình thông nhau nên rất dễ sai lầm khi nghiên cứu kiến thức này. Ở đây, GV nên để HS bộc lộ những quan niệm sai lầm của mình, sau đó dùng thí nghiệm để bác bỏ các sai lầm ấy, có như vậy các em mới khắc sâu kiến thức và hứng thú hơn trong học tập. Trong thí nghiệm hiện tượng mao dẫn đối với thuỷ ngân, ở trường phổ thông khó thực hiện được nên GV có thể chuẩn bị một đoạn phim hoặc flash mô phỏng để HS quan sát. Trong phần ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt, GV có thể hướng HS tìm hiểu công nghệ tuyển khoáng qua hình vẽ 37.6 SGK, hoặc một đoạn flash mô phỏng lại quá trình này. Kiến thức về sự chuyển thể của các chất là khá gần gũi đối với HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức, GV nên chuẩn bị một số hình ảnh về thiên tai như hiện tượng băng tan làm nước biển dâng cao để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường trước sự nóng lên của Trái đất.