Tăng cường tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT (Trang 36 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Tăng cường tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Hợp tác nhóm (trong quá trình học tập) nếu được tổ chức tốt, sẽ thực hiện được những chức năng sau [30]:

Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: trong học nhóm, HS

phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS.

Phát triển năng lực cộng tác làm việc: công việc nhóm là phương pháp làm việc

được HS ưa thích. HS được luyện tập những kỹ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung.

Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS

phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.

Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: dạy học nhóm là quá trình học tập mang

tính xã hội. HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của GV.

Hình 2.2. Vòng thép hình chữ nhật

Hình 2.1. Vòng thép tròn có buộc vòng dây chỉ dài và vòng dây chỉ hình dạng bất kì

Tăng cường sự tự tin cho HS: vì HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khác, thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.

Phát triển phương pháp làm việc: thông qua quá trình tự lực làm việc và làm

việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phuơng pháp làm việc.

Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọn nhóm theo hứng thú

chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau, nam HS và nữ HS làm bài cùng nhau hay riêng rẽ.

Tăng cường kết quả học tập: những nghiên cứu so sánh kết quả học tập của HS

cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng học tập hợp tác nhóm không những tạo điều kiện cho HS lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động mà còn là điều kiện để rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức học tập, đồng thời phát triển năng lực giao tiếp cho các em. Đó là cơ sở để chúng ta bồi dưỡng trí thông minh tương tác cá nhân và trí thông minh ngôn ngữ của HS.

Ví dụ: song song với việc thực hiện các thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt

của chất lỏng, GV tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm trong lớp để xây dựng kiến thức. Có như thế các năng lực tương tác, ngôn ngữ của các em dần dần sẽ được cải thiện và phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT (Trang 36 - 37)