9. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Các dạng trí thông minh hiện có của học sinh THPT
Việc nghiên cứu, khảo sát các dạng trí thông minh của HS phổ thông được tiến hành bởi một hệ thống câu hỏi được soạn thảo cho bảy loại hình trí thông minh (xem phần phụ lục). Sau đó tiến hành phát phiếu đến 267 HS khối 10 của Trường trung học chuyên Kon Tum và Trường THPT Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (trong đó 4 lớp khối 10 với tổng số 138 HS của Trường TH chuyên Kon Tum và 3 lớp khối 10 với tổng số 129 HS của Trường THPT Đăk Hà). Mỗi HS trả lời một phiếu, bao gồm các câu hỏi về các biểu hiện liên quan đến bảy loại hình trí thông minh. Trong quá trình điều tra, HS được hướng dẫn tỉ mỉ về nội dung công việc cần làm và tạo mọi điều kiện cho HS bộc lộ những quan điểm, năng lực của bản thân.
Từ quan sát thực tiễn cho thấy, đại đa số HS nhiệt tình, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc trả lời. Kết quả thu được từ việc thống kê các phiếu điều tra thể hiện như sau:
- Cả bảy loại hình trí thông minh đều tồn tại ở HS phổ thông. Trong đó: trí thông minh ngôn ngữ có 203 HS (76%) , trí thông minh không gian có 170 HS (63,7%), trí thông minh âm nhạc có 123 HS (46,1%), trí thông minh vận động cơ thể có 188 HS (70,4%), trí thông minh lôgic toán học có 223 HS (83,5%), trí thông minh tương tác cá nhân có 217 HS (81,3%), trí thông minh nội tâm có 141 HS (52,8%)
- Mỗi HS đều có biểu hiện ít nhất một loại hình trí thông minh, số HS có biểu hiện từ hai loại hình trí thông minh trở lên chiếm 94,8% (253 HS). Ngoài ra, có 7,9% HS (21 HS) biểu hiện cả bảy loại hình trí thông minh. Những HS này đa số có
học lực giỏi và là những nhân tố chính trong các hoạt động học tập trong lớp học cũng như các hoạt động khác của nhà trường.
Song song với việc khảo sát các dạng trí thông minh của HS bằng phiếu điều tra, quá trình dự giờ trên lớp, phỏng vấn, nói chuyện với các em HS cũng được tiến hành để các em trao đổi, bộc lộ những quan điểm, năng lực học tập của chính bản thân mình. Kết quả thu được cho thấy:
- Trong phần lớn các tiết học chỉ một số ít HS tham gia hoạt động xây dựng kiến thức, đó là những HS có thế mạnh về năng lực ngôn ngữ và lôgic toán học. Số HS còn lại không có cơ hội hoặc chỉ tham gia các hoạt động học tập một cách thụ động. Những HS này tập trung thể hiện các năng lực như: vận động cơ thể, tương tác cá nhân, không gian; trong khi đó GV không chú ý các năng lực này trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập.
- Đại đa số các em cho rằng, cảm thấy thích thú, học tập có hiệu quả khi thầy cô giao cho những nhiệm vụ đúng với sở trường, năng lực. Các em làm việc rất tích cực và cảm thấy vui sướng khi bộc lộ được hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
1.2.2. Thực trạng dạy học vật lý và việc bồi dưỡng trí thông minh đa dạng củahọc sinh ở trường THPT