9. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Xây dựng tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học
của học sinh trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT
2.2.2.1. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học
. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là những gì HS cần phải hiểu rõ, phải nắm vững và đạt được sau mỗi bài học về cả ba lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, tình cảm và thái độ.
Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi học một kiến thức cụ thể, phải nêu rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS, phải viết chi tiết và cụ thể. Vì vậy, GV cần đọc kỹ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu bài học trên từng phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ cho phù hợp. Để xác định mục tiêu bài học chính xác, phù hợp và có tính khả thi, GV không chỉ nắm vững nội dung bài học, nội dung chương trình mà còn biết rõ phương tiện, hoàn cảnh và đối tượng dạy học.
Xác định kiến thức cơ bản và lôgic hình thành kiến thức
Kiến thức cơ bản là những kiến thức tạo thành nội dung chính của bài học, những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật, hiện tượng.
Khi chọn lựa kiến thức cơ bản, cần tham khảo phần tóm tắt kiến thức của từng chương, từng bài và hệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài.
Những kiến thức vật lý được đưa vào SGK vốn được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp theo một trình tự lôgic, có tính thực tiễn, tính sư phạm, tính giáo dục và tính phổ cập của chương trình. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, tùy theo thời lượng dạy học của môn học, đối tượng dạy học, điều kiện cơ sở vật chất… mà GV lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất nhưng phải bảo đảm được tính hệ thống, toàn diện của chương trình.
Trên cơ sở kiến thức cơ bản và trọng tâm, GV sắp xếp các kiến thức ấy theo một trình tự lôgic để từ đó lựa chọn phương tiện, phương pháp thích hợp để hình thành các kiến thức đó [35].
Xác định hoạt động để bồi dưỡng các dạng trí thông minh cho học sinh trong tiến trình dạy học
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, trong tiến trình dạy học phải dựa vào lôgic nội dung kiến thức, PTDH, khả năng học tập của HS… mà GV tổ chức các hoạt động học tập phù hợp cho HS, qua đó HS có thể bộc lộ tối đa năng lực bản thân. Đồng thời, tạo điều kiện cho mọi HS có thể tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động học tập. Với mỗi hoạt động cụ thể, trên cơ sở nội dung kiến thức GV cần xác định xem có thể bồi dưỡng cho HS loại hình trí thông minh nào để từ đó thiết kế các hoạt động học tập phù hợp và cố gắng kết nối các hoạt động học tập với càng nhiều loại hình trí thông minh càng tốt. Các hoạt động thường gặp có thể bồi dưỡng trí thông minh cho HS trong tiến trình dạy học là:
- Với các hoạt động học tập có thể tiếp cận bằng cách đọc SGK, tài liệu tham khảo; trình bày bằng lời hay viết thông tin thu thập được... ta có thể bồi dưỡng trí thông minh ngôn ngữ cho HS.
- Các hoạt động học tập có thể tiếp cận bằng cách tiến hành lập các bảng biểu, vẽ đồ thị, sơ đồ, quan sát tranh ảnh, video theo những cách khác nhau, tìm hiểu các hoạt động liên quan đến các mô hình... GV có thể bồi dưỡng trí thông minh không gian.
- Các hoạt động học tập yêu cầu HS phải dùng các hành động khéo léo như thực hiện thành công các thí nghiệm, lắp ráp, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình... GV có thể bồi dưỡng trí thông minh vận động cơ thể cho HS.
- Các hoạt động yêu cầu HS phải tính toán nhanh, chính xác hoặc xử lý các thông tin để rút ra các khái niệm, định luật, hiện tượng... ta có thể bồi dưỡng trí thông minh lôgic toán học cho HS.
- Các hoạt động học tập yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trao đổi, tranh luận, phối hợp chia sẽ giúp đỡ nhau trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức thì GV có thể bồi dưỡng trí thông minh tương tác cá nhân cho HS.
2.2.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt chất lỏng.
- Nêu được phương, chiều của lực căng bề mặt; viết được công thức tính độ lớn của lực căng bề mặt và nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức tính độ lớn của lực căng bề mặt để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
- Vận dụng kiến thức về lực căng bề mặt để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên. - Thực hiện khéo léo, thành công các thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
3. Thái độ
- Hứng thú tìm hiểu hiện tượng căng bề mặt chất lỏng.
- Nghiêm túc, nổ lực tìm kiếm các ví dụ, hình ảnh, đoạn phim; chế tạo các dụng cụ thí nghiệm liên quan đến hiện tượng bề mặt chất lỏng.
- Trung thực trong khi thực hiện các thí nghiệm, có tinh thần hợp tác, chia sẽ trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV
- Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 37.2 SGK.
- Một số đoạn phim và hình ảnh về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- Chia nhóm học tập cho HS; hướng dẫn HS tìm kiếm một số đoạn phim, hình ảnh liên quan đến bài học và tự chế tạo dụng cụ thí nghiệm ở hình 37.2.
- Máy chiếu đa chức năng (Projector), MVT.
2. HS
- Ôn lại các kiến thức về “Lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất” trong bài 28 SGK.
- Tìm kiếm, sưu tầm một số đoạn phim, hình ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Nội dung ghi bảng
Bài 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết thứ nhất)
I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng 1. Thí nghiệm
- Bề mặt màng xà phòng bị kéo căng và có xu hướng co lại để giảm diện tích. - Lực gây ra tác dụng trên gọi là lực căng bề mặt.
2. Lực căng bề mặt:
- Điểm đặt: lên đường giới hạn của bề mặt chất lỏng.
- Phương: tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng và vuông góc với đường lực tác dụng lên. - Chiều: sao cho lực làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- Độ lớn: f =σ.l
σ (N/m): hệ số căng bề mặt của chất lỏng, phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ chất lỏng (giảm khi nhiệt độ tăng).
3. Ứng dụng
- Nhờ lực căng bề mặt nên nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù, trên mui bạt ô tô...
- Nước trong ống nhỏ giọt chỉ có thể thoát ra khỏi miệng ống khi giọt nước có kích thước đủ lớn (ví dụ: nhỏ thuốc vào mắt khi đau mắt).
- Hoà tan xà phòng vào nước thì nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải...
2. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1. Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn.
Câu 2. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 400C ? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6 K-1.
* Đặt vấn đề:
- GV: + Cho HS xem hình ảnh về bong bóng xà phòng, giọt nước đọng trên lá cây:
+ Yêu cầu HS cho nhận xét về hình dạng của bong bóng xà phòng và giọt nước? Vì sao chúng lại có dạng như vậy?
+ HS tiếp tục quan sát hình ảnh con goọng vó có thể đứng trên mặt nước; lưỡi dao cạo có thể nổi trên mặt nước mà không chìm:
+ Hãy giải thích các hiện tượng trên.
- HS: quan sát các hình ảnh và suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu.
- GV đặt vấn đề: tất cả các hiện tượng kể trên đều liên quan tới mặt ngoài chất lỏng: đó là hiện tượng căng bề mặt chất lỏng. Tiết hôm nay chúng ta khảo sát hiện tượng này.
Hoạt động 1. Tìm hiểu lực căng bề mặt của chất lỏng (Bồi dưỡng HS trí thông minh tương tác cá nhân, vận động cơ thể, ngôn ngữ, lôgic toán học)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV mô tả thí nghiệm: gồm 1 khung dây thép, ở giữa có buộc một sợi chỉ vắt ngang, 1 chậu nước xà phòng. Sau đó lấy khung nhúng xuống chậu nước xà
- Nắm được các bước thực hiện thí nghiệm.
phòng rồi nhấc lên tạo màng xà phòng trên khung.
- GV đặt câu hỏi: nếu chọc thủng màng xà phòng phía trên thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- GV ghi nhận các dự đoán của HS. - GV điều khiển các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm với dụng cụ đã chuẩn bị.
- Hãy nhận xét nguyên nhân vì sao có hiện tượng này?
- GV thảo luận cùng HS rút ra kết luận cuối cùng.
- GV yêu cầu HS cho nhận xét về diện tích màng xà phòng còn lại trên khung và lực mới xuất hiện này có tác dụng
- HS dự đoán:
+ Màng xà phòng cả hai phía đều bị vỡ.
+ Màng phía trên bị vỡ sợi chỉ sẽ căng về phí trên.
+ Màng phía trên bị vỡ sợi chỉ sẽ căng về phí dưới.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và nhận thấy màng xà phòng phía trên vỡ, lập tức sợi chỉ căng về phía dưới.
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến nhận xét: nhất định trong lòng chất lỏng (màng xà phòng) phải tồn tại một loại lực nào đó.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời: màng xà phòng có xu hướng co lại để giảm diện tích đến mức nhỏ nhất có thể. Lực mới
như thế nào đối với màng xà phòng. - Nhận xét phát biểu của HS.
- GV kết luận: những lực kéo căng bề mặt chất lỏng (lực mới xuất hiện) gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.
- Vậy lực căng bề mặt của chất lỏng có điểm đặt, phương, chiều như thế nào. - GV mô tả thí nghiệm 2: nhúng một khung dây thép trên đó có buộc một vòng dây chỉ hình dạng bất kì vào nước xà phòng. Nhấc nhẹ khung dây thép ra để tạo màng xà phòng phủ kín mặt khung dây. Sau đó, chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ.
- GV điều khiển HS dự đoán hình dạng của vòng dây chỉ.
- GV ghi nhận tất cả các dự đoán của HS. - GV điều khiển các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
xuất hiện trong hiện tượng này có tác dụng kéo căng bề mặt của chất lỏng để làm giảm diện tích bề mặt.
- HS ghi nhận kiến thức.
- Nhận thức vấn đề nghiên cứu.
- Nắm được qui trình thực hiện thí nghiệm 2. - HS dự đoán: + Vòng dây chỉ không có hình dạng xác định. + Vòng dây chỉ có dạng đường tròn. + ....
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm với dụng cụ đã làm ở nhà.
- GV điều khiển các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Từ kết quả thí nghiệm trên hãy cho biết lực căng bề mặt có điểm đặt, phương như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm và chính xác hoá kiến thức:
Lực căng bề mặt có:
+ Điểm đặt: lên đường giới hạn của
bề mặt chất lỏng.
+ Phương: vuông góc với đường lực
tác dụng, tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng. - Vậy chiều và độ lớn của lực căng bề mặt được xác định như thế nào?
- Từ hai thí nghiệm trên hãy cho biết lực căng bề mặt có chiều như thế nào?
- GV giới thiệu: để tìm hiểu rõ hơn chiều của lực căng bề mặt ta xét thí nghiệm với khung dây thép hình chữ nhật.
- Điều khiển các nhóm HS tiến hành thí nghiệm với khung dây thép hình chữ nhật để kiểm tra chiều của lực căng bề mặt chất lỏng.
- Các nhóm trình bày các kết quả rút ra được: vòng dây chỉ có dạng một đường tròn.
- Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: lực căng bề mặt đặt tại vòng dây chỉ (đường giới hạn bề mặt), phương nằm trong mặt phẳng chất lỏng.
- HS ghi nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ vấn đề nghiên cứu.
- HS suy nghĩ, có thể trả lời được: lực căng bề mặt có chiều thu nhỏ diện tích bề mặt màng xà phòng.
- Nắm được qui trình thực hiện thí nghiệm với khung dây thép hình chữ nhật.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận về chiều của lực căng bề mặt của chất lỏng.
- Điều khiển các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, cho nhận xét về chiều của lực căng bề mặt.
- GV nhận xét các báo cáo của các nhóm và rút ra kết luận: lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- GV điều khiển các nhóm biểu diễn lực căng bề mặt tác dụng lên vòng dây chỉ và thanh thép trong 3 thí nghiệm trên vào giấy A3 (đã phát cho các nhóm).
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả biểu diễn lực căng mặt ngoài của nhóm mình lên bảng và nhận xét kết quả của các nhóm khác.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm: thanh thép trượt trên khung theo hướng thu nhỏ diện tích bề mặt màng xà phòng. Nhận xét: chứng tỏ lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- HS ghi nhận kiến thức.
- Các nhóm thảo luận biểu diễn lực căng bề mặt tác dụng lên dây chỉ và thanh thép trong 3 thí nghiệm trên giấy A3.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nhận xét kết quả biểu diễn lực căng mặt ngoài của các nhóm còn lại.
- Cá nhân HS ghi nhận và có thể tự biểu diễn được lực căng bề mặt tác dụng lên các đường giới hạn bề mặt chất lỏng. - Cá nhân đọc SGK rút ra biểu thức xác định độ lớn lực căng bề mặt, giải thích
- GV yêu cầu HS đọc SGK để rút ra biểu thức xác định độ lớn của lực căng bề mặt chất lỏng.
- GV nhận xét các phát biểu của HS. Sau đó GV chính xác hoá kiến thức: độ lớn của lực căng bề mặt F tác dụng lên một đoạn thẳng có độ dài l của đường giới
hạn bề mặt tỉ lệ với độ dài l: F = σ.l
σ (N/m): hệ số căng bề mặt của chất
lỏng.
- GV yêu cầu HS đọc bảng 37.1 SGK và trả lời câu hỏi: hệ số căng bề mặt của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
- GV trình chiếu cho HS xem đoạn phim thí nghiệm và yêu cầu HS rút ra nhận