Tăng cường sử dụng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tăng cường sử dụng thí nghiệm

Thí nghiệm là một trong những phương tiện quan trọng của HĐNT con người, thông qua thí nghiệm con người thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học vật lý, thí nghiệm là phương tiện HĐNT của HS, nó giúp người học tìm kiếm và thu nhận tri thức cần thiết. Thí nghiệm vật lý có thể sử dụng trong tất cả các giai

đoạn khác nhau của tiến trình dạy học: đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo của HS.

Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trọng vào việc hình thành những phẩm chất và năng lực của HS, qua đó giúp cho người học phát triển một cách toàn diện.

Trước hết thí nghiệm là phương tiện góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về vật lý cho HS. Nhờ thí nghiệm HS có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lý của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Thí nghiệm là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới: đức tính cẩn thận, khéo léo, kiên trì, trung thực... Do đó, GV có thể sử dụng thí nghiệm trong QTDH như một biện pháp để bồi dưỡng trí thông minh vận động cơ thể cho HS.

Trong quá trình thí nghiệm, có thể bồi dưỡng trí thông minh lôgic toán học và ngôn ngữ cho HS thông qua các hoạt động như: đề xuất các dự đoán, phân tích, mô tả các hiện tượng, quá trình vật lý, tổng hợp các mặt, các khía cạnh trong mối liên hệ với nhau, khái quát hóa thành những kết luận tổng quát...

Thí nghiệm còn là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể, qua đó góp phần bồi dưỡng trí thông minh tương tác cá nhân của HS. Qua thí nghiệm đòi hỏi HS phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.

Ví dụ: trong bài “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, để bồi dưỡng trí thông

minh vận động cơ thể, tương tác cá nhân, ngôn ngữ và lôgic toán học GV có thể thiết kế các hoạt động cho HS như: hướng dẫn HS về nhà tự làm các dụng cụ thí nghiệm về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng là các vòng thép tròn có buộc vòng dây chỉ dài và vòng dây chỉ có hình dạng bất kì (hình 2.1) , vòng thép hình chữ nhật (hình 2.2). Với nhiệm vụ được giao như thế các em phải khéo léo để làm tốt và có thẩm mỹ các dụng cụ thí nghiệm. Trong quá trình học tập, GV tạo điều kiện cho các em hoạt động theo nhóm tiến hành lần lượt các thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt đối với nước xà phòng. Với các hoạt động đó, các em phải khéo léo để thực

hiện thành công thí nghiệm, nhận định vấn đề, đề xuất các dự đoán, phân tích, mô tả hiện tượng để khái quát xây dựng kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của học sinh trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lý 10 THPT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w