9. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Đánh giá định tính
Qua quan sát giờ học ở các lớp TN và ĐC được tiến hành theo tiến trình dạy học đã thiết kế, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
- Đối với các lớp ĐC, không khí lớp học diễn ra bình thường. Tiến trình dạy học đã có những thay đổi nhất định về hình thức, phương pháp nhưng chưa thật rõ rệt, vẫn còn nặng về hình thức dạy học theo kiểu HS trả lời thụ động các câu hỏi của GV, quan sát thụ động những điều GV trình diễn trước toàn lớp. Sự tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp học chỉ tập trung ở một số ít các em. Đa số HS tuy có tham gia trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác.
- Đối với các lớp TN, chúng tôi rút ra được những nhận xét, đánh giá sau:
+ Không khí lớp học trở nên sôi động, các em rất sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, đa số HS hứng thú hơn với giờ học vật lý và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn;
+ HS tham gia các hoạt động học tập đa dạng nên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát hiện ra kiến thức mới của bài học;
+ Hoạt động của HS diễn ra trong giờ học thực sự chủ động và tích cực; + Số lượng HS tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn hẳn; nhiều HS trước đây ít tham gia các hoạt động học tập giờ đây đã hoà nhập tốt hơn vào các hoạt động chung của lớp và bước đầu có những hiệu quả tích cực;
+ Chất lượng các hoạt động học tập của HS được nâng cao hơn, thể hiện qua chất lượng trả lời các câu hỏi và kết quả thu được từ các nhiệm vụ học tập do GV đặt ra;
Qua trao đổi với GV trực tiếp dạy thực nghiệm và GV bộ môn cùng dự giờ trên lớp chúng tôi thu được một số ý kiến sau:
- Nhìn chung GV có nhận xét việc chuẩn bị bài dạy theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS công phu nhưng HS học tập tích cực, hứng thú và hiệu quả hơn.
- Các GV cho rằng việc nắm rõ trí thông minh đa dạng của HS lớp mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng HS, đồng thời phát huy được năng lực sở trường của các em. Qua đó, nâng cao hiệu quả dạy-học môn vật lý ở trường phổ thông.
- Phần lớn GV cho rằng, một số khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy-học theo hướng bồi dưỡng trí thông minh đa dạng của HS như sau:
+ Cơ sở vật chất nhà trường phần lớn còn lạc hậu, trang thiết bị dạy học bộ môn thiếu và chưa đồng bộ.
+ Khả năng tiếp cận, khai thác công nghệ thông tin của GV vào dạy học còn hạn chế.
+ Mặt bằng HS trong một lớp không đồng đều.
+ Đời sống kinh tế gia đình HS nông thôn còn khó khăn nên một bộ phận HS có thể không đáp ứng được các nhiệm vụ học tập được giao.
Với những khó khăn trên đòi hỏi GV phải nổ lực nhiều hơn, tìm hiểu kỹ hơn để thiết kế bài dạy và giao nhiệm vụ phù hợp đối với HS. Tuy nhiên, hầu hết GV đều khẳng định sẽ tìm hiểu, khắc phục khó khăn để vận dụng vào dạy học lớp mình một cách có hiệu quả.