Bên cạnh đó, tùy theo loại hình văn bản, mỗi đoạn văn mở đầu có những đặc điểm riêng về hình thức cấu tạo, nội dung, chức năng và quan hệ… Vì vậy nghiên cứu đoạn văn mở đầu sẽ giúp chúng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
o0o
TRẦN THU HOÀI
TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
o0o
TRẦN THU HOÀI
TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác
Tác giả
TRẦN THU HOÀI
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Quang Năng, người
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp, các bạn học viên trong lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu đầu tay này
TÁC GIẢ
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1 Đoạn văn và đoạn văn mở đầu 9
1.1.1 Khái niệm về đoạn văn 9
1.1.2 Khái niệm về đoạn mở đầu 12
1.2 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản truyện ngắn 13
1.2.1 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản 13
1.2.2 Quan niệm về phần mở đầu của truyện ngắn 17
1.3 Liên kết và mạch lạc 24
1.3.1 Khái niệm về liên kết 24
1.3.2 Khái niệm về mạch lạc 27
Tiểu kết 33
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 34
2.1 Kết quả khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 34
2.2 Đặc điểm hình thức của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 41
2.2.1 Phần mở đầu có hình thức bình thường 42
2.2.2 Phần mở đầu có hình thức đặc biệt 52
2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 57
2.3.1 Phần mở đầu trực tiếp 57
2.3.2 Phần mở đầu gián tiếp 60
Trang 6Tiểu kết 64
CHƯƠNG 3 CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỞ ĐẦU VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI BỘ PHẬN KHÁC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 65
3.1 Chức năng của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 65
3.1.1 Chức năng chỉ dẫn về thời gian, không gian nghệ thuật 65
3.1.2 Chức năng chỉ dẫn về hình tượng nhân vật 70
3.1.3 Chức năng dẫn dắt mạch lạc cho cốt truyện 76
3.1.4 Chức năng chỉ dẫn về phong cách nghệ thuật của tác giả Nam Cao 80
3.2 Quan hệ của phần mở đầu với các bộ phận khác trong truyện ngắn Nam Cao 85
3.2.1 Quan hệ của phần mở đầu với đầu đề tác phẩm 85
3.2.2 Quan hệ của phần mở đầu với đoạn văn tiếp 90
Tiểu kết 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Từ những năm 40 của Thế kỉ XX, đoạn văn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều góc độ Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về hình thức, nội dung mà ít chú ý đến chức năng của đoạn văn, nhất là đoạn văn
mở đầu trong văn bản
Trong văn bản, đoạn văn mở đầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình triển khai chủ đề Bên cạnh đó, tùy theo loại hình văn bản, mỗi đoạn văn mở đầu có những đặc điểm riêng về hình thức cấu tạo, nội dung, chức năng và quan hệ… Vì vậy nghiên cứu đoạn văn mở đầu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất của đơn vị này trong văn bản nói chung và từng thể loại văn bản nói riêng, góp phần tìm hiểu quy tắc xây dựng văn bản, lý giải quan hệ ngữ nghĩa của các bộ phận trong chỉnh thể văn bản
1.2 Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật rất gần với đời sống hàng ngày Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ở nước ta đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình Đối với đội ngũ sáng tác, truyện ngắn mang rõ các chất của người viết, thể hiện phong cách, dấu ấn cá nhân của người viết
So với nhiều thể loại văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn Việt Nam là thể loại phát triển nhanh và thu được nhiều thành tựu nhất Đặc biệt giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn bùng nổ truyện ngắn Việt Nam với những phong cách viết truyện ngắn độc đáo như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển… những nhà văn góp phần tạo cho truyện ngắn Việt Nam một diện mạo mới
1.3 Nam Cao là một nhà văn xuất sắc về thể loại truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945, ông đã hình thành nên một phong cách viết văn riêng với rất nhiều tác phẩm, nhân vật đi vào lòng người đọc Đã có rất nhiều công trình
Trang 8nghiên cứu về Nam Cao, tuy nhiên việc nghiên cứu phần mở đầu trong các truyện ngắn của Nam Cao chưa được quan tâm nhiều trong các công trình nghiên cứu văn học cũng như ngôn ngữ học Để góp phần vào các công trình nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, về đặc điểm truyện ngắn Nam Cao với tên
luận văn là: “Khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao” Trong
luận văn này chúng tôi sẽ tập trung làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao
1.4 Xét về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu thành công phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao sẽ góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về truyện ngắn Nam Cao và sẽ có một cách cảm nhận mới mẻ hơn về nội dung, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao Chúng tôi cũng mong kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những gợi mở cho việc khai thác vai trò, ý nghĩa của phần mở đầu trong việc dạy học văn bản truyện ngắn trong nhà trường
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về đơn vị mở đầu văn bản
Khi bàn về đơn vị mở đầu văn bản các nhà nghiên cứu thường gọi đó là
“phần mở đầu văn bản”, còn cách gọi “đoạn văn mở đầu” thì ít dùng hơn I.R.Galperin (1981) trong khi bàn về tính khả phân của văn bản, đã nói
rõ vai trò của phần mở đầu mà ông cho mà ông gọi là “tiền văn bản” như sau:
“Đặc trưng văn bản của những lời nói đầu, nhập đề, mào đầu là tính tự nghĩa tương đối của chúng Có thể gọi chúng là tiền văn bản Tuy nhiên chúng vẫn
là bộ phận của chỉnh thể: tách khỏi bản thân tác phẩm thì không tồn tại lời nói đầu.” [17, tr 123]
Ở Việt Nam, Diệp Quang Ban (1998), khi bàn đến việc phân đoạn văn bản cũng đã có đề cập đến đoạn văn, trong đó có đoạn văn mở Theo tác giả, trong loại văn bản cỡ vừa, đoạn văn mở làm nhiệm vụ của phần mở [6, tr
Trang 9213] Tác giả lưu ý: “Cần phân biệt đoạn văn mở của một bài viết chặt chẽ với việc trình bày mở đầu, thường là của bài nói miệng, về một sự vật, sự việc, vấn đề” [6, tr215]
Nguyễn Quang Ninh (1993) trong một quyển sách hướng dẫn thực hành xây dựng đoạn văn cũng sử dụng thuật ngữ “đoạn văn mở” và đề cập đến chức năng của đoạn văn mở đầu, các kiểu mở đầu: “Đoạn văn mở đầu cần phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết, tạo điều kiện tốt cho việc viết phần phát triển (phần thân bài, phần chính) Đoạn văn mở đầu có 2 loại:
mở trực tiếp và mở gián tiếp [37, tr36]
Phan Mậu Cảnh (2005) thì bàn về tính đặc thù và tính thống nhất của đoạn văn mở đầu trong các loại văn bản khác nhau Tác giả viết: “Đoạn văn, trong đó có đoạn văn mở đầu, là một phần của văn bản; văn bản thuộc phong cách khác nhau thì cách mở đầu cũng không giống nhau Tuy vậy, chúng vẫn
có những điểm chung, nhất là vai trò, chức năng của chúng trong cấu trúc chung của văn bản” [12,tr244]
2.2 Về đơn vị mở đầu truyện ngắn
Trong các công trình nghiên cứu về truyện ngắn, giới sáng tác và nghiên cứu mới tập trung khai thác các khía cạnh như quan niệm về thể loại, cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự kiện… mà ít chú ý đến chức năng của các đơn vị tạo nên truyện như đoạn văn mở đầu, đoạn văn ở giữa và đoạn văn kết thúc…, nhất là đoạn văn mở đầu văn bản Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến khẳng định vai trò của đơn vị mở đầu văn bản Chẳng hạn, A.Tsêkhôp, nhà văn Nga bậc thầy về truyện ngắn khẳng định: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” [dẫn theo 35, tr92] Nói về kinh nghiệm viết truyện ngắn, Y.U Nagibin , nhà văn hiện đại Nga, cũng cho rằng:
“… nên nghĩ cho kĩ về mở đầu và kết luận”, “… cần phải nhớ rằng đoạn mở
Trang 10đầu và đoạn cuối tác phẩm là một cái gì tinh tế, phức tạp, yêu cầu chú ý thật cao” [ dẫn theo 33, tr121]
Ở Việt Nam, dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử đã tìm hiểu về phần mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Tác giả thừa nhận kết cấu 3 phần của văn bản và từ mô hình kết cấu này chỉ ra các phương tiện
tu từ văn bản được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: Rút gọn phần mở đầu, mở rộng phần mở đầu, rút gọn phần kết thúc… [44, tr35] Phần mở đầu trong truyện ngắn đã được tác giả quan tâm đến nhưng chỉ trên phương diện là biện pháp tu từ văn bản
Tác giả Đinh Trọng Lạc, từ góc độ tu từ văn bản, đã phân tích một số đặc điểm của “lời mở đầu” Ông cho rằng: trong văn học dân gian truyền miệng, phần mở đầu luôn có một nội dung đầy đủ, trọn vẹn và cô đúc…,
“Trong các tác phẩm văn xuôi ngày nay – khác với tác phẩm văn học dân gian ngày xưa – phần mở đầu thường không được viết tập trung, mà trải dài trong suốt cả một đoạn cắt khá lớn” [28, tr12,13]
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là: phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao Trên cơ sở đó chỉ ra những chức năng cơ bản của phần mở đầu đối với việc triển khai thế giới nghệ thuật,
tư tưởng của tác phẩm cũng như việc thể hiện giọng điệu, phong cách nghệ thuật của nhà văn
Xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận văn tập trung khảo sát trên
phạm vi 55 truyện ngắn được in trong: Tuyển tập Nam Cao,NXB Thời Đại, 2010
Trang 11Danh sách các tác phẩm trong Tuyển tập Nam Cao, nhà xuất bản
8 Những truyện không muốn viết
9 Nhìn người ta sung sướng
Trang 1242 Nỗi truân chuyên của khách má hồng
43 Đường vô Nam
Trang 1353 Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng tiêu trí xác định phần mở đầu của văn bản nói chung, văn bản truyện ngắn nói riêng
- Tìm hiểu đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, phần mở đầu truyện ngắn của Nam Cao để thấy được những đặc trưng cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn nói chung và mở đầu truyện ngắn Nam Cao nói riêng
- Tìm hiểu chức năng chỉ dẫn của phần mở đầu trên cơ sở đặt chúng trong mối quan hệ với các phần khác của tác phẩm:
+ Tìm hiểu block sự kiện mở đầu, các tiêu điểm nghĩa có tính chất chỉ dẫn trong mối quan hệ với các block sự kiện khác trong truyện
+ Tìm hiểu vai trò của phần mở đầu đối với kết cấu, ý nghĩa, thế giới nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách tác giả theo quan hệ mạch lạc
về ngữ nghĩa, chức năng
5 Phương pháp nghiên cứu
Với một lượng lớn các tác phẩm và mục đích nghiên cứu như trên, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 14- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 55 truyện ngắn của Nam Cao Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thống kê rồi phân loại phần mở đầu của mỗi truyện ngắn vào những nhóm thích hợp theo đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện
- Phương pháp phân tích văn bản: Trên cơ sở kết quả khảo sát thống kê, phân loại và đặt trong những ngữ cảnh tu từ cụ thể, chúng tôi tiến hành phân tích các đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa cũng như các chức năng chỉ dẫn của phần mở đầu đối với văn bản tác phẩm, phong cách tác giả
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để làm sáng tỏ các đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, cũng như các chức năng cơ bản của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao, Chúng tôi đã phối hợp một số phương pháp nghiên cứu thuộc các chuyên ngành lý luận văn học và thi pháp học
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu đặc điểm của phần mở đầu truyện ngắn của nhà văn Nam Cao có thể có những đóng góp sau:
- Góp phần làm sáng rõ những đặc trưng cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
- Thấy được vai trò, ý nghĩa của phần mở đầu đối với việc triển khai nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật tác phẩm
- Nêu lên được những đóng góp của nhà văn Nam Cao trong việc cách tân thể loại trên phương diện hình thức cũng như nội dung
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trên gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm của phần mở đầu trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 3: Chức năng của phần mở đầu và quan hệ của nó với các bộ phận khác trong truyện ngắn Nam Cao
Trang 15NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở chương này chúng tôi sẽ đề cập đến những lí luận có liên quan trực tiếp làm cơ sở cho đề tài như: các quan niệm về đoạn văn, đoạn văn mở đầu, phần mở đầu của văn bản đã được các nhà nghiên cứu đưa ra Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa quan niệm của mình về phần mở đầu của truyện ngắn Tiếp theo, trong một chừng mực nhất định chúng tôi cũng đề cập các vấn đề về mạch lạc, liên kết Đây sẽ là nền tảng lý thuyết để chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở các chương tiếp theo
1.1 Đoạn văn và đoạn văn mở đầu
1.1.1 Khái niệm về đoạn văn
Trong các công trình nghiên cứu về văn bản, các nhà nghiên cứu đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi tên đơn vị trung gian giữa câu và văn bản: A.M Pexcopxki (1994) gọi là “đoạn văn”, L.A Bulakhopxki (1952) gọi
là “thể thống nhất trên câu”, N.S Paspelop (1946) gọi là “chỉnh thể cú pháp thích hợp”… Các nhà Việt ngữ học như Trần Ngọc Thêm (1984) gọi là “đoạn văn”, Nguyễn Quang Ninh, Hoàng Dân (1994) gọi là “chỉnh thể trên câu”…
Ở đây, chúng tôi chỉ điểm lại các quan niệm coi đơn vị trung gian giữa câu và văn bản là “đoạn văn”
L.G Fritman cho rằng: “đơn vị cú pháp trên câu có bộ các dấu hiệu tương thích khu biệt nó về mặt phẩm chất với những đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn – các câu – đó là đoạn văn” [33, tr47]
Theo Trần Ngọc Thêm, đoạn văn “là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi phát ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và một nội dung nhất định (đầy đủ hoặc không đầy đủ), được tách ra theo một cách hoàn chỉnh về
Trang 16hình thức: ở dạng nói, nó có có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc quãng ngắt hơi dài; ở dạng viết, nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (gồm thụt đầu dòng + viết hoa) và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (gồm dấu ngắt phát ngôn + xuống dòng)” [41] Như vậy, theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm, đoạn văn
là đơn vị luôn có hình thức hoàn chỉnh, rõ ràng và thể hiện những nội dung nhất định – có thể hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh
Diệp Quang Ban trong Giao tiếp – Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
cũng đề xuất cách hiểu về đoạn văn: “Đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết và được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng, cho đến chõ dấu chấm xuống dòng” [8,tr403] Ở đây, đoạn văn được hiểu thuộc về phương diện cấu trúc – phong cách
Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Tiếng việt thực hành cho rằng: “Đoạn
văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản” [54,tr68] Ở đây đoạn văn được hiểu là thành phần cấu thành chỉnh thể của văn bản
Về kích thước, đoạn văn có thể dài hoặc ngắn, có thể bao gồm nhiều câu, hoặc chỉ một câu và câu này có thể là câu một từ, hoặc cũng gặp đoạn văn được làm thành từ một “câu” không trọn vẹn Loại đoạn văn chỉ bao gồm một câu thường xuất hiện trong văn bản nghệ thuật bởi chúng mang đậm màu sắc tu từ Chẳng hạn, đoạn trích sau đây gồm ba đoạn:
“Anh càng hết sức để hát, để đàn và để…không ai nghe
Trang 17Về đại thể, đoạn văn thường được định vị trong một khổ viết – tức nằm
giữa hai dấu chấm xuống dòng và có ba bộ phận câu thành chính:
- Câu chủ đề có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề sẽ được đề cập,
thảo luận trong đoạn văn Trong nhiều trường hợp, câu chủ đề chính là câu thể hiện luận điểm của đoạn văn
- Các câu triển khai có nhiệm vụ thuyết minh, luận giải cho chủ đề
- Câu kết báo hiệu đoạn văn kết thúc, lưu ý người đọc những điểm
chi tiết cốt yếu của đoạn văn đồng thời có thể chuẩn bị cho đoạn văn tiếp theo.Ví dụ:
“Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào cái khay con, một đôi đũa một cái bát…xong hết mới gọi tôi dậy ăn Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân…Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.”
[Phan Thị Vàng Anh – Cha tôi]
Tuy nhiên trong thực tế, không phải đoạn văn nào cũng có đầy đủ ba bộ phận cấu thành như vậy Bởi, như trên đã nói, có những đoạn văn chỉ bao gồm một câu, có đoạn văn không có câu kết, đôi khi các bộ phận cấu thành của một đoạn văn lại được phân bố ở hơn một khổ viết.Ví dụ:
“Từ chiều, lại bắt đầu trở rét
Gió
Mưa
Não nùng.”
[Nguyễn Công Hoan – Anh Xẩm]
Ở ví dụ trên, một chuỗi câu đơn thoại cùng nêu một chủ đề được ngắt dòng nhiều lần, mỗi lần chỉ có một câu và nhiều câu đó mới tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Theo O.I Moskalskaja, “việc phân chia văn bản hoàn chỉnh thành các đoạn văn phản ánh vận động logic từ một tiểu chủ đề này sang một tiểu
Trang 18chủ đề khác Nó có tính chất tuyến tính, nếu như các tiểu chủ đề ngang nhau về mặt ý nghĩa” [33, tr121] Như vậy, việc nhận diện đoạn văn và xác định ranh giới giữa các đoạn văn chủ yếu nên dựa vào khả năng biểu đạt chủ đề của đoạn Bởi việc đánh dấu ranh giới bằng cách lùi vào một chữ khi bắt đầu một đoạn văn viết ở đây phải tương ứng với việc đánh dấu chuyển chủ đề của đoạn văn
Sau khi xét đoạn văn trên cả phương diện cấu trúc lẫn chức năng, tác
giả Lê Thị Thu Bình đã đề xuất cách hiểu về đoạn văn như sau: “Đoạn văn là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng biểu đạt một chủ đề” [11, tr29] Đây là
một cách hiểu có thể được chấp nhận và có tính sư phạm cao Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng quan niệm trên của Lê Thị Thu Bình để phân chia văn bản tác phẩm - mà cụ thể là phần mở đầu - thành những đoạn văn trong trường hợp cần thiết
1.1.2 Khái niệm về đoạn mở đầu
Một số nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về các đơn vị cấu thành văn bản đã đưa ra quan niệm về đoạn văn mở đầu Chẳng hạn, dựa vào tiêu chí chức năng, Nguyễn Quang Ninh phân chia đoạn văn thành các loại như sau: đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết, đoạn văn nối, và đoạn văn phát triển Đồng thời, ông cũng đã chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của đoạn văn tương ứng với các kiểu
mở đầu: mở trực tiếp và mở gián tiếp Thống nhất ý kiến của các nhà nghiên cứu về đoạn văn mở đầu có thể thấy:
Về mặt hình thức, đoạn văn mở đầu là bộ phận đầu tiên xuất hiện trong văn bản thể hiện một chủ đề tương đối trọn vẹn được tách biệt với các đoạn văn còn lại của văn bản
Về mặt nội dung, đoạn văn mở đầu thường dùng để nêu chủ đề, giới thiệu khung cảnh chung của văn bản Ví dụ: đoạn mở đầu sau có chức năng khái quát chủ đề:
Trang 19“Tiệm may Sài gòn không ở Sài Gòn không ở Cali Tôi đứng chờ chắn tàu ở đầu đường Khâm Thiên, ghi đông xe của tôi ngoắc vào mẹt của chị hàng thuốc trên vỉa hè, chị hàng thuốc chửi tôi là đồ con gì, lúc đấy tôi thấy cái biển to tướng trên đầu chị ta: “Tiệm may Sài Gòn, dạy cắt may các kiểu nam nữ hợp thời trang”, mở ngoặc bên dưới là có com-lê, vét-tông, áo dài.”
[Phạm Thị Hoài – Tiệm may Sài Gòn]
Theo cách nhìn nhận trên thì mỗi văn bản nói chung, văn bản truyện ngắn nói riêng đều có đoạn mở đầu Tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn mà đoạn mở đầu có thể có hình thức bình thường hay đặc biệt Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải bao giờ đoạn mở đầu cũng là phần mở đầu của văn bản truyện ngắn Vấn đề này chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ ở những mục sau
1.2 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản truyện ngắn
1.2.1 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản
“Các loại văn bản có thể có kết cấu khác nhau (…) nhưng nếu không kể một vài loại văn bản đặc thù thì về đại thể một văn bản thường có ba phần chính: phần mở đầu, phần khai triển, phần kết thúc” [54, tr7] Văn bản có ba phần là một loại văn bản có tính chất cổ điển, chúng có khuôn hình mềm dẻo
và được dùng rộng rãi trong nhà trường
Quan niệm về bố cục ba phần của văn bản bắt nguồn từ một khái niệm
“một hành động thống nhất” làm thành một tổng thể của Aristote: Tạo ra một tổng thể có một phần mở đầu, một phần giữa, và một phần kết thúc
Việc phân chia văn bản thành bố cục ba phần (cấu tạo hình thức) sẽ phản ánh cấu trúc nội dung (mặt ý nghĩa) của văn bản “Sự phân chia thành ba phần này có những căn cứ xác định:
- Căn cứ vào cấu trúc nội dung (ý nghĩa chung) của toàn văn bản
Trang 20- Căn cứ vào vai trò về mặt ý nghĩa của từng phần với những phần còn lại, tức là căn cứ vào chức năng nghĩa của mỗi phần trong cấu trúc nội dung của toàn văn bản” [7, tr60]
Theo Diệp Quang Ban, ngoài ba phần kể trên, văn bản cũng thường có một đầu đề đứng đầu văn bản Như vậy, một văn bản theo kiểu khuôn hình không cố định thường gặp, nhìn chung, gồm có bốn yếu tố: đầu đề, phần mở đầu, phần thân, phần kết
Ta có thể thấy, theo quan niệm thông thường nhất, mỗi văn bản bao giờ cũng có phần mở đầu Phần mở đầu và phần kết thúc là những “vị trí mạnh” trong văn bản Aristote khi xem xét mối tương quan giữa phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản cho rằng: “Một phần mở đầu là cái mà không cần thiết phải tiếp theo sau một cái khác, và sau nó thấy có hoặc đi đến tạo ra một cái khác một cách tự nhiên Một phần kết thúc, trái lại, là cái tự nhiên đi sau một cái khác do sự cần thiết hoặc trong phần lớn trường hợp là như vậy, vầ sau nó không có gì nữa” [dẫn theo7, tr59] Nhận định này của Aristote đã cung cấp cho ta dấu hiệu hình thức để ta nhận biết vị trí xuất hiện của phần
mở đầu trong văn bản
Về mặt cấu tạo, phần mở đầu có thể chỉ bao gồm một câu Chẳng hạn, một văn bản nhỏ như lời nhắn ghi trên giấy giắt lại cửa nhà một người bạn chỉ gồm vài ba câu nối tiếp nhau vẫn có thể là một văn bản gồm ba phần, phần
mở có thể chỉ là một câu đứng đầu, phần kết có thể là một câu đứng cuối Ví
dụ: “Mình đến gặp bạn có chút việc Tuần tới bọn mình tổ chức về quê X chơi Chúng mình muốn rủ bạn cùng đi, không biết ý bạn thế nào Hy vọng bạn sẽ cho bọn mình biết sớm” [7, tr60] Với một văn bản đủ lớn (chẳng hạn,
bài viết của học sinh), phần mở đầu và phần kết của văn bản thường là một đoạn văn Với những văn bản lớn hơn như một bài nghiên cứu, một cuốn
Trang 21sách, phần mở đầu có thể là một chương với sự phân chia thành các mục có tiêu đề cụ thể
Diệp Quang Ban, khi xem xét mặt chức năng của phần mở đầu của văn bản, đã cho rằng: “Phần mở đầu của văn bản có chức năng làm rõ đầu đề của văn bản và định hướng cho sự phát triển nội dung nêu ở phần thân” [7, tr62] Nguyễn Minh Thuyết cũng nhất trí cho rằng: “Phần mở đầu thường gồm một
số nhận định khái quát về những vấn đề sẽ được trình bày, nêu lên chủ đề chung và các chủ đề bộ phận Đồng thời (…) có thể nêu vắn tắt phương hướng hay những nguyên tắc được chọn làm cơ sở để giải quyết vấn đề” [54, tr7] Ví dụ:
Tên thật hắn rất hiền lành Rự, Lê Văn Rự Hắn làm trương tuần nên người ta gọi hắn là trương Rự Nhưng từ ngày hắn xoay sang làm nghề ăn cướp thì hắn thành ông Thiên lôi Cái tên ghê gớm ấy nguyên do là nó thế này: Những khi bọn an hem tụ tập để bàn định tìm một nhà nào để đánh, Rự không bao giờ bàn một tiếng, hắn chỉ chúi đầu vào uống rượu và ăn cơm; cơm rượu rồi, hắn lừ mắt ra, cầm cái tăm xiên vào từng kẽ răng rồi thỉnh thoảng lại rút hẳn ra mà mút; cứ như thế cho đến lúc người ta quyết định rồi, giao cho hắn việc gì là hắn vất tăm xuông đất, rũ quần đứng lên và theo lệnh của anh em Người ta bảo cái ông thiên tướng và tầm sét cũng hành động theo kiểu ấy, ông chẳng có quyền tự mình đánh chết ai; ông chỉ biết theo mệnh trời, chỉ đâu đánh ấy Chỉ đâu đánh ấy chính là cái thái độ thằng trương Rự Bọn ăn cướp gọi đùa hắn là Thiên lôi Từ đó thành tên; cái tên lan
đi, cả làng Vũ Đại không ai không biết Nhưng không biết cái lai lịch trên kia;
họ cắt nghĩa mỗi người một khác Người thì bảo hắn hung tợn và nóng tính; người khác thì lại bảo bởi cái tiếng hắn choang choang Thật ra thì hắn ít nói: lúc hắn nói, người ta nghe như quát; khi hắn quát; người ta tưởng là sấm sét; thôi thì cứ sôi lên sung sục như cơn nóng giận của Thiên lôi vậy
[Nam Cao – Nửa đêm]
Trang 22Ở truyện ngắn trên, tác giả đã mở đầu theo lối khái quát chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn ngay trong đoạn đầu tiên của văn bản Từ sự khái quát
về chủ đề gắn với đầu đề truyện, người kể chuyện đã khéo léo dẫn dắt người đọc vào câu chuyện chính Cách mở đầu này có tác dụng định hướng cách đọc
và tư duy cho độc giả
Như vậy, thông qua những ý kiến có tính khái quát của các nhà nghiên cứu, có thể ghi nhận ba yếu tố thuộc về nội dung của phần mở đầu như sau:
- Nêu đề tài - chủ đề được đề cập
- Nêu khung cảnh chung của đề tài – chủ đề
- Nêu hướng triển khai đề tài – chủ đề của văn bản
Tuy nhiên, về chi tiết, nội dung phần mở đầu văn bản lệ thuộc vào kiểu thể loại văn bản và cho dù có sự khác nhau thế nào thì phần mở đầu vẫn phải viết sao cho ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý và hứng thú ở người đọc
Cho đến nay, dùng để chỉ đơn vị mở đầu của văn bản, các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng song song hai thuật ngữ: “phần mở đầu” hoặc “đoạn mở đầu” Tuy nhiên, theo chúng tôi, thuật ngữ “đoạn mở đầu” thiên về mặt cấu trúc hình thức hơn là mặt chức năng, ngữ nghĩa của đơn vị mở đầu khi xem xét chung trong mối tương quan với cấu trúc chung của một văn bản Trong thực tế không phải bao giờ “đoạn mở đầu” cũng tương ứng (1-1) với phần mở đầu của văn bản Theo chúng tôi, chính thuật ngữ “phần mở đầu” đã phản ánh chính xác bản chất của đơn vị mở đầu về cả hình thức lẫn chức năng, ngữ nghĩa cũng như tạo ra một sự thống nhất cao khi xem xét mối tương quan giữa đơn vị mở đầu với các đơn vị khác trong vai trò cấu thành sự hoàn chỉnh của văn bản
Trang 23Căn cứ vào ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể đưa
ra cách hiểu chung nhất về phần mở đầu của văn bản như sau:
Về mặt hình thức: phần mở đầu của văn bản là phần xuất hiện đầu tiên trong văn bản , nó có thể gồm một câu văn, một đoạn văn hay nhiều đoạn, nhiều phần, hoặc là một chương của cuốn sách, điều đó phụ thuộc vào đặc trưng của từng loại phong cách văn bản
Về mặt nội dung - chức năng: phần mở đầu thường nêu lên đề tài - chủ đề, khung cảnh chung của đề tài - chủ đề hay phương hương triển khai cho đề tài - chủ đề của văn bản Thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào, có những biến đổi thích ứng ra sao là tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng loại phong cách văn bản
1.2.2 Quan niệm về phần mở đầu của truyện ngắn
1.2.2.1 Theo Yu Lotman “văn bản không hướng đến kết thúc mà hướng đến mở đầu Vấn đề căn bản không phải là “kết thúc bằng cách nào”
mà là “mọi chuyện bắt đầu từ đâu” [57, tr194]
Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Yu Lotman đã đưa ra nhiều kiến giải thú vị về vấn đề kết cấu - cấu
trúc của tác phẩm nghệ thuật Ông cho rằng “khung khổ của tác phẩm văn học được tạo thành từ hai yếu tố: mở đầu và kết thúc” [57, tr193] Trong đó “nhân
tố mở đầu có chức năng mô hình hóa xác định - nó không chỉ là bằng chứng của sự tồn tại mà còn thay thế các phạm trù nguyên nhân sau đó giải thích một hiện tượng (…), chỉ ra nguồn gốc của nó trong đánh giá một sự kiện nào đó” [57, tr194] Bởi “dẫu sao, chức năng mã hóa trong văn bản kể chuyện hiện đại vẫn thuộc về nhân tố mở đầu còn chức năng huyền thoại hóa của cốt truyện thuộc về nhân tố kết thúc” [57, tr200]
Trang 24Nhân tố mở đầu của tác phẩm ở mức độ nào đó có liên quan đến sự mô hình hóa nguyên nhân Một tác phẩm có thể không cần đến một kết thúc hoàn chỉnh (truyện dài kỳ, truyện ký biên niên …) nhưng nhất thiết phải có mở đầu
“Có thể gọi là những văn bản nếu chúng có nhân tố mở đầu” [57, tr195] chính
là vì thế Hơn nữa, đặc tính mở của các văn bản truyện kể hiện đại đòi hỏi phải có sự gia công bồi đắp các sự kiện Chính vì thế nhân tố mở đầu với tư cách là sự khởi đầu của tác phẩm càng trở nên quan trọng
1.2.2.2 Ở nước ta, từ năm 1975 trở lại đây, truyện ngắn là thể loại nhận được sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng như độc giả Dù rằng “xưa nay, có nhiều lý luận về tiểu thuyết mà ít lý luận
về truyện ngắn (…) truyện ngắn không có “hệ lý luận cơ bản” riêng của nó nhưng những vấn đề cơ bản của truyện ngắn cũng là những vấn đề chung của tiểu thuyết”
Truyện ngắn thường có tính đơn nhất về sự lựa chọn tinh tế, ít nhân vật,
có tính thời khắc, có đặc thù về giọng điệu, có tính năng động, tính hàm súc,
độ dồn nén cao Truyện ngắn thường khám phá cuộc sống vào thời điểm có ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc, một tình huống, một khoảng thời gian cụ thể
“Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời con người mà dựng lên” [dẫn theo 35, tr17] Cho nên việc xây dựng được các sự kiện có sức ám ảnh, chứa đựng những ý nghĩa biểu trưng cao có tính chất quyết định đối với sự sống còn của mỗi truyện ngắn
Những năm gần đây sự thâm nhập của tư duy tiểu thuyết cùng với sự gia công của các nhà văn đã khiến cho truyện ngắn không chỉ dừng lại ở sự miêu tả “cái thoáng chốc” mà còn mang tính tổng hợp cao, khả năng dồn nén lớn, lượng thông tin phong phú, cái nhìn hiện thực đa diện, biểu đạt được những vấn đề rộng lớn trong đời sống hiện thực lẫn tâm linh của con người
Trang 25Nhưng dù cho sức dồn nén của truyện ngắn có lớn đến đâu thì đó vẫn là kết quả sự dồn nén của sự kiện vào một cốt truyện thích hợp
Mặt khác, nhà văn không thể xây dựng tác phẩm bằng các sự kiện riêng
lẻ mà liên kết chúng lại tạo thành thể thống nhất cùng hướng về chủ đề chung Đồng thời mỗi sự kiện - block sự kiện trong tác phẩm lại có một vai trò, một
vị trí rất riêng
B.N Polevoi nhận định: “Cực kỳ quan trọng là làm sao bắt đầu cho tốt Người viết ký có kinh nghiệm thì khi còn đang thu thập tư liệu đã suy nghĩ về phần mở đầu, lựa chọn sự kiện cần thiết cho nó” [dẫn theo 56,tr51] và không chỉ riêng thể loại ký, việc lựa chọn sự kiện cho phần mở đầu cũng rất quan trọng với thể loại truyện ngắn Xin dẫn ra ý kiến của M.I Kalinin: “Phải bắt đầu lời nói ngay từ thực chất vấn đề hoặc từ một cái gì đó lý thú để thu hút sự chú ý” [dẫn theo 56, tr51]
Để đạt được mục đích tâm lý trên, phần mở đầu thường sử dụng một sự kiện đặc sắc, một hình tượng, một thông báo thú vị, khêu gợi trí tò mò, một cách đặt vấn đề ngược đời mà tác giả dự định sẽ giải đáp trong quá trình trình bày Đây thực chất là một sự giao đãi với bạn đọc, hướng về những lợi ích của
họ Hiển nhiên cần phải thấy rằng: cái quan trọng không phải cố làm ra một cái mở đầu thật đặc sắc là đã có sự thành công Sự thành công chính là ở chỗ
có sự hài hòa, nhất quán giữa nó với các thành phần còn lại của toàn bộ tác phẩm, trong việc cho phép triển khai các luận điểm, làm rõ các tư tưởng chủ
đề của tác phẩm mà theo Chu Lai thì việc “vào đầu nhanh, dẫn giải mạnh, kết thúc khéo - ba yếu tố đó kết hợp với ý tứ dồi dào, ý tưởng sâu xa sẽ tạo nên cái hay của truyện” [30, tr108] Tchekhov cũng cho rằng: “Viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”[dẫn theo 35, tr75] X.Voronin cũng có ý kiến tương tư: “Câu đầu là một thứ âm chuẩn, giúp
Trang 26vào việc tạo nên âm hưởng chung của toàn bộ tác phẩm” [dẫn theo 35, tr156] và “Truyện ngắn phải bắt đầu từ đoạn giữa, cần phải biết cắt bỏ một cách không thương tiếc những đoạn miêu tả không cần thiết” [Bondarev, dẫn theo 35, tr161]
1.2.2.3 Tác giả Đinh Trọng Lạc khi tiến hành nghiên cứu đặc trưng mô hình của văn bản đã có sự phân chia cấu tạo văn bản thành những lốc giao tiếp: những lốc giao tiếp cấu tạo văn bản và những lốc giao tiếp định hình văn bản Các lốc giao tiếp định hình văn bản lại bao gồm: lốc giao tiếp mở đầu, lốc giao tiếp kết thúc và lốc giao tiếp liên kết Lốc giao tiếp mở đầu tương ứng với phần mở đầu của văn bản nói chung, tác phẩm truyện ngắn nói riêng
“Trong tác phẩm nghệ thuật, các lốc giao tiếp mở đầu được hiện thực hóa trong cái phần của văn bản vốn tương ứng với phần trình bày (…) mang hình thức nhập đề” [29, tr10]
Trong tác phẩm truyện ngắn, tùy thuộc vào đề tài, chủ đề, phong cách hoặc dụng ý nghệ thuật của tác giả mà có khi phần mở đầu được trình bày với hình thức khá hoàn chỉnh theo các nội dung “đưa vào thời gian, nơi chốn, nhân vật (…) nêu lên đối tượng thông báo, chỉ ra kiểu trình bày (chủ quan hoặc khách quan), thái độ của người tường thuật đối với những biến cố được miêu tả, tính chất của những biến cố được miêu tả (những biến cố có tính chất
hiện thực hoặc hư cấu, hoặc hoang đường…)” [25, tr10]
Diệp Quang Ban cũng nhấn mạnh: Phần mở đầu của văn bản miêu tả và
kể chuyện thường gồm các yếu tố:
- Nêu đối tượng và đặc trưng được quan tâm của đối tượng miêu tả hay đối tượng của truyện kể, các đặc trưng này là định hướng cho sự triển khai ở phần thân
Trang 27- Giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời gian, hay xuất xứ của đối tượng
đó [7, tr62]
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong các tác phẩm tự sự hiện nay, đặc biệt
là truyện ngắn, phần mở đầu thường không được viết tập trung mà rải dài ra trong suốt cả một trường đoạn khá lớn “Nó chỉ thường chứa đựng một vài thông số của hoàn cảnh được miêu tả trong văn bản” [25, tr13] Nhưng bao giờ cũng vậy “những lốc giao tiếp mở đầu có công dụng làm một cái nền chuẩn bị cho độc giả tri giác nội dung thông tin cơ bản của văn bản [39, tr10] Chẳng hạn, một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường mở đầu theo lối truyền thống (lời kể bắt đầu trùng với điểm khởi đầu của mọi sự kiện) và kết thúc theo lối hiện đại (kết thúc mở, tạo sự phán đoán cho người đọc) Cách mở đầu như vậy giúp ta hình dung, chuẩn bị cho sự tiếp nhận các sự kiện tiếp theo như là sự phát triển của sự kiện mở đầu
Tính chất các sự kiện, các biến cố dược đề cập bao giờ cũng có thể được nhận ra thông qua các lốc giao tiếp mở đầu trong phần mở đầu Ngày nay “việc lược bỏ phần mở đầu là nét đặc biệt của truyện ngắn hiện đại Sự khuyết thiếu phần trình bày (gọi theo lối truyền thống) dẫn dắt người đọc đi ngay vào bề sâu của những biến cố được miêu tả, dường như làm cho người đọc trở thành người tham gia hoặc người quan sát trực tiếp những biến cố đó” [29, tr47]
Phần mở đầu của truyện ngắn thường là “phần mà người đọc dễ lướt qua, như người bước qua cái cổng sơ sài để đi vào ngôi nhà vườn bí ẩn, nhưng thực tế lại bộc lộ chức năng chỉ dẫn quan trọng” [24, tr451]
Nguyễn Thái Hòa cho rằng: phần mở đầu của văn bản không chỉ cho chúng ta biết “thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn báo hiệu cho chúng ta hiểu khoảng cách giữa người kể và chuyện kể (nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian…) giữa người kể và người nghe tức là ngay từ đầu đã
Trang 28định vị phát ngôn và cũng là điểm nhìn của người kể” [24, tr451] Người
kể dành phần mở đầu để đối thoại với người nghe chuyện và chỉ cho họ những tiêu điểm để đọc truyện đó tức “vừa dẫn người đọc vào một truyện
kể nhất định vừa chỉ cho người ấy thấy những gì phải tự mình tìm hiểu trong một truyện kể, từ đó tạo ra những hứng thú thưởng thức nghệ thuật cho mình” [24, tr443]
Truyện ngắn có thể có phần mở đầu, có thể không có phần mở đầu Tuy nhiên, theo chúng tôi, một truyện ngắn có phần mở đầu đích thực
phải đảm bảo: phần mở đầu xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong tác phẩm và chứa block sự kiện mở đầu hoặc các “tiêu điểm” có chức năng chỉ dẫn trên cơ sở đó những sự kiện tiếp theo lần lượt xuất hiện theo quy luật nhân quả hoặc dưới tác động của “cái ngẫu nhiên hợp lí” mà cấu thành toàn bộ sự biến hóa kì ảo của cốt truyện
Về tiêu chí nhận diện đối với phần mở đầu bao gồm nhiều đoạn, ta
có thể căn cứ vào ý kiến của Đinh Trọng Lạc khi xem xát về Tính khả phân của văn bản: Những danh giới của những phức đoạn (bao gồm nhiều đoạn tạo thành) có thể được đánh dấu, có thể không được đánh dấu Những cái sau đây có thể được dung làm điểm định hướng cho những danh giới không được đánh dấu:
- Việc đưa vào một đối tượng thông báo mới, việc thay đổi thời gian, địa điểm, những người tham gia vào hoàn cảnh được miêu tả trong văn bản, việc thay thế người kể…
- Việc chuyển đổi từ lời đối thoại thành lời độc thoại và ngược lại, việc chuyển từ miêu tả sang tường thuật và ngược lại…
- Việc thống nhất chủ đề trong trích đoạn văn bản
- Việc tách riêng ra thành đồ họa (ấn loát)
Trang 29Những ranh giới được đánh dấu của các phức đoạn thông thường được vạch ra bằng những câu hoặc những đoạn văn nhỏ mang tính chất mở đầu (ranh giới trên) hoặc khái quát (ranh giới dưới)
Như vậy, ở một chừng mực nào đó, phần mở đầu trong tác phẩm văn học đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trên phương diện hình thức cấu tạo,nội dung chuyển tải cũng như các chức năng cơ bản Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra còn khá dàn trải
Ở đề tài này, chúng tôi tiếp thu và sử dụng những quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước về phần mở đầu của văn bản nói chung, văn bản văn học nói riêng Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra quan niệm về khái niệm phần
mở đầu và cách phân loại phần mở đầu trong tác phẩm truyện ngắn để sử dụng trong quá trình nghiên cứu sau:
Về mặt hình thức, phần mở đầu của truyện ngắn là phần xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm ngay sau tiêu đề, chúng có thể trùng khít với đoạn mở đầu, hoặc lớn hơn một đoạn mở đầu; chúng có thể được đánh dấu hoặc không được đánh dấu Điều này phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng như yêu cầu của văn bản truyện kể
Về mặt ngữ nghĩa - chức năng: Phần mở đầu chứa block sự kiện mở đầu với các thông tin chỉ dẫn về nhân vật, thời gian, nơi chốn, chỉ ra kiểu trình bày , thái đọ của người tường thuật, tính chất của những biến cố… và quan trọng hơn phần mở có công dụng làm một “yếu tố nền” – chứa đựng các thông tin có tính chất chỉ dẫn để chuẩn bị cho độc giả “đọc” tác phẩm một cách hiệu quả
Để khảo sát, nhận xét về phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi phân loại phần mở đầu như sau
Căn cứ vào đặc điểm hình thức của phần mở đầu chúng tôi phân loại: phần mở đầu có hình thức bình thường và phần mở đầu có hình thức đặc biệt
Trang 30Phần mở đầu có hình thức bình thường là những phần mở đầu được cấu tạo bởi một hoặc một số đoạn văn bình thường về mặt kết cấu (đoạn văn gồm từ hai câu trở lên) Chúng có thể gồm những đoạn văn đơn thoại hoặc có xen kẽ các lời thoại của nhân vật nhưng đều được đặt dưới điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện, đồng thời cùng hướng đến việc thể hiện một chủ
đề chung, nhất quán
Phần mở đầu có hình thức đặc biệt là những phần mở đầu có sự phá vỡ cấu tạo hình thức bình thường của văn bản truyện ngắn Các tác giả trình bày chúng dưới một hình thức mới lạ (bức thư, nhật kí, đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm ) để tạo sự thu hút với độc giả, đồng thời tạo ra hiệu ứng tốt cho sự phát triển toàn văn câu chuyện
Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa của phần mở đầu chúng tôi phân loại: phần mở đầu trực tiếp và phần mở đầu gián tiếp
Phần mở đầu trực tiếp là kiểu mở đầu mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp đi thẳng vào vấn đề cần bàn đến trong truyện, hướng thẳng vào nội dung của truyện Kiểu mở đầu này thường đã có sự khái quát giúp bộc lộ chủ
đề của toàn truyện
Phần mở đầu gián tiếp là phần mở đầu tác giả không đi thẳng vào vấn
đề cần bàn đến trong truyện Vấn đề mà tác giả muốn hướng tới trong truyện chỉ được khơi gợi gián tiếp qua phần mở đầu bằng những sự kiện, khung cảnh chung hoặc thái độ đánh giá của người kể chuyện…
1.3 Liên kết và mạch lạc
1.3.1 Khái niệm về liên kết
1.3.2.1 Bất kì văn bản nào cũng có hiện tượng liên kết Liên kết là hiện tượng thường gặp, dễ nhận biết nhưng giữa các nhà nghiên cứu lại có những
Trang 31cách hiểu, cách quan niệm khác nhau Ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến hai quan niệm lớn về liên kết sau:
Thứ nhất, coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc hệ thống của ngôn ngữ Liên kết được xem xét ở cả hai phương diện hình thức và ý nghĩa Do có tính đến mặt ý nghĩa nên liên kết được hiểu như là yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ có được cái phẩm chất “là một văn bản”
Đi theo quan niệm này, căn cứ trên các cứ liệu tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm đã có những kiến giải xác đáng về vấn đề liên kết văn bản trong cuốn
Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (2007)
Trong cuốn sách này, Trần Ngọc Thêm đã xem xét vấn đề liên kết văn
bản ở hai hình thức liên kết nội dung và liên kết hình thức Trong đó, “giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung”.[48,tr24] Và sự liên kết ở đây cũng đặt trên cơ sở ý nghĩa Tên gọi liên
kết hình thức được hiểu là liên kết bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ trên cơ sở ý nghĩa
Liên kết nội dung được chia thành liên kết chủ đề và lien kết logic Liên kết chủ đề có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới chủ đề (Rheme) của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên chủ đề của văn bản Liên kết logic có nhiệm vụ
tổ chức mạng lưới thuật đề (Rheme) của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên thuật đề của văn bản Như vậy theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm, văn bản được xem là một hệ thống tự thân bao gồm các phần tử là các câu và giữa các câu - phần tử ấy tồn tại những quan hệ, liên hệ quy định vị trí của chúng
và làm thành cấu trúc văn bản cách hiểu đó đưa đến quan niệm “sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [48, tr22]
Trang 32Thứ hai, quan niệm về liên kết của hai nhà ngôn ngữ học tên tuổi
M.A.K Halliday và R.Hassan được trình bày trong cuốn Liên kết tiếng Anh
(1976) Quan niệm về liên kết của hai tác giả này được Diệp Quang Ban tiếp thu và đưa vào giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam
Liên kết theo quan điểm này tuy lấy ý nghĩa làm cơ sở nhưng nó chỉ được xem là một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc ngôn ngữ
và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò yếu tố quyết định cái “là văn bản” của sản phẩm ngôn ngữ Nhiệm vụ đó thuộc về mạch lạc (coherence), hay tính văn bản (textuality), hay chất văn bản (texture)
Như vậy, theo quan điểm thứ hai này, liên kết là thành tố phi cấu trúc tính (non – structural componnent) Tức nó chỉ tính đến các phương tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó mà xếp loại các phương tiện liên kết (các phép liên kết) Cái được gọi là liên kết nội dung (Trần Ngọc Thêm) không được đặt
ra thành đối tượng xem xét trực tiếp và một phần đáng kể của nó được xem xét trong mạch lạc
Theo D.Nunan: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan” [36, tr165]
Mạch lạc là vấn đề trọng tâm trong quan niệm về liên kết của hai tác giả này
Từ hai quan niệm phổ biến trên, ta có thể hiểu: “Liên kết là thứ quan
hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu
tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo
Trang 33nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau” [9, tr352]
1.3.2.2 Có một vấn đề rất quan trọng khi xem xét văn bản, cụ thể là các tác phẩm văn học, đó chính là vấn đề liên kết phi hình thức (liên kết ngầm ẩn) Một diễn ngôn hoặc một văn bản bao giờ cũng gồm những câu có quan
hệ về nghĩa, cùng hướng vào một chủ đề nhất định Khi đó, văn bản hoặc diễn ngôn có tính mạch lạc Trên thực tế, có những chuỗi câu không có liên kết hình thức và nội dung (Trần Ngọc Thêm) nhưng khi đặt chúng vào những văn cảnh rộng hơn, chúng vẫn có thể mang tính văn bản vì đảm bảo tính mạch lạc Chính tính mạch lạc tạo nên dòng chảy ngầm trong văn bản Nhờ đó chúng ta
có những cơ sở để suy đoán, liên tưởng và thẩm thấu những tầng vỉa ý nghĩa của văn bản tác phẩm Ở luận văn này, chúng tôi vận dụng quan điểm của các nhà ngữ pháp chức năng về liên kết (tức quan điểm thứ hai đã nói trên) khi xem xét mối quan hệ giữa phần mở đầu với các yếu tố khác của truyện ngắn trong vai trò chỉ dẫn
1.3.2 Khái niệm về mạch lạc
1.3.2.1 Mạch lạc là vấn đề thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu về văn bản Những ý kiến khác nhau nhưng lại khá thống nhất về cách hiểu bản chất của mạch lạc đã giúp chúng ta có những hình dung cụ thể hưn về vấn đề này Chẳng hạn:
David Nunan xác định mạch lạc là “tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ chính ông phải là tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan nhau” [165, tr36]
Tác giả Đỗ Hữu Châu nhận định: “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc (coherence) về nội
Trang 34dung bên cạnh tính liên kết về hình thức (cohesion) của văn bản, của diễn ngôn” [13, tr174]
Tác giả Diệp Quang Ban trong các công trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng
về mạch của mình đã cho rằng: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm thành tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch lạc” [8, tr71] Hay “mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu” [7, tr95]
Qua một số định nghĩa nêu trên, chúng ta thấy khái niệm mạch lạc văn bản tuy chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu cơ bản đều coi mạch lạc là điều kiện cần và là đặc trưng quan trọng, cơ bản của một văn bản đích thực
1.3.2.2 Những biểu hiện của mạch lạc trong truyện ngắn
Mạch lạc là một hiện tượng có thực nhưng trừu tượng, khó nắm bắt Mạch lạc có thể được hiểu theo những cách rộng hẹp khác nhau
Theo Diệp Quang Ban [8, tr140 – tr160] mạch lạc có thể phân biệt ở ba phạm vi khái quát:
- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản (quan hệ nội chiếu)
- Mạch lạc trong quan hệ ngoại chiếu
- Mạch lạc biểu hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói Đối với văn bản viết, theo Nguyễn Thị Thìn [50], mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày Mạch lạc của văn bản viết là sự thống hợp của các phương diện:
Trang 35- Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản
- Trình tự triển khai chủ đề của văn bản đảm bảo tính hợp lý
- Mối quan hệ nội dung chặt chẽ giữa các thành tố của văn bản
- Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản
Diệp Quan Ban trong phần Mạch lạc và Ngữ pháp truyện [8, tr194 – tr205] đã khẳng định: điển hình cho những biểu hiện của tính mạch lạc trong
truyện trước hết là các kiểu khác nhau trong quan hệ thời gian, kiểu quan hệ nguyên nhân và ngữ pháp truyện Trong đó:
- Quan hệ thời gian được xác định từ ba trắc diện chủ yếu là: trật tự, tần
số, thời han và được đánh dấu rõ dàng bằng các phương tiện liên kết
- Quan hệ nguyên nhân: Việc nghiên cứu truyện từ quan điểm tâm lí học cho rằng: một hồi của truyện là một chuỗi các sự kiện có quan hệ nguyên nhân, trong đó điều kiện ban đầu kích hoạt những hoạt động hồi đáp bên trong
và cả bên ngoài từ phía nhân vật Trên cơ sở đó, quan hệ nguyên nhân trở thành một quan hệ có tác dụng quyết định trong việc tạo và hiểu truyện kể Quan hệ nguyên nhân biểu hiện dưới dạng là: quan hệ nguyên nhân và mạng lưới quan hệ nguyên nhân
- Ngữ pháp truyện: Theo các nhà ngữ pháp truyện, một cấu trúc ngữ pháp hợp lí thể hiện sự mạch lạc của truyện có dạng:
Truyện kể -> Môi trường + Đề + Cốt truyện + Giải pháp
Trong đó Môi trường bao gồm: nhân vật, vị trí (không gian) và thời gian: Môi trường -> Nhân vật + Vị trí + Thời gian
Theo các nhà phong cách học, khi xem xét về tính mạch lạc trong văn bản truyện kể cần đặc biệt chú ý đến hai mối quan hệ chủ yếu: quan
hệ nhân quả (Causality) và quan hệ phi nhân quả (Non causality) giữa các block sự kiện
Trang 36Quan hệ nhân quả là kiểu quan hệ phổ biến giữa các block sự kiện trong tất cả các loại truyện kể Trong mỗi truyện kể luôn luôn tồn tại một cái
“nhân” ban đầu để sinh ra những cái “quả”, và “quả” của nguyên nhân này đồng thời sẽ thành “nhân” của một chuỗi quan hệ nhân quả khác Chính sự tiếp nối luân phiên giữa các “nhân” và các “quả” này đã làm nên sự phát triển của cốt truyện cũng như ý nghĩa mỗi tác phẩm
1.4 Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951) sinh ra trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam(nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành
Ông bắt đầu văn nghiệp từ 1936 với hai truyện ngắn Cảnh cuối cùng và Hai cái xác với bút danh Thúy Rư đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy số 123 và 133 Rồi
từ nguồn mạch ban đầu ấy các sáng tác tiếp theo của nhà văn lần lượt ra mắt
bạn đọc Nhưng kể từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi (gồm 7 truyện ngắn, trong đó có truyện Đôi lứa xứng đôi, tên ban đầu của nó là Cái lò gạch cũ, sau đổi thành Chí Phèo) đứng tên Nam Cao ra đời năm 1941 thì tên tuổi Nam Cao
mới chính thức ra gia nhập làng văn sánh bên các nhà văn nổi tiếng đương thời: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng
Trong buổi đầu, sáng tác của Nam Cao không tránh khỏi bị ám nhiễu bầu khí quyển của văn chương lãng mạn lúc đó Nhưng ông không bị cuốn theo những thị hiếu thời thượng mà nhanh chóng vượt qua cảm hứng thi vị hóa, duy mĩ hóa hiện thực lúc bấy giờ để xác định thiên chức của người cầm bút nơi mình Nam Cao đã ý thức về một nghệ thuật có ích, nghệ thuật vị nhân sinh Thông qua hình tượng nhân vật, Nam Cao bộc lộ quan niệm người viết văn không thể lẩn tránh sự thật, không thể thờ ở trước biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp người
Trang 37Trước cách mạng, những sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai chủ
đề lớn: Người nông dân bị tha hóa và “bi kịch vỡ mộng” của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Thế giới nội tâm của các nhân vật được miêu tả bằng ngòi bút phân tích tâm lí sắc xảo Tác giả miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ bình diện, rồi nhân vật lại tự bộc lộ, tự phân tích Các nhân vật của Nam Cao luôn có ý thức về một lí tưởng sống: tầng lớp tiểu tư sản (nhà báo, viên chức, nhà văn)
họ có ý thức xây dựng cuộc sống giàu hoài bão nhưng bị sức ép của hoàn cảnh, một hoàn cảnh hết sức tồi tệ tầm thường, đẩy dần còn người tới chỗ mất
ý thức, tự trọng, mất nhân cách Ở chủ đề lớn thứ hai Nam Cao đã rất thành công khi viết về người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ, đó thường là những nhân vật xấu xí dị dạng như Chí Phèo, Thị Nở, mụ Lợi, Thiên Lôi - Trương Văn Rự Nam Cao muốn nhấn mạnh tích chất khốc liệt và tàn bạo Việt Nam trong thời kì đen tối nhất Xã hội đó đã làm méo mó đi, dị dạng đi
cả tâm hồn và thể xác của bao người dân hiền lành, lương thiện và vô tôi
Đời sống cách mạng và kháng chiến đã dẫn đến sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao Nhà văn đã hào hứng ghi lại những đổi thay
của cuộc sống và con người sau Cách mạng tháng Tám trong Đường vô Nam, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, Từ ngược về xuôi, Ở rừng, Đôi mắt Trong số các sáng tác đó, Đôi mắt và Ở rừng đã quyện hòa được nét sắc sảo, tài hoa, những thế mạnh vốn
có của nhà văn hiện thực với tầm tư tưởng, nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng Nam Cao Cuộc sống kháng chiến đã thực sự xua đi “những đám mây đen xưa cũ” trong tâm trí nhà văn, và Nam Cao đã bước hẳn vào quỹ đạo của nền văn học mới
Với Nam Cao, người đọc nhận ra nghệ thuật của ông từ trong sáng tác,
cụ thể là trong truyện ngắn, truyện vừa trước và sau Cách mạng tháng Tám
Trang 38Nam Cao đã gửi gắm những suy nghĩ về văn chương nghệ thuật qua các nhân vật mà ông tâm đắc, sở nguyện Nam Cao thường lấy cái tôi đầy ưu tư, nỗi niềm của mình để nhào nặn, chế tác thành những nhân vật đầy cá tính trong truyện ngắn, truyện dài của ông
Trong quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao không chỉ đề cập đến vấn đề viết cho ai? Viết về cái gì mà cón nói đến vấn đề viết như thế nào?
Tiếp theo Trăng sáng, Đời thừa đánh dấu sự phát triển trong quan điểm nghệ
thuật của nhà văn Nam Cao đã ý thức được nhiệm vụ nặng nề mà lớn lao của người nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo Bởi người nghệ sĩ chân chính sáng tác không chỉ vì mưu sinh, kiếm sống mà trước hết là vì nhu cầu sáng tác thôi thúc từ bên trong Qua nhân vật Hộ, Nam Cao muốn nhấn mạnh ý nghĩa cao quý của văn nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tác những gì chưa có” Đồng thời lên án thứ văn chương “vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi” Sau chặng sáng tác đầu tiên, Nam Cao đã dứt khoát chia tay với khuynh hướng lãng mạn thoát ly để đến với khuynh hướng hiện thực
Nam Cao không nhân nhượng khi phê phán thứ văn chương tả chân hời hợt, nông cạn, không chạm được đến đáy của vấn đề mà chỉ tả được “cái bề ngoài xã hội” Trong thái độ nghệ thuật của mình, Nam Cao không chỉ đối lập với thứ văn chương giả dối với văn chương chân thật, mà còn đối lập thứ văn chương chân thật bên ngoài với thứ văn chương có chiều sâu của nghệ thuật sáng tác đích thực
Trong các sáng tác sau Cách mạng tháng Tám của Nam Cao, con người nhà văn thống nhất với con người cuộc đời Ý thức trách nhiệm đối với ngòi
Trang 39bút của ông ngày càng rõ rệt hơn Nhà văn muốn sáng tác của mình phải ngày càng có ích Bước vào cuộc sống kháng chiến, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đạt đến trình độ tự giác hơn trên lập trường tư tưởng mới Ông không quan niệm sống viết chung chung nữa mà sống viết giờ đây là vì Tổ quốc, nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước
Truyện ngắn Đôi mắt ra đời trong thời kì này đã là một tuyên ngôn
nghệ thuật mới của Nam Cao nói riêng và của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đến với cách mạng và kháng chiến nói chung Thông qua lời đối thoại giữa nhân vật Hoàng - văn sĩ cũ, đứng bên lề kháng chiến, và Độ - nhà văn tham gia , hòa nhập với cuộc sống cách mạng và kháng chiến, Nam Cao đã khẳng định lập trường kiên định của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản dứt khoát khước từ, chối bỏ những quyền lợi cá nhân, cuộc sống hưởng thụ ích kỷ, chối
bỏ cái “tháp ngà” nghệ thuật thuần túy, cao siêu ngày trước để hòa hợp với những người xung quanh, với cộng đồng Họ sẵn sàng thích ứng với những công việc của một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhưng có ích với nhân dân, với cách mạng và kháng chiến
Là nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đã dứt khoát trong sự lựa chọn
và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến luận văn như: các quan niệm về đoạn văn và đoạn mở đầu trong văn bản nói chung; các vấn đề về liên kết, mạch lạc; đặc biệt chúng tôi đã cố gắng đưa ra quan niệm của mình về tiêu chí nhận diện phần mở đầu truyện ngắn Đây là những vấn đề cơ bản có tính chất giới thiệu chung là cơ sở lí luận để chúng tôi tiến hành nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn của tác giả Nam Cao ở các chương tiếp theo
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN
NAM CAO
2.1 Kết quả khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao
Nam Cao được coi là đại diện xuất sắc của văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn cuối Ông không phải là nhà cách tân truyện ngắn ông chỉ tiếp nhận những gì mà các nhà văn đi trước đã làm, bồi đắp thêm cho nó Nhưng
sự bồi đắp ấy rất phong phú và khiến cho truyện ngắn có thêm rất nhiều cách thăm dò những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc
Khảo sát phần mở đầu của 55 truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, có thể phân chia phần mở đầu thành hai loại theo đặc điểm hình thức Đó là phần
mở đầu có hình thức bình thường và phần mở đầu có hình thức đặc biệt
* Phần mở đầu có cấu tạo hình thức bình thường: Phần mở đầu
có hình thức bình thường là những phần mở đầu được cấu tạo bởi một hoặc một số đoạn văn bình thường về mặt kết cấu (đoạn văn gồm từ hai câu trở lên) Chúng có thể gồm những đoạn văn đơn thoại hoặc có xen kẽ các lời thoại của nhân vật nhưng đều được đặt dưới điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện, đồng thời cùng hướng đến việc thể hiện một chủ đề chung, nhất quán.(44/55 tác phẩm)
a.Phần mở đầu cấu tạo trùng với đoạn văn mở đầu: là phần mở đầu
được cấu tạo bằng một đoạn văn, và là bộ phận đầu tiên xuất hiện trong văn bản thể hiện một chủ đề tương đối trọn vẹn được tách biệt với các đoạn văn
còn lại của văn bản.( 31/44 tác phẩm): Cái chết của con mực, Nhỏ nhen, Nhìn người ta sung sướng, Giăng sáng, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đón khách, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Thôi, đi về, Mua danh, Một truyện xú-vơ-