0
Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Quy trình thực hiện một khoản vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 42 -46 )

D Tổng cộng VNĐ + ngoại tệ quy đổi 18,548 1,302 855

2.2.2 Quy trình thực hiện một khoản vay tiêu dùng

2.2.2.1 Với những đối tượng không hưởng lương

Tập hồ sơ gồm có những giấy tờ liên quan như: giấy đề nghị chứng minh vay vốn, hợp đồng vay vốn, phương án vay vốn, tài sản cầm cố, các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp, hợp đồng bảo đảm tiền vay

(nếu có), các giấy tờ nguồn thu nhập, hộ khẩu, CMND, các giấy tờ liên quan khác.

Các bước thực hiện:

Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn từ phía khách hàng, nếu thấy thiếu thì đề nghị khách hàng bổ sung thêm.

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên, thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký các thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ xin vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng cần kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ xin vay vốn được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện).

Tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ

-Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn thông qua cơ quan phát hành ra công chúng hoặc các kênh thông tin khác.

-Kiểm tra mục đích vay vốn: đối chiếu nhu cầu xin vay với các hoá đơn hàng hoá của khách hàng xem có chính xác và phù hợp với mục đích đã đề ra hay không.

- Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng: xác định các nguồn thu nhập hàng tháng xem có ổn định hay không, có chắc chắn đủ lớn hay không. Thẩm định, kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm.

- Thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

- Tổng hợp các nội dụng thẩm định và lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cho vay.

Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm với những trường hợp người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản mà tài sản cầm cố thế chấp đó pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Nhập kho tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp. Thực hiện giải ngân và thu nợ.

- Chứng từ giải ngân : cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về hợp đồng hàng hoá, bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí...

- Chứng từ của ngân hàng: bảng kê rút vốn vay và uỷ nhiệm chi. - Nhập thông tin vào chương trình phần mềm, luân chuyển chứng từ.

- Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng kiểm tra, luôn luôn giám sát khoản vay, đôn đốc thu nợ lãi và gốc đồng thời xử lý những phát sinh xảy ra của khoản vay đó.

2.2.2.2 Với đối tượng hưởng lương

Bộ hồ sơ gồm có: ngoài những giấy tờ có trong bộ hồ sơ như với các đối tượng không hưởng lương, thì các đối tượng hưởng lương còn cần thêm một số giấy tờ cần thiết sau : hợp đồng lao động, quyết định biên chế ( với cán bộ đang là biên chế ), giấy uỷ quyền khấu trừ lương và các thu nhập khác có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị khách hàng công tác.

Giống như với các đối tượng không hưởng lương, việc co vay tiêu dùng với các đối tượng hưởng lương được thực hiện như trên. Tuy nhiên với khâu thẩm định khách hàng là đối tượng vay thế chấp theo lương thì cán bộ tín dụng còn phải xác nhận thời gian làm việc tại đơn vị của khách hàng và mức lương cũng như các khoản phụ cấp theo lương và thu nhập ngoài lương của khách hàng.

Các cán bộ thẩm định và thực hiện chấm điểm tín dụng theo các chỉ tiêu sau đây :

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu tại NHNoN&PTNT + Có nợ thuộc nhóm 1;2: A + Có nợ thuộc nhóm 3;4: B

+ Có nợ thuộc nhóm 5: C

Chỉ tiêu 2: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiên hành: + Không có vi phạm pháp luật hiện hành A

+ Vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành đến mức bị truy cứu trách

nhiệm hình sự C

Cách thức xếp loại khách hàng:

Khách hàng loại A: Tất cả các chỉ tiêu đạt A

Khách hàng loại B: Khách hàng không đạt loại A và C Khách hàng loại C: Có 1 chỉ tiêu C

Với khách hàng loại A: được xem xét áp dụng cấp tín dụng không có bảo

đảm bằng tài sản hoặc áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

Với khách hàng loại B:

+ được xem xét áp dụng cấp tín dụng một phần không có bảo đảm bằng tài sản (mức cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản tối đa không quá 50% tổng mức cấp tín dụng)

+ Có thể xem xét hưởng một phần ưu đãi về mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

Khách hàng loại C:

+ Phải giảm thấp dần dư nợ.

+ Bắt buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản. Từng trường hợp cụ thể, đối với dự án cho vay mới (dự án mới có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ) chi nhánh trình Tổng giám đốc phê duyệt.

+Không được hưởng mức lãi suất cho vay,phí dịch vụ ưu đãi theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

(Theo quy định tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam số 1406/NHNo-TD)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 42 -46 )

×