Khảo sát nội dung phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao chúng tôi nhận thấy số lượng đoạn văn mở đầu giới thiệu nhân vật tương đối nhiều. Tuy mới phác họa khái quát chân dung nhân vật nhưng bước đầu nhà văn đã giúp người đọc định hình được “loại” nhân vật.
Nhân vật được giới thiệu thường là nhân vật chính nhưng cũng có thể là nhân vật phụ. Nhân vật chính là: “nhân vật then chốt của truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [55,tr193] Nhân vật chính có thể là một, nhưng cũng có khi là hai, ba nhân vật. Các nhân vật này có thể được giới thiệu đồng thời trong phần mở đầu.
Phần mở đầu giới thiệu một nhân vật chính:
“Đây không phải là một người điều độ vì điều độ. Hài điều độ vì bắt
buộc – Hắn không còn sức dư để bứa bừa – Hắn cũng không có tiền – Hắn mới hăm nhăm. Cái tuổi đương xuân, cái mạch máu đầy căng. Ngực phồng lên. Đôi môi chẳng chán cười. Bắp thịt dẻo nên chân đi chẳng biết mỏi. Dạ dày có thể co giãn ra như một cái túi cao su. Đôi mắt nhìn cũng khoái trá như ăn. Ham muốn là một cái phễu chẳng đặt vào đâu. Tin tưởng mạnh ngay với đôi tay cứng cáp. Bởi vậy chẳng cái gì có thể gọi là thái quá. Ấy là nói cái lúc đương xuân của những thanh niên khác. Không kể Hài.”
[Nam Cao - Quên điều độ]
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thât! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào
đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái
đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”
[Nam Cao - Chí Phèo]
“Ngạn đã cố không nghĩ nữa nhưng ý nghĩ cứ tự nhiên trở lại. Nó trở
lại với Ngạn khi Ngạn không còn phải chen chúc trên xe lửa. Ngạn đã ngồi thư thái trên một chiếc xe kéo bon bon về làng.”
[Nam Cao - Nhìn người ta sungsướng]
Ngoài ra còn có các truyện Xem bói, Một đám cưới, Nỗi truân chuyên của khách má hồng……
Phần mở đầu giới thiệu hai nhân vật chính:
“Từ ngẩng mặt lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần Từ muốn nói, nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi long mày dậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sang quắc có vẻ lồi ra. Cái chán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bong nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ…”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Mối hiềm bắt đầu từ một cái trần ngôn. Ông lý Nhưng ngờ cho ông
khóa Mẫn làm. Ông khóa Mẫn thì chưa chắc đã làm: bởi lẽ trong cái trần ngôn không phải là lời lẽ một nhà nho đã đọc sách thánh hiền, nhưng cái tin kia đến tai ông thì ông lại cười mà bảo rằng: Cái thằng nào nó làm cái trần ngôn ấy, cũng không nên trách nó, ăn bẩn, nó chửi cho là phải…”
[Nam Cao - Rửa hờn]
Nhân vật phụ là nhân vật “giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm”[55,tr198]. Nhân vật phụ chủ yếu được tác giả giới thiệu trong các đoạn tiếp theo trong truyện nhưng ở một số phần mở đầu nhân vật phụ có thể được giới thiệu để làm hỗ dựa, xuất xứ, hoàn cảnh nhân vật chính. Ví dụ:
“Nhu hiền ngay từ ngày còn bé. Khi chưa đẻ nó, mẹ nó đã có một đứa
con trai được hai năm. Thằng bé anh này đã được khá nhiều răng và đã biết
ăn cơm. Nhưng nó còn quấy suốt ngày, chẳng mấy lúc chịu để mẹ rời xa. Mà dù nó đã ăn cơm no đến căng bụng mặc lòng, lúc trông thấy mẹ vẫn còn đòi bú; không cho bú nó lăn ra đất, giẫy giụa, xé quần, xé áo, cào mặt ra mà khóc; chẳng khác gì người ăn vạ. Đêm đến nó mới lại càng khổ. Nó nhất định cứ phải nằm bên mẹ suốt đêm, ngoài mẹ ra, không chịu ngủ với ai. Nó bám lấy mẹ chằng chằng. Thức dậy lúc nào là nó lại vơ lấy cái vú vào mồm, dù chẳng còn một giọt sữa nào. Không còn sữa nó cũng day. Nó day cái vú beo như một con chó day bối giẻ. Rứt bú ra là nó khóc… Vì vậy lúc chửa Nhu thì mẹ Nhu lo lắm. Bà sẽ liệu thế nào với hai đứa trẻ. Nếu cả hai cùng đòi mẹ? Nếu đứa sau cũng bẳn tính như đứa trước thì có lẽ chúng làm tội bà chết…”
[Nam Cao - Ở hiền]
Nhân vật chính được nói đến trong truyện Ở hiền là Nhu, một con người hiền lành, cam chịu ngay từ khi sinh ra cho tới suốt cuộc đời. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phần mở đầu, nhà văn không chỉ giới thiệu nhân vật chính là Nhu mà còn nhắc đến một nhân vật khác “thằng bé anh” anh của Nhu. Đây chỉ là một nhân vật phụ góp phần phát triển nội dung câu chuyện, là một nhân vật được so sánh để làm nổi bật tính cách nhân vật vật chính nhưng được tác giả giới thiệu cụ thể trong phần mở đầu.
Khi nhân vật được giới thiệu là người khác, nhân vật có thể có tên riêng cụ thể. Ví dụ, các phần mở đầu trong các truyện ngắn Đời thừa, Dì Hảo, Chí
Phèo, Lão Hạc, Nhìn người ta sung sướng, Giăng sáng, Đón khách,…. đều
được giới thiệu nhân vật với tên riêng của họ. Ví dụ:
“Anh Tẻ cầm cái chai chìa cho vợ, gật gật đầu. Chị vợ trông thấy thừa
rồi, nhưng chị tảng lờ. Đàn bà họ có cách tảng lờ hay lắm! Nhưng tảng lờ cũng không xong. Anh vẫn chìa, vẫn gật gật, một thứ gật có thể gọi là khẩn khoản. Bởi vì anh gật cả bằng môi, bằng mắt. A! Như thế thì phải nói là anh nháy. Hơn nữa anh còn gọi:
-Bu mày! Bu mày… Nhoanh! …”
[Nam Cao - Rình trộm]
Ngoài cách giới thiệu bằng tên riêng cụ thể, nhân vật còn được giới thiệu bằng các đại từ anh, hắn, nó, bà lão…Ví dụ
“Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Quả như lời hắn đoán, thắng bé khóc chán rồi lặng thật. Có lẽ bây giờ thì nó nhọc quá, đã ngủ say như chết, không khí trở nên thư thái. Chỉ còn thấy tiếng võng đưa ken két khoan thai và đều đặn như tiếng tích tắc của một cái đồng hồ thật to…”
[Nam Cao - Cười]
“Người đội trưởng da ngăm ngăm đen ấy, có đôi mắt sắc và nụ cười
rất yêu đời. Anh dễ cười đùa. Cũng như anh dễ giơ tay xin nhận những nhiêm
vụ khó khắn, nguy hiểm một cách tụ nhiên, giản dị. Anh thường bảo:
“Khó đến đâu, người cộng sản cũng tin rằng mình làm được. Và làm cho kỳ được”.”
[Nam Cao - Trần Cừ]
Ngoài ra các nhân vật còn được giới thiệu bằng các cụm danh từ, các cụm danh từ được gọi ở đây gắn liền với chức danh nghề nghiệp. Ví dụ:
“Ông cựu Đầu chẳng lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi rước cái anh cu
lang Rận ấy về!” [Nam Cao - Lang Rận]
“Mối hiềm bắt đầu từ một cái trần ngôn. Ông lý Nhưng ngờ cho ông
khóa Mẫn làm. Ông khóa Mẫn thì chưa chắc đã làm: bởi lẽ trong cái trần ngôn không phải là lời lẽ một nhà nho đã đọc sách thánh hiền, nhưng cái tin kia đến tai ông thì ông lại cười mà bảo rằng: Cái thằng nào nó làm cái trần ngôn ấy, cũng không nên trách nó, ăn bẩn, nó chửi cho là phải…”
[Nam Cao - Rửa hờn]
Thậm chí, Nam Cao còn dùng phần mở đầu để phân tích cái tên đặc biệt của nhân vật.
Ví dụ: “ Ngay cái tên cũng khó nghe rồi. Thà cứ là Kèo là Cột, hay là Hạ, là Đông, là gì cũng còn dễ nghe. Nhưng hắn ta lại là Trạch Văn Đoành. Nghe như súng thần công nó chọc vào lỗ tai.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng với tên nhân vật, đoạn văn mở đầu còn giới thiệu khái quát hoàn cảnh hay tính cách của nhân vật. Việc khái quát trực tiếp hoàn cảnh của nhân vật ở đoạn văn mở đầu giúp người đọc dễ dàng nhận diện chân dung nhân vật trong truyện.
Mở đầu truyện “Một bữa no” là hoàn cảnh rất bi đát của gia đình một bà lão: chồng chết,con chết, mình bà lận đận với cái nghèo đói. Cái đói được gợi lên từ phần mở truyện như một định mệnh đeo đẳng suốt cuộc đời bà lão, và nó như một tiếng kêu tự đáy lòng của tác giả báo hiệu số phận đau khổ của nhân vật: “Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó lăn cổ ra nó chết.
Công bà thành công toi.” [Nam Cao - Một bữa no]
Tương tự, mở đầu truyện ngắn “Giăng sáng”, Nam Cao giới thiệu khái quát cho bạn đọc chân dung văn sĩ Điền bước ra từ một gia cảnh mà ở đó sự nghèo đói rách nát, thiếu thốn đang đè nặng lên từng ngày từng giờ:
Điền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Điền mua. Tính Điền rất gét mua. Từ ngày ra ở riêng đến giờ Điền mới mua có một lần. Ấy là một cái giường bằng gỗ bưởi của một người cô nghèo khó. Người cô cần tiền để lấy thuốc ngã nước cho chồng. Còn Điền thấy cũng cần một cái giường. Tháng ba vừa rồi vợ Điền mới sinh một con trai. Nghĩa là bây giờ Điền có những hai con. Cả nhà đúng bốn người, bốn người chất cả vào một cái giường! Giá mà mùa rét cũng được, chen chúc nhau một tí càng ấm áp. Nhưng mùa nực, còn gì là vệ sinh?
[Nam Cao - Giăng sáng]
Ngoài ra , đoạn văn mở đầu có thể giới thiệu phối hợp giữa tên nhân vật, với hoàn cảnh, hành động và tính cách của nhân vật. Chẳng hạn, cái độc đáo của đoạn văn mở đầu truyện ngắn “Nửa đêm” trong cách giới thiệu nhân vật, là sự phối hợp giới thiệu tên riêng với hoàn cảnh tính cách nhân vật:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tên thật hắn rất hiền lành. Rự, Lê Văn Rự. Hắn làm trương tuần nên người ta gọi hắn là trương Rự. Nhưng từ ngày hắn xoay sang làm nghề ăn cướp thì hắn thành ông Thiên lôi. Cái tên ghê gớm ấy nguyên do là nó thế này: Những khi bọn anh em tụ tập để bàn định tìm một nhà nào để đánh, Rự không bao giờ bàn một tiếng, hắn chỉ chúi đầu vào uống rượu và ăn cơm; cơm rượu rồi, hắn lừ mắt ra, cầm cái tăm xiên vào từng kẽ răng rồi thỉnh thoảng lại rút hẳn ra mà mút; cứ như thế cho đến lúc người ta quyết định rồi, giao cho hắn việc gì là hắn vất tăm xuông đất, rũ quần đứng lên và theo lệnh của anh em. Người ta bảo cái ông thiên tướng và tầm sét cũng hành động theo kiểu ấy, ông chẳng có quyền tự mình đánh chết ai; ông chỉ biết theo mệnh trời, chỉ đâu đánh ấy. Chỉ đâu đánh ấy chính là cái thái độ thằng trương Rự. Bọn ăn cướp gọi đùa hắn là Thiên lôi. Từ đó thành tên; cái tên lan đi, cả làng Vũ Đại không ai không biết. Nhưng không biết cái lai lịch trên kia; họ cắt nghĩa mỗi người một khác. Người thì bảo hắn hung tợn và nóng tính; người khác thì lại bảo bởi cái tiếng hắn choang choang. Thật ra thì hắn ít nói: lúc hắn nói, người ta nghe như quát; khi hắn quát; người ta tưởng là sấm
sét; thôi thì cứ sôi lên sùng sục như cơn nóng giận của Thiên lôi vậy. [Nam
Cao - Nửa đêm]
Trong phần mở đầu này, nhân vật Rự được giới thiệu bằng hai tên khác: tên Trương Rự gắn với công việc làm trương tuần; tên Thiên Lôi gắn với hành động thụ động “chỉ đâu đánh ấy” và tính cách không bình thường của nhân vật.
Tóm lại, đoạn văn mở đầu truyện ngắn tuy chưa lột tả hết tính cách số phận nhân vật, song nó cũng đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin có sức khái quát lớn về nhân vật để người đọc tiếp tục theo dõi nội dung cốt truyện.