1.3.2.1. Bất kì văn bản nào cũng có hiện tượng liên kết. Liên kết là hiện tượng thường gặp, dễ nhận biết nhưng giữa các nhà nghiên cứu lại có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cách hiểu, cách quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến hai quan niệm lớn về liên kết sau:
Thứ nhất, coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc hệ thống của ngôn ngữ. Liên kết được xem xét ở cả hai phương diện hình thức và ý nghĩa. Do có tính đến mặt ý nghĩa nên liên kết được hiểu như là yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ có được cái phẩm chất “là một văn bản”.
Đi theo quan niệm này, căn cứ trên các cứ liệu tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm đã có những kiến giải xác đáng về vấn đề liên kết văn bản trong cuốn
Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (2007).
Trong cuốn sách này, Trần Ngọc Thêm đã xem xét vấn đề liên kết văn bản ở hai hình thức liên kết nội dung và liên kết hình thức. Trong đó, “giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội
dung”.[48,tr24]. Và sự liên kết ở đây cũng đặt trên cơ sở ý nghĩa. Tên gọi liên
kết hình thức được hiểu là liên kết bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ trên cơ sở ý nghĩa.
Liên kết nội dung được chia thành liên kết chủ đề và lien kết logic. Liên kết chủ đề có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới chủ đề (Rheme) của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên chủ đề của văn bản. Liên kết logic có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới thuật đề (Rheme) của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên thuật đề của văn bản. Như vậy theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm, văn bản được xem là một hệ thống tự thân bao gồm các phần tử là các câu và giữa các câu - phần tử ấy tồn tại những quan hệ, liên hệ quy định vị trí của chúng và làm thành cấu trúc văn bản. cách hiểu đó đưa đến quan niệm “sự liên kết là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ hai, quan niệm về liên kết của hai nhà ngôn ngữ học tên tuổi M.A.K. Halliday và R.Hassan được trình bày trong cuốn Liên kết tiếng Anh
(1976). Quan niệm về liên kết của hai tác giả này được Diệp Quang Ban tiếp thu và đưa vào giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam.
Liên kết theo quan điểm này tuy lấy ý nghĩa làm cơ sở nhưng nó chỉ được xem là một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc ngôn ngữ và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết. Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò yếu tố quyết định cái “là văn bản” của sản phẩm ngôn ngữ. Nhiệm vụ đó thuộc về mạch lạc (coherence), hay tính văn bản (textuality), hay chất văn bản (texture).
Như vậy, theo quan điểm thứ hai này, liên kết là thành tố phi cấu trúc tính (non – structural componnent). Tức nó chỉ tính đến các phương tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó mà xếp loại các phương tiện liên kết (các phép liên kết). Cái được gọi là liên kết nội dung (Trần Ngọc Thêm) không được đặt ra thành đối tượng xem xét trực tiếp và một phần đáng kể của nó được xem xét trong mạch lạc.
Theo D.Nunan: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là tập hợp câu hoặc phát
ngôn không có liên quan” [36, tr165].
Mạch lạc là vấn đề trọng tâm trong quan niệm về liên kết của hai tác giả này.
Từ hai quan niệm phổ biến trên, ta có thể hiểu: “Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với
nhau” [9, tr352].
1.3.2.2. Có một vấn đề rất quan trọng khi xem xét văn bản, cụ thể là các tác phẩm văn học, đó chính là vấn đề liên kết phi hình thức (liên kết ngầm ẩn). Một diễn ngôn hoặc một văn bản bao giờ cũng gồm những câu có quan hệ về nghĩa, cùng hướng vào một chủ đề nhất định. Khi đó, văn bản hoặc diễn ngôn có tính mạch lạc. Trên thực tế, có những chuỗi câu không có liên kết hình thức và nội dung (Trần Ngọc Thêm) nhưng khi đặt chúng vào những văn cảnh rộng hơn, chúng vẫn có thể mang tính văn bản vì đảm bảo tính mạch lạc. Chính tính mạch lạc tạo nên dòng chảy ngầm trong văn bản. Nhờ đó chúng ta có những cơ sở để suy đoán, liên tưởng và thẩm thấu những tầng vỉa ý nghĩa của văn bản tác phẩm. Ở luận văn này, chúng tôi vận dụng quan điểm của các nhà ngữ pháp chức năng về liên kết (tức quan điểm thứ hai đã nói trên) khi xem xét mối quan hệ giữa phần mở đầu với các yếu tố khác của truyện ngắn trong vai trò chỉ dẫn.