Diệp Quang Ban khi nghiên cứu vấn đề mạch lạc trong ngữ pháp truyện đã điểm lại mô hình cơ bản của mỗi truyện kể theo quan điểm của các nhà ngữ pháp tạo sinh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Truyện kể -> Môi trường + Đề + Cốt truyện + Giải pháp. Trong đó: Môi trường -> Nhân vật + Vị trí + Thời gian
Ông đã chỉ ra rằng “công dụng lớn nhất của ngữ pháp truyện là tạo cơ sở cho tính đúng về mặt tâm lí học trong cách giải thuyết truyện. Trong chừng mực đó, cấu trúc nào của ngữ pháp truyện làm thành được cái khung cho mạch lạc của truyện thì cấu trúc đó đúng” [8,tr194 – tr205]
Xét trong cấu trúc của mỗi truyện ngắn, phần mở đầu có vai trò như “nút bấm” khởi động cho hàng loạt những sự kiện, biến cố làm nên tính hợp lí của cốt truyện. Do đó, đứng trên lập trường của thi pháp văn học hiện đại và lý thuyết về mạch lạc trong việc nghiên cứu tác phẩm văn học, phần mở đầu có chức năng rất cụ thể, quan trọng đối với việc dẫn dắt mạch lạc cho cốt truyện nói riêng , ý nghĩa tác phẩm nói chung.
Phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao thường tập trung giới thiệu về thời gian, không gian, nhân vật, các sự kiện hay tình huống… Chúng có thể bao gồm một hoặc một số block sự kiện hợp thành. Đặt trong tương quan với các block sự kiện khác trong truyện chúng có mối quan hệ mạch lạc với nhau.
Về mặt thời gian, các block sự kiện mở đầu trong các truyện ngắn của Nam Cao thường diễn ra ở hiện tại - người kể chuyện (ngôi thứ nhất hoặc thứ ba) trực tiếp tham gia hoặc thuật lại, tức chúng là cá sự kiện bậc một hay sự tình cận cảnh. Các block sự kiện tiếp theo là các sự kiện bậc hai có mối quan hệ nhân quả với sự kiện bậc một. Sự kiện bậc 1 (cận cảnh) là nguyên nhân để kể ra sự kiện bậc 2 (hậu cảnh). Nếu không có sự kiện ở phần mở đầu (sự kiện bậc 1 – cận cảnh) thì không xuất hiện sự kiện bậc 2 (hậu cảnh) ở các block truyện tiếp theo. Đồng thời, muốn hiểu được sự kiện bậc 2, chúng ta phải căn cứ vào mức độ giới thuyết của sự kiện bậc 1 ở phần mở đầu. Nói cách khác, block sự kiện mở đầu có chức năng dẫn dắt mạch lạc cho các sự kiện tiếp theo trong sự hình thành của cốt truyện Ta có thể thấy rõ chức năng dẫn dắt mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lạc cốt truyện của phần mở đầu theo quan niệm đã nói ở trên qua phân tích kết cấu truyện ngắn Đôi móng giò sau đây:
STT Điểm so sánh Nội dung Kiểu quan hệ
1 Phần mở đầu Block sự kiện 1(B1) giới thiệu nhân vật chính, tên nhân vật Trạch Văn Đoành. Block sự kiện 1 (bậc1) là nguyên nhân để kể ra các Block sự kiện (bậc2)
2 Phần thân Block sự kiện 2(B2) miêu tả diện mạo, ngoại hình, thói quen ăn mặc của nhân vật. Block sự kiện 3 (B2) hồi tưởng lại thân thế, gia đình và quá trình phiêu bạt của Trạch Văn Đoành từ khi rời làng đến khi trở về.
Block sự kiện 4 (B2) miêu tả cuộc sống hiện tại của ông Cửu( Trạch Văn Đoành) một người có vai vế trong làng hoàn toàn khác với trước đây.
B2 là kết quả của B1.
B2 – B2 Quan hệ kế cân, bổ xung.
3 Phần kết Block sự kiện 5(B3) Hành động thưởng đôi móng giò cho cô đầu của ông Cửu, ngụ ý coi các vị có vai vế trong làng như phường hát.
B3 là kết quả trực tiếp của B2, là kết quả gián tiếp của B1.
B1 – B3 quan hệ gián tiếp thông qua B2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo phân tích ở bảng trên ta thấy: Block sự kiện mở đầu là block bậc 1(B1), giữ vai trò là nguyên nhân để kể ra các block sự kiện bậc 2, 3(B2, B3) ở phần thân và phần kết. Trong phần thân, các block sự kiện bậc 2 lại đóng vai trò nguyên nhân so với block sự kiện bậc 3; đồng thời giữa các block sự kiện bậc 2 có quan hệ kế cận, bổ sung. Tương tự, block sự kiện bậc 3 làm kết quả cho block sự kiện bậc 1, 2 và giữa chúng tồn tại quan hệ kế cận bổ sung.
Mô hình thường gặp của kết cấu các Block sự kiện bậc 1 và bậc 2 về mặt thời gian thường là: tác giả nêu kết quả trước - tình trạng hiện tại của nhân vật rồi mới đi lí giải nguyên nhân sau( đi vào những hồi ức về quá khứ để tìm lời giải cho tình trạng hiện tại). Chẳng hạn như truyện ngắn Chí Phèo, Phần mở đầu truyện ngắn là cảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi chính là Block sự kiện bậc 1 nêu hiện tại của nhân vật. Sau đó phần thân truyện các Block sự kiện bậc 2, 3 hồi tưởng lại nguồn gốc, xuất thân của Chí Phèo vào một buổi sáng tinh sương được một anh đi thả ống lươn nhặt được tại một cái lò gạch cũ rồi cho người đàn bà mù. Đến năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho ông Lý Kiến và bị bắt đi tù, 7, 8 năm sau Chí Phèo trở về và thành một Chí Phèo như hiện tại. Cứ như vậy câu chuyện phát triển cho đến hết truyện.
Kiểu quan hệ nguyên nhân làm nổi bật vai trò dẫn dắt mạch lạc cho tác phẩm của phần mở đầu như trên còn được thể hiện trong những truyện ngắn
Đòn chồng, Đón khách, Rửa hờn, Ở hiền, Mua nhà…… Ở những truyện ngắn
này, block sự kiện mở đầu đánh dấu sự khởi đầu cho hàng loạt các sự kiện sẽ diễn ra trong truyện. Block sự kiện mở đầu là nguyên nhân mà các block sự kiện tiếp theo trong truyện là sự cụ thể hóa, làm rõ cái nguyên nhân đã nói ở phần mở đầu.
Giữa các sự kiện tạo nên tính mạch lạc của văn bản truyện kể nói chung, cốt truyện nói riêng thì quan hệ nối kết của các sự kiện thường được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xác định qua quan hệ thời gian, quan hệ không gian, quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng, kế cận, …
Xem xét vai trò của phần mở đầu trong việc dẫn dắt ý nghĩa truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi thấy rằng: Những truyện ngắn được triển khai theo kiểu luận đề thường thì phần mở đầu đã chứa yếu tố dẫn dắt cho tư tưởng, ý nghĩa tác phẩm. Lúc này, phần mở đầu với block sự kiện mở đầu đóng vai trò như những luận điểm chính, cơ bản cùng với các block sự kiện khác ở phần thân và phần kết giúp người đọc trên cơ sở những hướng suy luận nhất định có thể đi đến những kết luận hợp lí, tìm ra ý nghĩ đích thực của tác phẩm. Mối liên hệ giữa các block sự kiện mở đầu và các block sự kiện tiếp theo tạo thành ý nghĩa toàn tác phẩm không nằm ở kết cấu bề mặt mà nằm ở kết cấu bề sâu của tác phẩm.