Khái niệm về mạch lạc

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 33 - 40)

1.3.2.1 Mạch lạc là vấn đề thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu về văn bản. Những ý kiến khác nhau nhưng lại khá thống nhất về cách hiểu bản chất của mạch lạc đã giúp chúng ta có những hình dung cụ thể hưn về vấn đề này. Chẳng hạn:

David Nunan xác định mạch lạc là “tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ chính ông phải là tập hợp câu hoặc

phát ngôn không có liên quan nhau” [165, tr36]

Tác giả Đỗ Hữu Châu nhận định: “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc (coherence) về nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn dung bên cạnh tính liên kết về hình thức (cohesion) của văn bản, của diễn

ngôn” [13, tr174].

Tác giả Diệp Quang Ban trong các công trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng về mạch của mình đã cho rằng: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm thành tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì

thuộc về mạch lạc” [8, tr71]. Hay “mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về

mặt nghĩa và chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra

những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu” [7, tr95].

Qua một số định nghĩa nêu trên, chúng ta thấy khái niệm mạch lạc văn bản tuy chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu cơ bản đều coi mạch lạc là điều kiện cần và là đặc trưng quan trọng, cơ bản của một văn bản đích thực.

1.3.2.2 Những biểu hiện của mạch lạc trong truyện ngắn

Mạch lạc là một hiện tượng có thực nhưng trừu tượng, khó nắm bắt. Mạch lạc có thể được hiểu theo những cách rộng hẹp khác nhau.

Theo Diệp Quang Ban [8, tr140 – tr160] mạch lạc có thể phân biệt ở ba phạm vi khái quát:

- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản (quan hệ nội chiếu)

- Mạch lạc trong quan hệ ngoại chiếu

- Mạch lạc biểu hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói. Đối với văn bản viết, theo Nguyễn Thị Thìn [50], mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày. Mạch lạc của văn bản viết là sự thống hợp của các phương diện:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản - Trình tự triển khai chủ đề của văn bản đảm bảo tính hợp lý - Mối quan hệ nội dung chặt chẽ giữa các thành tố của văn bản

- Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản. Diệp Quan Ban trong phần Mạch lạc và Ngữ pháp truyện [8, tr194 – tr205] đã khẳng định: điển hình cho những biểu hiện của tính mạch lạc trong truyện trước hết là các kiểu khác nhau trong quan hệ thời gian, kiểu quan hệ nguyên nhân và ngữ pháp truyện. Trong đó:

- Quan hệ thời gian được xác định từ ba trắc diện chủ yếu là: trật tự, tần số, thời han và được đánh dấu rõ dàng bằng các phương tiện liên kết.

- Quan hệ nguyên nhân: Việc nghiên cứu truyện từ quan điểm tâm lí học cho rằng: một hồi của truyện là một chuỗi các sự kiện có quan hệ nguyên nhân, trong đó điều kiện ban đầu kích hoạt những hoạt động hồi đáp bên trong và cả bên ngoài từ phía nhân vật. Trên cơ sở đó, quan hệ nguyên nhân trở thành một quan hệ có tác dụng quyết định trong việc tạo và hiểu truyện kể. Quan hệ nguyên nhân biểu hiện dưới dạng là: quan hệ nguyên nhân và mạng lưới quan hệ nguyên nhân.

- Ngữ pháp truyện: Theo các nhà ngữ pháp truyện, một cấu trúc ngữ pháp hợp lí thể hiện sự mạch lạc của truyện có dạng:

Truyện kể -> Môi trường + Đề + Cốt truyện + Giải pháp.

Trong đó Môi trường bao gồm: nhân vật, vị trí (không gian) và thời gian: Môi trường -> Nhân vật + Vị trí + Thời gian.

Theo các nhà phong cách học, khi xem xét về tính mạch lạc trong văn bản truyện kể cần đặc biệt chú ý đến hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ nhân quả (Causality) và quan hệ phi nhân quả (Non causality) giữa các block sự kiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan hệ nhân quả là kiểu quan hệ phổ biến giữa các block sự kiện trong tất cả các loại truyện kể. Trong mỗi truyện kể luôn luôn tồn tại một cái “nhân” ban đầu để sinh ra những cái “quả”, và “quả” của nguyên nhân này đồng thời sẽ thành “nhân” của một chuỗi quan hệ nhân quả khác. Chính sự tiếp nối luân phiên giữa các “nhân” và các “quả” này đã làm nên sự phát triển của cốt truyện cũng như ý nghĩa mỗi tác phẩm.

1.4 Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951) sinh ra trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam(nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành. Ông bắt đầu văn nghiệp từ 1936 với hai truyện ngắn Cảnh cuối cùng Hai

cái xác với bút danh Thúy Rư đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy số 123 và 133. Rồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ nguồn mạch ban đầu ấy các sáng tác tiếp theo của nhà văn lần lượt ra mắt bạn đọc. Nhưng kể từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi (gồm 7 truyện ngắn, trong đó có truyện Đôi lứa xứng đôi, tên ban đầu của nó là Cái lò gạch cũ, sau đổi thành Chí Phèo) đứng tên Nam Cao ra đời năm 1941 thì tên tuổi Nam Cao mới chính thức ra gia nhập làng văn sánh bên các nhà văn nổi tiếng đương thời: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng.

Trong buổi đầu, sáng tác của Nam Cao không tránh khỏi bị ám nhiễu bầu khí quyển của văn chương lãng mạn lúc đó. Nhưng ông không bị cuốn theo những thị hiếu thời thượng mà nhanh chóng vượt qua cảm hứng thi vị hóa, duy mĩ hóa hiện thực lúc bấy giờ để xác định thiên chức của người cầm bút nơi mình. Nam Cao đã ý thức về một nghệ thuật có ích, nghệ thuật vị nhân sinh. Thông qua hình tượng nhân vật, Nam Cao bộc lộ quan niệm người viết văn không thể lẩn tránh sự thật, không thể thờ ở trước biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước cách mạng, những sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai chủ đề lớn: Người nông dân bị tha hóa và “bi kịch vỡ mộng” của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Thế giới nội tâm của các nhân vật được miêu tả bằng ngòi bút phân tích tâm lí sắc xảo. Tác giả miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ bình diện, rồi nhân vật lại tự bộc lộ, tự phân tích. Các nhân vật của Nam Cao luôn có ý thức về một lí tưởng sống: tầng lớp tiểu tư sản (nhà báo, viên chức, nhà văn) họ có ý thức xây dựng cuộc sống giàu hoài bão nhưng bị sức ép của hoàn cảnh, một hoàn cảnh hết sức tồi tệ tầm thường, đẩy dần còn người tới chỗ mất ý thức, tự trọng, mất nhân cách. Ở chủ đề lớn thứ hai Nam Cao đã rất thành công khi viết về người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ, đó thường là những nhân vật xấu xí dị dạng như Chí Phèo, Thị Nở, mụ Lợi, Thiên Lôi - Trương Văn Rự. Nam Cao muốn nhấn mạnh tích chất khốc liệt và tàn bạo Việt Nam trong thời kì đen tối nhất. Xã hội đó đã làm méo mó đi, dị dạng đi cả tâm hồn và thể xác của bao người dân hiền lành, lương thiện và vô tôi.

Đời sống cách mạng và kháng chiến đã dẫn đến sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn đã hào hứng ghi lại những đổi thay của cuộc sống và con người sau Cách mạng tháng Tám trong Đường vô Nam, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải

phóng, Từ ngược về xuôi, Ở rừng, Đôi mắt. Trong số các sáng tác đó, Đôi

mắtỞ rừng đã quyện hòa được nét sắc sảo, tài hoa, những thế mạnh vốn

có của nhà văn hiện thực với tầm tư tưởng, nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng Nam Cao. Cuộc sống kháng chiến đã thực sự xua đi “những đám mây đen xưa cũ” trong tâm trí nhà văn, và Nam Cao đã bước hẳn vào quỹ đạo của nền văn học mới.

Với Nam Cao, người đọc nhận ra nghệ thuật của ông từ trong sáng tác, cụ thể là trong truyện ngắn, truyện vừa trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam Cao đã gửi gắm những suy nghĩ về văn chương nghệ thuật qua các nhân vật mà ông tâm đắc, sở nguyện. Nam Cao thường lấy cái tôi đầy ưu tư, nỗi niềm của mình để nhào nặn, chế tác thành những nhân vật đầy cá tính trong truyện ngắn, truyện dài của ông.

Trong quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao không chỉ đề cập đến vấn đề viết cho ai? Viết về cái gì mà cón nói đến vấn đề viết như thế nào? Tiếp theo Trăng sáng, Đời thừa đánh dấu sự phát triển trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Nam Cao đã ý thức được nhiệm vụ nặng nề mà lớn lao của người nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo. Bởi người nghệ sĩ chân chính sáng tác không chỉ vì mưu sinh, kiếm sống mà trước hết là vì nhu cầu sáng tác thôi thúc từ bên trong. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao muốn nhấn mạnh ý nghĩa cao quý của văn nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tác những gì chưa có”. Đồng thời lên án thứ văn chương “vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Sau chặng sáng tác đầu tiên, Nam Cao đã dứt khoát chia tay với khuynh hướng lãng mạn thoát ly để đến với khuynh hướng hiện thực.

Nam Cao không nhân nhượng khi phê phán thứ văn chương tả chân hời hợt, nông cạn, không chạm được đến đáy của vấn đề mà chỉ tả được “cái bề ngoài xã hội”. Trong thái độ nghệ thuật của mình, Nam Cao không chỉ đối lập với thứ văn chương giả dối với văn chương chân thật, mà còn đối lập thứ văn chương chân thật bên ngoài với thứ văn chương có chiều sâu của nghệ thuật sáng tác đích thực.

Trong các sáng tác sau Cách mạng tháng Tám của Nam Cao, con người nhà văn thống nhất với con người cuộc đời. Ý thức trách nhiệm đối với ngòi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bút của ông ngày càng rõ rệt hơn. Nhà văn muốn sáng tác của mình phải ngày càng có ích. Bước vào cuộc sống kháng chiến, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đạt đến trình độ tự giác hơn trên lập trường tư tưởng mới. Ông không quan niệm sống viết chung chung nữa mà sống viết giờ đây là vì Tổ quốc, nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước.

Truyện ngắn Đôi mắt ra đời trong thời kì này đã là một tuyên ngôn nghệ thuật mới của Nam Cao nói riêng và của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đến với cách mạng và kháng chiến nói chung. Thông qua lời đối thoại giữa nhân vật Hoàng - văn sĩ cũ, đứng bên lề kháng chiến, và Độ - nhà văn tham gia , hòa nhập với cuộc sống cách mạng và kháng chiến, Nam Cao đã khẳng định lập trường kiên định của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản dứt khoát khước từ, chối bỏ những quyền lợi cá nhân, cuộc sống hưởng thụ ích kỷ, chối bỏ cái “tháp ngà” nghệ thuật thuần túy, cao siêu ngày trước để hòa hợp với những người xung quanh, với cộng đồng. Họ sẵn sàng thích ứng với những công việc của một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhưng có ích với nhân dân, với cách mạng và kháng chiến.

Là nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đã dứt khoát trong sự lựa chọn và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới.

Tiu kết

Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến luận văn như: các quan niệm về đoạn văn và đoạn mở đầu trong văn bản nói chung; các vấn đề về liên kết, mạch lạc; đặc biệt chúng tôi đã cố gắng đưa ra quan niệm của mình về tiêu chí nhận diện phần mở đầu truyện ngắn. Đây là những vấn đề cơ bản có tính chất giới thiệu chung là cơ sở lí luận để chúng tôi tiến hành nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn của tác giả Nam Cao ở các chương tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 33 - 40)