Phần mở đầu có hình thức đặc biệt

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 58 - 63)

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì có tới 10/55 tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao có hình thức mở đầu đặc biệt. Đó là:

- Mở đầu có hình thức một bức thứ: 1tác phẩm: Mua nhà.

- Mở đầu có hình thức độc thoại hoặc độc thoại nội tâm: 3 tác phẩm:

Điếu văn, Bài học quét nhà, Những bàn tay đẹp ấy.

- Mở đầu có hình thức đối thoại: 5 tác phẩm: Nghèo, Đui mù, Sao lại thế này, Đôi mắt, Hội nghị nói thẳng

- Mở đầu có hình thức nhật ký: 1 tác phẩm: rừng. - Mở đầu có hình thức câu đặc biệt: 1 tác phẩm: Làm tổ.

Ở mỗi truyện ngắn, tác giả đã tạo ra sự phù hợp giữa cách thức kể với nội dung kể, cách thức mở đầu với toàn bộ văn bản tác phẩm. Việc mở đầu theo các hình thứ như trên thực sự đã gây ấn tượng với độc giả. Chẳng hạn, ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện ngắn: Mua nhà, tác giả mở đầu truyện bằng một bức thư. Thư từ là một dạng văn bản nhật dụng, dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và nó thường theo khuôn mẫu nhất định.

“ Anh Kim,

Buổi tối hôm ấy, sau khi đưa anh ra thuyền trở về Nam, tôi bực tức vô cùng. Tôi bực tức với tôi. Tôi đay nghiến tôi trong một phút cao hứng quá, đã mời các anh về nhà.”

[Nam Cao – Mua nhà]

Ở truyện ngắn này, phần mở đầu là một bức thư mà nhân vật “tôi” viết gửi cho người bạn mình. Mặc dù là hình thức một bức thư nhưng nội dung mà nó đề cập đến cũng là những block sự kiện liên quan đến các block sự kiện khác trong truyện. Phần mở đầu là lời tâm sự của nhân vật “tôi” với bạn mình, về nỗi hổ thẹn của nhân vật “tôi” vì trong giây phút cao hứng đã mời các bạn về nhà chơi. Phần mở đầu đã tạo cơ hội cho người kể dẫn dắt câu chuyện một cách hợp lý ở phần sau của truyện, kể lại vì sao lại có cái sự bực tức như vậy vì đã để các bạn thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình.

Nam Cao cũng vô cùng khéo léo khi sử dụng hình thức nhật ký để mở đầu cho truyện ngắn Ở rừng.

19 / 10 / 47: - Thỉnh thoảng cơ giới của địch chạy rầm rập ở ngoài đường lớn cách chỗ chúng tôi chỉ độ ba cây số. Dân chúng đã làm vườn không nhà trống, đi ở lán bí mật cả rồi. Không còn một tiếng gà, một bóng người. Suối vẫn chảy ào ào tiếng vọng rõ hơn. Những tiếng ken két của cái cối nước vẫn điểm vào đây, hôm nay không còn nữa. Vắng vẻ tiếng rất quen thuộc của những cái nhạc gỗ lủng lẳng ở cổ những con trâu thả rông, kêu lốc cốc. Mình tiếng suối ào ào nhất thống khoảng vắng lặng mênh mông quá.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhật ký là loại văn bản ghi chép của cá nhân trong đời sống hàng ngày, do vậy nhật ký thường chân thành và bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã diễn ra. Với hình thức nhật ký, nhà văn đã kể lại một cách chân thực những gì mình đã trải qua trong khoảng thời gian ở rừng, cảnh chiến đấu, cảnh sinh hoạt… với nhiều tình tiết li kì, cách dẫn dắt câu truyện linh hoạt từ đó đã tạo nên một truyện ngắn thú vị.

Trong truyện ngắn Làm tổ, phần mở đầu của truyện ngắn là một câu đặc biệt có hình thức cụm động từ: “Thuận rồi đấy!...” chỉ có hai thành tố: thành tố trung tâm là một động từ chỉ trạng thái của sự vật (động từ thuận) thành tố phụ sau là một phó từ chỉ kết quả. Loại đoạn văn này thường được dùng để nêu kết quả một sự việc.

Ngoài các hình thức mở đầu đặc biệt như trên, Nam Cao còn mở đầu tác phẩm bằng những lời độc thoại nội tâm hoặc đối thoại. Ở hai hình thức mở đầu này, nhà văn thường xây dựng câu chuyện theo kiểu trực tiếp. Phần mở đầu không còn là phần “trình bày” mà thực sự đã là phần thân của câu chuyện. Block sự kiện mở đầu cũng chính là sự khởi đầu của toàn bộ các block sự kiện khác trong truyện. Người đọc căn cứ vào các thông tin chỉ dẫn ở phần mở đầu mà lần tìm mạch nối của toàn bộ cốt truyện. Chẳng hạn ở truyện ngắn Bài học quét nhà, phần mở đầu chính là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

“ Hồng đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn…ít lâu nay, những lúc được đi chơi, Hồng chỉ đi chơi có một mình. Chị Thảo về rồi (Thảo là con ở trước kia vẫn giữ em Hồng). Thằng em chửa biết đi. Còn thầy u thì bây giờ hay gắt quá. Hồng cũng chẳng hiểu tại sao lại thế. Thầy, đã đành: thầy vốn nghiêm khắc lắm, nhất là khi thầy viết hay đọc sách. Thầy chiếm một mình cả căn buồng ở đầu trong. Cửa ra vào đóng luôn luôn, chỉ có cửa sổ mở thôi. Thầy ngồi trong, viết hay đọc sách suốt ngày. Những lúc ấy, thầy muốn được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn yên tĩnh hoàn toàn. Hồng hơi nói to là thầy quát mắng ngay. Có khi thầy mở cửa đánh sầm một cái, sồng sộc bước ra, chực đánh Hồng. Đã bao nhiêu lần, Hồng bạt vía. Bởi vậy Hồng sợ lắm. mỗi lần phải đi qua chỗ buồng thầy, Hồng nín thở, kiễng chân, cố cho không có một mảy may tiếng động. Chỉ cần có thế. Ngoài ra, thầy hiền như ông bụt đất. Mỗi chiều, ở trong buồng làm việc bước ra, thế nào thầy cũng gọi Hồng. Nếu thầy mải đi tắm, hay bận đi dâu, thì thầy chỉ vuốt tóc Hồng, hỏi vài câu, nhìn Hồng bằng đôi mắt yêu thương, rồi khẽ tát vào má Hồng một cái, bảo: “Cho con lại đi chơi…”. Nhưng nếu thầy không còn bận việc gì, thì thầy sách hai cái ghế ra sân. Thầy ngồi một cái. Hồng ngồi một cái. Thầy gác hai chân lên cái ghế của Hồng. Hai bố con nói chuyện với nhau. Thường thường chỉ mình Hồng nói mà thôi. Hồng nói bất cứ cái gì: chuyện u. chuyện em Thiên, chuyện con chó con, hay chuyện mặt trăng, cái đèn pin của ông Giời. Cũng có khi Hồng nhắc đến bác Hoa, bác Kim và những bác gì, bác gi đến chơi nhà Hồng vào một hôm Hồng đau bụng. Hồng nói nói, cười cười. Đôi mắt như hai cái hạt nhãn của Hồng, cái miệng chúm chím, đôi hàm răng trắng và nhỏ như răng chuột, cả cái đầu Hồng, với đôi bàn tay nhỏ xíu nhưng múp míp làm những điệu bộ xinh xinh, rất đáng yêu. Thầy sung sướng nhìn, nghe, mỉm cười rất dịu dàng. Có khi đôi mắt thầy ươn ướt vì cảm động. Thầy nắm tay Hồng, nhắc Hồng sang ghế của thầy, ôm Hồng trong lòng, vuốt ve tóc và hôn. Không! Thầy có ghét Hồng đâu? Trái lại, thầy rất yêu Hồng. Cả u cũng thế. Thường thường thầy u chỉ ăn cơm với mắm mà thôi. Nhưng bao giờ u cũng mua cho Hồng một thức ăn riêng: thịt, cá, trứng hay là đậu. U cũng không để Hồng phải thèm quà bánh. Hồng ao ước thức gì hôm trước, chỉ hôm sau, lúc u đi chợ về đã có thức ấy trong thúng của u rồi. U nói với Hồng rất nhẹ nhàng. Năm thì mười họa mới có một lần u quở mắng Hồng: ấy là những khi Hồng nghịch dại, làm bẩn người và quần áo.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần mở đầu của chuyện ngắn bài học quét nhà bắt đầu bằng thời điểm hiện tại của nhân vật Hồng và hành động cụ thể đang chơi trong vườn “Hồng

đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn..”. Sau đó tác giả để cho suy nghĩ

của nhân vật hồi tưởng lại về quá khứ. Theo dòng suy nghĩ, hồi tưởng của nhân vật tác giả khéo léo dẫn dắt người đọc tìm hiểu về các nhân vật trong truyện, nội dung truyện sẽ diễn ra.

Ở truyện ngắn Đui mù thông qua các đối thoại của nhân vật, độc giả dần nhận ra chủ đề câu chuyện. Và vấn đề chính đã được đề cập trong các đối thoại ở phần mở đầu sẽ dần dần được làm sáng tỏ ở các block sự kiện tiếp theo của truyện.

Vào bàn ăn, thấy chỉ có mình bạn với tôi, tôi không sao giấu nổi sự

ngạc nhiên. Hùng như cũng đoán ra điều ấy, mỉm cười hỏi tôi:

- Chắc anh lấy làm lạ vì không có Nga ngồi cùng ăn với chúng ta như năm trước?

- Quả có thế. Ý hẳn chị đi chơi đâu? Hùng lắc đầu cười gượng:

-Tôi bỏ Nga từ năm tháng trước kia rồi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi sửng sốt như bị điện giật, mắt mở to. Miệng há hốc. Vẫn với nụ cười chua chát, Hùng bảo tôi:

-Anh không tin? Anh không tin là phải, vì tôi yêu Nga lắm, yêu hơn tất cả những tình nhân say đắm nhất trên đời. Hồi ấy giá có ai bảo tôi rằng một ngày kia có thể bỏ Nga, thì tôi đã không ngần ngại gì mà cho người ấy là loạn óc? Ấy thế mà cái việc bất ngờ ấy đã xảy ra... xảy ra một cách đau đớn lắm... Nhưng anh cầm đũa đi đã chứ. Ta vừa ăn vừa nói chuyện...”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đối thoại của nhân vật tôi và nhân vật Hùng, người đọc có thể hiểu được nội dung được đề cập đến là một nhân vật thứ ba có tên Nga và mối quan hệ với nhân vật tôi tại thời điểm hiện tại đã chia tay. Và nguyên nhân để dẫn đến việc chia tay đó tác giả lần lượt làm rõ bằng các block sự kiện tiếp theo trong phần thân truyện.

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 58 - 63)