Chức năng chỉ dẫn về thời gian, không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 71 - 76)

a.Theo các nhà nghiên cứu văn học, không gian bối cảnh “ là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên

trong đó có đủ cả thiên nhiên, xã hội và cả con người ” [23,tr88]. Việc tạo

dựng không gian bối cảnh từ phần mở đầu của truyện vừa có tác dụng xác định địa điểm cho nhân vật xuất hiện, vừa tạo ra tính khách quan của của truyện, vừa gián tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả. Không gian bối cảnh được xác định ở phần mở đầu có thể là một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng. Trần Đình Sử gọi loại không gian này trong văn học gọi là “ không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng” [44,tr44]. Chẳng hạn:

Không gian bối cảnh được xác định có tên riêng, là một địa danh cụ thể:

Việt Bắc nhiều rừng núi. Núi rừng Việt Bắc kín đáo và hiểm trở. Tôi đã sống ở đây hơn một năm, chắc chắn và yên ổn quá.

Tôi rời rừng cây Việt Bắc để trở về rừng người ở miền xuôi. Rừng người ấm áp biết bao! ”

[Nam Cao - Từ ngược về xuôi]

Tôi đã được nghe người ta ca tụng đồng bào Cao-Bắc-Lạng nhiều.

Đồng bào Cao-Bắc-Lạng quả xứng đáng với những lời ca tụng.

[Nam Cao - Vui dân công]

Qua hai truyện ngắn Từ ngược về xuôi Vui dân công người đọc có thể xác định không gian cụ thể được nói đến trong truyện là Việt Bắc (Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không gian bối cảnh xác định không có tên riêng. Ví dụ:

“ Những người ở vùng chung quanh cho biết rằng thường thường cứ độ bốn giờ chiều hay quá bốn giờ một tí là những toán quân pháp đi ăn cướp đã trở về căn cứ hết. Mặc dầu vậy tôi đợi tận tối mịt mới sang đò. Sang ở một bên cách làng tôi hai làng.”

[Nam Cao - Bốn cây số cách một căn cứ địch]

Việc ấy đã xảy ra giữa chợ, có bao nhiêu người biết. Bao nhiêu

người ấy là đàn bà cả. Bà thì lắc đầu, bà thì chép miệng. Có những bà cẩn thận với tai tiếng quá, rụt cổ lại, làm cái điệu bộ của một người khi rung mình; Ấy là các bà ghê tởm quá. Còn những người chừng mực thì bình tĩnh hơn một chút: Họ chỉ vác cái mặt lên cười bằng mũi, và đưa cái môi dưới ra như cái thìa. Ai cũng bảo: “Ấy! Tôi thì tôi chịu đấy; có đói cho chết thì cũng chỉ diết chặt thắt lưng vào mà nhịn, chứ làm thế thì bố tôi có sống lại mà bảo tôi,tôi cũng không dám làm…” Ai cũng bảo. kể cả chị cu Bẻm vẫn lấy trộm mít của hàng xóm đem ra tỉnh bán, với chị Thung mắt toét vẫn giả tảng thong manh để câu trộm gà. Ai cũng bảo, và ai cũng thấy như là hả dạ. Kể thì cũng phải. Cái xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng? ta thấy ta còn tốt hơn chán người…”

[Nam Cao - Đòn chồng]

“Bọn họ có bốn người nhưng họ làm ầm ĩ bằng mười người khác.

Nhờ họ, cái tiệm ăn thưa khách nay có vẻ như đông người. Thật ra, có tiệm

ăn nào vào giờ này mà lại không thưa khách? Bữa điểm tâm đã quá rồi. Bữa ăn trưa thì chưa tới. Huống chi lại là một buổi sang thứ hai. Một vài người lẻ tẻ vào đây đều là những kẻ vội vàng. Họ mải mốt uống một cốc cà phê, ăn vài chiếc bánh hay một bát mỳ, rồi lại mải mốt ra, cái tăm ngậm trên miệng để vừa đi vừa xỉa…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài không gian bối cản, phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao còn được mở đầu bằng không gian tâm lí, tức là những suy nghĩ, những dòng hồi ức xuất hiện bên trong tâm trạng nhân vật. Những truyện ngắn được mở đầu như vậy thường là những truyện có chiều hướng xoáy sâu vào tâm lí nhân vật. Ví dụ:

“Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ cái lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá. Vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của u. Những cái váy bằng vải to nhuộm sồng với nhuộm bùn, dầy cồm cộm. Trông cái váy, người ta tưởng nó bền đến thiên niên vạn đại. Ấy thế mà cũng rách. Tội nghiệp, thì ra nó đẫm nhiều nước tiểu của thằng Đật quá. Về mùa rét, cậu Đật ta đêm nằm cứ tuồn hai chân vào lòng mẹ. Chả thế thì nó ấm mà! Nhưng tính cậu ta lại đái dầm. Càng rét càng khỏe đái. Ấy thế là cứ mỗi đêm ba bốn lần, cậu rót tồ tồ vào váy mẹ. Chẳng sáng nào,mẹ không phải thay váy đem ra ao giặt. Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa bằng gỗ lim!... Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái dãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào giữ được màu trọn vẹn của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì chạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. Vò đến sái cả tay cũng không còn sạch được. Mà cái thì mất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cúc, cái thì rách vai, cái thì rách ống tay. Chỉ tại nó nghịch quá. Không thế, chưa đến nỗi. Nhiều cái, vải còn dai lắm; xé kêu soàn soạt. Chúng nó mặc hại quần áo lắm. Cứ gọi là vừa mặc vừa xé áo. Bu Ninh tay vá miệng chửi cho không cò có tai nào mà nghe…”

[Nam Cao - Từ ngày mẹ chết]

Truyện ngắn “Từ ngày mẹ chết” mở đầu bằng những suy nghĩ, hồi tưởng của cô bé Ninh về những ngày mẹ còn sống, dòng hồi tưởng của nhân vật tiếp tục phát triển cho đến hết truyện.

b.Phần mở đầu xác định thời gian: Thời gian trong phần mở đầu truyện có thể diễn được diễn đạt bằng các trạng ngữ chỉ thời điểm trong ngày, trong tháng, trong năm. Ví dụ:

“Anh Kim,

Buổi tối hôm ấy, sau khi đưa anh ra thuyền trở về Nam, tôi bực tức vô cùng. Tôi bực tức với tôi. Tôi đay nghiến tôi trong một phút cao hứng quá, đã mời các anh về nhà.”

[Nam Cao - Mua nhà] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáng hôm nay đang ngồi viết với nhau, chẳng biết cái ý nghĩ lan man nào đã xui anh Sen đột ngột bỏ tôi:

-Này! Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy. Quả thực không chơi được!”

[Nam Cao - Cái mặt không chơi được]

“Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Đêm tháng chạp, trời lâu

sáng… Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao. Dần chưa tỉnh hẳn. Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi, thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiêng gáy cộc lộc của anh gà trụi trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. Ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong trí tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mới mười sáu tuối, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.”

[Nam Cao - Một đám cưới]

Năm ấy mất mùa. Lúa làng xấu lắm. Chúng tôi gặt ruộng nhà xong, mới đi gặt thuê được mỗi người vài ba buổi mà lúa làng đã vãn. Chúng tôi bàn nhau ra Đông gặt.”

[Nam Cao - Quái dị]

Thời gian phần mở đầu truyện cũng có thể là những thời điểm trong cuộc đời nhân vật như: ngày lễ, ngày kỉ niệm:

19 / 10 / 47: - Thỉnh thoảng cơ giới của địch chạy rầm rập ở ngoài đường lớn cách chỗ chúng tôi chỉ độ ba cây số. Dân chúng đã làm vườn không nhà trống, đi ở lán bí mật cả rồi. Không còn một tiếng gà, một bóng người. Suối vẫn chảy ào ào tiếng vọng rõ hơn. Những tiếng ken két của cái cối nước vẫn điểm vào đây, hôm nay không còn nữa. Vắng vẻ tiếng rất quen thuộc của những cái nhạc gỗ lủng lẳng ở cổ những con trâu thả rông, kêu lốc

cốc. Mình tiếng suối ào ào nhất thống khoảng vắng lặng mênh mông quá.”

[Nam Cao - Ở rừng]

Nhiều khi tiếng kêu, hoạt động có chu kì của loài vật cũng là mốc báo hiệu thời gian. Ví dụ:

Gà gáy lần thứ nhất… Điền mở mắt ra rồi, nhưng vẫn còn tiếc cái giường. Cả đêm hắn chưa ngủ được giấc nào ngon. Tính ra, hắn phải dậy đánh diêm đến năm lần. Thằng bé nóng đầu, quấy suốt đêm, Vợ Điền phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thức luôn mấy đêm rồi thành ra gắt gỏng với con. Chốc chốc Điền lại phải dậy châm đèn, lấy thuốc hay lấy nước cho con uống. Như vậy làm gì mà chả nhọc?”

[Nam Cao - Nước mắt]

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 71 - 76)