Phần mở đầu có hình thức bình thường

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 48 - 58)

Phần mở đầu có hình thức bình thường là những phần mở đầu được cấu tạo bởi một hoặc một số đoạn văn bình thường về mặt kết cấu (đoạn văn gồm từ hai câu trở lên). Chúng có thể gồm những đoạn văn đơn thoại hoặc có xen kẽ các lời thoại của nhân vật nhưng đều được đặt dưới điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện, đồng thời cùng hướng đến việc thể hiện một chủ đề chung, nhất quán.

2.2.1.1.Phần mở đầu trùng với đoạn mở đầu

Đoạn văn được xem là đơn vị cơ bản cấu thành mỗi văn bản. Nếu thống nhất xem “đoạn văn là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng biểu đạt một chủ đề”. [11,29] thì mỗi đoạn văn trong văn bản sẽ có một vai trò, nhiệm vụ riêng đối với việc tạo ra tính thống nhất chủ đề của toàn văn bản. Bởi thông thường mỗi văn bản bao giờ cũng được xây dựng trên một số lượng đoạn văn nhất định.

Phần mở đầu văn bản gồm chỉ một đoạn văn là cách mở đầu rất thường gặp. Đoạn văn mở đầu sẽ mang lại thông tin cơ sở khái quát về đề tài, chủ đề hoặc định hướng triển khai cho phần tiếp theo.

Trong tổng số các truyện ngắn của Nam Cao được chúng tôi khảo sát thì truyện ngắn có phần mở đầu trùng với đoạn mở đầu của tác phẩm chiếm số lượng lớn nhất: 53/55 tác phẩm. Bước đầu kết quả khảo sát này cho thấy: Nam Cao ưa cách mở đầu ngắn gọn, súc tích, trên cơ sở đó mà xây dựng phần thân có kết cấu chặt chẽ theo định hướng ngắn gọn của phần mở đầu.

a. Về mặt cấu tạo, đại đa số những truyện ngắn có phần mở đầu trùng với đoạn mở đầu trong các sáng tác của Nam Cao đều là những đoạn văn có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấu tạo bình thường. Đó là những đoạn văn do nhiều câu tạo thành, mỗi câu biểu thị một nội dung tương đối hoàn chỉnh, có hình thức rõ ràng, làm cơ sở để tạo lập nên tư tưởng chung cho phần mở đầu của tác phẩm. Ví dụ:

“Bọn họ có bốn người nhưng họ làm ầm ĩ bằng mười người khác. Nhờ họ, cái tiệm ăn thưa khách nay có vẻ như đông người. Thật ra, có tiệm ăn nào vào giờ này mà lại không thưa khách? Bữa điểm tâm đã quá rồi. Bữa ăn trưa thì chưa tới. Huống chi lại là một buổi sáng thứ hai. Một vài người lẻ tẻ vào đây đều là những kẻ vội vàng. Họ mải mốt uống một cốc cà phê, ăn vài chiếc bánh hay một bát mỳ, rồi lại mải mốt ra, cái tăm ngậm trên miệng để vừa đi vừa xỉa…”

[Nam Cao – Nhỏ nhen]

Đoạn văn được cấu tạo bằng 8 câu đơn, các câu đều có cấu tạo bình thường. Câu đầu “Bọn họ có bốn người nhưng họ làm ầm ĩ bằng mười người khác” là câu chủ đề nêu đối tượng được nói tới trong đoạn văn “bốn người”, các câu khác tiếp tục triển khai làm rõ chủ đề đoạn văn.

Ta có thể bắt gặp kiểu cấu tạo này trong hàng loạt truyện ngắn khác của Nam Cao như: Mò sâm banh, Đợi chờ, Nhìn người ta sung sướng, Giăng sáng, Một bữa no, Đời thừa.

b. Phần mở đầu gồm một đoạn văn trong truyện ngắn Nam Cao cũng thường được cấu tạo bởi những câu bình thường. Nhưng có khi Nam Cao cũng sử dụng nhiều câu đơn xen kẽ với các câu ghép.Ví dụ:

“Tên thật hắn rất hiền lành. Rự, Lê Văn Rự. Hắn làm trương tuần nên người ta gọi hắn là trương Rự. Nhưng từ ngày hắn xoay sang làm nghề ăn

cướp thì hắn thành ông Thiên lôi. Cái tên ghê gớm ấy nguyên do là nó thế

này: Những khi bọn anh em tụ tập để bàn định tìm một nhà nào để đánh, Rự không bao giờ bàn một tiếng, hắn chỉ chúi đầu vào uống rượu và ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơm; cơm rượu rồi, hắn lừ mắt ra, cầm cái tăm xiên vào từng kẽ răng rồi thỉnh thoảng lại rút hẳn ra mà mút; cứ như thế cho đến lúc người ta quyết định rồi, giao cho hắn việc gì là hắn vất tăm xuống đất, rũ quần đứng lên và theo lệnh của anh em. Ngƣời ta bảo cái ông thiên tƣớng và tầm sét cũng hành động theo kiểu ấy, ông chẳng có quyền tự mình đánh chết ai;

ông chỉ biết theo mệnh trời, chỉ đâu đánh ấy. Chỉ đâu đánh ấy chính là cái

thái độ thằng trương Rự. Bọn ăn cướp gọi đùa hắn là Thiên lôi. Từ đó thành tên; cái tên lan đi, cả làng Vũ Đại không ai không biết. Những không biết cái

lai lịch trên kia; họ cắt nghĩa mỗi người một khác. Người thì bảo hắn hung

tợn và nóng tính; người khác thì lại bảo bởi cái tiếng hắn choang choang.

Thật ra thì hắn ít nói: lúc hắn nói, ngƣời ta nghe nhƣ quát; khi hắn quát; ngƣời ta tƣởng là sấm sét; thôi thì cứ sôi lên sùng sục nhƣ cơn nóng giận của Thiên lôi vậy.”

[Nam Cao – Nửa đêm] Và các truyện như: Dì Hảo, Mò sâm banh….

2.2.1.2 Phần mở đầu không trùng với đoạn mở đầu

Như trên đã nói, bất kì văn bản có tính chất hoàn chỉnh nào, dù ngắn hay dài đều có một đoạn văn mở đầu nhất định. Tuy nhiên, trong truyện ngắn (cũng như một số loại văn bản khác) không phải bao giờ đoạn văn mở đầu cũng là phần mở đầu của văn bản; không phải bao giờ phần mở đầu của văn bản cũng trùng khít với dung lượng đoạn văn mở đầu của tác phẩm. Phần mở đầu truyện ngắn có thể do nhiều đoạn hợp lại cùng hướng đến việc biểu hiện block sự kiện mở đầu, hoặc chỉ ra các tiêu điểm nghĩa cho phép độc giả “đọc” tác phẩm một cách hiệu quả.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, trong các truyện ngắn của Nam Cao, số lượng tác phẩm có phần mở đầu lớn hơn một đoạn mở đầu (phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mở đầu bao gồm nhiều đoạn) chiếm số lượng rất nhỏ: 2/55 tác phẩm. Cơ sở để chúng tôi phân xuất, chỉ ra đặc điểm hình thức của phần mở đầu dạng này căn ứ vào khái niệm đoạn văn và khái niệm đoạn văn mở đầu đã được đưa ra ở chương 1.

Về mặt cấu tạo, những phần mở đầu không trùng với đoạn mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao thường do từ hai đến ba đoạn văn hợp lại. Chẳng hạn trong các truyện ngắn: Lão Hạc, Từ ngược về xuôi.

“Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe…

- Ông giáo hút trước đi. Lão đưa đóm cho tôi… - Tôi xin cụ…

Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế…”

[Nam Cao – Lão Hạc]

Phần mở đầu truyện ngắn Lão Hạc được cấu tạo bằng ba đoạn văn. Đoạn một “Lão Hạc thổi cái mồi rơm....- Tôi xin cụ”, đoạn hai “Và tôi cầm

lấy đóm.... Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”, đoạn ba “Lão đặt xe điếu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mở đầu câu truyện Lão Hạc đơn giản, nhân vật chỉ được phác qua vài nét với ngôn ngữ bình thường; không có những sắc thái đa dạng như ngôn ngữ của Chí Phèo nhưng vẫn khiến người đọc day dứt băn khoăn vế số phận một con người trong xã hội.

Cũng như ở các tác phẩm khác Nam Cao đã đặt lão Hạc ngay vào câu truyện, lập tức để cho Lão Hạc chiếm được cảm tình của người đọc bởi một hành động đầy tự trọng, lịch sự là nhường cho ông giáo rít hơi thuốc lào đầu tiên: “Ông giáo hút trước đi!”

Lời thoại trong đoạn văn thứ hai của lão Hạc của phần mở đầu câu truyện có vẻ lạc điệu so với mạch đối thoại, khiến nó có vẻ lẩn thẩn, lẩm cẩm rất riêng. Nhưng thực ra nó che dấu một mạch ngầm. Phải đến khi truyện khép lại, người đọc mới hiểu ra thì ra là lão đang chuẩn bị cho cái chết của mình. Khi ta hiểu ra những tính toán lo liệu gàn dở, lẩn thẩn của lão Hạc thực chất chứa đựng một phẩm chất người vô cùng cao quí thì đã muộn. Cái đặc sắc của phong cách Nam Cao chính là ở đó: viết về cái nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống mà vô cùng sâu sắc, viết về những cái tầm thường mà không thể xem thường.

Ví dụ:

“Việt Bắc nhiều rừng núi. Núi rừng Việt Bắc kín đáo và hiểm trở. Tôi đã sống ở đây hơn một năm, chắc chắn và yên ổn quá.

Tôi rời rừng cây Việt Bắc để trở về rừng người ở miền xuôi. Rừng người ấm áp biết bao!”

[Nam Cao – Từ ngược về xuôi]

Phần mở đầu truyện ngắn Từ ngược về xuôi được cấu tạo bởi hai đoạn văn. Đoạn văn thứ nhất nêu địa điểm cụ thể Việt Bắc nơi đã gắn bó với nhân vật tôi hơn một năm, đoạn văn thứ hai giới thiệu nhân vật tôi, nhân vật chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sẽ được nói đến trong truyện ngắn. Phần mở đầu đã giúp người đọc hình dung được sự phát triển của truyện ngắn.

2.2.1.3 Phần mở đầu được cấu tạo bằng các câu đặc biệt.

Một đặc điểm cũng làm nên giọng điệu rất riêng của Nam Cao là phần mở dầu truyện ngắn của ông được cấu tạo bằng những câu đơn rất ngắn gọn. Để cho câu văn ngắn gọn, sắc cạnh, Nam cao thường dùng phép tách câu, ví dụ:

“Đầu đuôi tại con mèo. Nhưng cũng tại trời bức nữa. Bức không chịu được.”

[Nam Cao – Con mèo]

Hoặc Nam Cao có thể mở đầu truyện ngắn bằng các câu cảm thán để thể hiện sự đánh giá, nhận xét về nhân vật trong câu truyện.

“Ông cựu Đầu chẳng lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi rước cái anh cu lang Rận ấy về!”

[Nam Cao – Lang Rận]

2.2.1.4 Phần mở đầu được đánh dấu bằng dấu ***

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thât! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần mở đầu của truyện được ngăn cách với đoạn văn tiếp theo bởi dấu *** và được cấu tạo bởi những câu đơn ngắn gọn xen lẫn với câu hỏi tu từ và câu cảm thán. Cách vào truyện trực tiếp, bất ngờ, dữ dội như chính những câu chửi của Chí Phèo khiến cho độc giả không chỉ tò mò mà còn háo hức muốn biết “hắn” là ai? Câu chuyện tiếp theo diễn ra như thế nào?

Với 25 câu trong phần mở đầu chỉ có một ngữ cảnh là phần đặc tả nhân vật chính. Nhân vật đột ngột xuất hiện trong một không gian (đường làng Vũ Đại) chưa xuất hiện ngoại hình diện mạo, chỉ có hành động (vừa đi vừa chửi) và đến cuối cùng mới xuất hiện tên: Chí Phèo. Cấu trúc ngôn ngữ của phần mở đầu truyện được sắp xếp theo không gian thu hẹp dần. Trước hết là không gian rộng lớn (bắt đầu hắn chửi trời) ; tiếp đó thu hẹp thành không gian đời

(rồi hắn chửi đời); từ đó thu hẹp lại thành không gian làng Vũ Đại (hắn chửi

ngay tất cả làng Vũ Đại); rồi đến không gian của những người không chửi nhau với Chí (hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn) ; cuối cùng đến không gian của người đẻ ra Chí (hắn chửi đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn).Không gian từ rộng được thu hẹp dần và xác định rõ đối tượng được “chửi” đến của Chí Phèo đã khiến không ít độc giả đi từ sự thú vị, bất ngờ, tới thắc mắc: Chí Phèo chửi người đẻ ra mình như vậy cũng chính là đang chửi chính bản thân mình. Hay nói cách khác Chí đang tự tìm nguyên do của những nỗi khổ mà hắn đang phải ghánh chịu.

Việc mở đầu tác phẩm có vẻ như cộc cằn, lạnh lùng, ác nghiệt nhưng đi sâu vào khám phá cốt truyện người đọc càng cảm nhận ra đằng sau chất giọng ấy là một tấm lòng đầy thương cảm với nhân vật, với cuộc đời.

Sau 7, 8 năm biệt tích trở về làng Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi.Hắn trở nên xa lạ với dân làng Vũ Đại, hắn cũng không còn là người nông dân lao động nữa mà là phần tử bị loại ra khỏi xã hội loài người. Chí phèo bị mọi người ghê tởm, xa lánh. Bằng cách làm nổi bật sự thay đổi dữ dội trong tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách của Chí Phèo trước và sau khi đi tù về, Nam Cao đã tố cáo sự hủy hoại ghê gớm đối với phẩm chất, nhân cách của người lao động do xã hội gây nên.

2.2.1.5 Phần mở đầu bình thường có xen kẽ lời thoại nhân vật

Theo quan sát của chúng tôi, các truyện ngắn có phần mở đầu trùng với đoạn mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao đều là các đoạn văn đơn thoại (50/55). Xét về chủ thể phát ngôn, đoạn văn đơn thoại là một chuỗi tuyến tính các câu phục vụ một chủ đề, bao gồm lời trần thuật, giới thiệu hoặc miêu tả của người kể chuyện (hoặc ở ngôi thứ nhất, hoặc ở ngôi thứ ba), lời độc thoại của nhân vật, hoặc sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện với lời độc thoại nhân vật. Ở một số truyện ngắn, phần mở đầu đơn thoại này có thể có sự xen kẽ lời thoại của nhân vật: Tư cách mõ, Rình trộm, Trần Cừ, Cái mặt không chơi được, Đòn chồng, Những chuyện không muốn viết, Vài nét ghi qua vùng

vừa giải phóng. Ví dụ:

“Bây giờ thì hắn đã trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí nào: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ vào cổng. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hốt tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn xán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả… Mùa đến, hắn vác một đòn càn có quấn mấy sợi dây thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ

Một phần của tài liệu tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)