Khác với kiểu mở đầu trực tiếp, ở phần mở đầu theo kiểu gián tiếp tác giả không đi thẳng vào vấn đề cần bàn đến trong truyện. Vấn đề mà tác giả muốn hướng tới trong truyện chỉ được khơi gợi gián tiếp qua phần mở đầu bằng những sự kiện, khung cảnh chung hoặc thái độ đánh giá của người kể chuyện… Cách mở đầu gián tiếp đem lại yếu tố bất ngờ cho câu chuyện, do đó, về một khía cạnh nào đó đây vẫn là cách mở đầu hấp dẫn.
2.3.2.1 Phần mở đầu nêu khung cảnh của truyện
Khung cảnh mở đầu truyện có thể là bối cảnh không gian (thiên nhiên, xã hội, con người), thời gian hay bối cảnh sự kiện. Trong truyện ngắn Nam Cao, khung cảnh chung của truyện thường gắn với nhân vật, hoạt động của nhân vật, nhất là gắn với tâm trạng của người kể chuyện. Ví dụ:
“Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Đêm tháng chạp, trời lâu sáng… Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao. Dần chưa tỉnh hẳn. Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi, thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy cộc lộc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. Ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong trí tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mới mười sáu tuối, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.”
[Nam Cao - Một đám cưới]
Truyện ngắn Một đám cưới tác giả mở đầu bằng bối cảnh quen thuộc với nhân vật Dần với không gian tăm tối của ngôi nhà, tiếng gà gáy. Nhưng những cảnh vật quen thuộc đó vẫn tác động tới suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Dần.
“Việt Bắc nhiều rừng núi. Núi rừng Việt Bắc kín đáo và hiểm trở. Tôi đã sống ở đây hơn một năm, chắc chắn và yên ổn quá.
Tôi rời rừng cây Việt Bắc để trở về rừng người ở miền xuôi. Rừng người ấm áp biết bao!”
[Nam Cao – Từ ngược về xuôi]
Phần mở đầu truyện ngắn Từ ngược về xuôi đã giới thiệu cả không gian (núi rừng Việt Bắc) lẫn thời gian (một năm) làm khung nền cho nhân vật xuất hiện. Không chỉ có vậy, nó còn góp phần biểu hiện tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng mà nhân vật chính đang trải nghiệm.
Ngoài hai truyện ngắn trên kiểu mở đầu này còn được sử dụng trong một số tác phẩm khác của Nam Cao như: Làm tổ, Từ ngược về xuôi, Bốn cây số cách một căn cứ địch, Hội nghị nói thẳng, Định mức,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2.2 Phần mở đầu nêu sự kiện, hiện tượng tình huống của truyện
Ở dạng mở đầu này, Nam Cao thường nêu sự kiện, hiện tượng, tình huống có chức năng dự báo cho vấn đề sắp xảy ra trong truyện. Sự kiện, hiện tượng, tình huống ở phần mở đầu này bao giờ cũng gắn với hành động, suy nghĩ của nhân vật tạo cho người đọc cảm giác mình là người chứng kiến trực tiếp diễn biến của câu chuyện. Ví dụ Người đọc khi đọc phần mở đầu truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó qua cách miêu tả của tác giả sẽ như được tận mắt chứng kiến cảnh hút thuốc lào của nhân vật chính. Từng hành động, từng hơi thở, từng ánh mắt...hiện ra rất sống động và gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bằng những ngôn ngữ táo bạo “xều dãi ra như một con chó trước khi hóa dại..”
“Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. Ba điếu thông luôn. Cái thuốc lào, hút và buổi sáng lành lạnh như buổi sáng hôm nay, sao mà ngon thế! Khói đậm như vị mật, thấm vào lưỡi để pha vào với máu, lan đi từng thớ thịt, làm làn ra đê mê. Đôi mắt hắn gà gà, hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn, những ngón tay lờ rờ trên không khí mơn man một dáng hình tưởng tượng. Như thế trong vì ba phút. Rồi cơn say lại nhạt. Cái thú vị chính là ở đó. Những cơn say, nếu kéo dài ra tất thành nôn nao. Người ta đâm chúi đầu vào bức vách hoặc xều dãi ra như một con chó trước khi hóa dại! Còn cái gì thô tục bằng? Đằng này những cơn say lại rất chóng qua. Người hút, vừa hút xong, đã lại muốn hút luôn điếu nữa. Hút bằng nào cũng không biết chán. Hút đi hút lại mà vẫn còn thấy ngon.”
[Nam Cao - Trẻ con không được ăn thịt chó]
Kiểu mở đầu này được nhà văn Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn khác như: Mua danh, Ở hiền, Nửa đêm, Dì Hảo, Đợi chờ, Ở rừng, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, Đón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khách… Truyện ngắn Nam Cao khá giàu các tình tiết, sự kiện, những tình
huống của cuộc sống cho nên phần mở đầu của ông thường đề cập ngay đến các sự kiện, tình huống có tính chất mở đầu cho câu chuyện cũng là điều dễ lí giải.
2.3.2.3 Phần mở đầu khắc họa tâm trạng nhân vật, tâm trạng người kể chuyện
Trong một số sáng tác của mình ở phần mở đầu Nam Cao cũng thường khắc họa khá đậm nét cảm xúc, trạng thái tâm lí, thế giới nội tâm của nhân vật hoặc người kể chuyện. Những truyện ngắn dạng này thường là những truyện ngắn có cốt truyện tâm lí. Các nhân vật (hoặc người kể chuyện xưng “tôi”) hiện lên là những con người mẫn cảm trước những thay đổi của cuộc sống, trước những sự kiện, biến cố sắp xảy đến với mình. Chẳng hạn: trong truyện ngắn Nhìn người ta sung sướng, Mua nhà, phần mở đầu đã khắc họa rất chân thật những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ… ẩn kín trong lòng nhân vật. Mạch tâm trạng mở ra phần mở đầu chính là cơ sở để độc giả phán đoán về tình huống và diễn biến của truyện. Ví dụ qua phần mở đầu truyện Nỗi truân chuyên của
khách má hồng Nam Cao đã nêu lên tâm trạng hồi hộp, lo lắng tới không ngủ
được của ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh bởi vì ngày mai ông sẽ được thề với các quan Tây để ra làm chức “thủ tướng kiêm nội vụ”.
“Suốt đêm hôm ấy, ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh không sao ngủ được. Tôi hỏi ông rằng: sáng mai ông đi cưới vợ ông rồi thì đêm nay ông ngủ có được không? Ông có là thánh, tôi chắc ông cũng không ngủ được!”
[Nam Cao – Nỗi truân chuyên của khách má hồng]
Lối mở đầu bằng cách khắc họa tâm trạng của nhân vật, của người kể chuyện như trên vừa cuốn hút người đọc theo dõi mạch tâm trạng của họ vừa gợi những tò mò, đoán định về các sự việc, tình huống sẽ xảy ra trong truyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết
Sau khi tiến hành khảo sát đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của phần mở đàu truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, về đặc điểm hình thức: phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao tồn tại ở hai dạng: “bình thường” và “đặc biệt”. Phần mở đầu có hình thức bình thường trong truyện ngắn của Nam Cao có thể bao gồm một đoạn (đoạn mở đầu) hoặc nhiều đoạn có kết cấu bình thường (từ hai câu trở lên) hợp thành. Chúng có thể là lời trần thuật của người kể chuyện ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Phần mở đầu có thể được đánh dấu (ngăn cách với phần thân bằng dấu ***) hoặc không được đánh dấu. Phần mở đầu có cấu tạo đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao được chúng tôi xem xét là những phần mở đầu dưới dạng lời đối thoại, lời độc thoại, lời độc thoại nội tâm, hình thức một bức thư, nhật ký, một câu đặc biệt . Tóm lại, hình thức phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao vừa có những đặc điểm riêng đồng thời mang những đặc điểm chung về hình thức.
Thứ hai, về đặc điểm ngữ nghĩa: phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao thường đề cập đến khung cảnh không gian, thời gian, sự kiện, tình huống, nhân vật, hoặc chủ đề của câu chuyện. Chúng tạo thành những block mở đầu chứa những yếu tố chỉ dẫn làm khung nền cho độc giả có cơ sở đọc - hiểu câu chuyện ở các block truyện tiếp theo.
Những đặc điểm trên đây của phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao sẽ là cơ sở để chúng tôi xem xét các chức năng chỉ dẫn của phần mở đầu đối với mỗi tác phẩm nói riêng, phong cách nghệ thuật của tác giả nói chung ở các chương tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỞ ĐẦU VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI BỘ PHẬN KHÁC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO