XEM XÉT PHƯƠNG VỊ, ĐỊA HÌNH ĐỂ ĐỊNH CÁT HUNG CHO CUỘ C Đ Ấ T

Một phần của tài liệu Phong thủy những điều cần biết docx (Trang 28 - 29)

Trong phong thuỷ khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thuỷ đó là:

1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)

2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.

3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phướng hướng tối ưu.

* Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mình đất xây dựng:

1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát từơng(thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn .

2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.

3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.

4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thuỷ để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thuỷ Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.

(Tổng hợp từ SGGP-KTNN)

Một phần của tài liệu Phong thủy những điều cần biết docx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w