1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao

81 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 824,96 KB

Nội dung

Trong các bài viết, các tác giả đã thể hiện quan điểm khách quan của mình về nhà văn Nam Cao xung quanh các vấn đề có liên quan như: tài năng, phong cách, quan điểm nghệ thuật và những v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ KIM HOÀI

TÌM HIỂU PHÉP THẾ TRONG TRUYỆN NGẮN

Trang 2

CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP THẾ

I Quan điểm của một số tác giả về phép thế

1 Quan điểm của Trần Ngọc Thêm

2 Quan điểm của Diệp Quang Ban

3 Quan điểm của Nguyễn Thị Ảnh

4 Quan điểm của các tác giả trong Tiếng Việt thực hành

II Nhận xét

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ PHÉP THẾ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

I Đôi nét về nhà văn Nam Cao và đặc điểm truyện ngắn của Nam Cao

1 Nam Cao và sự nghiệp sáng tác

2 Đặc điểm truyện ngắn của Nam Cao

II Các dạng thức của phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

Trang 3

CHƯƠNG III: CHỨC NĂNG CỦA PHÉP THẾ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

1 Chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng

2 Chức năng cung cấp thông tin và chức năng biểu thị tình thái

KẾT LUẬN

Trang 4

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Phép thế một phương thức liên kết, được sử dụng trong giao tiếp, trong văn bản

và trong sáng tác văn học Phép thế được sử dụng linh hoạt trong các sáng tác văn học nghệ thuật, bởi tính liên kết của nó Ngoài ra nó còn thể hiện được dụng ý nghệ thuật của nhà văn, cũng như những tâm tư tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm

Với mục đích muốn tìm hiểu sâu hơn chức năng của phép thế cũng như tài năng

sử dụng phép thế trong việc sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Chúng tôi chọn đề tài

Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

Chúng tôi chọn Nam Cao không chỉ đơn thuần đây là nhà văn hiện thực xuất sắc mà ở nhà văn còn có những tài năng, phong cách cũng như những quan niệm nghệ thuật rất đặc sắc Một nhà văn tâm huyết với nghề, với đời

Thực hiện đề tài Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi có

thể vận dụng những lý thuyết về Ngữ pháp văn bản vào việc lĩnh hội tác phẩm Đồng thời khi tìm hiểu đề tài này, chúng tôi còn hiểu biết thêm về cuộc sống, tâm tư tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn Nam Cao, cũng như tài năng trong việc vận dụng phương thức thế trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn

II Lịch sử vấn đề

Đề tài Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn Nam Cao là một đề tài mới Tuy

nhiên việc nghiên cứu về phép thế, về nhà văn Nam Cao thì có nhiều nhà nghiên cứu, bàn luận đến

(1) Về phép thế

Quyển Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến

phương thức thế Từ góc độ ngữ pháp văn bản, tác giả phân loại phép thế thành hai

dạng: phép thế đồng nghĩa và phép thế đại từ Mỗi dạng tác giả đi vào phân tích, khái

quát hình thức, phạm vi sử dụng, đồng thời cũng có sự đối chiếu, so sánh để thấy được những nét khác biệt của hai dạng phép thế này

Trong quyển Văn bản và liên kết trong văn bản, tác giả Diệp Quang Ban tìm

hiểu phép thế thuộc hệ thống liên kết Tác giả xét trên hai quan niệm: Quan niệm thứ nhất, “Coi liên kết văn bản thuộc về mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Và liên kết được khai thác ở các bộ phận phương tiện hình thức lẫn cả về mặt ý nghĩa”, tác giả kết

luận liên kết hiểu theo quan niệm này gọi là liên kết nội dung và liên kết hình thức Với

Trang 5

liên kết nội dung và liên kết hình thức, tác giả cũng đưa ra hai dạng của phép thế: phép thế đồng nghĩa và phép thế đại từ Ở đây, tác giả tiếp thu ý kiến của Trần Ngọc Thêm

Quan niêm thứ hai, xem “liên kết với tư cách là một khái niệm chuyên môn Liên kết không thuộc cấu trúc mà thuộc về ý nghĩa, và các phương tiện hình thức của ngôn ngữ thực hiện chức năng đó mới thuộc liên kết” Liên kết theo quan niệm này tác giả gọi là

liên kết phi cấu trúc tính Trong liên kết phi cấu trúc tính, tác giả cũng đề cập đến phép

thế nhưng ở phần này tác giả chỉ giới hạn trong việc sử dụng đại từ thay thế

Trong quyển Tiếng Việt thực hành, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp

cũng đề cập đến phép thế Các tác giả, đã đề cập đến thay thế đồng nghĩa, thay thế danh từ, tính từ, số từ bằng các đại từ thích hợp Các tác giả xác định chúng nằm trong liên kết quy chiếu Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc xác định, chưa đi sâu vào phân tích và triển khai các dạng thức

Quyển Tiếng Việt thực hành của tác giả Nguyễn Thị Ảnh cũng đề cập đến phương thức thế Theo tác giả, phương thức thế có hai dạng biểu hiện: thế đồng sở chỉ

và thế đại từ Tác giả cũng có phân tích một số vấn đề nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn

đề chưa được giải quyết rõ

Các tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, trong quyển Tiếng Việt thực hành cũng thể hiện quan niệm về phép thế Phép thế cũng được thể hiện ở hai dạng: thế đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa

(2) Về nhà văn Nam Cao

Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, ông đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội phong kiến, thể hiện sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu tư sản nghèo và nông dân nghèo những năm 1940 - 1945 Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về Nam Cao, cuộc đời và tác phẩm Trong các bài viết, các tác giả đã thể hiện quan điểm khách quan của mình về nhà văn Nam Cao xung quanh các vấn đề có liên quan như: tài năng, phong cách, quan điểm nghệ thuật và những vấn đề về con người và tác phẩm của nhà văn, những giá trị cũng như những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc

Quyển Nam Cao về tác gia và tác phẩm, là công trình nghiên cứu tập hợp

những bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, các nhà giảng dạy văn học, nhà văn,

đã được công bố trên sách, báo về cuộc đời và văn nghiệp Nam Cao Quyển sách gồm

Trang 6

bốn phần Phần một: Văn và người – gồm những bài viết khẳng định chân dung và sự

nghiệp Nam Cao trong các giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám… Phần hai:

Tác phẩm – tiếp nhận và thưởng thức, từ nhiều góc độ và cách nhìn khác nhau, các bài

viết đi sâu vào phân tích và cảm thụ các tác phẩm đặc sắc của Nam Cao Phần ba:

Phong cách và nghệ thuật gồm những bài viết tập trung vào các giá trị tiềm ẩn của một

tài năng văn chương trong nghệ thuật ngôn từ với một phong cách sáng tạo độc đáo và

hiện đại, vượt lên trên mọi thách thức của thời gian Phần bốn: Hồi ức và kỉ niệm gồm

những kỉ niệm đầy cảm động về con người nhà văn trong kí ức bạn bè, đồng nghiệp và người thân hơn nửa thế kỉ qua

Trong quyển Nam Cao - Đời văn và tác phẩm, Hà Minh Đức đã giúp độc giả

gần gũi hơn với nhà văn Nam Cao ở nhiều góc độ Tác giả giới thiệu quá trình sáng tác

và một số nhận định về Nam Cao Đồng thời, tác giả đi sâu tìm hiểu và ghi nhận lại những giá trị, những đóng góp, cũng như những vấn đề còn nhiều tiềm ẩn ở nhà văn Nam Cao Thực sự, đây là một công trình nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu cũng như nhìn nhận lại những giá trị, đóng góp của nhà văn Nam Cao trong tiến trình văn học Viêt Nam

Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu

tiêu biểu như: Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê); Luận đề về Nam Cao (Trần Ngọc Hưởng), …

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Nam Cao, những giá trị, những đóng góp của nhà văn Nam Cao trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam

Tuy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc sử dụng các phương tiện liên kết trong tác phẩm của Nam Cao nhưng những công trình nghiên cứu này sẽ

là nguồn tài liệu phong phú cho đề tài luận văn mà chúng tôi đang thực hiện, giúp chúng tôi bổ sung kiến thức vào việc thực hiện đề tài

III Mục đích, yêu cầu

Với đề tài Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi bước đầu

tiến hành tổng hợp kiến thức về phép thế cũng như đôi nét về tác giả Nam Cao Trên

cơ sở hệ thống lý thuyết về phép thế, chúng tôi đi sâu tìm hiểu, khảo sát các dạng thức của phép thế, sau đó, phân tích những chức năng của phép thế trong một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

Trang 7

Việc tìm hiểu này sẽ giúp chúng tôi hiểu thêm về giá trị sử dụng phương thức thế trong truyện ngắn Nam Cao nói riêng và trong các tác phẩm văn chương nói chung Mặt khác, chúng tôi có thể nhận thức rõ hơn sự độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ của nhà văn Nam Cao

IV Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tôi đi sâu tìm hiểu lý thuyết về phép thế nằm trong hệ thống các phương thức liên kết từ một số công trình nghiên cứu Trên cơ sở

đó, chúng tôi khảo sát các dạng thức của phép thế trong một vài truyện ngắn Nam Cao

Trong điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ khảo sát một số truyện ngắn của Nam Cao như:

V Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn Nam Cao, trước hết

chúng tôi tiến hành sưu tầm tài liệu liên quan về phép thế, về tác giả và tác phẩm Nam Cao Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu Bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các dạng thức của phép thế trong một

số truyện ngắn của Nam Cao Trên cơ sơ đó, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích, chứng minh nhằm triển khai, làm sáng tỏ vấn đề hiệu quả sử dụng phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP THẾ

I Quan điểm của một số tác giả về phép thế

1 Quan điểm của Trần Ngọc Thêm

Trong quyển Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm đã cho

rằng, vấn đề đầu tiên được giới ngôn ngữ học chú ý đến là văn bản không là phép cộng đơn giản giữa các câu Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ Hiện tượng này về sau được gọi là tính liên kết

Tác giả kết luận “Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản” [13; 19] Tính liên kết được thể hiện ở hai bình diện là liên kết nội dung và liên kết hình thức Theo tác giả, “Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ chặt chẽ liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương tiện liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung Vì vậy mỗi văn bản phải có đủ hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức.” [13; 21]

Theo tác giả, liên kết nội dung được thể hiện ở hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết logic, và liên kết hình thức được thể hiện qua các phương thức liên kết sau: các

phương thức liên kết chung, các phương thức liên kết hợp nghĩa, các phương thức liên kết trực thuộc

Trần Ngọc Thêm cho rằng, có năm phương thức liên kết là tài sản chung mà cả

ba loại phát ngôn (câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc) đều có thể sử dụng

được là: phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng và phép tuyến tính,

có ba phương thức liên kết hợp nghĩa: phép thế đại từ, phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng và có hai phương thức liên kết trực thuộc: phép nối chặt, phép tỉnh lược mạnh

Theo Trần Ngọc Thêm, phép thế là một trong các phương thức liên kết văn bản

Nó đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong việc tạo liên kết trong văn

bản Theo tác giả, phép thế được thể hiện ở hai dạng: thế đồng nghĩa và thế đại từ

- Phép thế đồng nghĩa

Theo Trần Ngọc Thêm, “Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặn cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng)” [13; 114] Tác giả cho rằng,

trong phép thế đồng nghĩa, sự đồng nhất về nghĩa (biểu vật hoặc biểu niệm) của chủ tố

Trang 9

và thế tố là cơ sở cho chức năng liên kết phát ngôn

Ví dụ:

Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc Sức sống của thành phố mãnh liệt không

sao lượng nổi

Tác giả cho rằng, phép thế đồng nghĩa là một sự đồng nhất được thừa nhận mà không cần tuyên bố [13; 114]

Căn cứ vào đăc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và thế tố, có thể

phân loại phép thế đồng nghĩa thành bốn kiểu: thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa lâm thời

+ Thế đồng nghĩa từ điển

Theo Trần Ngọc Thêm, “Thế đồng nghĩa từ điển là kiểu thế đồng nghĩa ổn định

mà cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa (thường được cố định trong các từ điển đồng nghĩa)” [13; 115] Hay gặp nhất ở kiểu thế đồng nghĩa từ điển là động từ,

+ Thế đồng nghĩa phủ định

Theo tác giả, “Thế đồng nghĩa phủ định là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định” [13; 116]

Mô hình của chủ tố và thế tố là: A=B, trong đó B A , “” thể hiện bằng một

trong những từ phủ định: không, chưa , chẳng

Ví dụ:

Người Pháp đổ máu nhiều Dân ta hi sinh cũng không ít

(Hồ Chí Minh) Chức năng chủ yếu của kiểu thế đồng nghĩa là chức năng liên kết tránh lặp từ

Trang 10

vựng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểu thế đồng nghĩa này cũng mang chức năng cung cấp thông tin phụ Đó là thông tin phụ về những sắc thái nghĩa mà lặp từ vựng không thể diễn đạt được

Ví dụ:

Ông lão há miệng ra như bị bò cạp chích Ông biết thừa là bọn chúng chẳng

lạ gì gia đình ông, nhưng ông vẫn cứ ngạc nhiên như vậy

(Nguyễn Thi Ở xã Trung Nghĩa )

Theo tác giả, đây là kiểu đồng nghĩa mà chức năng cung cấp thông tin phụ được nổi bật lên rõ rệt Với ví dụ trên, chúng ta thấy hình ảnh há miệng ra như bị bò cạp chích là (dấu hiệu của) sự ngạc nhiên ở ví dụ này người đọc sẽ thu nhận thêm được một quan sát thú vị

+ Thế đồng nghĩa lâm thời

Tác giả cũng khẳng định, “đây là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải từ đồng nghĩa song có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống loài), trong đó từ có ngoại diên hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố, còn từ kia (có ngoại diên rộng hơn) bao giờ cũng làm thế tố.” [13; 119]

Ví dụ:

Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy con cọp xám Nhưng con ác thú

tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó

(Truyện cổ tích Nghè hóa cọp)

Chức năng của thế đồng nghĩa lâm thời là vừa tạo nên những thông tin phụ trách đánh giá, vừa cho phép nó thực hiện tốt chức năng tránh lặp từ vựng

Trang 11

- Thế đại từ

Theo Trần Ngọc Thêm, “Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn.” [13; 142]

Ví dụ:

Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống Nó do đấu tranh, rèn

luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố

( Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng)

Trần Ngọc Thêm xác định, phép thế đại từ khác phép thế đồng nghĩa chủ yếu ở việc sử dụng đại từ làm thế tố Tác giả cho rằng, đại từ là một trong số những từ loại

có chức năng liên kết văn bản rõ rệt nhất

Theo tác giả, ngoài chức năng liên kết, phép thế đại từ còn có chức năng rút gọn văn bản và chức năng đa dạng hóa văn bản

Trần Ngọc Thêm phân loại đại từ theo hai hướng:

+ Theo đối tượng thay thế: các đại từ có thể chia thành bảy tiểu loại: chỉ người (N); chỉ sự vật (V); chỉ số lượng (L); chỉ thời gian (T); chỉ không gian (K); chỉ dấu hiệu (D); chỉ cách thức (C)

+ Theo quan hệ với tọa độ gốc: có thể chia thành bốn tiểu loại: chỉ điểm gốc (1); chỉ điểm gần (2); chỉ điểm xa (3) và có tính nghi vấn – phiếm chỉ (4)

Bảng phân loại:

Trang 12

1 2 3 4 Điểm gốc Điểm gần Điểm xa Nghi vấn-

phiếm chỉ

N Người

TÔI, TAO, tớ

MÀY, cậu, anh, y, ông, đồng chí HẮN,

Y, thị,

HỌ

NÓ, CHÚNG, TẤT CẢ

BẤY GIỜ

BAO GIỜ NÃY, MAI

K Không

gian ĐÂY

ĐẤY, trên, sau

Tác giả khẳng định, chức năng liên kết khiếm diện của các đại từ chỉ tọa độ gốc chỉ phổ biến trong lời nói khẩu ngữ Trong văn bản, đại từ với chức năng liên kết khiếm diện thực thụ chỉ có thể gặp khi cần “đưa” chính tọa độ gốc vào văn bản

Ví dụ: Ấy là một sáng mùa đông Trên con đường nhựa ven cửa ô thành phố có

hai dòng người

(Hoàng Tích Chỉ Em bé Hà Nội)

Trang 13

Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở những đoạn đối thoại trong văn bản truyện, kí, v.v thì đại từ với những mối liên kết khiếm diện của chúng bao giờ cũng được văn bản hóa Tức là các liên kết thế đại từ đã được hiện diện hóa Thường diễn ra giữa lời tác giả với lời nhân vật

Ví dụ:

Huấn cầm tay Hằng nói:

- Tay em có hơi đen đi nhưng anh lại thấy em đẹp hơn ngày anh mới gặp

(Nguyễn Thị Ngọc Tú Buổi sáng) Trong lời nói đối thoại thì anh, em sẽ có liên kết khiếm diện vì nó trỏ vào những

đối tượng nhất định của hiện thực Nhưng trong văn bản thì những đối tượng của hiện

thực đã được hiện diện hóa thành Huấn, Hằng trong lời của tác giả trước đó Vì vậy,

liên kết khiếm diện đã trở thành liên kết hiện diện

Theo tác giả, ngược lại với xu hướng hiện diện hóa liên kết khiếm diện là xu hướng khiếm diện hóa giả tạo liên kết thế đại từ hiện diện [13; 148]

Ông bị ngọng từ bé Tại sao? Không thể biết rõ Nhưng ông quyết chữa bằng

được Ông tập đọc, tập nói ở trong phòng, một mình Học, nói từng chữ, từng câu Rồi

ông ra bãi biển, mồm ngậm sỏi, gào thi với sóng nước

Chẳng những chữa khỏi tật, mà ông còn trở thành nhà hùng biện của một thời:

CÓOCNÂY

Nhờ sự liên kết hiện diện hóa bằng câu quan hệ chuyển nghĩa ở cuối văn bản

mà người đọc xác định được chủ tố của đại từ ông tưởng như khiếm diện trong suốt cả văn bản: ông = CÓOCNÂY

Trần Ngọc Thêm cho rằng, “nếu như những liên kết khiếm diện và hiện diện ở các đại từ không có ranh giới rõ ràng thì chức năng liên kết hồi quy và chức năng liên kết dự báo ở chúng lại được khu biệt rõ rệt.” [13; 149]

Các đại từ ở tiểu loại 4 có thể có chức năng liên kết dự báo khi chúng được sử dụng với nghĩa nghi vấn

Ví dụ: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết

(Hồ Chí Minh Sửa đổi lối làm việc) Đại từ gì báo trước sự xuất hiện của các phát ngôn tiếp theo và thay thế cho chủ

tố hiểu biết

Trang 14

Nhóm đại từ thuộc các tiểu loại 1- 2- 3 có thể mang chức năng liên kết hồi quy Những đại từ liên kết hồi quy có tần số sử dụng cao nhất tập trung vào hai khu vực N, V-3 và K, D, C

Theo tác giả, các đại từ trong khu vực N, V-3 thường thay thế cho danh từ hoặc danh ngữ chỉ người hoặc sự vật

Ví dụ:

Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện Nó đã dùng mọi

thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta

(Hồ Chí Minh Những nhiệm vụ cấp bách, 9 - 1947)

Theo tác giả, nếu chủ tố không chỉ người hoặc sự vật thì tùy theo đặc điểm của

nó mà lựa chọn đại từ trong các tiểu loại L, T, K, C

Ví dụ:

Chắc chắn là mấy đêm trước đơn vị vẫn cử người lần mò vào tận đây tìm tôi Hẳn là đơn vị anh Nhâm cũng thế

(Triệu Bôn Mầm sống) Trong ví dụ trên chủ tố đã được thay thế bằng đại từ thuộc tiểu loại C (thế)

Tác giả khẳng định có hai tiểu loại đại từ có khả năng thay thế cho một phát ngôn, một chuỗi phát ngôn Đó là các đại từ nhóm K và C Cả hai tiểu loại đều có thể

sử dụng trong kết hợp các từ nối để thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát ngôn trong mọi trường hợp Còn khi sử dụng độc lập thì chúng được quy định chặt chẽ hơn

Các đại từ nhóm C có thể sử dụng độc lập để thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát ngôn trong hai trường hợp: 1- khi đại từ làm vị ngữ hoặc bổ ngữ trong kết ngôn; 2- khi

đại từ làm chủ ngữ trong nồng cốt quan hệ đồng nhất (đứng trước từ là)

Ví dụ:

Nước ta là một nước văn hiến Ai cũng bảo thế

(Nguyễn Công Hoan Công dụng của cái miệng)

Cỏ may trên bờ đường đi đã tàn Người trong làng ra đồng gặt lúa Trên mênh

mông chỉ còn trơ lại những gốc rạ khô Thế là mùa rét đã tới

(Tô Hoài Dế mèn phiêu lưu kí)

Trang 15

Các đại từ K chỉ có thể sử dụng độc lập để thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát

ngôn khi nó làm chủ ngữ nồng cốt trong quan hệ đồng nhất (đứng trước từ là)

Ví dụ:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta

(Hồ Chí Minh Báo cáo chính trị tại Đại hội II, 2-1951)

Ở những trường hợp cần thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát ngôn mà không thỏa mãn các điều kiện đã nêu trên thì tác giả cho rằng, phải dùng đến kết hợp từ

“danh từ khái quát (danh từ loại thể) + đại từ dấu hiệu D” Các danh từ khái quát dùng

kèm với đại từ phổ biến nhất là: điều, việc, chuyện, cái, thứ, v.v Các đại từ dấu hiệu thường dùng kèm với danh từ khái quát là: này, ấy, ấy, đó

Ví dụ:

Keng phải may một bộ cánh Việc này không thể cho bố biết được

(Nguyễn Kiên Anh Keng)

Theo tác giả, chức năng thứ nhất của danh từ khái quát ở đây là một chức năng thuần túy ngữ pháp Đó là chức năng danh ngữ hóa phát ngôn (hoặc chuỗi phát ngôn)

để chúng có khả năng làm thành phần phát ngôn

Chức năng thứ hai của danh từ khái quát ở đây là định loại cho chủ tố, cũng tức là

cung cấp thêm thông tin phụ về nó Tác giả khẳng định, khi tính cụ thể của danh từ càng tăng (tính khái quát càng giảm) thì chức năng cung cấp thông tin phụ càng nổi lên và đồng thời chức năng thay thế của đại từ D càng mờ đi Tới khi đứng trước danh từ dấu hiệu không phải là danh từ khái quát nữa mà là một danh từ có nghĩa hết sức cụ thể (danh từ đơn thể) thì bắt đầu xuất hiện một phép thế đồng nghĩa bên cạnh phép thế đại từ [13; 157]

Đặc biệt, Trần Ngọc Thêm chú ý đến sự “rỗng nghĩa” của các đại từ khiến cho chúng có khả năng thay thế rất lớn, song cũng cần chú ý để đại từ thay thế phải được

Trang 16

lựa chọn sao cho phù hợp với chủ tố về tiểu loại và các nét phạm trù khác Việc vi phạm điều kiện này sẽ dẫn đến lỗi sử dụng phép thế đại từ [13; 159]

2 Quan điểm của Diệp Quang Ban

Sau khi tổng kết một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Diệp Quang Ban khi trình bày khái niệm liên kết đã đưa ra hai giới thuyết

Quan niệm thứ nhất: “coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Và liên kết được khai thác ở các mặt hình thức lẫn ở mặt nghĩa.”[2; 119]

Quan niệm thứ hai xem: “liên kết với tư cách một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc ngôn ngữ, mặc dù bản thân các yếu tố cấu trúc trong ngôn ngữ là có thuộc tính liên kết.” [2; 119]

Tác giả gọi tên cho liên kết hiểu theo quan niệm thứ nhất là liên kết nội dung và liên kết hình thức; liên kết hiểu theo cách hiểu thứ hai là liên kết phi cấu trúc tính

Tác giả xác định, mối quan hệ giữa liên kết nội dung và liên kết hình thức được

bình luận như sau: “Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan

hệ biện chứng chặt chẽ: Liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung liên kết” [2; 120]

Ở phương diện liên kết hình thức, tác giả cũng phân loại theo ba nhóm theo hướng phân loại của Trần Ngọc Thêm gồm:

- Các phương thức liên kết chung gồm các phương thức liên kết:

Trang 17

Như vậy, việc xác định các phương thức liên kết hình thức so với Trần Ngọc Thêm thì Diệp Quang Ban không đưa ra kiến giải mới, mà tiếp thu kết quả phân loại của Trần Ngọc Thêm, có thay đổi một số tên gọi

Ở đây, phương thức thế được thể hiện ở hai dạng:

(Thế đồng nghĩa miêu tả)

(4) Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám Nhưng con

ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó

(Thế đồng nghĩa lâm thời)

- Thế đại từ

Diệp Quang Ban cho rằng, “Thế đại từ là việc sử dụng trong câu kết yếu tố đại

từ tính (đại từ, tổ hợp từ có tính chất đại từ) thay thế cho yếu tố tương ứng với nó ở câu chủ, để tạo liên kết.” [2; 129] Tác giả phân biệt hai trường hợp: liên kết hồi chiếu

Trang 18

(còn gọi là hồi chỉ, hồi quy) và liên kết khứ chiếu (khứ chỉ, dự báo)

+ Liên kết đại từ hồi chiếu diễn ra khi yếu tố được thay thế đứng trước yếu tố thay thế (tức đại từ)

Ví dụ:

Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn

luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố

(Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng) + Liên kết đại từ khứ chiếu có mặt khi yếu tố thay thế (tức đại từ) đứng trước

(Nam Cao, Chí Phèo)

Về liên kết phi cấu trúc tính, Diệp Quang Ban đã tiếp thu và vận dụng vào tiếng

Việt cách miêu tả của Haliday và Hansan Và tác giả gọi tên là liên kết phi cấu trúc tính Theo tác giả, “liên kết theo quan điểm “phi cấu trúc tính” cũng lấy nghĩa làm cơ

sở Nét riêng của quan điểm này là tính đến các phương tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó mà xếp loại các phương tiện liên kết.” [2; 142]

Về “liên kết phi cấu trúc tính” tác giả đề cập đến khái niệm quy chiếu, tác giả khẳng định, cần phân biệt hai trường hợp quy chiếu: quy chiếu đến tình huống và quy chiếu đến văn bản

- Quy chiếu đến tình huống

Theo tác giả, “Quy chiếu trước hết là thiết lặp mối quan hệ trực tiếp giữa những từ ngữ chỉ vật với vật được gọi bằng từ ngữ đó, cũng tức là đưa tên gọi vật đến với vật được gọi tên ở ngoài ngôn ngữ Tên gọi ở đây không chỉ được diễn đạt bằng một danh từ mà có thể là đại từ hoặc bằng cả cụm từ, vì vật khi cần thiết có thể dùng yếu tố định danh để gọi tên vật, việc.” [2; 142- 143] Như

vậy, tác giả đã khẳng định khi muốn xác định yếu tố cần định danh thì phải quy chiếu đến tình huống đang diễn ra để biết được sự vật, sự việc mà người nói

hướng đến Cách quy chiếu như thế tác giả gọi là quy chiếu đến tình huống hay quy chiếu ngoại hướng

Trang 19

- Quy chiếu đến văn bản

Diệp Quang Ban cho rằng, “Quy chiếu đến văn bản là thiết lập mối quan hệ về mặt nghĩa giữa yếu tố ngôn ngữ này với yếu tố ngôn ngữ kia cùng nằm trong một văn bản; và cách quy chiếu này được gọi là quy chiếu đến văn bản hay quy chiếu nội hướng.” [2; 143] Tác giả cũng khẳng định chỉ có quy chiếu nội hướng mới có tác

dụng liên kết Vì vậy, quy chiếu nội hướng được coi như một tiêu chuẩn của liên kết

Theo tác giả, quy chiếu đến văn bản được thực hiện dưới hai dạng cơ bản là hồi chiếu (còn gọi là hồi chỉ) và khứ chiếu (còn gọi là khứ chỉ)

Hồi chiếu là trường hợp yếu tố được giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau Vì vây, muốn hiểu được yếu tố được giải thích thì phải “quay trở lại” với yếu tố giải thích nằm trong phần lời đã nói trước đó [2; 145]

Khứ chiếu là trường hợp yếu tố được giải thích xuất hiện trước, yếu tố giải thích xuất hiện sau Muốn hiểu yếu tố giải thích thì phải “tiến tới” đi sâu vào phần lời tiếp theo để tìm yếu tố giải thích [2; 146]

Diệp Quang Ban cho rằng, việc liên kết câu này với câu kia được thể hiện bằng

các phép liên kết sau: phép quy chiếu, phép thế, phép nối, phép tỉnh lược, phép liên kết

từ vựng

- Phép quy chiếu

Theo tác giả, “Phép quy chiếu trong việc liên kết câu với câu là thuộc về cấp độ nghĩa, tức là chưa quan tâm đến vai trò ngữ pháp của các yếu tố có quan hệ quy chiếu với nhau Phép quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở một câu nào đó cần được giải thích bằng yếu tố ngôn ngữ có nghĩa cụ thể ở một câu khác, trên

cơ sở hai câu liên kết với nhau.” [2; 148]

Ví dụ:

Thứ cười gượng, không nói gì Đêm hôm ấy y thức rất khuya

(Nam Cao Sống mòn) Trong ví dụ trên, Thứ là yếu tố có nghĩa cụ thể - yếu tố giải thích; y là yếu tố có

nghĩa chưa cụ thể - yếu tố được giải thích

Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chưa cụ thể, phép quy chiếu gồm ba trường hợp sau đây:

+ Quy chiếu chỉ ngôi

Diệp Quang Ban cho rằng, “Quy chiếu chỉ ngôi là trường hợp sử dụng các yếu

Trang 20

tố chỉ ngôi (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba) Với tư cách là những yếu tố có nghĩa chưa cụ thể ở câu này xét trong mối quan hệ với yếu tố có nghĩa cụ thể ở câu khác, trên cơ sở hai câu chứa chúng liên kết với nhau.” [2; 149]

Ví dụ:

Thứ trầm ngâm bằng cái vẻ quen thuộc của y San khe khẽ cười vô cớ Họ rất

sợ tỏ ra mình là những người khó tính

(Nam Cao Sống mòn) + Quy chiếu chỉ định

Theo tác giả, “Quy chiếu chỉ định là trường hợp sử dụng các tổ hợp danh từ có nghĩa cụ thể cũng như các danh từ chỉ loại cùng với các chỉ định từ này, kia, nọ, ấy,…

để tạo ra những tổ hợp có tính chất xác định (hiểu trong thế đối lập với phạm trù phiếm định của danh từ), nhưng nghĩa chưa cụ thể như bà ấy, anh ấy, cái bàn ấy, em học sinh này , cái đó, con ấy, việc này , và đặt chúng trong mối quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác; trên cơ sở đó tạo được tính liên kết giữa hai câu chứa chúng.” [2; 152]

sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau.” [2; 158]

Tác giả cho rằng, trong phép thế cái được quan tâm là yếu tố được thay thế Các yếu tố được thay thế có thể là:

Trang 21

+ Danh từ (cụm danh từ)

Ví dụ:

Thứ và San phải hơi cúi xuống để chui qua cổng Mới bước vào một cái nhà

ngang, mặt trước trông hốc hoác như quán chợ Đó là nhà bếp

(Nam Cao Sống mòn) Đại từ đó thay thế cho cụm danh từ một cái nhà ngang, mặt trước trông hốc hoác như quán chợ và được giải thích bằng cụm từ ấy

+ Động từ / Tính từ (cụm động từ / cụm tính từ), từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ

Ví dụ:

Đáng lẽ vấn đề phải trình bày rõ ràng, gãy gọn, thì anh đã nói một cách úp

mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi về bằng cớ Chính anh cũng cảm thấy thế

Nước ta là một nước văn hiến Ai cũng bảo thế

(Nguyễn Công Hoan)

3 Quan điểm của Nguyễn Thị Ảnh

Theo Nguyễn Thị Ảnh, “Tính liên kết được coi là một thuộc tính của đoạn văn nói riêng, của văn bản nói chung Nó là điều kiện tối thiểu và là nhân tố quyết định làm cho một chuỗi phát ngôn trở thành một đoạn văn, một văn bản [1; 177-178]

Tác giả cho rằng, tính liên kết cũng được thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung

và liên kết hình thức và chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ “Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống liên kết hình thức và liên kết hình thức được dùng để diễn đạt liên kết nội dung” [1; 178]

Theo Nguyễn Thị Ảnh, có bốn phương thức liên kết hình thức: phương thức lặp, phương thức thế, phương thức liên tưởng, phương thức nối

Trong quyển Tiếng Việt thực hành, Nguyễn Thị Ảnh cho rằng, “Phương thức thế là việc dùng một từ ngữ đồng sở chỉ ở kết ngôn thay cho tên gọi ở chủ ngôn.”

Trang 22

Ví dụ:

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp […], chị Dậu nghiến hai hàm răng […]

túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chõng quèo trên mặt đất

(Ngô Tất Tố) Thế đồng sở chỉ ngoài tác dụng tránh lặp từ vựng vô ý thức gây nhàm chán cho người đọc, còn có tác dụng cung cấp thêm sự đánh giá của người nói (viết)

Ở ví dụ trên, việc gọi cai lệ bằng anh chàng nghiện đã bao hàm sự đánh giá: sự

sa đọa của giai cấp thống trị Cũng như vậy, việc gọi chị Dậu là người đàn bà lực điền

cho thấy thái độ của người viết: chỉ ra sự đối lập và sự thắng thế của người dân lao động đối với bọn người ăn chơi

Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn

luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố

(Hồ Chí Minh)

Trang 23

4 Quan điểm của các tác giả trong Tiếng Việt thực hành

Theo các tác giả trong Tiếng Việt thực hành, “tính liên kết là cơ sở để tạo nên chỉnh thể của văn bản Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương diện của văn bản: liên kết nội dung và liên kết hình thức của sự liên kết.” [16; 26]

Các tác giả cũng chỉ ra rõ các phương tiện liên kết, trong đó có phương thức

thế Các tác giả chia phép thế theo hai dạng: thế đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Những bất bình đẳng về kinh tế thường dẫn đến sự bùng nổ của đấu tranh cánh

mạng Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nghiên cứu lịch sử các nước

- Thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa:

Ví dụ:

Ông Tám Xẻo Đước chết làm cho quân giặc khiếp sợ Sự hi sinh của ông khiến

cho đồng bào quyết tâm hơn

II Nhận xét

Qua việc khảo sát một số công trình nghiên cứu về phép thế, chúng tôi nhận thấy rằng, phép thế là một trong những phương thức liên kết văn bản được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các tác giả đã phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau Nhìn chung sự phân loại phép thế giữa các tác giả ít nhiều chịu ảnh hưởng sự phân loại của Trần Ngọc Thêm

Tuy nhiên, sự phân loại giữa các tác giả cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau

Quyển Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm là một công trình

nghiên cứu về hệ thống các phương thức liên kết khá hoàn chỉnh và trong đó phép thế cũng được tác giả đề cập khá chi tiết Theo quan điểm của tác giả, phép thế được thể

hiện ở hai dạng: thế đại từ và thế đồng nghĩa Với phương thức thế, tác giả tìm hiểu,

phân tích sâu mỗi dạng thức, cũng như chỉ ra được giá trị, chức năng của mỗi dạng

thức Quan điểm của Diệp Quang Ban, trong quyển Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, trên tinh thần tiếp thu ý kiến của Trần Ngọc Thêm có thay đổi một số tên gọi Bên

Trang 24

cạnh, tác giả mở rộng trình bày phần “liên kết phi cấu trúc tính”, phép thế được tác giả

đề cập với một số nét khác biệt so với hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm Ở đây, tác giả đánh giá cao vai trò của thế tố, đưa ra một số ví dụ để chứng minh Tác giả

Nguyễn Thị Ảnh, trong quyển Tiếng Việt thực hành, cũng đưa ra hai dạng thức của phép thế: thế đồng sở chỉ và thế đại từ Tác giả đã khái quát, phân tích một số vấn đề

xung quanh hai dạng thức, nhưng chưa thật sự đi sâu vào phân tích cụ thể hai dạng thức này Quan điểm của nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng trong

quyển Tiếng Việt thực hành cũng có đề cập đến phép thế, theo các tác giả, phép thế được thể hiện ở hai dạng: thế đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa Các tác giả

cũng chưa đi sâu vào phân tích các giá trị cũng như chức năng của chúng

Phép thế đóng vai trò là một trong những phương thức liên kết có tác dụng liên kết hai phát ngôn trong một văn bản (hay nhiều đoạn văn bản) Ngoài việc tạo liên kết thống nhất nhằm duy trì chủ đề cho phát ngôn, tránh lặp từ vựng Nó góp phần làm cho việc tổ chức văn bản đảm bảo tính khoa học, đạt hiệu quả cao về mặt chất lượng thể hiện, tránh được sự nhàm chán ở người đọc, người nghe

Sau khi khảo sát một số công trình nghiên cứu về phép thế chúng tôi tạm phân

biệt các trường hợp : thế đồng nghĩa, thế đại từ và thế đồng sở chỉ (quy chiếu)

Trang 25

Trong đó: A; B là những từ đồng nghĩa

Ví dụ:

Ông Tám Xẻo Đước chết làm cho quân giặc kiếp sợ Sự hi sinh của ông khiến

cho đồng bào quyết tâm hơn

Do kiểu thế đồng nghĩa này có sẵn trong vốn từ của từng ngôn ngữ, được cố định trong từ điển đồng nghĩa nên kiểu thế này chủ yếu có chức năng liên kết là chính

- Thế đồng nghĩa phủ định

Thế đồng nghĩa phủ định là dạng thế mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ được cấu tạo từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia kết hợp với từ phủ định Có thể nói, thế đồng nghĩa phủ định là sự phủ định lại từ trái nghĩa của nó

Thế đại từ là phép liên kết thể hiện ở việc sử dụng những đại từ và những từ ngữ đại từ hóa ở kết ngôn để thay thế cho yếu tố được nhắc đến ở chủ ngôn

Ví dụ:

Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn

luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố

(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm; [13, 142]) Cũng như phép thế đồng nghĩa, phép thế đại từ cũng có chức năng liên kết văn bản là chính, tránh lặp từ vựng Ngoài ra nó còn có chức năng đa dạng hóa văn bản và rút gọn văn bản

Phép thế đại từ chủ yếu được thể hiện ở ba dạng:

- Sử dụng các đại từ chỉ ngôi ở kết ngôn để thay thế cho yếu tố được nhắc đến ở chủ ngôn, trên cơ sở đó chúng tạo liên kết

Trang 26

Mô hình:

A (Chủ ngôn) B (Kết ngôn)

Danh từ, Danh ngữ Đại từ chỉ ngôi

Ví dụ:

(1) Dần ngồi nhỏm dậy Nó sờ soạng ra khỏi ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài

Từ nó là đại từ ngôi ba, dùng để thay thế cho Dần trong câu trước

(2) Chí Phèo nhận ngay Hắn tức khắc đến nhà đội Tảo và cất tiếng chửi ngay

từ đầu ngõ

Từ hắn là đại từ ngôi thứ ba, được dùng để thay thế cho từ Chí Phèo trong câu trước

- Sử dụng các đại từ chỉ định như: này, ấy, nọ, kia, đây, đấy, để thay thế cho

các danh từ, danh ngữ ở câu chủ ngôn Ý nghĩa của các đại từ thay thế này tương ứng với sự vật, hiện tượng được nêu ở yếu tố được nhắc đến ở chủ ngôn

chịu nhục với mọi người Như thế, bởi vì đâu?

(Nam Cao, Nước mắt)

Trang 27

(3) Thế đồng sở chỉ (quy chiếu)

Phép thế đồng sở chỉ (quy chiếu) thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn những

từ ngữ có cùng sở chỉ với chủ ngôn để thay thế cho nó

Mô hình:

A (Chủ ngôn) B (Kết ngôn)

Từ Ngữ (đồng sở chỉ với A)

Ví dụ:

Vì thế, Chí Phèo mới được vênh vênh ra về: hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa

Hắn tự đắc: “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!” Cụ Bá thấy mình thắng bên địch mà không cần đến hội đồng lập biên bản xem chừng thích chí Cụ đưa luôn cho

anh đầy tớ chân tay mới luôn năm đồng

(Nam Cao, Chí Phèo)

Để biết được anh đầy tớ tay chân mới này là ai thì người đọc phải quy chiếu về đoạn trước mới có thể biết được anh đầy tớ tay chân mới chính là Chí Phèo Với từ mới tác giả cũng khẳng định rằng, không riêng gì Chí mà còn nhiều người nữa đã bị bá

Kiến với chiến thuật “dùng người” của lão đã biến bao nhiêu người thành tay chân đắc lực của lão

Thế đồng quy chiếu thể hiện ở hai dạng: thế đồng quy chiếu miêu tả, thế đồng quy chiếu bao hàm

- Thế đồng quy chiếu miêu tả

Thế đồng quy chiếu miêu tả là việc sử dụng ngữ đoạn miêu tả một thuộc tính, đặc điểm điển hình nào đó đủ để đại diện cho hiện tượng, sự vật, tính chất mà nó biểu thị

Ví dụ:

Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy: dì làm và nuôi hắn Người vợ đảm đang ấy

kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn năm xu Còn một hào thì hắn dùng uống rượu

(Nam Cao, Dì Hảo)

+ Thế đồng quy chiếu bao hàm (lâm thời)

Thế đồng quy chiếu bao hàm là kiểu thế mà chủ tố và thế tố là những từ có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống – loài)

Trang 28

Trong đó, A có ngoại diên hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố, còn B có ngoại diên rộng hơn bao giờ cũng làm thế tố Muốn hiểu rõ được nghĩa của B (thế tố) thì phải quy chiếu về A (chủ tố) Sự thay thế đồng nhất này cũng có khả năng cung cấp thông tin cho người đọc một lượng thông tin mới, một sự đánh giá mới về đối tượng đã biết thông qua thế tố B

Mô hình:

A (chủ tố) < B (thế tố)

Ví dụ:

Thị Nở trố hai mắt ngây ra nhìn Thị Nở kinh ngạc: sao hắn lại kêu làng nhỉ?

(Nam Cao, Chí Phèo)

Tóm lại, chức năng của phép thế đồng quy chiếu là chức năng cung cấp thông tin, chức năng về sự đánh giá Bên cạnh nó cũng thực hiện tốt chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng

Trang 29

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ PHÉP THẾ TRONG

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

I Đôi nét về nhà văn Nam Cao và đặc điểm truyện ngắn của Nam cao

1 Nam Cao và sự nghiệp sáng tác

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đàn, huyện Nam Sang, phủ

L ý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành Cha là Trần Hữu Huệ, sinh năm 1895 làm nghề chạm trổ và bốc thuốc bắc Sau ông trở thành chủ một hiệu đồ gỗ

ở Hàng Đàn, thành phố Nam Định Mẹ là Trần Thị Minh, sinh năm 1897 làm vườn, làm ruộng, dệt vải

Nam Cao là con trai cả của một gia đình đông anh em, có bốn em trai và em gái Trong số đó chỉ mình Nam Cao được ăn học Năm 1922, ông học ở trường tư ở làng, sau đó theo bậc Tiểu học và Thành chung ở thành phố Nam Định Đầu năm

1935, Nam Cao từ Nam Định trở về quê chữa bệnh Ngày 02 tháng 10 năm 1935, ông lập gia đình, vợ là bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917 làm ruộng, dệt vải Cuối năm 1935, ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may

Từ năm 1936, Nam Cao bắt đầu sáng tác Ông viết văn, làm thơ, viết kịch Tác phẩm của ông đăng báo từ năm 1936 với các bút danh Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du,

Nhiêu Khê Lần đầu tiên các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác của Nam Cao

đã ra mắt công chúng (1936) Năm 1937, ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, trên báo Ích hữu: Những cánh hoa tàn, Một đời hào hiệp

Năm 1938, Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp Ông trở ra Bắc, tự học

và thi đỗ bằng Thành chung Sau đó, Nam Cao nhận dạy học ở trường tư thục Công Thanh, Thụy Khuê, Hà Nội Năm 1940, quân Nhật tràn vào Đông Dương, trường Công Thanh bị chúng trưng dụng làm chuồng ngựa Nam Cao thôi dạy học Ông gửi

truyện Cái chết của con mực cho báo Hà Nội tân văn với bút danh là Xuân Du và ông

cũng gửi thơ đăng trên báo này kí tên là Nguyệt

Năm 1941, tập truyện ngắn đầu tay Đôi lứa xứng đôi (tên trong bản thảo của tác giả là Cái lò gạch cũ, Lê Văn Trương đặt lại là Đôi lứa xứng đôi) do nhà xuất bản Đời mới ấn hành Sau Nam Cao đổi tên truyện là Chí Phèo, in trong tập Luống cày do Hội

văn hóa cứu quốc xuất bản tại Hà Nội năm 1945 Trong thời gian dạy học ở trường tư

Trang 30

thục Kì Giang, Thái Bình ông viết các truyện ngắn Dì Hảo, Nửa đêm Năm 1942, Nam Cao trở về quê Đại Hoàng sáng tác và được in hàng loạt tác phẩm trên Tiểu thuyết thứ bảy: Cái mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Con mèo, Những truyện không muốn viết, Nhìn người ta sung sướng, Đòn chồng, Giăng sáng, Đôi móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đón khách Ông cho in các truyện thiếu nhi trên sách Hoa Mai: Những người khốn nạn, Người thợ rèn, Nụ cười, Con mèo mắt ngọc, Ba người bạn

Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập hội văn hóa cứu quốc Trong năm này,

Nhà xuất bản Cộng lực tập truyện ngắn Nửa đêm của Nam Cao Các sáng tác tiếp theo của ông lần lượt xuất hiện trên Tiểu thuyết thứ bảy: Mua nhà, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Thôi đi về, Chuyện tình, Mua danh Một chuyện Xúvơnia, Sao lại thế này, Mong mưa, Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Chuyện buồn giữa đêm vui, Điếu văn, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Một bữa no, Ở hiền, Lão Hạc, Rửa hờn, Rình trộm, Nước mắt, Đời thừa Năm 1944, in các truyên ngắn Lang rận, Một đám cưới trên Tiểu thuyết thứ bảy, in truyện dài nhiều kì Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc chủ nhật Tháng 10 năm 1944, Nam Cao hoàn thành tiểu thuyết Chết mòn (sau đổi là Sống mòn) Ngoài ra, Nam Cao còn có các truyện dài Ngày lụt, Cái miếu, Một đời người, Cái bát đã bán cho các nhà xuất bản, không giữ được bản thảo đến ngày nay

Tháng 8 năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân,

được bầu làm Chủ tịch xã, in truyện Mò sâm banh trên tạp chí Tiên phong Năm

1946, Nam Cao được điều động công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, Thư

kí tòa soạn tạp chí Tiên phong của Hội Sau đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách là phóng viên Ở Nam Bộ, Nam Cao sáng tác Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Đường vô Nam, in trên tạp chí Tiên phong Cùng năm này, tập truyện ngắn Cười được nhà xuất bản Minh Đức ấn hành Tập truyện ngắn Chí Phèo (tên cũ Đôi lứa xứng đôi) được tái bản ở Hội văn hóa cứu quốc Hà Nội Ra

Bắc, Nam Cao về hoạt động ở sinh quán, công tác tại Ty văn hóa Hà Nam, làm

báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của Hà Nam Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc, phụ trách tạp chí Cứu quốc, Thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, phụ trách lớp huấn luyện chính trị cho địa phương Thời gian này, ông viết nhật kí Ở rừng

Vào cuối năm 1947, Nam Cao được kết nạp Đảng Ông sống và hoạt động ở

Bắc Cạn, tiếp tục viết nhật kí Ở rừng, sáng tác và in truyện Đôi mắt trên tạp chí Văn

Trang 31

nghệ số 2 và số 3 đăng quảng cáo của Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản truyện dài Vượt lên bão táp của Nam Cao trong năm 1948 Cùng năm này nhật kí Ở rừng được in trên hai số 6 – 7 của tạp chí Văn nghệ và in các sáng tác: Những bàn tay đẹp ấy (trong tập tài liệu Sức mạnh dân quân), Trên những nẻo đường Việt Bắc, Từ ngược về xuôi, Đợi chờ (trong tập Đôi mắt) Tháng 7 năm 1948, bài Vài suy nghĩ về văn nghệ của Nam Cao được đăng trên báo Cứu quốc nhân có cuộc tranh luận về nghệ thuật và

tuyên truyền diễn ra ở Việt Bắc từ cuối 1947

Trong những sách ông viết, phải kể đến những cuốn địa dư phổ thông: Địa dư các nước châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951) cùng viết với Văn Tân, do Nhà xuất bản Cứu quốc trung ương Việt Bắc

xuất bản

Năm 1948 đến năm 1949, Nam Cao đi thực tế vùng đồng bằng, dự định viết một tiểu thuyết mới về quê hương kháng chiến Năm 1949, Nam Cao từ đồng bằng trở lên chiến khu Việt Bắc Ông tham gia lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc, phụ trách phần

Văn nghệ trong tạp chí và báo Cứu quốc Nam Cao viết truyện ngắn Bốn cây số cách một căn cứ địch (in trong tập Đôi mắt)

Tháng 5 năm 1950, Nam Cao nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ

quan của Hội văn nghệ Việt Nam Sau đó, ông được chỉ định làm ủy viên Tiểu ban

Văn Nghệ Trung ương Nam Cao viết tiểu thuyết Trận đầu về du kích đồng bằng

nhưng phải bỏ dở vì chưa đủ tài liệu Nam Cao đi chiến dịch Biên giới cùng với bộ

đội, viết Chuyện biên giới Tạp chí Văn nghệ số 24 in bài báo Sáng tác kịp để đẩy mạnh tổng động viên và trên tạp chí Văn nghệ số đặc biệt kỷ niệm chiến thắng Cao Lạng in bài kí Vài nét ghi qua vùng giải phóng của Nam Cao

Năm 1951, Nhà xuất bản Văn nghệ - Việt Bắc in tập truyện kí Chuyện biên giới

và kịch bản Đóng góp của Nam Cao, Ban tuyên huấn Bộ Tư lệnh liên khu Việt Bắc đã trích truyện Nói thẳng trong tập Chuyện biên giới làm tài học tập và tham khảo trong quân đội Nhà xuất bản Văn nghệ quảng cáo xuất bản tập Văn ghi chép của Nam Cao Cùng thời điểm này ông kịp thời hoàn thành bài kí Định mức Sau đó, Nam Cao cùng

Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba Ngày 02 tháng 9 năm 1951, cả hai ông dự Hội nghị Văn nghệ liên khu Ba Rồi Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng cùng vào khu Bốn Khi trở ra, Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba Ông có ý định lấy kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang tai

Trang 32

nghén Nhưng rồi Nam Cao và đoàn công tác bị địch phục kích Ngày 30 tháng 11 năm

1951, Nam Cao đã anh dũng hi sinh tại Mưỡu Giáp, Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình Hài cốt của Nam Cao lẫn với hài cốt của các đi đồng chí đã hi sinh đặt tại nghĩa trang Gia Viễn, Ninh Bình

Nam Cao là nhà văn - liệt sĩ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996 cho cụm tác phẩm: nhật kí Ở rừng, Đôi mắt, Chí Phèo, Nửa đêm, Truyện ngắn chọn lọc (1964)

2 Đặc điểm truyện ngắn Nam Cao

Trong trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940-1945, Nam Cao nổi lên như một nhà văn tiêu biểu và độc đáo Qua sáng tác của mình, Nam Cao đã phản ánh được cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Nam Cao viết rất nhiều, nhưng sáng tác của ông có thể quy về hai đề tài chủ yếu: người nông dân và người tiểu tư sản trí thức nghèo

Thông qua đề tài người nông dân, Nam Cao đã bày tỏ thái độ trân trọng, xót thương đối với những người nông dân nghèo Đồng thời, phản ánh được quá trình phá sản, bần cùng hóa của người nông dân

Trong truyện ngắn Nam Cao vấn đề cái nghèo, cái đói được nhà văn đề cập hết sức mạnh mẽ Nó tái hiện lại một thời kì lịch sử dân tộc hơn hai triệu người chết đói Cái đói đeo đẳng con người dẫn đến nhiều bi kịch đau thương: Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên lão chọn cái chết để mình không phải là gánh nặng của con, lão chết chứ không phạm đến miếng đất mà lão dành cho con, anh đĩ Chuột

trong Nghèo cũng chọn lấy cái chết để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, nhưng oan

nghiệt thay trước lúc chết anh vẫn còn nghe vanh vảnh tiếng bà Huyện đòi nợ và tiếng vợ con van xin khóc lóc để xin lại mẻ gạo của gia đình…

Cũng có những cái đói làm thui chột đi nhân cách con người Tiêu biểu là bà

cái Đĩ trong Một bữa no Cuộc đời của bà là những chuỗi ngày đau khổ, cái khổ đeo

bám từ tấm bé, bà lấy chồng cũng khổ chồng bà chết sớm để lại cho bà đứa con, bà

cố nuôi con những mong được nhờ cậy lúc tuổi già nào ngờ con bà cũng chết, để lại cho bà đứa cháu Bà lấy tình yêu cháu làm vui nhưng cuộc sống quá nghèo khó và

bà ngày càng già yếu, không thể nuôi nổi cháu, cháu bà buộc phải đi ở cho người ta

để kiếm cơm Cuộc sống của bà ngày càng khó khăn, bà làm đủ mọi việc để kiếm miếng cơm nhưng bà vẫn đói Một lần bà đói quá, bà đành đánh liều đến nhà bà phó

Trang 33

Thụ nơi cháu bà đi ở với hi vọng có được một bữa cơm Rồi bà cũng được ăn nhưng

ăn trong sự nhục nhã và khinh bỉ của bà phó Thụ Sau bữa ăn no đó là cái chết của

bà lão Bà phó Thụ lấy cái chết đó làm bài học kinh nghiệm để dạy những đứa ở

trong nhà: “Chúng mày xem đấy Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng

no một bữa là đủ chết Chúng mày liệu mà ăn tộ vào! ” Qua đây nhà văn thể hiện nỗi xót xa, đau đớn với những con người nghèo khổ Một bữa no không chỉ đơn

thuần là tiếng kêu cứu đói trước cái chết của bà cái Đĩ, mà đó là tiếng kêu cứu trước cái chết tinh thần của một nhân cách Điều mà nhà văn muốn nói ở đây đó cái nhục

mà con người phải đối diện trước cái đói Con người có thể từ bỏ nhân phẩm, từ bỏ tính chất con người của mình để chấp nhận cuộc sống của con vật

Cái đói trở thành nỗi ám ảnh đối với những người nông dân nghèo Vì nghèo

mà mẹ của Hảo trong Dì Hảo phải cho con mình đi ở để nhường cơm cho em nó, vì nghèo mà Dần trong Một đám cưới cũng phải đi ở khi mới mười hai tuổi, và phải

lấy chồng trong cảnh lạnh lẽo đến ghê gợm Cô dâu chỉ mặc bộ đồ ngày thường để

về nhà chồng, cả nhà trai và nhà gái chỉ có mẹ chồng, chồng Dần, bố Dần và hai

em Một đám cưới có thể nói là buồn như đám ma Mỗi người một hoàn cảnh nhưng chung quy lại cảnh nghèo và cái chết của họ là lời tố cáo xã hội sâu sắc Viết về đề tài người nông dân Nam Cao không chỉ dừng lại ở cái nghèo cái đói mà còn viết về sự tha hóa, biến chất trong con người Tiêu biểu trong tác phẩm

Chí Phèo vấn đề con người bị tha hóa hiện lên rất rõ Chí Phèo vốn là một anh canh

điền hiền lành, khỏe mạnh, có ước mơ dù nó rất đỗi giản đơn “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” Nhưng ước mơ của Chí đã không thực hiện được, chỉ vì những ghen tuông cá nhân bá Kiến đã đẩy Chí vào tù Chính từ đây đánh dấu cuộc đời tha hóa của một người nông dân lương thiện Sau bảy, tám năm tù về Chí thay đổi hẳn từ nhân hình đến nhân tính – hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ – Đại Chí Phèo triền miên trong những cơn say, ăn trong lúc say, cướp giật dọa nạt trong lúc say,… và sau cùng với chiến thuật “dùng người” của bá Kiến, Chí đã trở thành tay sai đắc lực của lão, Chí càng ngày càng rơi vào hố sâu tội lỗi Từ đây cuộc đời của Chí bị khép trong vòng luẩn quẩn đầy tủi nhục, tối tăm Nam Cao tố cáo sự hủy diệt ghê gớm phẩm chất, nhân cách một con người do chế độ nhà tù gây nên Từ một người hiền lành, nhẫn nhục, Chí trở thành một tên côn đồ hung dữ “giở toàn giọng uống máu người không tanh” Những tưởng cuộc đời của Chí thế là hết,

Trang 34

nhưng không tình yêu của thị Nở và bát cháo hành ấm nóng tình người đã đánh thức những tình cảm, làm sống dậy trong Chí những khao khát xưa kia Và thị Nở

sẽ là ánh sáng mở đường cho Chí trở về với lương thiện Nhưng nghiệt ngã nhất là lúc Chí có thể làm hòa với mọi người thì những định kiến khắc khe của xã hội đã không đón nhận Chí vào con đường bằng phẳng của xã hội loài người, không cho Chí cơ hội trở về với lương thiện Cái chết của Chí chính là bản cáo trạng, lời cảnh báo cho một xã hội mới: cần thay đổi những định kiến để con người có được cuộc sống đúng nghĩa Kết thúc tác phẩm là một câu hỏi lớn về vấn đề nhìn nhận con người; thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ không xa nhà và vắng người qua lại, mở đầu cho một cuộc đời mới và cách nhìn nhận của con người về cuộc đời ấy

Một khía cạnh của vấn đề tha hóa đó là vấn đề về nhân cách Nhân vật người

cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó là điển hình tiêu biểu của một nhân cách sa

đọa, méo mó và độc ác Trong tác phẩm hắn hiện nguyên hình là một thằng người, mà phần con là nổi trội, hắn chỉ biết nghĩ đến miếng ăn của riêng mình, trong đầu hắn lúc

nào cũng nghĩ đến rượu và thịt chó, hắn tranh mất phần của con… Hay trong Dì Hảo

nhân vật người chồng là một đại diện tiêu biểu cho sự ít kỷ nhỏ nhen, hắn chỉ ăn uống

và vui thú, hắn bắt vợ hắn làm để cung phụng cho hắn…

Với đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo, trong tác phẩm của mình Nam Cao thể hiện rất đặc sắc các khía cạnh của những người trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ Đó là bi kịch vỡ mộng của người trí thức tiểu tư sản nghèo, là bi kịch “chết mòn” tinh thần, đồng thời cũng là những đấu tranh để tự vượt lên mình

Người trí thức trong truyện ngắn Nam Cao, là những con người có ước mơ hoài bão lớn nhưng gánh nặng cơm áo, gạo, tiền đã phần nào giới hạn đi lý tưởng

của họ Hộ trong Đời thừa là một người say mê lý tưởng có những hoài bão lớn, là nhà văn có tâm huyết với nghiệp văn chương: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” Hộ cũng đã từng tâm niệm: “Một tác phẩm thật sự có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người Nó phải chứa đựng những gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn” Hộ cũng từng có lý tưởng sống cao đẹp: “Kẻ mạnh không phải là kẻ

Trang 35

giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” chính vì thế Hộ đã đưa tay cứu vớt cuộc đời của Từ, nuôi

con Từ và phụng dưỡng, lo ma chay cho mẹ Từ Và cũng từ đấy Hộ rơi vào bi kịch:

“Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu nỗi đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách” Hộ đã từng nghĩ đến câu nói: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” Rồi cuộc đời Hộ rơi vào bi kịch, hắn bắt đầu nhậu

nhẹt, la mắng vợ con, có khi đuổi cả vợ con, xem họ là vật cản cho đời hắn Nhưng điều đáng quý ở Hộ là Hộ vẫn giữ được nhân cách cao đẹp của người trí thức, Hộ thấy hối hận về những điều đã làm Cuối tác phẩm người đọc cũng có thể nhận thấy được sự thay đổi và hướng đi mới cho người trí thức này Hộ đã vươn lên để vẫn giữ được nhân cách cao đẹp của người trí thức

Tương tự như Hộ, Điền trong Giăng sáng cũng rơi vào bi kịch của lòng

thương và sự nghiệp Điền rất yêu văn chương có những quan niệm nghệ thuật

đáng quý: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, toát ra từ những kiếp lầm than” Điền yêu văn Điền cam chịu tất cả để được làm một nhà văn chân chính: “Điền chăm chỉ đọc sách, viết văn Điền náo nức muốn trở thành một văn sĩ Điền nguyện

sẽ cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà nhà văn nước mình phải chịu” Điền rất yêu trăng, trăng rất mộng rất thơ, nhưng vợ Điền thì: “Trăng chỉ là đỡ tốn hai xu dầu” Hiện thực cuộc sống vợ đói, con khóc không cho Điền lãng mạn nữa

Điền phải quay về thực tại và thấy phải có trách nhiệm với vợ con Cuối cùng lòng

yêu chiến thắng sự nhỏ nhen, ích kỷ: “Sáng hôm sau, Điền ngồi viết Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà” Điền nhận ra rằng văn chương cần

phải phản ánh hiện thực Đây là quan điểm hết sức tiến bộ hiện thực - nhân đạo

II Các dạng thức của phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

1 Thế đại từ

Khi đại từ dùng để thay thế danh từ thì chúng biểu thị ý nghĩa thực thể của danh

từ Khi thay thế cho tính từ, động từ chúng biểu thị ý nghĩa quá trình hay đặc trưng của động từ hoặc tính từ Đại từ không chỉ thay thế cho một thực từ mà nó còn thay thế cho cả mệnh đề, câu và đoạn văn Đại từ có thể giữ chức năng cú pháp mà nó thay thế cho thực từ

Trang 36

Các đại từ có chức năng thay thế thuộc các nhóm: đại từ chỉ ngôi, đại từ chỉ định, đại từ “thế”, “vậy”

Các đại từ chỉ ngôi thường dùng:

Ngôi thứ ba

(Người, vật được đề cập đến) nó, hắn, y chúng nó, họ, chúng

- Đại từ chỉ ngôi dùng để thay thế chủ yếu là các đại từ ngôi thứ ba, và một số

đại từ hóa Ngoài những đại từ chỉ ngôi thường dùng, tiếng Việt còn có những đại từ

chỉ người lâm thời, mượn từ danh từ: hắn, y, ông ấy, bà ấy, cô ấy, các ông ấy, các anh ấy, (X + ấy)

Ví dụ:

Dần đi ở từ năm chửa mười hai Khi ấy, đầu nó còn để hai cái trái đào Nó

mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một nêu cơm con con không sống, không khê

(Một đám cưới)

Nó là đại từ chỉ ngôi thứ ba được thay thế cho tên riêng Dần ở câu trước

- Đại từ chỉ định dùng để chỉ trỏ, thay thế với ý nghĩa tương ứng với những sự

vật, hiện tượng được nêu trong từ, trong câu, đoạn trong văn bản được thay thế Khi các đại từ này kết hợp với danh từ thì sự vật mà danh từ đó biểu thị được xác định một vị trí trong thời gian và không gian, và nhờ đó mà sự vật được phân biệt với sự vật khác

+ Thay thế cho động từ/ tính từ (cụm động từ/ cụm tính từ)

Ví dụ:

Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch

mặt, mà đâm chém người Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi

(Chí Phèo) Đại từ đó thay thế cho tính từ hiền, vốn là bản chất của Chí Phèo - một anh

canh điền hiền lành

+ Thay thế cho mệnh đề:

Trang 37

Ví dụ:

(1) Hai bát tiết canh đông lắm Ấy là điềm lành báo rằng cuộc vui vẻ sẽ hoàn

toàn

(Trẻ con không được ăn thịt chó)

(2) Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm Đó là một sự ý tứ của Từ

(Đời thừa)

- Đại từ thế, vậy thường biểu thị ý nghĩa cho một câu hoặc thành phần vị ngữ

trong câu hoặc một đoạn trước mà nó thay thế Các đại từ này thường mang tính hồi

chỉ Các đại từ thế, vậy có thể kết hợp với đại từ chỉ định: thế này, thế kia, thế đấy, thế

đó Thế có thể thay thế cho bất kì loại vị từ nào, dù nó chỉ tình trạng hay tính chất của

sự vật Thế có thể làm thành tố của vị ngữ Như thế được dùng thay cho tình huống Như vậy, vậy được dùng ở đầu câu làm chức năng liên kết Nội dung của câu thường là

kết luận được rút ra từ những nội dung hồi chỉ trước đó

Ví dụ:

(1) Không có tiền thì mua chịu Trời sinh ra đã thế

(Trẻ con không được ăn thịt chó) (2) Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẩu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm

tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có Hắn nghĩ thế và

Trang 38

uống rượu trong lúc say, say vô tận Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ

(1) Thì năm nay lại nảy ra Chí Phèo Lại một thằng hiền lành như đất – tội

nghiệp cho hắn, có lần lý Kiến thấy hắn vừa bóp đùi cho bà ba, vừa run run Bổng nhiên vùng dậy, giở toàn giọng uống máu người không tanh

(Chí Phèo) (2) Vì thế, Chí Phèo mới được vênh vênh ra về: hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa Hắn tự đắc: “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!” Cụ Bá thấy mình thắng bên địch mà không cần đến hội đồng lập biên bản xem chừng thích chí Cụ đưa luôn

cho anh đầy tớ chân tay mới luôn năm đồng

Trang 39

(2) Năm Thọ vừa đi, lại có binh Chức ở đâu lần về Mà thằng này lúc nó còn ở

nhà nào có ngạo ngược gì cho cam!

(1) Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy: dì làm và nuôi hắn Người vợ đảm

đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn năm xu Còn một hào thì hắn dùng

uống rượu

(Dì Hảo) (2) Trách làm gì hắn, con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn Dì Hảo què liệt không còn những thứ ấy để cho

Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”

(Dì Hảo) (3) Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc là buồn cười lắm Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đây mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại

làm to hơn Mà kể thì cũng ngù ngờ Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai

mà hòng kêu

(Chí Phèo)

III Cách biểu hiện phương thức thế

Trong truyện ngắn Nam Cao phép thế thể hiện chủ yếu qua hai phương thức: hồi chiếu (hồi chỉ) và khứ chiếu (khứ chỉ) Trong đó tần số sử dụng của phương thức thế hồi chiếu được sử dụng nhiều hơn

1 Hồi chiếu (hồi chỉ)

Theo Diệp Quang Ban “Hồi chiếu là trường hợp yếu tố được giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau Vì vây, muốn hiểu được yếu tố được giải thích thì phải “quay trở lại” với yếu tố giải thích nằm trong phần lời đã nói trước

Trang 40

(3) Hộ vốn nghèo Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của

hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là

(5) Không có tiền thì mua chịu Trời sinh ra đã thế

(Trẻ con không được ăn thịt chó)

(6) Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi

(Chí Phèo)

(7) Rượu thịt chó rượu thịt chó Óc hắn cứ lẫn quẫn nghĩ đến hai thứ ấy

(Trẻ con không được ăn thịt chó) (8) Và hắn sực nhớ ra rằng: nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay

trông gà hóa cuốc, nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà Đó là một cái tật không

thể tha thứ được

(Trẻ con không được ăn thịt chó)

Ngày đăng: 15/12/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w