Chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 43 - 57)

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

III. Cách biểu hiện phương thức thế

1. Chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng

Như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy rằng phép thế nói chung, thế đồng nghĩa và thế đại từ nói riêng chức năng chủ yếu của chúng là chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng gây nhàm chán cho người đọc.

Về phép thế đại từ, tiêu biểu trong tác phẩm Chí Phèo, theo thống kê, nhà văn sử dụng khoảng 267 lần đại từ hắn, 15 lần đại từ , để chỉ Chí Phèo. Khoảng 52 lần đại từ cụ, 6 lần ông lý, 2 lần cụ ông dùng để gọi bá Kiến. Với nhân vật thị Nở nhà văn sử dụng 3 lần đại từ mụ và 115 lần đại từ thị để gọi nhân vật. Với dụng ý nghệ thuật, nhà văn đã sử dụng linh hoạt các đại từ thay thế phù hợp với từng hoàn cảnh, sự xuất hiện của từng nhân vật. Việc thay thế linh hoạt và phù hợp này ngoài việc tạo liên kết cho văn bản, tránh lặp từ vựng, còn gây được sự chú ý cao cho người tiếp nhận.

Đặc biệt ở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng đại từ hắn để gọi tên cho nhân vật. Một nhân vật hắn bất ngờ xuất hiện, lôi cuốn người đọc, người đọc tưởng chừng như đã biết hắn là ai và là con người như thế nào. Bằng dạng thế khứ chiếu người đọc có thể biết được nhân vật được nhà văn gọi là hắn ấy chính là Chí Phèo: Hn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hn chửi. Bắt đầu hn chửi trời. Có hề gì? Trời của riêng nhà nào? Rồi hn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng của riêng ai. Tức mình hn chửi ngay tất cả làng Vũ – Đại. Nhưng cả làng Vũ – Đại ai cũng nhủ: “Chắc trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả. Tức thật!

Tức thât! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì nó có khổ hn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hn cứ nghĩ thế mà chửi, hn cứ chửi những đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra thằng Chí Phèo!”...

Với sự xuất hiện bất ngờ của đại từ hắn mở đầu tác phẩm, tác phẩm đã gây được ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận. Người đọc chưa biết hắn là ai nhưng cái hành vi say khước và vừa đi vừa chửi của hắn đủ để nhà văn gọi là hắn. Nhà văn để cho nhân vật của mình xuất hiện bên cạnh cái say và có nhiều lý do để chửi. Từ việc chửi trời, chửi đời, chửi những người không chửi nhau với hắn đến việc chửi cả người sinh ra hắn. Hành vi chửi khắp và đặc biệt chính hắn chửi ngay người đã sinh ra hắn,

được nhà văn giải thích nguyên nhân là bởi chính Chí Phèo cũng không biết cha mẹ mình là ai. Hắn sống sót nhờ sự may mắn được nhặt về và lớn lên hết đi ở cho nhà này đến nhà khác, cuối cùng Chí làm canh điền cho nhà bá Kiến. Chí là một anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành, chính vì điều này làm cho bà ba ham muốn và ông lí phải ghen và ấy chính là nguyên nhân để bá Kiến đẩy Chí vào tù, đánh dấu bước ngoặt cuộc đời bắt đầu tha hóa của Chí. Nhà văn muốn khẳng định, sự tha hóa biến chất của Chí đã được hình thành trong thời gian Chí bị vào tù chứ không phải khi Chí trở về làng. Nhà văn giải thích nguyên nhân Chí đi tù và chính như thế mà Chí trở thành một con người tha hóa, bị mọi người coi khinh. Thể hiện sự tha hóa về nhân hình của Chí, ta thấy nhà văn sử dụng rất tinh tế dạng thế đại từ hồi chiếu: “Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết mấy năm, nhưng hn đi biệt tăm đến bảy, tám năm, rồi một hôm, hn lại lù lù ở đâu về. Hn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

Trông gớm chết!

Ở đoạn thể hiện những suy nghĩ của Chí sau khi đắc thắng trong việc đòi được nợ cho bá Kiến ở nhà đội Tảo về. Nhà văn đã sử dụng dạng thế đại từ hồi chỉ để thể hiện hết được vẻ đắc thắng, cao ngạo của Chí: “Vì thế, Chí phèo mới được vênh vênh ra về: hn thấy hn oai thêm bậc nữa. Hn tự đắc: “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!

Việc sử dụng dạng thế đại từ hồi chỉ này càng tăng thêm tính hấp dẫn, nhịp điệu lời văn tăng lên khi nhà văn liên tiếp sử dụng các đại từ hắn để thay thế.

Hay ở đoạn văn thể hiện dòng suy nghĩ của Chí Phèo khi đứng trước tuổi già và sự cô độc. Chí cảm thấy mình trơ trọi giữa cuộc đời không họ hàng thân thích, không anh em, cha mẹ cũng không. Chí nhận ra hắn đã tới các dốc bên kia của cuộc đời, hắn không còn khỏe mạnh để dọa nạt, cướp giật và hắn bắt đầu cảm nhận được sự cô độc của cuộc đời mình. Nhà văn cũng sử dụng hàng loạt các đại từ hắn để thay thế cho tên riêng nhân vật. Hắn suy nghĩ về cuộc đời và tuổi già của mình, sự đói rét... Cuối cùng nhà văn khẳng định chính Chí Phèo đã trông thấy trước tuổi già của mình đó là sự cô độc của đời người, nó là đáng sợ hơn cả: “Tỉnh dậy hn thấy hn già mà vẫn cô độc.

Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hn thấy hn đã tới cái đốc bên kia của đời. Ở những người như hn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”

Ngoài đại từ hắn được nhà văn sử dụng với tỷ lệ cao, nhà văn còn sử dụng đại từ để gọi nhân vật Chí Phèo. được sử dụng 15 lần để thay thế cho tên riêng Chí Phèo. Tỷ lệ giữa cách sử dụng và hắn là 15/267. Đoạn kể Chí đến gây sự nhà bá Kiến lần đầu, Chí Phèo trong cơn say và xách cái vỏ chai đến tận cổng nhà bá Kiến gọi thẳng tên tục mà chửi, bá Kiến không có nhà, các bà vợ bá Kiến cứ đùn đẩy nhau, không ai dám ra nói với Chí một lời. Trong ý nghĩ của các bà vợ bá Kiến, Chí Phèo chỉ xứng đáng được gọi bằng : “Mắc cái thằng liều lĩnh quá, lại say rượu, tay lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả. Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thay cha, có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi laị nghe!...” đến khi lý Cường về, cuộc ấu đã diễn ra, Chí Phèo lăn ra kêu làng thì các bà vợ bá Kiến được vững dạ, xưng xỉa ra chửi góp, nhưng thực chất với mục đích: “ Thật ra các bà muốn xem Chí Phèo làm ra sao? Không khéo có ý gieo vạ cho cụ ông phen này”.

Hoặc đoạn kể những nhận định của bá Kiến về Chí Phèo xem hắn thuộc vào loại người nào để lão dùng vào mục đích “dùng người” cho phù hợp thì lão dựa vào câu: “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. Bá Kiến nhận ra rằng Chí Phèo không anh hùng, nhưng là cái thằng liều lĩnh”.

Qua tác phẩm người đọc sẽ bất ngờ với sự sắp đặt có dụng ý của tác giả về sự xuất hiện của nhân vật thị Nở. Trong tác phẩm, thị Nở có vai trò đặc biệt, con người có khả năng phục thiện. Một nhân vật có khả năng phục sinh tâm hồn quỷ dữ, đem ánh sáng để đưa Chí trở về con người lương thiện nhưng với sự sắp đặt của nhà văn nhân vật này được xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt và được gọi tên cũng khá đặc biệt. Ở đoạn kể Chí Phèo trong cơn say từ nhà Tự Lãnh ra về, hắn cảm thấy ngứa ngáy vô cùng, định ra bờ sông tắm nhưng một sự việc bất ngờ đã khiến hắn dừng lại, vì hình như có người và có người thật: “Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối,

một người đàn bà ngồi tênh hênh. Chính là người đàn bà, hắn biết vậy là nhờ mớ tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực... Hai tay trần của m buông xuôi, cái mồm m há hốc lên trăng mà ngủ, hay là chết. Đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái váy đen xộc xệch... Bên kia, có lẽ gì m giẫy, cái yếm xẹo xọ, để trật ra cái sườn nây nây”.

Với dụng ý nghệ thuật tạo những tình huống bất ngờ, nhà văn đã sử dụng kết hợp hai dạng thế hồi chỉ và khứ chỉ, gây được ấn tượng đối với người đọc. Ban đầu khi tiếp cận nhân vật thị Nở, qua cách diễn đạt của tác giả người đọc biết được đó là một người đàn bà ngồi tênh hênh một kiểu ngồi có thể nói là không kín đáo. Khi biết được đó là một người đàn bà và với những biểu hiện không kín đáo của thị trong lúc ngủ nhà văn đã không ngần ngại dùng đại từ mụ để thay thế cho người đàn bà ngồi tênh hênh. Qua những biểu hiện của nhân vật thị Nở khi ngủ, dựa vào hiện thực khách quan cho thấy nhà văn dùng mụ để gọi thị, không với mục đích coi khinh mà chỉ thể hiện sự khách quan của nhà văn. Kết hợp dạng thế khứ chỉ nhà văn dẫn dắt người đọc tìm xem người đàn bà ấy là ai? Cuối cùng người đàn bà được gọi là mụ kia được tác giả cho đáp án:

Nhưng người đàn ấy lại là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn.”

Ở đoạn tiếp theo, khi biết được người được gọi là mụ là ai, một người được xem là “đần” là “ngẩn ngơ” thì tác giả lại thay thế cách gọi, thể hiện sự khách quan của nhà văn. Nhà văn sử dụng khoảng 114 lần đại từ thị để gọi tên cho nhân vật. Để giải thích vì sao thị Nở được xem là “đần” là “ngẩn ngơ” và “xấu ma chê quỷ hờn” thì tác giả sử dụng dạng thế đại từ hồi chỉ nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm đã nêu: “Nhưng người đàn ấy lại là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của th thực sự là một sự mỉa mai của hóa công; nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật tai hại, nếu má phinh phính thì mặt th còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạch muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế th lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra; ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Đã thế th lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ

sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất.”

Để giải thích nguyên nhân vì sao thị Nở không có chồng nhà văn sử dụng hàng loạt các đại từ thị nhằm mục đích khẳng định lại vấn đề: “... Và th lại nghèo, nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và th lại là dòng giống của một nhà có mả hủi:

cái này khiến cho không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh th như tránh một con vật tởm. Ngoài ba mươi tuổi th vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ - Đại người ta kết bạn từ khi lên tám, và có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến hai mươi đẻ con thứ nhất. Cứ tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng.”

Bên cạnh hai nhân vật tiêu biểu Chí Phèo và thị Nở thì không thể bỏ qua nhân vật bá Kiến- một đại diện tiêu biểu cho chế độ xã hội lúc bấy giờ: quyền hành, mưu mô, hách dịch,...

Nhà văn để cho nhân vật bá Kiến xuất hiện trong việc ghen tuông bóng gió với anh canh điền khỏe mạnh nhà hắn. Bá Kiến được xem là một con người cao quý, nắm quyền trong tay - ăn tiên chỉ làng Vũ- Đại. Nhưng con người này lại dùng quyền hành của mình vào những việc đê hèn. Hắn vì tư thù cá nhân đã đẩy Chí – một con người hiền lành, nhẫn nhục, đưa Chí vào con đường tha hóa, tội ác: “Năm hắn hai mươi hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ là cụ bá Kiến - ăn tiên chỉ làng. Hình như có mấy lần bà ba nhà ông lý, còn trẻ lắm mà lại hay ốm lửng bắt hắn bóp chân hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà lại sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, ông lý thì hay đau lưng lắm; những người có bệnh đau lưng hay sợ vợ mà chúa đời khỏe ghen. Có người bảo ông lý ghen với anh canh điền khỏe mạnh mà sợ bà ba không dám nói.

Nhà văn sử dụng đại từ hóa ông lý để chỉ bá Kiến chủ yếu là khi hắn còn trẻ và lúc ấy hắn đang làm chức lý trưởng. Ở lý Kiến không chỉ tồn tại tính hách dịch coi khinh người khác vốn là bản chất của bọn quan lại mà hắn còn là một kẻ dâm ô. Bởi lúc bấy giờ hắn tuy đã có đến ba vợ nhưng vẫn không nở bỏ hoài cái của không dưng trời cho, hắn bí mật đi lại với vợ Binh chức đã có hai con, rồi còn lên tỉnh ngồi chung xe, chơi bời trác táng: “Chính ngay lý Kiến, tuy hồi ấy đã có đến ba vợ, cũng không nở bỏ hoài cái của không dưng được trời cho; và không nở bỏ hoài, ông ta còn được lợi. Mỗi lần chị binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng - đa của chồng, phải mượn ông lý đi nhận thực. Không ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta, điều

ấy đã cố nhiên.”

Qua đây ta còn thấy được sự thâm hiểm của bá Kiến, không chỉ hắn là một kẻ dâm ô, mà hắn còn là một kẻ cơ hội, hắn không bao giờ cho không ai cái gì, nhưng hắn sẳn sàng lấy không của người khác, kể cả những người phụ nữ như chị Binh.

Nếu như nhà văn sử dụng ông lý để thay cho cách gọi khi bá Kiến còn trẻ, lúc hắn còn làm lý trưởng thì khi bá Kiến là một bá hộ ăn tiên chỉ làng, nhà văn lại thay đổi cách gọi là cụ ông, cụ,... Trong tác phẩm, nhà văn sử dụng 2 lần đại từ cụ ông, cụ khoảng 52 lần.

Khi ở tù về Chí Phèo triền miên trong cơn say, và hắn quyết định đến gây sự ở nhà bá Kiến. Ở đoạn này nhà văn hai lần dùng cụ ông để chỉ bá Kiến: “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều.

Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. (…) Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo làm ra sao?

Không khéo nó có ý gieo vạ cho c ông phen này... Nhưng kia c ông đã về.

Trong truyện, nhà văn thường sử dụng đại từ cụ để gọi bá Kiến. Tiêu biểu ở đoạn thể hiện thủ thuật nhà nghề của bá Kiến. Bá Kiến là loại cường hào, cáo già rất lọc lõi. Đây là một nhân vật mang rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo đầy tài năng của Nam Cao. Bá Kiến là một tên thống trị lắm mưu nhiều kế, đặc biệt là thâm độc và nham hiểm. Khắc hoạ nhân vật này, Nam Cao không nhấn mạnh khía cạnh bóc lột người nông dân của Bá Kiến mà khắc sâu một nét bản chất đặc biệt của lão, đấy là một tên cường hào có nghệ thuật thống trị, đàn áp người nông dân rất thâm hiểm. Bá Kiến là một tên cường hào ác bá, đặc biệt là gian hùng, nham hiểm, rút ra được những phương châm, thủ đoạn thống trị người nông dân rất khôn ngoan và hiệu quả mà Bá Kiến đã đúc rút từ bốn đời làm tổng lý, chẳng hạn “trị không được thì cụ dùng”, “dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò...”: “Cụ bá Kiến không cần than thở:

trị không được c dùng. C nghĩ bụng: cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò? Thế lực của c sở dĩ lấn át được các vây cánh khác, một phần lớn cũng bởi c biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù.

Bên cạnh đó, để tạo tính liên kết chặt chẽ hơn và tránh việc lặp từ vựng gây dài dòng trong văn bản, Nam Cao đã vận dụng chức năng liên kết và tránh lặp từ vựng của một số đại từ chỉ định và đại từ thế, vậỵ. Trong truyện Chí Phèo nhà văn sử dụng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)