Chức năng cung cấp thông tin và chức năng biểu thị tình thái

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 57 - 74)

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

III. Cách biểu hiện phương thức thế

2. Chức năng cung cấp thông tin và chức năng biểu thị tình thái

Ngoài việc sử dụng phép thế đại từ và phép thế đồng nghĩa để tạo tính liên kết cho văn bản, tránh việc lặp từ vựng, Nam Cao còn sử dụng phép thế đồng sở chỉ để thực hiện hai chức năng trên. Đặc biệt ở phép thế đồng sở chỉ còn có chức năng cung cấp thông tin, chức năng biểu thị tình thái. Nhà văn đã sử dụng chức năng này để cung cấp đến người đọc những thông tin cũng như sự đánh giá về các nhân vật trong truyện một cách trọn vẹn, thể hiện thành công những đặc điểm, tính cách của từng nhân vật, cũng như sự đánh giá của nhà văn đối với từng nhân vật của mình.

Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng. Chí Phèo phản ánh xã hội nông thôn trên bình diện đấu tranh giai cấp, vừa thể hiện vấn đề con người bị tha hóa.

Qua hình tượng Chí Phèo, một trường hợp nông dân lưu manh hóa, Nam Cao không những miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ khi bị xã hội

vùi dập đến mất cả hình người, tính người.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao sử dụng các đặc trưng tiêu biểu cho nhân vật này như: anh canh điền khỏe mạnh, anh canh điền ấy, anh đầy tớ tay chân mới, thằng đàn ông, thằng say rượu, thằng không cha không mẹ, một thằng hiền như đất...

Toàn bộ ý nghĩa nội dung truyện ngắn hầu như toát lên từ hình tượng nhân vật Chí Phèo. Nam Cao rất thành công trong việc lựa chọn từ ngữ để miêu tả trọn vẹn đặc điểm, tính cách, cuộc đời nhân vật. Chí là một đứa con hoang, lớn lên tùy hoàn cảnh mà làm con nuôi, đứa ở, và cuối cùng làm canh điền cho địa chủ. Hồi còn làm canh điền cho Bá Kiến, Chí Phèo vốn là một con người hiền lành và lương thiện, có ý thức rõ về nhân phẩm của mình. Tác giả đã sử dụng cụm từ anh canh điền khỏe mạnh, anh canh điền ấy để chỉ Chí Phèo: “Có người bảo ông lý ghen với anh canh điền khe mnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người bảo anh canh điền y được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù.

Cụm từ “anh canh điền khỏe mạnh” cho biết Chí là một thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, và đang làm canh điền cho nhà bá Kiến. Đặt trong sự đối lập giữa “anh canh điền khỏe mạnh” và “ông lý”, làm cho bà ba ham muốn và ông lý phải ghen, cuối cùng bá Kiến đã dùng uy quyền của mình để đẩy Chí vào tù. Như vậy, bản chất của Chí vốn là người nông dân lương thiện, hiền lành, thật thà và đặc biệt là giàu lòng tự trọng, bởi trong tâm thức của Chí vẫn còn tồn tại ý thức của “thằng đàn ông”: Khi bà ba gọi đến bóp chân “hắn chỉ thấy nhục chứ yêu thương gì”. Với bản chất hiền lành, thật thà, chăm chỉ ấy, tác giả cũng đã từng ưu ái cho Chí những tên gọi hết sức trân trọng và yêu mến, tác giả gọi: anh canh điền khỏe mạnh rồi thay thế bằng anh canh điền ấy một lần nữa để khẳng định bản chất lương thiện của Chí, bản chất lương thiện của người nông dân. Đồng thời tác giả muốn khẳng định tính chất lưu manh, côn đồ của Chí sau này hoàn toàn do hoàn cảnh: chế độ xã hội đã tha hóa bản chất của một người vốn hiền lành và lương thiện. Bên cạnh đó, tác giả phê phán những con người độc ác đã đẩy Chí vào tù, bước vào con đường tha hóa.

Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo bắt đầu từ khi: “Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm đến bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về.” chứ không phải từ sau

khi Chí đi tù về bởi vì khi Chí mới bước chân về làng người ta đã nhận thấy một sự đổi thay ghê gớm từ nhân hình đến nhân tính: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng, với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ngoài chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều.” Hắn đến gây sự với nhà bá Kiến, nhưng lúc ấy bá Kiến không có nhà chỉ có các bà vợ bá Kiến, các bà chỉ biết đóng chặt cửa: “Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả...

Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thay cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với mt thằng say rượu!

Với dạng thế hồi chỉ, ta biết được thằng say rượu ở đây Nam Cao muốn thay thế cho Chí Phèo. Với cụm từ thằng say rượu Nam Cao muốn nhấn mạnh, tất cả các hành động của Chí chỉ xuất phát từ men rượu, rượu thúc đẩy hành động. Thứ vũ khí tối ưu nhất của Chí là rượu, rượu sức mạnh, là động lực để Chí thực hiện tội ác. Với

thằng say rượu” tác giả còn đánh giá cái say của Chí nó triền miên. Chí Phèo ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, đặp đầu rạch mặt, chửi bới dọa nạt trong lúc say, ấy mấy khi Chí Phèo được tỉnh. Đồng thời, thằng say rượu là một con người thiếu nhân cách, không thể làm chủ được bản thân hành động và suy nghĩ, và cũng chính vì lúc nào cũng say rượu nên mọi người chẳng coi Chí Phèo ra gì.

Một phần nữa cũng bởi Chí chỉ là đứa trẻ mồ côi được người ta nhặt từ cái lò gạch bỏ không, người ta truyền tay nhau nuôi, lớn lên và hoàn cảnh đã đưa Chí vào con đường tha hóa. Vì thế Cái thằng không cha không mẹ là cách gọi mà lý Cường gọi thay Chí Phèo khi Chí đến nhà của y để gây sự trả thù: “Mày muốn lôi thôi gì? Cái thng không cha không m này? Mày muốn lôi thôi gì?”.

Ở đây lý Cường đã nhằm vào đúng đặc điểm tiêu biểu của Chí Phèo. Chí là một người không cha không mẹ, được người ta nhặt ở lò gạch cũ đem về nuôi, truyền tay nuôi từ người này sang người khác, lớn lên phải đi ở đợ và hoàn cảnh đã đưa Chí vào con đường tha hóa, thành côn đồ. Một thái độ xem thường khinh bỉ. Lấy giọng điệu của một tên cường hào ác bá để đối lập với một con người bất hạnh không biết cha biết mẹ mình là ai, lớn lên sống trong cảnh cù bơ cù bất, một người đáng thương, và có lẽ đây cũng là lời bênh vực cho Chí, vì anh không cha không mẹ không được người nuôi

dạy nên anh mới trở thành con người mà tất cả mọi người xa lánh, coi khinh. Đồng thời Nam Cao cũng chỉ rõ bản chất của bọn cường hào ác bá, xem khinh người khác, xem mạng người như cỏ rác.

Bằng cách làm nổi bật sự thay đổi dữ dội trong tính cách của Chí Phèo trước và sau khi đi tù về, tác giả đã đối lập hoàn toàn giữa “một thằng hiền như đất” với một con người hung tợn giở toàn giọng uống máu người không tanh: “Thì năm nay lại nảy ra Chí Phèo. Lại một thng hiền lành như đất – tội nghiệp cho hắn, có lần lý Kiến thấy hắn vừa bóp đùi cho bà ba, vừa run run. Bỗng nhiên vùng dậy, giở toàn giọng uống máu người không tanh.”

Tác giả sử dụng cụm từ thằng hiền lành như đất để thay thế cho Chí Phèo. Vì trước đây Chí vốn là một người hiền lành và lương thiện. Nhưng giờ đây Chí đã trở thành một con người khác hẳn “uống máu người không tanh”. Đối lập giữa con người hiền lành như đất với một con người độc ác, tác giả muốn nhấn mạnh rằng: bản chất con người vốn lương thiện như do đâu Chí đã trở thành một con người như vậy? Một sự thay đổi nhanh chóng từ một con người hiền lành, lương thiện trở thành một con người đáng sợ, một con quỷ dữ, hai đặc điểm đối lập của trong một con người. Đặc biệt tác giả sử dụng từ “lại” muốn nhấn mạnh rằng, không riêng gì Chí mà trước đó đã có nhiều người cũng là những người nông dân lương thiện nhưng chính xã hội đã làm thay đổi bản chất của con người từ hiền lành trở thành độc ác và tàn nhẫn. Nhà văn muốn lên án vì đâu lại có sự tha hóa đến như vậy, đây cũng là lời tố cáo đến bọn thống trị gian ác, chính bọn chúng hủy hoại đi bao mảnh đời lương thiện, và Chí chính là một điển hình tiêu biểu.

Với ý định dùng Chí Phèo để gây sự với đứa mình ghét, bá Kiến đã thực hiện âm mưu lấy những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò. Đội Tảo là một tay vai vế trong làng, kình nhau với lão, mà lại ăn giựt của lão năm mươi đồng. Bá kiến nhờ Chí Phèo đi đòi và hứa cho hết nếu đòi được, với mục đích để cho bọn chúng trị nhau mà lão thì không thiệt gì. Chí Phèo nhận ngay. Phúc cho Chí hôm ấy đội Tảo ốm liệt giường không nghe hắn chửi, bà vợ biết chuyện và không muốn sinh sự, nên cầm tiền đưa cho Chí cho êm chuyện: “Vì thế, Chí Phèo mới được vênh vênh ra về: hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa. Hắn tự đắc: “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!” Cụ Bá thấy mình thắng bên địch mà không cần đến hội đồng lập biên bản xem chừng thích chí. Cụ đưa luôn cho anh đầy t chân tay mi luôn năm đồng”.

Nam Cao dùng anh đầy tớ chân mới để thay thế cho Chí Phèo. Đến đây Chí đã thật sự trở thành chân tay trung thành của Bá Kiến, là một tên tay sai, nô lệ, một cánh tay đắc lực của Bá Kiến. Với từ “mới” tác giả còn khẳng định Chí không phải là người duy nhất và đầu tiên là tay chân của Bá Kiến mà chỉ là tay chân mới.

Những tưởng cuộc đời của Chí sẽ không bao giờ tìm lại được ánh sáng lương thiện, tìm lại chính mình nhưng không cuộc gặp gỡ với thị Nở đã lóe lên ánh sáng lương thiện trong lòng của “con quỷ dữ” và thị Nở chính là ánh sáng mở đường cho Chí tìm về với lương thiện. Thị Nở đã khơi dậy bản năng sinh vật ở Chí Phèo: “Thị Nở mới kịp giật mình thì thằng đàn ông đã bám lấy thị… Thị vùng vẫy để ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo. Thị vừa thở, vừa vật nhau với hắn, vừa hổn hển:

“Ô hay... Buông ra... Tôi kêu... Tôi kêu làng... Buông ra. Tôi kêu làng lên bây giờ!”

Thằng đàn ông phì cười. Sao thị lại kêu làng nhỉ?”...

Với “thằng đàn ông” tác giả muốn nhấn mạnh rằng, ở Chí Phèo vẫn còn tính người, vẫn còn tồn tại bản chất đàn ông, vẫn có lòng ham muốn, vẫn khao khát tình yêu. Chính tình yêu của thị Nở đã khiến bản chất của người lao động lương thiện trong Chí thức dậy. Lần đầu tiên sau bao năm, Chí Phèo lại nhe tiếng chim hót, tiếng nói của những người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá... Những âm thanh ấy ngày nào chả có nhưng đến hôm nay Chí mới được nghe và nó vang động sâu xa trong lòng Chí niềm khao khát cuộc sống lương thiện mà bao năm anh đã từng đánh mất. Hương vị của bát cháo hành hay hương vị của hạnh phúc của tình yêu đã làm sống lại trong Chí những khao khát của tuổi trẻ. Lần đầu tiên ở Chí Phèo lại xuất hiện

mắt ươn ướt nước” và “cười nghe thật hiền”. Chính thị Nở là chiếc cầu nối đưa con người của tội ác trở về với lương thiện. Giờ đây, Chí phèo muốn trở lại chính mình, anh tha thiết được trở lại với xã hội loài người, anh “thèm lương thiện, và muốn làm hòa với mọi người biết bao!

Việc Chí Phèo bệnh đã có ảnh hưởng đến thị Nở, thị nhận ra phải làm gì đó cho Chí, thị nghĩ “đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành” và thế là thị nấu cháo mang sang cho Chí. Trong suy nghĩ của thị Nở: “ Cái thng liu lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”.

Nhà văn sử dụng cái thằng liều lĩnh để chỉ Chí qua cách gọi của Thị Nở. Với cái thằng liều lĩnh ấy đây là cách gọi yêu thương mà thị Nở dành cho Chí.

Thị Nở là người đầu tiên nhận ra bản chất lương thiện trong con người của Chí

Phèo. Khi cả làng Vũ Đại quay lưng lại với Chí, thì chỉ có duy nhất một mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên: “Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc là buồn cười lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đây mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thng trời đánh không chết y, nó còn sợ ai mà hòng kêu.”

Nam Cao sử dụng cụm từ cái thằng trời đánh không chết để thay thế cho Chí Phèo thông qua lời của nhân vật thị Nở. Thị Nở nhắc lại lời chửi, lời nguyền rủa của người khác dành cho Chí Phèo, nhưng ở đây thị dùng không phải để chửi, để nguyền rủa mà sử dụng như lời mắng yêu. Thể hiện thái độ công bằng của tác giả, tình yêu sẽ đến với những người thật sự hướng đến tình yêu.

Sau năm ngày yêu đương cùng Chí Phèo thì thị Nở bỗng nhớ ra rằng thị còn có một bà cô ở trên đời. Thị Nở hỏi ý kiến bà cô. Bà lấy làm nhục vì cháu mình lại đốn mạt đến đi lấy một thằng chỉ biết rạch mặt ăn vạ, bà nhục mạ cháu mình và cả Chí Phèo: “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thng không cha. Ai lại đi lấy thng ch có mt ngh là rch mặt ăn vạ. Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông nhà bà! Bà gào lên như con mẹ dại. Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó: - Đã nhịn được đến ngày này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo!”

Với bà cô thị Nở thì Chí Phèo được gọi là thằng không cha, thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ. Bà đã nhắc lại hết những đặc điểm nổi bật của Chí Phèo với thái độ khinh bỉ, căm ghét. Bà là đại diện cho xã hội lúc bấy giờ không thể chấp nhận được Chí – con người đang khao khát hướng thiện. Chính bà đã ép Chí vào con đường cùng.

Nếu Chí Phèo là đại diện tiêu biểu của người dân bị đè nén, áp bức... thì bá Kiến là đại diện tiêu biểu của kẻ thống trị, quyền hành và hách dịch... Sử dụng phép thế đồng quy chiếu miêu tả để làm rõ hơn về tính cách, con người của nhân vật bá Kiến nhà văn Nam Cao đã sử dung các biểu thức sau để viết về nhân vật: cái cụ bá thét ra lửa ấy, cụ tiên chỉ làng Vũ Đại, thằng bố, thằng mọt già, thằng ấy...

“Không táo bạo mà đến gây sự với cha con nhà bá Kiến, bốn đời làm tổng lý. Và nghĩ thế hắn thấy hắn cũng oai. Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ, thế mà dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)