Các dạng thức của phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 35 - 39)

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

II. Các dạng thức của phép thế trong truyện ngắn Nam Cao

Khi đại từ dùng để thay thế danh từ thì chúng biểu thị ý nghĩa thực thể của danh từ. Khi thay thế cho tính từ, động từ chúng biểu thị ý nghĩa quá trình hay đặc trưng của động từ hoặc tính từ. Đại từ không chỉ thay thế cho một thực từ mà nó còn thay thế cho cả mệnh đề, câu và đoạn văn. Đại từ có thể giữ chức năng cú pháp mà nó thay thế cho thực từ.

Các đại từ có chức năng thay thế thuộc các nhóm: đại từ chỉ ngôi, đại từ chỉ định, đại từ “thế”, “vậy”.

Các đại từ chỉ ngôi thường dùng:

Ngôi Số ít Số nhiều

Ngôi thứ nhất

(Người nói) tôi, tao, tớ chúng tôi, chúng tao, chúng ta, chúng tớ

Ngôi thứ hai

(Người nghe) mày, mi, cậu chúng mày, chúng bay, bay Ngôi thứ ba

(Người, vật được đề cập đến) nó, hắn, y chúng nó, họ, chúng

- Đại từ chỉ ngôi dùng để thay thế chủ yếu là các đại từ ngôi thứ ba, và một số đại từ hóa. Ngoài những đại từ chỉ ngôi thường dùng, tiếng Việt còn có những đại từ chỉ người lâm thời, mượn từ danh từ: hắn, y, ông ấy, bà ấy, cô ấy, các ông ấy, các anh ấy,... (X + ấy)

Ví dụ:

Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu còn để hai cái trái đào. mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một nêu cơm con con không sống, không khê.

(Một đám cưới)

là đại từ chỉ ngôi thứ ba được thay thế cho tên riêng Dần ở câu trước.

- Đại từ chỉ định dùng để chỉ trỏ, thay thế với ý nghĩa tương ứng với những sự vật, hiện tượng được nêu trong từ, trong câu, đoạn trong văn bản được thay thế. Khi các đại từ này kết hợp với danh từ thì sự vật mà danh từ đó biểu thị được xác định một vị trí trong thời gian và không gian, và nhờ đó mà sự vật được phân biệt với sự vật khác.

+ Thay thế cho động từ/ tính từ (cụm động từ/ cụm tính từ) Ví dụ:

Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt, mà đâm chém người. Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi.

(Chí Phèo)

Đại từ đó thay thế cho tính từ hiền, vốn là bản chất của Chí Phèo - một anh canh điền hiền lành.

+ Thay thế cho mệnh đề:

Ví dụ:

(1). Hai bát tiết canh đông lắm. y là điềm lành báo rằng cuộc vui vẻ sẽ hoàn toàn.

(Trẻ con không được ăn thịt chó) (2). Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Đó là một sự ý tứ của Từ.

(Đời thừa)

- Đại từ thế, vậy thường biểu thị ý nghĩa cho một câu hoặc thành phần vị ngữ trong câu hoặc một đoạn trước mà nó thay thế. Các đại từ này thường mang tính hồi chỉ. Các đại từ thế, vậy có thể kết hợp với đại từ chỉ định: thế này, thế kia, thế đấy, thế đó. Thế có thể thay thế cho bất kì loại vị từ nào, dù nó chỉ tình trạng hay tính chất của sự vật. Thế có thể làm thành tố của vị ngữ. Như thế được dùng thay cho tình huống.

Như vậy, vậy được dùng ở đầu câu làm chức năng liên kết. Nội dung của câu thường là kết luận được rút ra từ những nội dung hồi chỉ trước đó.

Ví dụ:

(1). Không có tiền thì mua chịu. Trời sinh ra đã thế.

(Trẻ con không được ăn thịt chó)

(2). Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẩu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Hắn nghĩ thế buồn lắm.

(Đời thừa)

2. Thế đồng nghĩa

Trong truyện ngắn của Nam Cao phương thức thế đồng nghĩa được nhà văn sử dụng với tần số thấp hơn.

- Thế đồng nghĩa từ điển:

Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến:...

(Đời thừa) - Thế đồng nghĩa phủ định:

Những cơn say của tràn cơn say này sang cơn say khác, thành một cơn dài, mênh mông, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say,

uống rượu trong lúc say, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời.”

(Chí Phèo) 3. Thế đồng sở chỉ

Thế đồng sở chỉ thể hiện ở 3 dạng:

- A trong chủ ngôn được thay thế bởi B trong kết ngôn là môt danh ngữ (danh từ+ định tố miêu tả)

Mô hình:

B A

Danh ngữ (danh từ+ định tố miêu tả) Ví dụ:

(1). Thì năm nay lại nảy ra Chí Phèo. Lại một thng hiền lành như đất – tội nghiệp cho hắn, có lần lý Kiến thấy hắn vừa bóp đùi cho bà ba, vừa run run. Bổng nhiên vùng dậy, giở toàn giọng uống máu người không tanh.

(Chí Phèo)

(2). Vì thế, Chí Phèo mới được vênh vênh ra về: hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa. Hắn tự đắc: “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!” Cụ Bá thấy mình thắng bên địch mà không cần đến hội đồng lập biên bản xem chừng thích chí. Cụ đưa luôn cho anh đầy t chân tay mi luôn năm đồng

(Chí Phèo)

- A trong chủ ngôn được thay thế bởi B trong kết ngôn là một danh ngữ (danh từ + đại từ chỉ định)

Mô hình:

B A

Danh ngữ (danh từ+ đại từ chỉ định) Ví dụ:

(1). Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được các vây cánh khác, một phần lớn bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Nhng thng y chính là những thằng được việc

(Chí Phèo)

(2). Năm Thọ vừa đi, lại có binh Chức ở đâu lần về. Mà thng này lúc nó còn ở nhà nào có ngạo ngược gì cho cam!

(Chí Phèo)

- A trong chủ ngôn được thay thế bởi B ở kết ngôn là một danh ngữ (danh từ+

định tố miêu tả, chỉ định) Mô hình:

B A

Danh ngữ (danh từ+ định tố miêu tả+ đại từ chỉ định) Ví dụ:

(1). Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy: dì làm và nuôi hắn. Người v đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn năm xu. Còn một hào thì hắn dùng uống rượu.

(Dì Hảo)

(2). Trách làm gì hắn, con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những thứ ấy để cho.

Không, dì có trách chi con người tàn nhn y.”

(Dì Hảo)

(3). Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc là buồn cười lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đây mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thng trời đánh không chết y, nó còn sợ ai mà hòng kêu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phép thế trong truyện ngắn nam cao (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)