Vấn đề màu sắc trong tiếng Việt là vấn đề hết sức phức tạp nhưng cũng đầy thú vị.Công việc nghiên cứu về thành ngữ được tìm hiểu trong bài viết của Trịnh Thu Hiền về “Các thành ngữ tiếng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Cán bộ hướng dẫn: GV NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ, năm 2011
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ loại là một trong những lĩnh vực của ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếngViệt nói riêng Riêng đối với tiếng Việt của chúng ta thì từ loại càng có nhiều điều cầnchú ý Thật vậy, mỗi ngôn ngữ điều có một vốn từ vựng riêng rất lớn và phức tạp Dokhối lượng, tính chất, chức năng của mỗi vốn từ rất đa dạng, nó khiến cho những ai quantâm đến, nghiên cứu về nó điều phải tiến hành phân loại từ theo mục đích riêng và khácnhau của mỗi người Cũng do nhiều mục đích khác nhau này của các nhà ngôn ngữ học
mà việc phân định từ loại cho đến ngày nay vẫn chưa có sự thống nhất nhất định Và ngàynay đề tài này vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người không chỉ đối với các nhàViệt ngữ mà còn đối với những người quan tâm đến sự phong phú, giàu đẹp đến kì lạ củatiếng Việt
Được học văn và tìm hiểu về văn chương nên chúng tôi càng yêu mến tiếng Việthơn Nó có một sức hút mạnh mẽ, nó còn có thể giúp chúng ta cảm nghiệm được mọi sắcthái phức tạp của cuộc sống, trong đó có đóng góp không nhỏ của lớp tính từ chỉ màu sắc
Ai đã từng ngắm nước biển Cô Tô chắc hẳn sẽ ấn tượng với cách mà Nguyễn Tuân dùng
ngôn từ để miêu tả sự huyền diệu của màu xanh nước biển: “Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt vậy? (…) Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên mặt Cô Tô như là thử thách cái vốn vị của mỗi đứa chúng tôi như đang nổi gió trong lòng Biển xanh như là gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần thôi Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nge đàn tì bà trên sông Giang Châu thì có đúng không? (…) Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay mầu cho sóng Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng”
Trang 3[12;45] Hay cũng chính nhờ vào lớp tính từ chỉ màu sắc này mà chúng ta mới có thể cảmnhận hết được nỗi đau u uất, đầy thâm trầm của Nguyễn Khuyến:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”
(Thu ẩm – Nguyễn Khuyến)
Chúng ta không thể thay thế từ “đỏ hoe” bằng một từ có cùng trường nghĩa, vì như
thế sẽ làm thay đổi sắc thái biểu cảm của bài thơ Những từ cùng nghĩa khác sẽ không gợi
lên được màu của đôi mắt đang khóc như màu “đỏ hoe” Cái màu đỏ này đã thể hiện được
nỗi đau đời, sự xót xa của một người luôn cảm thấy mình bất lực trước thực tại Và đóchính là thế mạnh của lớp tính từ chỉ màu sắc đem lại cho ngôn ngữ tiếng Việt của chúng
ta Chính vì thế mà chúng tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cuối
khóa, mà cụ thể là đề tài: “Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam”.
2.Lịch sử vấn đề
Tính từ là từ loại rất quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt của chúng ta Và từtrước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của những nhà Việt ngữ về đề tàinày
Các nhà Đông phương học cho rằng tính từ trong các ngôn ngữ đơn lập có khuynhhướng gần với động từ về phương diện đặc điểm cú pháp về khả năng kết hợp và chứcnăng thành phần câu
Người đầu tiên mà chúng ta cần nhắc đến đó là Đào Thản, ông là một trong nhữngngười có nhiều đóng góp trong việc xác lập hệ thống tính từ mà cụ thể là hệ thống lớp từ
chỉ màu sắc Trong bài viết “Hệ thống từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ quát” [15;11], ông đã đưa ra một số kết luận trong tiếng Việt Trong đó ông
đưa ra bảy màu cơ bản trong tiếng Việt và các màu phụ bổ sung cho nó
Ngoài ra còn phải kể đến bài viết của Nguyễn Xuân Bình “Về các màu sắc trong thơ ca” [4;237] Tác giả đi vào phân tích màu xanh trong giai đoạn thơ ca Việt Nam 1945 –
1975 để thấy rõ “mỗi giai đoạn thơ lại có sự biểu trưng riêng về màu sắc” [4;238].
Trang 4Trong “Ngôn ngữ màu sắc và màu sắc ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến” [6;16].
Biện Minh Điền đã đi vào thống kê, miêu tả từ chỉ màu sắc trong thơ của NguyễnKhuyến Qua đó, người đọc thấy được cảm quan màu sắc và tâm hồn của nhà nho yêunước, thấy được khát vọng thẩm mỹ của Nguyễn Khuyến thông qua cách dùng từ chỉ màucủa ông
Vấn đề màu sắc trong tiếng Việt là vấn đề hết sức phức tạp nhưng cũng đầy thú vị.Công việc nghiên cứu về thành ngữ được tìm hiểu trong bài viết của Trịnh Thu Hiền về
“Các thành ngữ tiếng Việt có yếu tố cấu tạo là từ chỉ màu sắc” [8;384], tác giả đã khảo sát các thành ngữ “với mong muốn có thể đưa ra một số suy nghĩ ban đầu về giá trị, cấu trúc hình thái và cấu trúc ngữ nghĩa của loại thành ngữ này” [8;384].
Nói tiếp công trình nghiên cứu về màu sắc trong tiếng Việt, trong “Màu xanh trong thơ Tố Hữu” [19;577], Nguyễn Thị Bích Thủy cũng đã đi vào những biểu hiện cảm xúc của Tố Hữu qua cách dùng màu xanh “Chính cái màu xanh mang sức sống Việt Nam là cái bất biến thể để có thể lấy nó quy về những cái biến thể trong các màu xanh của thơ Tố Hữu” [19;578].
Trong bài viết “Lớp từ vựng chỉ màu xanh trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Lê Thị
Vy trên Ngữ học trẻ 2006 Tác giả đã so sánh màu xanh trong cách hiểu tiếng Việt và
tiếng Anh thông qua một vài nhận định: “Người Việt hoàn toàn có thể thấy màu xanh của
da trời và nước khác hẳn màu xanh của cây cối, màu xanh của nước một phần là do sự phản chiếu của bầu trời, rong tảo Và không cần phải nói rõ xanh da trời hay xanh lá cây, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt của chúng trong ngữ cảnh cụ thể” Nhưng trong tiếng Anh thì màu xanh “blue” được định nghĩa là màu xanh của trời quang mây hoặc của mặt biển trong một ngày nắng Màu xanh “green” là màu nằm giữa màu xanh da trời và
màu vàng trong dãy quang phổ, là màu của cỏ, của lá, của hầu hết các cây cối
Trong tiếng Việt chúng ta thì Lê Văn Lý đã xếp tính từ bên cạnh động từ, đối lập vớidanh từ nhờ vào khả năng kết hợp Tính từ trong tiếng Việt không có một hình thái cấutạo riêng mặc dù ý nghĩa ngữ pháp chỉ đặc trưng cũng được hình thành đúng như cácngôn ngữ khác Sự khác nhau cơ bản này là ở chỗ ý nghĩa tính từ được biểu đạt bằngphương tiện cú pháp, khả năng kết hợp và chức năng thành phần câu
Trang 5Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” đã khẳng định: tính từ là từ loại quan
trọng trong thực từ tiếng Việt, sau danh từ và động từ Công trình nghiên cứu của ông vôcùng cụ thể và rõ ràng, từ ý nghĩa, vị trí, đặc trưng, phân định, khả năng kết hợp,… củatính từ đến sự khác nhau giữa tính từ và động từ, chức năng và cú pháp đều được ôngtrình bày cẩn thận và rõ ràng Không chỉ vậy, với công trình này ông cũng đã tìm hiểuluôn về khía cạnh đoản ngữ tính từ và xác định cả cấu trúc ở thành tố đoản ngữ đó
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” thì nghiên cứu về đặc trưng và tiểu loại
của tính từ Ông khẳng định: đặc trưng của tính từ không trừu tượng tách khỏi sự vật, hoạtđộng mà đó là dấu hiệu thuộc tính sẵn có, quan hệ gắn bó với sự vật, hoạt động Mặtkhác, đặc trưng cũng thể hiện cách nhận thức chủ quan của con người Ông còn xác địnhtính từ có hai tiểu loại dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp Ở phần này ông có nói sơ lược
về tính từ chỉ màu sắc như là một tiểu loại nhỏ trong tính từ
Nguyễn Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt” thì nghiên cứu về tính từ như là
một từ loại của tiếng Việt, ngang bằng với các từ loại khác như danh từ và động từ,…Trong nghiên cứu này, ông cũng có trình bày cách phân loại tính từ của mình, tuy nhiên
đó là cách phân loại sơ lược chứ không đi sâu vào phân loại cụ thể Riêng về tính từ màusắc thì không thấy ông nhắc đến trong bài viết này
Bùi Tất Tươm trong “ Giáo trình tiếng Việt” tuy có nêu đầy đủ về ý nghĩa khái quát,
đặc điểm cú pháp, phân loại tính từ nhưng với công trình này thì chúng ta cũng khôngthấy ông nói nhiều đến tính từ màu sắc Tính từ màu sắc chỉ là một tiểu loại nhỏ trongphần phân loại tính từ theo ý nghĩa mà thôi
Còn Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” đã nêu lên đầy đủ
những đặc trưng của tính từ và các tiểu loại của tính từ Ông xác định chức năng và phânloại tính từ tương tự như Lê Biên Nhưng trong công trình nghiên cứu của mình thì ông cónêu thêm về sự phân định tính từ và các từ tổ khác để ta dễ phân biệt, tránh lầm lẫn giữa
từ loại và chức năng ngữ pháp của tính từ Tuyệt nhiên trong công trình nghiên cứu nàythì không có nhắc đến tính từ màu sắc
Qua tất cả những công trình nghiên cứu vừa nêu trên, ta có thể thấy được tầm quantrọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu tính từ, nhiều công trình nghiên cứu đã có vị tríxứng đáng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Về tính từ thì vậy, nhưng đối với tính từ
Trang 6màu sắc thì rất ít công trình nghiên cứu Hầu như trong tất cả các công trình nghiên cứunày chỉ nhắc đến tính từ màu sắc như là bộ phận nhỏ của tính từ trong cách phân loại màthôi, còn việc nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ thì vẫn còn rất ít.
“Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam” cũng vậy, thật sự cho đến
ngày nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách thật đầy đủ vàsâu sắc về vấn đề này Chúng ta vẫn thường thấy giá trị và tác dụng của tính từ màu sắctrong tác phẩm văn chương thường chỉ được nhắc một cách thoáng qua mà thôi Chính vìvậy mà chưa thể nói hết được cái hay, cái đẹp của tính từ chỉ màu sắc nói chung và tính từchỉ màu sắc trong truyện ngắn Thạch Lam nói riêng Cho nên có thể nói đây là một vấn đềhoàn toàn mới lạ và độc đáo, nó đòi hỏi người viết phải thật sự cố gắng thì mới thànhcông được
3 Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những cơ sở lí luận về tính từ nói chung và tính từ chỉ màu sắcnói riêng, người viết sẽ thống kê lại các tính từ chỉ màu sắc có trong những truyện ngắncủa Thạch Lam rồi tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm làm bật lên giá trị biểu đạt củanhững tính từ chỉ màu sắc mà Thạch Lam đã sử dụng Qua đó, ý nghĩa của tác phẩm cũngđược thể hiện một cách cụ thể hơn
Bên cạnh việc tập trung làm rõ vấn đề, chúng tôi còn muốn góp thêm một phần hiểubiết của mình về tính từ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Thạch Lam Chúng tôi cốgắng tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn nhằm giúp cho việc học tập trước mắt và cho côngviệc nghiên cứu sau này thuận lợi hơn
4 Phạm vi nghiên cứu
Từ loại trong tiếng Việt là một vấn đề vô cùng rộng lớn và phức tạp Các nhà Việtngữ đã đi sâu tìm hiểu và từ đó đã có rất nhiều nhận định xung quanh vấn đề này Cũnggiống như danh từ và động từ, tính từ cũng có sự phong phú về chủng loại và số lượng.Chính vì thế để tìm hiểu về nó nhất thiết phải có sự đầu tư rất nhiều mà cụ thể nhất là thờigian Đây là điều quan trọng và vô cùng khó khăn, chính vì nguyên nhân này mà đề tài sẽkhông tìm hiểu hết các nội dung về tính từ mà chỉ tìm hiểu khái quát về tính từ Ở đây,chúng tôi chỉ tập trung vào một vấn đề nhỏ của tính từ, cụ thể là lớp tính từ chỉ màu sắc.Nhưng nếu chúng ta chỉ tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc không thì vẫn chưa đủ vì bởi lớp từ
Trang 7này có vị trí và ý nghĩa cụ thể như thế nào trong ngữ cảnh cụ thể thì chúng ta vẫn chưa thểhình dung hết được Vì vậy để làm cụ thể hóa lớp từ này, chúng ta đi tìm hiểu những biểuhiện của nó thông qua những tác phẩm văn chương cụ thể Ở đây, chúng ta sẽ khảo sát lớp
từ chỉ màu sắc qua những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam Từ đó sẽ làm sáng tỏnhững vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu trong đề tài luận văn này
Do Thạch Lam là nhà văn được sinh ra và lớn lên ở Bắc Bộ cho nên ngoài việc tìmhiểu tính từ đậm sắc thái Bắc Bộ, người viết còn phải vận dụng tất cả những hiểu biết củabản thân về tính từ màu sắc trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Qua đó, người viết sẽlàm rõ hơn giá trị của tính từ màu sắc trong truyện ngắn Thạch Lam cũng như là giá trịcủa tính từ màu sắc ở Bắc Bộ
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu đề tài này thì người viết cần phải nắm sơ lược về từloại, về tính từ, về tác giả Thạch Lam và những truyện ngắn của ông Tiếp theo sẽ là côngviệc thống kê các tính từ chỉ màu sắc có trong tác phẩm Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận,tìm hiểu ngữ cảnh mà các tính từ chỉ màu sắc thể hiện, người viết phải tiến hành phântích, rồi tổng hợp nhằm giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra
Đồng thời người viết còn tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tiếp nhận ýkiến đóng góp để hoàn chỉnh đề tài, đảm bảo cho đề tài thành công tốt đẹp
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ
1 Khái quát về từ loại tính từ
1.1 Các quan niệm khác nhau về tính từ
Dân gian ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Đúng vậy,
có rất nhiều vấn đề về mặt ngữ pháp mà những nhà nghiên cứu lịch đại và đương đại đã
và đang vẫn còn tranh cãi Riêng về vấn đề hiểu như thế nào là tính từ, bản thân từ loạicũng như chức vụ ngữ pháp của tính từ hiện vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau Sau đâychúng tôi xin trích dẫn một vài quan niệm về tính từ của các nhà Việt ngữ hàng đầu ViệtNam để cùng đối chiếu và so sánh
Đối với Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1) thì cho rằng: “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng cho thực thể hay đặc trưng cho quá trình) chính là tính từ” [2;101] Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ
thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (sosánh và miêu tả theo thang độ) Như vậy, theo các nhà Việt ngữ thì lớp từ nào chỉ đặctrưng thì đó là tính từ Định nghĩa này cũng cho ta biết đặc điểm nổi bật của tính từ làthường có tính đối lập phân cực và có tính chất mức độ
Bùi Tất Tươm định nghĩa rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động và trạng thái”[22;139] Theo ông ý nghĩa tính chất của tính từ được khái quát hóa,
trừu tượng hóa từ những đặc điểm riêng của sự vật (và những khái niệm của ngôn ngữphản ánh như sự vật), hoạt động, trạng thái được biểu hiện thao cách riêng của tiếng Việt
Đinh Văn Đức thì cho rằng: “Tính từ là từ chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì (khái niệm) được biểu đạt bằng danh từ và động từ” [7;182] Theo định nghĩa này cho phép ta
phân định từ loại của một tổ hợp từ đặc biệt trong tiếng Việt – từ mô phỏng (từ tượngthanh – tượng hình)
Theo Phạm Hữu Quỳnh thì: “Tính từ là từ chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật như: màu sắc, kích thước, đặc trưng, hình thể, dung lượng” [14;158].
Trang 9Trong quyển “Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1) của Nguyễn Kim Thản thì cho rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật”.
Nhìn chung thì các nhà Việt ngữ đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về tính từ,tuy nhiên thì các khái niệm này đều nêu lên đầy đủ ý nghĩa đặc trưng của tính từ, đảm bảođược vị trí và giá trị của tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Đặc trưng chính là nét khu biệt về kích thước, trọng lượng, màu sắc và các khía cạnhcủa chủ thể, chỉ ra cái hạn định của mỗi đối tượng Chúng ta cần lưu ý rằng, nghĩa đặctrưng, tính chất của tính từ không phải là một cái gì trừu tượng, tách khỏi sự vật, hoạtđộng mà phải thấy nó như là dấu hiệu thuộc tính sẵn có, có quan hệ gắn bó với sự vật,hoạt động (đặc trưng của một đối tượng luôn phản ánh thực tại) Như vậy, cần hiểu đặctrưng bao giờ cũng gắn liền với sự vật, thực thể, hoạt động và tiềm ẩn cách nhận thức,đánh giá của mỗi người đối với sự vật, hoạt động
Ví dụ:
Ngôi nhà này đẹp!
Khái niệm đặc trưng thể hiện ý nghĩa tính từ là một sự thống nhất rất cao giữa yếu tố
từ vựng và ngữ pháp Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dungphản ánh thực tại Khái niệm đặc trưng trên bật ngữ pháp là một khái niệm có tính chấtquan hệ, thể hiện một mối liên hệ giữa các khái niệm trong khi phản ánh thực tại
Ví dụ: Khái niệm thực thể (danh từ riêng) “Việt Nam” trở thành khái niệm đặc trưng (tính từ) khi ta thêm từ “rất” vào “rất Việt Nam” thì đó là một tính từ.
1.3 Phân loại tính từ
Trong việc phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt thì các nhà Việt ngữ đã nghiên cứu
và phân chia thành hai loại đó là thực từ và hư từ Và đây là một việc làm vô cùng hữu ích
và thiết thực cho công việc nghiên cứu và học tập sau này, tuy nhiên việc phân chia như
Trang 10vậy vẫn chưa được cụ thể hóa và rõ ràng Do đó, chúng ta cần phải phân chia lớp từ nàythành những lớp nhỏ hơn để dễ dàng cho công việc khảo sát Thế nhưng khi tiến hànhphân chia thành những lớp nhỏ như thế thì chúng ta cũng cần tránh việc phân chia quá tỉ
mỉ, chi tiết quá vì như vậy vô tình chúng ta đã làm rối thêm trong việc phân chia từ loại.Mặt khác thì chúng ta cũng tránh lối mô phỏng, bắt chước rập khuôn theo một ngôn ngữnào đó cho dù ngôn ngữ đó có gần với ngôn ngữ của chúng ta Chúng ta cần phải căn cứtrên chính những đặc điểm của ngôn ngữ mà chúng ta đang khảo sát
Việc phân loại tính từ thì ít phức tạp hơn danh từ và động từ Nhưng do tiêu chuẩnphân loại chưa được bao quát, cho nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ chưa đượcxác định rõ ràng, chính xác và dứt khoát Từ trước đến nay trải qua rất nhiều công trìnhnghiên cứu của các nhà Việt ngữ, đã có rất nhiều cách phân loại tính từ Nhưng ở đây,chúng tôi xin trình bày theo cách phân loại tính từ theo tiêu chí của Diệp Quang Ban vàHoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) Theo hai nhà Việt ngữ này thì tính
từ được phân chia thành hai lớp: Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉđặc trưng không xác định thang độ
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ với các lớp từ khác,chúng ta có thể chia tính từ thành các lớp nhỏ sau:
Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ: ta có thể chia thành các lớp con như sau:
- Tính từ miêu tả phẩm chất: tốt, xấu, hiền,dữ…
- Tính từ miêu tả kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp…
- Tính từ miêu tả số lượng: ít, nhiều…
- Tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
- Tính từ miêu tả cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh…
- Tính từ miêu tả hình thể: vuông, tròn, thẳng, cong…
Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng…
Trang 11nghĩa phạm trù đặc trưng đầy đủ, đảm nhận được chức vụ cú pháp và khả năng kết hợpvới các lớp từ khác trong cụm từ Cụ thể, nó có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, thành tố phụ
trong cụm từ, có thể kết hợp với các đơn vị chỉ ý nghĩa mức độ: hơi, rất, lắm, quá, cực kỳ…
Trong tính từ, lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ có số lượng rất lớn nênchúng ta chia chúng thành các lớp con như:
Lớp tính từ miêu tả phẩm chất của sự vật nêu ở chủ thể
Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: tốt/xấu, vui/buồn, hiền/dữ, sung sướng/khổ sở…
Ví dụ: - Anh Minh rất dữ.
- Chị Thu rất hiền.
Lớp tính từ miêu tả số lượng nêu ở chủ thể
Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về mặt ý nghĩa: ít/nhiều, đủ/thiếu…
Ví dụ: - Lịch học của các bạn thường là không đều nhau, người thì quá nhiều tiết, còn người thì quá ít tiết.
Lớp tính từ miêu tả kích thước nêu ở chủ thể
Lớp từ này thường tồn tại thành từng cặp đối lập nhau về ý nghĩa: dài/ngắn, rộng/hẹp…
Ví dụ: - Căn phòng này rất hẹp.
- Căn nhà này quá rộng.
Lớp tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
Ví dụ:
“Trong đằm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
(ca dao)
1.3.2 Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ
Đây là lớp từ chỉ ý nghĩa tuyệt đối về tính chất của sự vật nêu ở chủ thể Ở đây, tựthân tính chất sự vật đã có ý nghĩa tuyệt đối rồi, nên mọi sự so sánh, mọi sự xác định mức
độ đều không cần thiết nữa Số lượng của lớp từ này rất ít, chỉ trên dưới mười đơn vị Đó
Trang 12là: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng, cơ bản Vì ở lớp từ này mức
độ tuyệt đối rồi nên chúng ta không kết hợp với những đơn vị chỉ mức độ nữa: hơi, rất, cực kỳ, vô cùng…
Lớp từ này thường đi kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hayđộng từ đó
Ví dụ:
Đây là chuyện riêng của tôi.
Lớp từ này chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập với nhau về nghĩa
Các từ trong lớp từ này thường là từ láy hoặc là từ ghép: đỏ lòm, trắng phau, xanh lè, đen sì…cũng không được kết hợp với đơn vị chỉ mức độ, vì chúng đã bao hàm ý nghĩa tuyệt
đối về tính chất rồi
Ví dụ:
“Xanh um cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa, tràng giang phẳng lặng tờ”
(Huyện Thanh Quan)
Ngoài ra, đối với lớp từ này còn có một đặc trưng nữa đó là đặc trưng mô phỏng.Hiện tượng từ mô phỏng có thể gặp ở nhiều ngôn ngữ, nhưng trong tiếng Việt thì mật độ
có dày hơn Từ mô phỏng – từ xưa nay quen gọi là từ tượng thanh, tượng hình – có ý
nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ ra một đặc trưng nào đó có tính mô phỏng (ào ào, vù vù, róc rách, hắt hiu, leng keng, lủng lẳng, thoăn thoắt…) Trong khi phân loại, trực tiếp dựa
vào ý nghĩa từng từ, người ta xếp những từ gần với tính chất vào tính từ Cụ thể hơn thì từ
mô phỏng là một tập hợp mờ, phải xét ý nghĩa của chúng trên bật khái quát hóa chứkhông phải với từng từ cụ thể, và đặc điểm ngữ pháp của chúng phải được xét trong quan
hệ phân bố với cả một hệ hình ngữ pháp Theo đó, các từ mô phỏng, khi mang ý nghĩađặc trưng đã có đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của từ loại tính từ - trong khả năng kết hợpcũng như trong chức vụ cú pháp Tất cả các từ mô phỏng đều chỉ ra đặc trưng của nhữngkhái niệm vốn được biểu đạt bằng danh từ và động từ trong tiếng Việt Chúng ta hãy phântích các từ mô phỏng trong đoạn thơ sau đây:
“Tà tà bóng ngã về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Trang 13Bước lần theo ngọn tiểu khê Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao lòng nước uống quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đàng Rầu rầu ngon cỏ nửa vàng nửa xanh”
(Nguyễn Du)Chúng ta thấy các từ mô phỏng (dưới dạng láy) xuất hiện đầy đủ các quan hệ ngữpháp với danh từ, động từ, làm định ngữ cho danh từ và cho động từ trong tư cách củatính từ Từ láy âm có nhiều nhóm khác nhau thuộc các từ loại khác nhau, nhóm trung tâm
là các nhóm mô phỏng thuộc về từ loại tính từ
1.4 Vị trí của tính từ
Như đã biết, tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ và nó thườngđược đặt sau danh từ, động từ Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính từ có thể đặt trướcmột tiếng chính (danh từ, động từ) Đây là những trường hợp cố ý của người nói, ngườiviết, muốn làm cho người nge, người đọc chú ý vào trạng thái của tiếng chính
Vậy trong tiếng Việt khi tính từ đặt trước danh từ, động từ là để nhấn mạnh vào tính
từ đó làm cho câu thơ, câu văn mạnh thêm, nhằm phục vụ cho người đọc, người nghe caohơn
Ví dụ:
- Hồn sĩ tử gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo.
( Đoàn Thị Điểm – Chinh Phụ Ngâm)
- Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Trang 14Núi không đè nỗi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đùa
(Tố Hữu)
1.5 Đặc điểm - Chức năng và khả năng kết hợp
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt thì tính từ được xếp vào từ loại thực từ, cũng nhưdanh từ và động từ, tính từ cũng giữ các chức năng cú pháp trong câu (làm thành phầnchính và thành phần phụ) Bản chất ngữ pháp của tính từ cũng được đặc trưng bởi mộtchùm chức vụ cú pháp
Trong tiếng Việt thì tính từ giữ hai chức năng chính Đó là làm định ngữ và làm vịngữ trong câu
+ Ý nghĩa ngữ pháp của tính từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạm trùthực thể (danh từ)
+ Ý nghĩa ngữ pháp của trạng từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạmtrù vận động (động từ)
Tuy nhiên, trong tiếng Việt tuyệt đối không có sự phân chia này mà tính từ đảmnhận cả hai loại quan hệ (trong tiếng Việt không có từ loại trạng từ) Tức là tính từ vừalàm định ngữ cho danh từ, vừa làm định ngữ cho động từ
Ví dụ:
- Căn nhà đẹp.
- Minh chạy nhanh.
Chức năng làm định ngữ là chức năng phổ biến và thường trực của tính từ
Trang 15- Chức năng làm vị ngữ của tính từ.
Trong tiếng Việt và một vài ngôn ngữ đơn lập khác, tính từ gần với động từ ở chứcnăng vị ngữ trong câu Tính từ trong khi chỉ đặc trưng và không có chức năng ngữ phápriêng đã có quan hệ thông báo với chủ thể (cũng là một loại quan hệ đặc trưng) giống nhưđộng từ Tính từ tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là các yếu tố chỉthời – thể (đã, sẽ, đang, chưa); kết quả, khả năng, tình thái,… Đặc điểm này cho phép tính
từ trong tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp trong câu Điều này khác hẳn với tính từ trongngôn ngữ Châu Âu
Ví dụ:
- Ngôi nhà này đẹp.
- Bầu trời xanh thẳm.
Ngoài hai chức năng nổi bật trên thì tính từ tiếng Việt còn có thêm một vài chứcnăng cú pháp khác:
+ Tính từ giữ chức năng chủ ngữ trong câu
Xét về phương diện ý nghĩa thì tính từ khác động từ nhưng xét về phương diện ngữpháp thì tính từ có nhiều nét giống động từ Các thành phần phụ của tính từ trong khuônkhổ cấu trúc ngữ tính từ có thể phân ra thành các loại sau:
- Các phụ từ của tính từ cũng đồng thời là phụ từ của động từ.
+ Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ: đã, sẽ, đang, chưa, … chỉ kết quả diễn tiến
của đặc trưng
Trang 16Ví dụ:
Trời còn chưa tối hẳn
+ Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ : ra, lên, đi, lại, … chỉ kết quả diễn tiến đặc
Nói chung, hầu hết các tính từ đều kết hợp được với các từ chỉ mức độ Tuy nhiên
đối với các từ ghép mà bản thân đã chứa đựng yếu tố mức độ cao tuyệt đối như: khô rốc, già cằn, toang hoác,… và những tính từ biểu thị đặc trưng bản chất của sự vật như: đực, cái, trống, mái,… thì không cần và cũng không thể nào kết hợp được với bất kì từ tình
thái chỉ mức độ
Đối với những từ ghép mà bản thân đã chứa đựng yếu tố chỉ mức độ thấp như:
thoang thoảng, se sẽ, văng vẳng, xa xa, … thì có thể kết hợp được với những từ tình thái chỉ mức độ như: hơi, hơi hơi, …
Ngoài ra, tính từ còn kết hợp với thành tố phụ là thực từ mà phổ biến là danh từ
+ kiểu kết hợp “tính từ + danh từ”.
Trang 17Ví dụ: Xanh xanh, trắng trắng, vàng vàng, tim tím,…
Bông hoa này rất đỏ
(mang sắc thái dương tính ám chỉ một màu đỏ đậm )
Trang 18 Cái áo này xanh xanh.
(mang sắc thái âm tính ám chỉ một màu xanh nhạt )
Tuy nhiên thì tính từ màu sắc ở lớp này cũng thể hiện cấu trúc so sánh với các từ sosánh: như, hơn vào giữa hai vế so sánh
2.2.2 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ
Đây là lớp tính từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, không cócường độ màu sắc khác và cũng không có gì để so sánh với nó nữa Cũng chính vì bảnchất này mà chúng không thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ và không được đánhgiá theo thang độ
Xét về số lượng thì tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ chiếm số lượngrất nhiều, bao gồm các tính từ tiêu biểu sau:
Trang 19Chúng ta cần lưu ý rằng, các tính từ thuộc lớp từ này khi có sự lặp lại yếu tố sau thì
sẽ khác với trường hợp lặp lại ở dạng láy thông thường, vì sự lặp lại yếu tố sau trongtrường hợp này sẽ làm tăng mức độ của màu sắc đặc trưng
độ, cách đánh giá của người nói, cho nên những tính từ này vừa có tác dụng miêu tả lạicòn có giá trị gợi cảm, thẩm mỹ
Trang 20Ví dụ:
- Anh ấy có bộ răng trắng (mang sắc thái dương tính)
- Anh ấy có bộ răng trắng tinh (mang sắc thái dương tính)
- Anh ấy có bộ răng trắng nhởn (mang sắc thái dương tính)
- Anh ấy có bộ răng trắng dã (mang sắc thái âm tính)
Lớp từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng:
Lớp từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng là lớp tính từ tạo lập gián tiếp thôngqua việc chúng ta so sánh một màu sắc nào đó với một sự vật, hiện tượng có mang màusắc tương ứng Tuy nhiên thì đôi khi cấu trúc so sánh này có thể linh hoạt thay đổi, có thể
- Màu xanh lá cây
- Màu muối tiêu
Trang 21người, được họ rút ra nhằm thay thế cho những màu sắc mà họ không thể hoặc khó miêu
tả một cách ngắn gọn cho người nge, người đọc hiểu một cách chính xác Và đó cũngchính là giá trị của lớp từ này
Đặc điểm của tính từ thuộc lớp từ này là ở chỗ lớp từ này cho ta biết được đặc trưngcủa người sử dụng nó Từ đó chúng ta sẽ biết được tác giả là người Bắc Bộ, Trung Bộ hay
là người Nam Bộ khi đọc qua tác phẩm và bắt gặp tính từ màu sắc biểu thị đặc trưng màtác giả đó sử dụng Những vật được so sánh đó chính là vốn sống được hình thành trong
họ, bằng những sự vật gắn liền với quê hương của họ Chính vì tính chất đặc biệt của lớptính từ này mà bản thân nó không thể kết hợp với từ khác, ngay cả những từ chỉ mức độmàu sắc
2.3 Đặc điểm- Chức năng và khả năng kết hợp
Ngoài ra, tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ còn có thể kết hợp với thực từ và từ
so sánh để tạo thành câu có cấu trúc so sánh
Ví dụ:
Xanh như tàu lá.
Đen như mực.
Đỏ như son,…
2.3.2 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ
Đây là lớp tính từ không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ Tuy nhiên, trong sự rộnglớn của từ ngữ tiếng Việt thì vẫn có trường hợp tính từ chỉ màu sắc không xác định thang
độ kết hợp với từ “rất” như trong câu nói “rất chi là xanh thẫm”, thì trong trường hợp này từ “rất” chỉ có tác dụng bổ sung góp phần thể hiện ý nghĩa biểu thái của câu mà thôi.
Trang 22Vì thế trong trường hợp này thì từ “rất” không mang tính chất của từ chỉ mức độ, và
không có tác dụng so sánh
Xét về mặt chức năng thì tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ có đầy đủnhững chức năng của tính từ ngoại trừ một chức năng đó là làm chủ ngữ trong câu.Những chức năng lớp từ này đảm nhận trong câu là: định ngữ, vị ngữ trực tiếp, yếu tốtrung tâm của ngữ tính từ
Trang 23CHƯƠNG II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN
Nguyên quán: làng Cẩm Phô, Hội An, tỉnh Quảng Nam Thuở nhỏ, Thạch Lam sốngvới gia đình ở quê ngoại tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Lớn lên, ông ra Hà Nội học ở trường Canh Nông một thời gian, sau học trung học
Anbê Xarô, thi đỗ tú tài rồi ra làm báo, viết văn trong Tự lực văn đoàn.
Thạch Lam vừa làm báo, vừa viết văn, sự nghiệp văn học của ông chủ yếu là bắt đầu
từ năm 1935 và thực sự được khẳng định năm 1937, khi tập truyện ngắn Gió đầu mùa ra
mắt độc giả
Sáng tác văn học của Thạch Lam bao gồm nhiều thể loại: tiểu luận, phóng sự, truyệndịch, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết,… Nhưng thành công hơn vẫn là truyện ngắn và tùybút
Ông mất vì bệnh lao ngày 28 – 6 – 1942 tại làng Yên Phụ, Hà Nội
1.2 Sự nghiệp văn chương
Thạch Lam là người con thứ sáu trong gia đình Nguyễn Tường Trong bảy anh emnhà Nguyễn Tường, chỉ trừ người anh thứ nhất – Nguyễn Tường Thụy là không viết văn,sáu người còn lại, đều hoặc là sống hẳn bằng nghề viết văn, làm báo, hoặc chí ít cũng cótác phẩm góp mặt với đời Tuy nhiên, thực sự nổi bật trên văn đàn hồi đó chỉ có NhấtLinh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (NguyễnTường Lân)
Trang 24Sáng tác nghệ thuật tự nó đã là một hoạt động tinh thần, một cuộc sống tinh thầnchứa đầy nghịch lí Ở đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải tồn tại như một thế giới độc lập, mộtcõi trời riêng Nhưng để có được cái thế giới độc lập, cõi trời riêng ấy, người ta rất cần
được sự “nâng đỡ” được nuôi dưỡng, được khuyến dụ, được tranh đua trong các phong trào, các xu hướng, các văn đoàn, văn phái ,… Vì vậy, không nên chỉ nói: anh em Nguyễn
Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân đã lập ra và làm nổi đình nổi đám
Văn đoàn tự lực cùng văn phái Nguyễn Tường của họ, mà còn phải nói thêm: chính văn phái Nguyễn Tường, cùng Văn đoàn tự lực ấy, đến lược nó, đã làm rạng danh, sáng ngời
từng gương mặt riêng của một Nhất Linh, một Hoàng Đạo, một Thạch Lam…
Trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh (1905 – 1963) là người đứng mũi chịu sào, có tài
tổ chức, một “con người thực hành” và cũng là cây bút trụ cột Tiếc thay, đây cũng là một
con người đầy những ảo vọng chính trị sai lầm
Hoàng Đạo (1907 – 1948) là một nhà tư tưởng, một “nhà lí thuyết cải cách xã hội” người tuyên ngôn “Mười điều tâm niệm” cho Văn đoàn, là “một tiểu thuyết gia”.
Còn Thạch Lam (1910 – 1942) trước sau vẫn là một nhà văn khiêm nhường, lặng lẽ
sống và viết, mặc dù cũng đôi ba phen khi làm chủ bút, khi làm chủ nhiệm báo Ngày nay.
Sinh ra, được nuôi dưỡng trong một môi trường như vậy, văn nghiệp của Thạch Lamcùng tên tuổi của ông không thể tách rời tên tuổi của Nhất Linh, Hoàng Đạo… đã đành
mà cũng không thể tách rời những “danh tánh” mà dòng họ, gia đình đặt cho ông:
Nguyễn Tường Sáu, Nguyễn Tường Vinh, Nguyễn Tường Lân
Cuộc đời văn nghiệp của Thạch Lam có thể chia thành ba chặng như sau:
Trước 1931, cậu bé Nguyễn Tường Sáu sống với gia đình tại phố huyện
Cẩm Giàng (Hải Dương, thuộc quê ngoại) Đó là một “thời kì nghèo khổ” nhưng cũng rất
oanh liệt và dữ dội trong tuổi thơ đèn sách của ông Câu chuyện ông tự ý khai sinh tăng 5
tuổi để “thi nhảy” lấy bằng Thành chung (khi ấy Thạch Lam mới 15 tuổi), rồi lại khai sinh tụt 3 tuổi để thi Tú tài cho đúng “phép nước” là chuyện có thật và đã xảy ra trong chặng
đời niên thiếu này
Từ năm 1931 đến khoảng 1934, chủ yếu là thời kì làm báo, Nguyễn
Tường Lân với bút danh: Việt Sinh, Thạch Lam, viết cho Phong hóa, tờ báo mà Nhất
Linh (Nguyễn Tường Tam) anh trai ông đã kế thừa (sang tay) từ ông Phạm Hữu Ninh
Trang 25Nói là làm báo, nhưng ông đã bắt đầu viết truyện ngắn: truyện ngắn đầu tay Cái hoa chanh kí tên Việt Sinh, còn truyện ngắn kí tên Thạch Lam lần đầu, thì theo Nhất Linh là truyện Cô Thúy Tuy vậy, truyện ngắn của Thạch Lam lúc này viết chưa nhiều và chưa
“nổi”.
. Từ 1935 cho đến khi mất 1942, ông vẫn viết báo cho Phong hóa và Ngày
nay (báo Ngày nay bắt đầu ra mắt độc giả từ tháng 1 – 1935) Đôi ba phen làm chủ nhiệm hay chủ bút cho tờ Ngày nay; nhưng chủ yếu đây là thời kì Thạch Lam làm nổi với các
truyện ngắn, kí (tùy bút), tiểu luận văn chương
Trong cuộc đời sáng tác của mình, Thạch Lam đã thử bút trên rất nhiều thể loại: bàibáo, phê bình, tiểu luận, phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, dịch thuật,…(nhà thơ
Tú Mở cho biết rằng ông còn viết cả kịch nữa) Tuy vậy, những sáng tác quan trọng và cógiá trị nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của ông vẫn không ngoài những gì mà nhà xuất bản
Đời nay đã cho ra mắt bạn đọc.
Đó là 3 tập truyện ngắn:
Gió đầu mùa (1937)
Nắng trong vườn (1938)
Sợi tóc (1942)
Một cuốn tiểu thuyết: Ngày mới (1939).
Một tập phóng sự in chung với Khái Hưng có tên là Hai thế giới (1938), trong đó Thạch Lam viết phần Một năm ở cao đẳng.
Hai tập sách viết cho thiếu nhi Quyển sách (1940) và Hạt ngọc (1940).
Riêng tùy bút Hà Nội 36 phố phường, mãi một năm sau khi ông qua đời tức
là năm 1943 mới in thành sách
Ngoài ra, ông còn có hơn mười truyện ngắn khác đăng rải rác trên Phong hóa, Ngày nay: một tập truyện dài viết dở dang (Thúy Mai): và dự định viết một tác phẩm
về đề tài cuộc sống trụy lạc Thập niên đăng hỏa thì mãi mãi chỉ là dự định.
Giữa năm 1942 ngày 28 tháng 6 năm 1942 (nhằm ngày 15 tháng 5 âm lịch nămnhăm ngọ) Thạch Lam đã qua đời ở làng Yên Thụy, cạnh Hồ Tây – Hà Nội, để lại người
vợ hiền với ba đứa trẻ, (hai trai và một gái, một trong hai người con trai sau này là bác sĩNguyễn Tường Giang)
Trang 261.3 Quan niệm về văn chương của Thạch Lam
Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã đánh dấu một bước ngoặc quantrọng trong quá trình đổi mới nền văn học Giai đoạn này được xem như là giai đoạn mởmàng cho một nền văn học hiện đại sau này, với rất nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.Trong giai đoạn này trên thi đàn xuất hiện một nhóm văn học rất tiêu biểu, đó là nhóm
Tự lực văn đoàn Nhóm này ra đời có tổ chức, chức năng và có cơ quan ngôn luận riêng,
đặc biệt nhóm này sáng tác với một bút pháp hoàn toàn khác đó là bút pháp lãng mạn.Nhóm này có rất nhiều thành viên và sáng tác với nhiều đề tài khác nhau: viết về tình yêu,
về sự Âu hóa, về việc chống lễ giáo phong kiến, … Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn và cũng là em trai của Nhất Linh – Hoàng Đạo – người sáng lập ra nhóm Tự lực văn đoàn, nhưng sáng tác của Thạch Lam mang một phong cách hoàn toàn khác biệt với
những người anh của mình Sở trường của Nhất Linh – Hoàng Đạo là viết tiểu thuyết (đặcbiệt là tiểu thuyết luận đề), còn sở trường của Thạch Lam lại là truyện ngắn Thạch Lamcũng viết truyện dài nhưng không thành công
Trong quá trình sáng tác Thạch Lam đã chiêm nghiệm rất nhiều điều về văn chương,
và từ đó Thạch Lam đã đưa ra một quan niệm sáng tác văn chương rất hợp lí và sáng tạo
Trong lời tựa : Gió đầu mùa Thạch lam đã viết:
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc một sự thoát ly, hay sự quên; trái lại, văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng
ta có, để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Và đó chính là một quan niệm hết sức tiến bộ và được xem như là “tuyên ngôn văn học” của Thạch lam Thạch Lam đã lớn lên và trưởng thành trong dòng văn chương lãng
mạn và được coi là một nhà văn lãng mạn nhưng trong bản thân lại có yếu tố hiện thực.Bản thân là nhà văn lãng mạn nhưng lại phủ định khuynh hướng văn chương thoát ly đờisống hiện thực Theo ông, nếu giá trị hiện thực, nhân đạo là cái đích mà mỗi người viếtcần phải vươn tới thì việc khơi gợi, khám phá đi sâu vào vẻ đẹp, vào lõi tâm hồn và tínhchất dân tộc, vào những giá trị văn hóa, tinh thần tiềm tàng trong sự sống hàng ngày là
một phương diện mà nhà văn cần quan tâm Trước đó, Nguyễn Văn Siêu từng nói: “văn
Trang 27chương có loại đáng thờ và không đáng thờ Loại không đáng thờ chuyên chính ở văn chương, loại đáng thờ lại chuyên chính ở con người”.
Thạch Lam đã phủ định hoàn toàn thứ văn chương đã quay lưng làm ngơ trướcnhững sự giả dối và cái ác Văn chương thoát ly đời sống là loại văn chương làm cho conngười sa ngã tinh thần, làm tê liệt ý chí chiến đấu của con người Bản thân ông chỉ thừanhận thứ văn chương dám đối mặt với sự thật, dám tố cáo và làm thay đổi một cái thế giớigiả dối và tàn ác Thạch Lam không hề quay lưng làm ngơ, dửng dưng, thờ ơ trước hiệnthực cuộc sống không hề bó tay trước cái tôi cá nhân, mà luôn hướng cái tâm của mình
vào đời sống Chính vì thế mà văn Thạch Lam luôn có giá trị hiện thực cao (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi,…).
Trong quá trình miệt mài lao động và sáng tạo nghệ thuật, Thạch Lam đòi hỏi rất cao
phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ vì “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có” Văn chương là phải hứng con người vào những điều cao cả, tốt
đẹp và có ích cho đời và cho xã hội Đây chính là một sự khẳng định vai trò tích cực củavăn chương đối với xã hội và con người Một tác phẩm văn chương ra đời được xem như
là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn Chính vì thế mà nhà văn nào cũng luôn mong muốntác phẩm văn chương của mình luôn có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong từng cánhân nói riêng Một tác phẩm văn chương ra đời là do nhu cầu tất yếu khách quan của xãhội Nhu cầu đó phải có sự đóng góp và phải có vai trò tích cực đối với sự phát triển và sựtiến bộ của xã hội và con người Một tác phẩm văn chương chân chính sẽ không bao giờhủy diệt đời sống con người, đời sống xã hội Bởi nó luôn thanh cao, làm tan đi những cáixấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, … và luôn hướng vào con người, vào việc xây dựng nên nhữngmối quan hệ tốt đẹp
Theo Thạch Lam, văn chương có thể làm cho tâm hồn con người thêm trong sạch và
phong phú Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Tác phẩm văn chương chân chính là đề nghị một cách sống” Và tác phẩm văn chương của Thạch Lam đã gần như
hoàn toàn làm được điều đó Như đã đề cập ngay từ đầu thì Thạch Lam cầm bút vào đầunhững năm 1930, Thạch Lam viết rất nhiều thể loại khác nhau: truyện dài, truyện ngắn,làm thơ,… nhưng tài năng và nghệ thuật của Thạch Lam chỉ được bộc lộ ở thể loại truyệnngắn
Trang 28Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét về Thạch Lam như sau: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn hơn là truyện dài” và “một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực” [20;437]
Xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một người viết truyện ngắn, Thạch Lam sángtác gắn liền với Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) Đây là thời kì mà phongtrào quần chúng phát triển mạnh mẽ, và điều này đã tác động mạnh vào sáng tác của cácnhà văn trong Tự lực văn đoàn Khác với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn, ngòibút của họ thường hướng vào những cảnh sống được thi vị hóa hay là những phản khángrất là yếu ớt trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã và đang diễn ra trong cácgia đình quyền quý Trong khi Thạch Lam hướng về họ bằng cả tấm lòng yêu thương và
trân trọng Trong tiểu luận “Theo dòng” thì Thạch Lam có cả một chương nói về người nhà quê trong văn chương Theo ông, “chúng ta phải đợi có một nhà văn nguồn gốc ở đồng ruộng, tự cày bừa lấy trang sách nói về người nhà quê, vạch một luống thẳng thắn
và mạnh bạo trên đất màu và không để ý chi những ý tưởng bên ngoài ảnh hưởng…”.
Đây là một quan niệm đúng đắn và mới mẽ của Thạch Lam Chúng ta phải thừa nhận rằngkhông ai có thể hiểu rõ người lao động hơn chính người lao động, và cũng không ai hiểu
rõ người dân quê hơn chính người dân quê LêNin đã từng nói “Hãy để người nông dân tự cày bừa trên luống cày của họ” Có lẽ Thạch Lam đã làm được điều đó Bởi lẽ, Thạch
Lam viết về họ bằng tất cả tấm lòng nhân ái và chân thành nhất Và khi đọc tác phẩm củaThạch Lam ta thấy cảm thông cho những con người như thế, đặc biệt là những con ngườilao động nghèo khổ
Thời kì 1930 – 1945, người dân quê được miêu tả theo hai khuynh hướng Vănchương lãng mạn thì miêu tả người dân quê có cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp, êm ả, …;văn chương hiện thực thì miêu tả người dân quê có cuộc sống tối tăm, khổ cực,… Nhưngriêng Thạch Lam thì ông không chấp nhận cả hai khuynh hướng này, và ông đã viết theokhuynh hướng dung hòa; dung hòa giữa hiện thực và lãng mạn Đây chính là con đường
đi riêng của Thạch Lam
Đối với người dân quê thì cái nhìn của Thạch Lam là một cái nhìn hiện thực, giàutính nhân đạo Một bức tranh quê đã được Thạch Lam miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế vàđầy đủ màu sắc, đường nét khác nhau Cũng chính vì thế mà Thạch Lam được mệnh danh
Trang 29là “nhà văn chân quê” Thạch Lam viết về người dân quê chân thành nhất và thành thật
nhất
Trong cuộc sống có muôn hình vạn trạng, với biết bao biến đổi của tự nhiên, xã hội
và con người Bản thân là một người say mê cái tuyệt thiện, tuyệt mĩ, một con người giàucảm giác nên Thạch Lam có một cảm nhận tinh tế về cuộc đời Trong cuộc sống thì thiếtnghĩ không ai không yêu cái đẹp Với tư cách là một nhà văn, việc yêu cái đẹp đã trởthành một quan điểm về thẩm mĩ Thạch Lam đã khai thác tất cả những gì thuộc về cáiđẹp, theo ông, nhà văn phải luôn tìm kiếm cái đẹp bằng chính tâm hồn nhạy cảm, tinh tế
của mình Thạch Lam quan niệm: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp chính ở những chỗ mà không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật, cho người khác bài học trông nhìn và thưởng thức” Trong tiểu luận “Theo dòng”, Thạch Lam đã từng nói: “Khi tâm hồn đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi
vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta sẽ là người một cách hoàn thiện hơn” Ở đây tâm hồn nhà văn như là một sợi dây đàn làm rung lên những cung
bậc nhiệm màu Chính vì thế mà Thạch Lam đặt ra trách nhiệm cho nhà văn là phải tìmkiếm cái đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ mà không ai ngờ tới
Thạch Lam rất quan tâm đến việc phát hiện ra cái đẹp Ông đi tìm cái đẹp ngay trong
một chiều phố huyện (Hai đứa trẻ); cái đẹp “dưới bóng hoàng lan”; cái đẹp của Gió lạnh đầu mùa; cái đẹp trong Tối ba mươi; cái đẹp trong lòng người của những mẹ Lê, những
cô Tâm hàng xén,… Với một tâm hồn nhạy cảm, sự quan sát tinh tế Thạch Lam đã miêu
tả cái đẹp rất đa dạng và linh động Đối với Thạch Lam: “Nhà văn cốt phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chình mình đi đến chỗ bất tử mà không tự biết” và “Qua tâm hồn của chúng ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn của mọi người Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm hồn của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu được trạng thái tâm lí của người ngoài” [20;546].
Chính vì thế mà nhà văn trước hết nhà văn phải hiểu mình, hiểu đời thì mới có thểcảm nhận được mọi giá trị đích thực của cái đẹp Cái đẹp thì đâu đâu cũng có, ngoài cáiđẹp trong thiên nhiên thì còn có cái đẹp trong lòng người Cái đẹp luôn gắn liền với sự
Trang 30giữ gìn và trân trọng Cái đẹp trong thiên nhiên là cái đẹp do trời ban, còn cái đẹp tronglòng người thì có thể là bẩm sinh và cũng có thể do rèn luyện Điều này được thể hiện rõnhất qua sự rèn luyện tâm hồn của nhà văn Mặt khác, mỗi nhà văn thể hiện sự rèn luyện
đó qua tác phẩm với mong muốn giúp cho người đọc tự rèn luyện tâm hồn mình Đâychính là sợi chỉ nói nhịp cho cái đẹp thiên nhiên và cái đẹp trong tâm hồn hòa quyện,xuyên thấm vào nhau Vì thế mà cái đẹp sẽ mất đi nếu như lòng người vẫn đục, thiếu sựtinh tế nhạy cảm Như vậy cái đẹp không gì khác hơn là sự nuôi dưỡng từ trong tâm hồncủa mỗi người chúng ta
Điểm lại toàn bộ sáng tác của Thạch Lam, người ta dễ dàng nhận thấy là ông khôngthành công lắm trong tiểu thuyết, dù rằng tiểu thuyết của ông cũng rất … Thạch Lam.Tiểu Luận, phóng sự, truyện thiếu nhi,… của ông cũng đều là những thể loại giúp ta hiểuđầy đủ hơn một chân dung văn học - Thạch Lam Nhưng nếu nói đến những tác phẩm đãtạo ra một thế giới nghệ thuật riêng mà không có Thạch Lam, mãi mãi sẽ không ai biết
đến, khi nói về Thạch Lam thì chắc chắn phải kể đến tùy bút Hà Nội 36 phố phường và ba tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn và Sợi tóc.
Tác giả Nhớ rừng đã nhận xét không hề quá lời: “không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó” Dĩ nhiên, nhiều Thạch Lam nhất vẫn là trong truyện ngắn và bút kí.
Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Thạch Lam là mộttrong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc Lời văn Thạch Lam nhiềuhình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc Dưới cái hìnhthức không những thoát ra khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiềuđức tính sáng tạo, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâmhồn nhạy cảm và từng trải về sự đời Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sốnghàng ngày Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những tìnhcảm chân thực đối với những con người thuộc tầng lớp dân nghèo của thành thị và nôngthôn Thạch Lam còn là một nhà văn biết quý mến cuộc sống, luôn trân trọng cuộc sốngcủa mọi người xung quanh mình Và dường như Thạch Lam không viết gì ngoài nhữngcảnh đời ông đã sống và từng chứng kiến Khi đọc truyện Thạch Lam dù trong hoàn cảnhxưa hay nay thì người đọc cũng cảm nhận được cái dư vị và cái nhã thú của những tác
Trang 31phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học Mặc dù in ra ít, nhưng sách Thạch Lam đánh dấulại được cái tâm hồn súc tích, rộng rãi và tiến bộ của một nhà văn xuôi chân chính.
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậcthầy về tiếng nói Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủyếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ.Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đốitượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan vềthế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cáchnghệ sĩ Và Thạch Lam chính là một trong những người nghệ sĩ như thế Xuất hiện trênvăn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng.Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, khôngtriết lý như Nam Cao Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tìnhcũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam Mỗi truyện ngắn của ôngnhư một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sựthương cảm, xót xa sâu sắc của tình người Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái,Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện Ông luôn đi sâu vàokhám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời -
đó là những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông,lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật Thật cảm động trước tình thương
mà bọn trẻ dành cho lũ chim non trong cơn giông tố, sự sám hối bởi một phút giận dữ đãgây bất hạnh cho một con người, sự cảm thông với số phận nghèo khổ của những tấmlòng cao cả, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những em bé nghèo nơi phốhuyện… những con người nhỏ bé, bình thường ấy bỗng vút cao trong tác phẩm ThạchLam, gợi sự ám ảnh về nhân cách và tình người cao cả
Như vậy, quan niệm tiến bộ của Thạch Lam về văn chương mang lại giá trị nhân đạosâu sắc Thạch Lam trưởng thành trong văn chương lãng mạn, nhưng sáng tác của ThạchLam lại thiên về hiện thực Những sáng tác của Thạch Lam chủ yếu viết về những cuộcsống tối tăm, bần cùng, đau khổ, của những người nghèo, những người dưới đáy xã hội.Trong văn của mình, có khi Thạch Lam hòa mình vào nhân vật, sống cùng nhân vật, đauđớn với nỗi đau của nhận vật, từ đó mà những sáng tác của Thạch Lam đã khẳng định tính
Trang 32chất nhận đạo một cách sâu sắc và mạnh mẽ Có lẽ vì những quan niệm tiến bộ đó đã tạonên cái mạnh, cái riêng và độc đáo của Thạch Lam Qua đó chúng ta thấy được lòng nhân
ái, vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến toàn bộ tác phẩm của Thạch Lam
2 Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam
2.1 Thống kê tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam
(xem phần phụ lục)
2.2 Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam
Do số lượng tác phẩm của nhà văn Thạch Lam quá nhiều nên trong bài viết nàychúng tôi không thể khảo sát hết tác phẩm cũng như là thống kê hết số lượng tính từ màusắc có trong tất cả những tác phẩm của ông Ở đây, chúng tôi xin trình bày bảng thống kêtính từ chỉ màu sắc trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cụ thể là 33 truyện ngắn của nhàvăn Thạch Lam Với việc thống kê này cho ta thấy được tầng số xuất hiện của tính từ màusắc có trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, cụ thể là:
Trang 33- Lớp tính từ màu tím: 1 lần
- Lớp tính từ màu nâu: 2 lần
- Lớp tính từ màu xám: 2 lần
Lớp từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng sự vật 2 lần
3 Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam
Thạch Lam là nhà văn sinh ra và lớn lên trên miền đất Bắc Bộ Chính vì thế mà cảnhvật, con người trong nhưng tác phẩm của Thạch Lam bao giờ cũng đậm chất văn hóavùng miền nơi ông sinh sống Mỗi khi đọc văn Thạch Lam, người đọc không thể khôngcảm nhận được đó là một lối văn chương nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật là rành
rõ tất cả những trạng thái của sinh hoạt, cảm xúc và tâm hồn của những con người xuấthiện trong truyện ngắn của ông Đó là một lối viết văn không nặng vì những câu chữ dùngquá to tát, hoặc những cấu tứ gấp gáp, vội vàng Trong câu văn của Thạch Lam tất cả chỉcần đủ cho phô diễn Có lúc sự diễn tả còn vượt ra ngoài câu chữ, vì sức gợi mở và khảnăng khơi gợi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm Góp phần không nhỏvào sự thành công đó chính là lớp tính từ chỉ màu sắc, mà Thạch Lam đã sử dụng xuyênsuốt trong những tác phẩm của mình Thạch Lam đã vận dụng lớp từ này một cách sángtạo và chính xác Để từ đó xây dựng lên một thiên nhiên và con người Bắc Bộ đặc trưngkhông thể lẫn với cách thức miêu tả của bất kì nhà văn khác Để có được sự vận dụng linhđộng và sáng tạo này, đòi hỏi Thạch Lam phải có một vốn kinh nghiệm sống vô cùngphong phú, cùng với sự học hỏi, khám phá không ngừng về các khía cạnh của cuộc sống.Một điều quan trọng nhất là nhà văn phải có tấm lòng, một sự quan tâm yêu mến thật sựvới quê hương và con người quê hương mình Chính ngay trong cách thức miêu tả củamình thì Thạch Lam đã làm bật lên hết những giá trị, đặc tính của tính từ chỉ màu sắc.Không chỉ khắc họa được hết những nét đặc trưng về ngoại hình, tính từ chỉ màu sắc cònthể hiện được cả nhân phẩm và tính cách con người Bên cạnh sự thành công trong việcmiêu tả và khắc họa nhân vật là con người, thì tính từ chỉ màu sắc còn đảm nhận thêmmột vai trò không nhỏ nữa đó là việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Thạch Lam đã vậndụng linh hoạt và sáng tạo các tính từ chỉ màu sắc trong việc kết hợp các tính từ này vớicác danh từ, động từ khác Chính sự kết hợp khéo léo này mà Thạch Lam đã đem đến chongười đọc một cảm nhận về một thiên nhiên, một con người Bắc Bộ sinh động và phong
Trang 34phú Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các giá trị của từng lớp tính từ màu sắc trongtừng tác phẩm cụ thể của nhà văn Thạch Lam.
3.1 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ
3.1.1 Màu trắng
Mọi vật đều bắt đầu từ màu trắng Đó là sự khởi đầu, là những thứ đầu tiên nhất Cũng có lẽ vì thế màu trắng còn là biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, tinh khiết và giản dị Màu trắng còn là lẽ phải công lý khi được đặt bên cạnh tính từ màu “đen” Dù ở bất cứ đâu màu trắng cũng gây cho người ta nhiều thiện cảm Tuy nhiên dưới ngòi bút của Thạch Lam, thì màu trắng không đơn thuần thực hiện chức năng vốn có của nó mà
còn đảm nhận thêm nhiều chức năng có giá trị khác Tùy vào mỗi hoàn cảnh sử dụng mà
màu trắng mang giá trị biểu đạt khác nhau, khả năng gợi tả cũng không hoàn toàn giống
nhau
Trước hết nhà văn Thạch Lam đã sử dụng tính từ màu trắng để khắc họa hình dáng con người, đầu tiên đó là trang phục Đó là hình ảnh một cô đỡ mặc trang phục màu trắng
“một cô đỡ mặc trắng rón rén bước ra”[24;33], chiếc áo màu trắng đó tượng trưng cho sự
tinh khiết, trong sáng của những người được đặt trên vai một trách nhiệm là cứu người.Chính vì trách nhiệm cao quý đó mà những người như cô đỡ đó luôn luôn làm việc với
một tinh thần ý thức trách nhiệm cao Họ luôn tự hào giương cao khẩu hiệu “Lương y như
từ mẫu” Trách nhiệm đó, màu áo đó luôn đẹp như chính vẻ đẹp tâm hồn của cô đỡ Chỉ
đơn giản là một tính từ màu sắc xác định thang độ, Thạch Lam đã gợi lên một hình ảnh
đầy ý nghĩa như thế, điều này cho ta thấy giá trị của tính từ màu trắng nói riêng và tính từ
chỉ màu sắc nói chung là không hề nhỏ trong văn học cũng như là trong đời sống Khôngchỉ dừng lại ở một giá trị như thế, Thạch Lam còn hướng người đọc tới một giá trị thiêng
liêng hơn nữa Trong truyện ngắn Đứa con đầu lòng thì màu trắng của Thạch Lam trở
thành một sự liên kết vô hình, kết nối tình cảm giữa Tân và đứa con gái mới sinh củamình Mở đầu cho một quá trình kết nói đó là một thái độ hờ hững, một ánh mắt xa lạ mà
Tân dành cho đứa con gái của mình “…thoáng nhìn thấy trong đống vải trắng một vật gì
đỏ nõn đang động đậy” [24;34] Tân nhìn đứa con của mình như là nhìn một vật gì lạ và
ngộ nghĩnh Thái độ hờ hững đó của Tân khi biết vợ mình sinh con gái Sự hờ hững đó có
nguồn gốc từ việc “trọng nam khinh nữ” khá phổ biến trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Trang 35Nhưng hơn nữa, là Tân chưa làm bố Cả hai lí do đó gộp lại làm cho Tân cảm thấy xa lạvới đứa con – giọt máu của mình Thạch Lam đã rất khéo léo khi đặt đứa bé luôn ở trong
khung cảnh của màu trắng: “nằm giữa đống vải trắng”, “quấn kín trong miếng vải trắng”,…Cái màu trắng đó không khác gì tâm một hồn hồn nhiên, thơ ngây của đứa trẻ,
và tâm hồn đó cần được sự bao bọc bởi tình thương của cha mẹ, cái tình thương mà đứa
trẻ đó đáng phải có như bao đứa trẻ khác Thạch Lam dùng màu trắng đó như là một hình
ảnh trực quan, hình ảnh đó có một sức mạnh khôn lường Và hình ảnh đó lâu ngày đã tạo
cho Tân một thói quen là “mỗi khi đi làm về Tân lại đến bên cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó vẫn hai tay cọ quạy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật ”[24;36] Tuy nhiên điều đó chưa đủ nhận thấy rõ mối quan hệ giữa Tân và đứa
bé, suy nghĩ đó chỉ mới thoáng qua tâm trí Tân mà thôi Hành động đó luôn được tái hiện
lại mỗi ngày, và đến một ngày “Tân giơ lên cho vợ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp”[24;40] Ở đây, Thạch Lam đã nương theo đúng tâm lý của Tân và diễn tả được việc
Tân bị chinh phục bởi cái đẹp tự nhiên của sự sống vốn luôn sinh thành, và cái đẹp trongtâm hồn của đứa bé Cái sinh vật nhỏ nhoi kia là một phần máu thịt của Tân, nó đòi hỏi
được che chở và nâng đỡ trong cuộc sống Đúng lúc ấy Tân mới thấy được “trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chưa từng thấy”[24;40].
Màu trắng không những được nhà văn Thạch Lam miêu tả cho niềm vui, niềm hạnh phúc hay tình cảm cha con,… mà màu trắng còn được dùng trong việc miêu tả nỗi đau trong cảnh tang thương, mất mát Chắc rằng chúng ta không thể quên được màu trắng trong truyện ngắn “Người bạn trẻ”, chỉ với hai tính từ màu trắng mà Thạch Lam khắc lên
rõ nét nỗi đau, một kết thúc bi thương của một đời người Cái kết thúc đó xuất phát từnhân vật Bào chưa tìm ra một hướng đi, cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống, điềuquan trọng là Bào đã làm mất đi niềm tin của gia đình Bào đã tìm cho mình một hướng đi
có phần tiêu cực nhưng có lẽ có là một hướng đi duy nhất mà Bào có thể đi trong hoàncảnh lúc bấy giờ Tuy nhiên Bào chết đi trong lúc còn quá trẻ, chưa quá hai mươi, saulưng còn biết bao là ước mơ, hoài bão mà anh chưa thực hiện được Sự ra đi của Bào đã
để lại bao nỗi đau cho gia đình, tất cả nỗi đau đó được thể hiện rõ nhất qua màu trắng của miếng vải tang mà hai em trai của Bào mang trên đầu “hai cái mũ trắng điều có quấn
Trang 36băng tang”[24;87] Cái màu trắng đó đã cướp đi nơi họ một người anh thân yêu, và trên
hết tất cả đó còn là một tình cảm quý mến mà họ đáng phải có lâu dài
Ngoài ra màu trắng còn được dùng để miêu tả trang phục của người thiếu nữ: “Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phấp phới, và tất cả ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang tưng bừng rởn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy” (Nắng trong
vườn), đó chính là một vẻ đẹp của một cô thiếu nữ thôn quê Vẻ đẹp đó càng được tôn
vinh thêm trong trang phục màu trắng, màu của sự tinh khôi, hồn nhiên, màu của mọi sự bắt đầu Không những thế mà trong truyện ngắn Duyên số Thạch Lam dùng màu trắng để
nói lên tâm hồn của một người con gái đã có chồng, và hết lòng vì người chồng của mình
“Ở trong nhà một người đàn bà mặc áo dài trắng bước ra, tay cầm cái ấm chè”, đó là
một người phụ nữ hiền lành chất phát nơi làng quê Người phụ nữ hơi đứng tuổi nhưngkém phần xinh đẹp Nhưng do duyên số mà người phụ nữ thôn quê này lại làm vợ củaVân, một người luôn đi tìm cái đẹp hoàn thiện từ bên ngoài Theo cách nói của ông bà tathì vợ chồng là cái duyên nợ với nhau Đúng như vậy! Vân luôn đeo đuổi một hình bóngkhác với một vẻ đẹp hoàn mĩ, nhưng giờ đây Vân lại là chồng của một người phụ nữ vớimột vẻ đẹp không như ý muốn của mình trước kia Điều đó làm cho Vân không vuinhưng Vân cũng chấp nhận vì đó là cái duyên cái nợ với nhau, vợ Vân là một người con
gái tốt, biết chăm sóc cho gia đình Tục ngữ của ta có cân “cái nết đánh chết cái đẹp”,
không phải cái đẹp bên ngoài luôn là yếu tố quyết định nên tính cách của một con người,
mà cái nội dung bên trong của một con người mới là yếu tố quyết định nên tính cách của
họ Vợ của Vân tuy không đẹp bằng người khác nhưng bù lại là người phụ nữ đó có mộttấm lòng rất mực thương yêu chồng, luôn hiểu ý và luôn hòa thuận với chồng trong cuộcsống gia đình Tâm hồn của người phụ nữ đó luôn trắng trong và đẹp như chính màu áo
mà cô đang mặc
Trong tác phẩm của Thạch Lam ta còn bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc với
chúng ta, đó là hình ảnh của những bông sen màu trắng, đó là một loài hoa có mặt khắp nơi trong đất nước chúng ta Sen trắng là loài hoa có nghị lực sống phi thường, một mùi
hương mát rượi lòng người Sen trắng còn tượng trưng cho sự thanh cao, không vẫn đục,như trong bài ca dao nói về hoa sen:
Trang 37“Trong đằm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Màu trắng của hoa sen làm cho ta có cảm giác dịu nhẹ trong cái nhìn đầu tiên đó là một
cảm giác bình yên trong cuộc sống và thanh tịnh trong lòng Hơn thế nữa đó còn là một
cái nhìn đầy thiện cảm của người đối diện, chính vì như thế mà trong truyện ngắn “Nắng trong vườn”, ta bắt gặp một hình ảnh rất dễ thương của một cô gái trên tay ôm một bó hoa sen trắng cầm đặt trên bàn của người mà cô ta thầm yêu mến; “một buổi sáng tôi tỉnh dậy, nhưng vẫn nằm trên giường nhìn ánh nắng qua khe lá; tôi thấy cô Hậu bước vào, ôm một
bó hoa sen trắng mới hái ngoài hồ” Và Hậu đã nở một nụ cười rất tươi và rất đẹp, đẹp tinh khôi như màu trắng của hoa sen khi quay lại hỏi Bình: “Anh có thích hoa sen trắng không?” Nụ cười đó càng tươi và đáng yêu hơn khi Hậu nhận lại một tiếng cảm ơn chân thành từ nơi Bình Tâm hồn của Hậu thật trong sáng và thanh cao như chính màu trắng
của loài hoa mà Hậu đang ôm trên tay Niềm vui của Hậu thật bình dị, nếu không nói làgiản dị, niềm vui đó không xuất phát từ những gì lớn lao mà chính ngay trong tâm hồnbình dị của Hậu Sen trắng là loài hoa mang dáng vẻ của những gì bình dị, thanh cao vàthanh khiết, ẩn sâu trong đó là một sự tôn nghiêm Buổi sáng nhìn sen trắng lay độngtrong ánh nắng ban mai, màu trắng của hoa sen làm dịu nhẹ và thư thái trong lòng, mangđến cho người sự nhẹ nhàng thanh thoát
3.1.2 Màu đỏ
Đây là một màu mà Thạch Lam rất chuộng trong việc dùng để miêu tả hình dáng vàcảm xúc của con người Dùng màu đỏ để diễn tả cảm xúc của con người thì chúng ta
không thể quên được nét mặt e thẹn của cô Tâm trong truyện ngắn “Cô hàng xén”, đó là
một niềm hạnh phúc của một cô gái trong chuyện tình duyên Niềm hạnh phúc đó rấtthiêng liêng, trong sáng và nó còn mang một vẻ đẹp chất phát của người phụ nữ Chúng tathấy cô Tâm e thẹn khi nge mẹ nói người nhà cậu giáo Bài đến dạm hỏi, đó cũng chính là
người mà cô Tâm thầm thương “Tâm cúi mặt thẹn đỏ hai gò má”[24;237] “Thẹn đỏ” đó
chính là một vẻ đẹp được toát lên từ một tâm hồn trong sáng của một cô gái thuần thụcđoan trang nơi thôn quê Những cô hàng xén xinh xắn, tần tảo ấy dường như là một hình
Trang 38ảnh không thể thiếu và không thể thay thế được ở các chợ quê thuộc vùng đồng bằng Bắc
Bộ Tâm - cô hàng xén trong truyện ngắn cùng tên của Thạch Lam đã hội đủ những nétđẹp duyên dáng như thế Cô đẹp từ hình thức đến tâm hồn Cái vẻ đẹp hiền dịu và duyêndáng đó chính là một niềm hạnh phúc của một người con gái chuẩn bị đi lấy chồng, và đócũng còn là một niềm lo lắng của một người con có hiếu, trách nhiệm của người chị đốivới những đứa em thơ và còn là trách nhiệm của một người trụ cột trong gia đình
Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam thường viết về người dân nghèo với một niềmcảm thương sâu sắc, chân thành Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi màThạch Lam nói đến thân phận của những người mẹ đảm đang, tảo tần và giàu đức hy sinh
Và trong các truyện ngắn của Thạch Lam người mẹ đó không ai khác hơn đó chính là mẹ
Lê Câu chuyện xoáy sâu vào số phận của một người mẹ nghèo phải nuôi đàn con mườimột đứa Hoàn cảnh của mẹ Lê thật là khốn khổ Nếu như Ngô Tất Tố miêu tả cảnh sốngtối tâm của chị Dậu với một ngôi nhà xiêu vẹo mà đứng ra trông lại người ta cứ ngỡ làchuồng lợn hay một ngôi nhà chứa phân tro, thì Thạch Lam miêu tả nhà mẹ Lê đang sống
cũng tương tự như thế “một căn nhà lụp xụp, chừng ấy người chen chút trong khoảng rộng độ bằng hai cái chiếu, có mỗi một chiếc giường nan bị gãy nát, mùa rét thì rãi ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ chó con lúc nhúc”[24;42] Những ngày mùa vất vã cực nhọc đến với người nông dân thì đối với nhà
mẹ Lê lại là những ngày sung sướng nhất, vì ít ra cũng có công việc làm và được ít gạođem về nuôi con Những buổi gia đình mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm đang bốc hơi trongkhi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh là quãng thời gian hạnh phúc nhất của gia đình
mẹ Lê Thế nhưng những ngày vui như thế không nhiều Mùa đông đến, ngoài đồng chỉcòn trơ những cuốn rạ, ao hồ cũng cạn không còn tôm cá để đánh bắt nữa, đó là nguồnthức ăn mà cả nhà mẹ Lê trông đợi Nhà mẹ Lê lâm vào nghèo khó túng thiếu Với lòngyêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho đàn con, mẹ Lê không thể cầm lòng trướccảnh đàn con bị đói rét, mẹ Lê liều tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo.Nhưng ông Bá không cho mà còn thả chó ra cắn đuổi Thật tội nghiệp cho mẹ Lê ra vềvừa không có gạo nhưng lại mang về một vết thương do con chó hung ác nhà ông Bá cắn
“trên bắp chân máu đỏ chảy ròng ròng”[24;48] Dòng máu đỏ chảy ra chẳng khác gì
dòng nước mắt đau khổ nhất của người mẹ rơi xuống vì bất lực, không lo được cho đàn
Trang 39con của mình Tấm lòng của người mẹ mênh mông như biển cả, suốt một đời lo cho connhưng vì hoàn cảnh quá nghèo khổ người mẹ đành trông chờ vào việc tạo hóa Mẹ Lê lêncơn sốt nặng, trong lúc mê man mẹ Lê như thấy lại cả cuộc đời của mình từ bé đến bây
giờ chỉ toàn những khổ sở: “Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi” [24;49] Dòng máu đỏ của mẹ Lê
tuông ra và cái chết của mẹ là một lời buộc tội sâu sắc nhất đối với những kẻ cường hào
ác bá trong cái hiện thực xã hội bấy giờ Qua đó còn cho ta thấy được sự phê phán củanhà văn Thạch Lam ở đây nhẹ nhàng nhưng thắm thía Cái chết của mẹ là cả một quátrình của một hiện thực xã hội thối nát Đối nghịch với sự tàn ác của bọn người giàu cónhư ông Bá, cậu Phúc thì bên kia là lòng yêu thương đùm bọc của những người cùng cảnhngộ Họ cũng nghèo khổ như mẹ Lê, nhưng cuộc sống nghèo khổ không làm mất đi ở họnhững phẩm chất cao quý của một con người Lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau thểhiện rõ nhất khi mẹ Lê chết, họ đã góp tiền để mua một cỗ quan tài dù đó chỉ là một cỗquan tài đã mục và họ đã cùng nhau đưa mẹ Lê ra cánh đồng chôn vào bãi tha ma nhỏ ởđầu làng Chúng ta thấy rằng mẹ Lê chết đi nhưng cái bóng tối ảm đạm kia vẫn còn đè
nặng lên số phận của mười một đứa con còn nhỏ dại và “những người còn sống mà cái nghèo cứ đeo đuổi mãi không bao giờ dứt” [24;50].
Màu đỏ còn là màu của sự chia ly, nếu như trước kia Nguyễn Du dùng màu đỏ để diễn tả cho cuộc chia ly đầy lưu luyến và ước hẹn giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san” “Màu quan san” ở đây chính là màu đỏ của mùa
thu, cuộc chia tay đó chứa đầy nước mắt Giờ đây cuộc chia tay giữa Bình và Hậu cũng
chẳng kém phần như thế “Ngày hôm sau, Hậu cùng ông bà Ba và cậu con tiễn tôi ra ga Nàng mắt đỏ lên như mới khóc, tha thiết nhìn tôi, như muốn cùng tôi khoát tay âu yếm”
(Nắng trong vườn) Cuộc chia ly đầy nước mắt, thế nhưng dòng lệ đó không tuông trào rangoài theo dòng cảm xúc, tất cả được nén lại trong lòng của Hậu Tất cả điều đó được thể
hiện ngay trong đôi mắt chứa đầy yêu thương của Hậu, đôi mắt màu đỏ như mới khóc đó
cứ miết nhìn theo hình bóng của người mình yêu đến khi khuất hẳn trong dòng người xuôi
ngược ở ga Trong lòng của Hậu giờ đây chỉ còn lại một sự “tê tái và ủ rũ, khóe mi rớm nước mắt, lòng thắt lại bởi thất vọng và nhớ thương” (Nắng trong vườn) Tính từ màu sắc
“đỏ” ở đây được Thạch Lam sử dụng miêu tả màu của đôi mắt một người con gái đang
Trang 40chứa đựng trong lòng một nỗi niềm yêu thương vô hạn Màu đỏ của tình yêu thương và
niềm thương nhớ
3.1.3 Màu xanh
Màu xanh tượng trưng cho niềm tin, hy vọng, nó thường được dùng để miêu tả cho
những sự vật tươi tốt, đầy sức sống Đây là một màu sắc khá quan trọng trong toàn bộ tácphẩm của Thạch Lam, nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc miêu tả cảnh vật thiênnhiên Một điều rất đặc biệt là trong số 33 truyện ngắn của Thạch Lam mà chúng tôi khảo
sát, thì chúng tôi không bắt gặp trường hợp nào mà Thạch Lam dùng màu xanh trong lớp
từ màu sắc xác định thang độ để miêu tả con người Thường thì Thạch Lam dùng màu
xanh để miêu tả con người có sự kết hợp của màu trắng, sự kết hợp đó chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều màu xanh này trong lớp từ màu sắc không xác định thang độ Trong lớp từ màu
sắc xác định thanh độ thì màu xanh được Thạch Lam tập trung vào miêu tả cảnh sắc thiênnhiên nơi đồng quê, hay những cảnh sắc của những phố huyện nghèo Đó là một màu
xanh của những sự vật rất giản dị trong đời sống của chúng ta! Đó là màu xanh của “cánh đồng lúa xanh kia là một bài thơ bất tuyệt” [24;197], một màu xanh êm đềm thấm sâu vào
tâm hồn của những người nơi làng quê Trong khung cảnh bình yên và nên thơ đó Thành– một nhà văn đã say sưa thả hồn mình vào trong thiên nhiên và theo những dòng suynghĩ của riêng mình và cũng để tự an ủi cho sự thất bại của mình, vì sách của nhà văn nàyviết ra mà chưa được công chúng đón nhận Thành là một nhà văn luôn mong có được sựthành công, và Thành luôn tự cho mình là một người có tài trong sáng tác, các quyển sáchcủa mình viết ra quá hay – và cái hay đó chưa được người đọc khám phá được và thưởng
thức cái hay đó Thành đã tự nhũ rằng: “Thật ra, sách không bán chạy chưa chưa phải chứng tỏ rằng chàng không có tài; nhiều nhà văn nổi tiếng khắp hoàn cầu lúc mới đầu chẳng bị thiên hạ bỏ quên và hững hờ là gì Sự lãnh đạm của công chúng nhiều khi là dấu hiệu của một tài năng xuất chúng, không được người ta hiểu, vì vượt ra ngoài khuôn sáo
thường Thành tự an ủi khi nghĩ mình có thể là một tài năng ấy”[24;197] Không chỉ thế
mà Thành còn miên man ôn lại những quãng sách đã đọc qua, trong đó có rất nhiều nhà
văn lão luyện đã khuyên như là: “người nghệ sĩ phải không cần đến sự hoan nghênh của công chúng, bởi tự mình đã được hưởng cái thú thần tiên của sự sáng tác; được sự hoan nghênh nhiều khi chỉ làm hại cho nghệ sĩ, vì khiến cho nghệ sĩ tự mãn và nô lệ cho cái sở