Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TOÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một
số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô
Hoài
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN VĂN TƯ NGUYỄN THỊ THU HỒNG
MSSV: 1041319
LỚP: SP TIỂU HỌC K.30
Cần Thơ, tháng 04/ 2008
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI MỞ ĐẦU
****
Mùa hoa bằng lăng tim tím và hoa phượng đỏ rực dường như sắp khoe sắc Mùa hè nữa lại sắp đến rồi! Một năm học nữa lại sắp trôi qua, bao kỉ niệm vui buồn cũng sắp khép lại Mỗi người ai cũng có những dự tính cho tương lai của mình và đặc biệt là sinh viên năm cuối với bao nỗi
lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, mỗi bạn sẽ bước đi trên con đường mình đã chọn Không chỉ riêng tôi, các bạn cũng vậy, hành trang bước vào đời là vốn kiến thức và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu Với hi vọng được học tập và tìm hiểu thêm về từ loại Tiếng Việt để tích lũy kiến thức cho bản thân, tôi đã chọn đề tài này với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Tư, thuộc Bộ Môn Ngữ Văn Xin cảm ơn các thầy cô trong
Bộ Môn Toán cũng như các thầy cô trong Khoa Sư Phạm đã tạo điều kiện
để tôi được học tập và đặc biệt là thầy Tư, người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Do còn hạn chế ở nhiều mặt nên phần trình bày sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích yêu cầu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN B: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT 5
I KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI 5
1 Khái niệm 5
2 Phân chia 5
2.1 Về nghĩa 5
2.2 Về đặc điểm ngữ pháp 5
2.3.Tầm quan trọng của thực từ và hư từ 6
3 Hệ thống từ loại Tiếng Việt 6
3.1 Khái quát 6
3.2 Các từ loại trong hệ thống thực từ 7
3.3 Các từ loại trong hệ thống hư từ: 7
3.4 Ngoài các từ loại vừa kể, còn có một từ loại cần được chú ý đó là đại từ 7
3.5 Cuối cùng có hai từ loại nữa đó là từ đệm và từ cảm 8
II KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TỪ 9
1 Định nghĩa: 9
2 Đặc điểm ngữ pháp 10
3 Phân loại tính từ 10
3.1 Tính từ miêu tả tính chất 11
3.2 Tính từ miêu tả ý nghĩa tuyệt đối 12
3.3 Vị trí của tính từ 13
4 Tính từ chỉ màu sắc 13
CHƯƠNG 2: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI 15
I GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM: 15
1 Tác giả 15
2 Tác phẩm 17
2.1 Dế Mèn phiêu lưu ký 17
2.2 Kim Đồng 17
2.3 Đảo hoang 18
II THỐNG KÊ TÍNH TỪ CHỈ MÀU SĂC 19
III Ý NGHĨA TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI 32
IV NHẬN XÉT 45
PHẦN C: KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bác Hồ là người luôn quan tâm tới thiếu niên, nhi đồng Bác dùng thơ văn như một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, động viên Năm 1945, Bác viết một loạt thư: Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Trung Thu 1945, Thư gửi báo Thiếu sinh Trong thư, Bác đã đặt các em vào địa vị của những chủ nhân xã hội mới, giúp các em hiểu rõ hơn quyền lợi, vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh mới:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các nước năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”
“Các cháu hãy nghe lời Bác, lời của một người lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang.”
Những lời nhắn nhủ đó thể hiện niềm tin và sự hi vọng của Bác đối với các cháu thiếu nhi, những người chủ tương lai của đất nước Và cũng như Bác, các nhà văn, nhà thơ cũng đã dành rất nhiều tình cảm và sự ưu ái cho các em qua những tác phẩm của mình Trong số ấy phải kể đến là nhà văn Tô Hoài, người
đã có gần phân nửa sáng tác dành cho thiếu nhi Ông đã gửi gắm một cách kín đáo lời khuyên có tác dụng rất lớn phù hợp với thiếu nhi qua những thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết hay đồng thoại của trẻ nhỏ Thật vậy, với thiên đồng thoại xuất sắc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, người đọc sẽ cảm nhận được một khát vọng sống tự do, đoàn kết, chấm dứt chiến tranh và một chân lí đơn giản rằng: hễ cậy mình khỏe để bắt nạt kẻ yếu thì sẽ bị người khoẻ hơn trừng trị lại Hay với truyện “Kim Đồng”, hình ảnh của cậu bé Nông Văn Dền ( bí danh là Kim Đồng ) thông minh, dũng cảm và sự hi sinh của em khiến độc giả phải ngậm ngùi nhưng đầy lòng thán phục Hoặc những phong tục, lễ nghi cùng với
ý chí mạnh mẽ, hăng say lao động trong “Đảo hoang” như được tái hiện trước mắt người đọc, như lôi cuốn tất cả vào thời vua Hùng dựng nước Thiết nghĩ các em sẽ học được nhiều điều qua các tác phẩm đó
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mặt khác, ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài được thể hiện rất phong phú, sinh động Nó đã miêu tả nhân vật khá tinh tế, vẽ nên những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc giúp các em có thể phát triển trí tưởng tượng Nhân tố quan trọng tham gia vào công việc ấy chính là những tính từ chỉ màu sắc Đây
là một lớp nhỏ trong từ loại tính từ nhưng lại là kiến thức rất bổ ích cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học trong tương lai đối với một sinh viên ngành sư phạm tiểu học
Qua những điều cảm nhận trên, việc “ Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong
một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài” là công việc rất cần thiết và
có ý nghĩa Đó là lí do mà tôi chọn đề tài này
2 Lịch sử vấn đề:
Cũng như danh từ và động từ, tính từ được rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ tìm hiểu Xoay quanh vấn đề đó, nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra
Chẳng hạn như xét về ý nghĩa khái quát của tính từ thì Bùi Tất Tươm trong
Giáo trình Tiếng Việt cho rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật,
của hoạt động và trạng thái” Với Lê Biên, trong Từ loại Tiếng Việt hiện đại
thì “Tính từ là một từ loại cần thiết, có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn
ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt Nó là một từ loại tích cực về mặt tạo từ”
Tuy là có vài chỗ khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất
ở phần tiểu loại và đặc điểm ngữ pháp của tính từ Tính từ được phân thành hai nhóm chính là tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối ( không được đánh giá theo thang độ ) và tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất ( được đánh giá theo thang độ ) Tính từ chỉ màu sắc có thể được nằm ở cả hai nhóm Là một phần tuy nhỏ nhưng nó cũng được các tác giả quan tâm Cụ thể là có các bài
viết trên tạp chí ngữ học trẻ tìm hiểu về vấn đề này Như bài “Lớp từ vựng chỉ
màu xanh trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Lê Thị Vy trên Ngữ học trẻ
2006 Tác giả đã so sánh màu xanh trong cách hiểu của tiếng Việt và tiếng Anh
qua một vài nhận định: “Người Việt hoàn toàn có thể thấy màu xanh của trời và nước khác hẳn màu xanh cây cối Màu xanh của nước một phần chính là sự phản chiếu của bầu trời, rong tảo Và không cần phải nói rõ xanh da trời hay xanh lá cây, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt của chúng trong ngữ cảnh cụ
Trang 6Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thể.” Nhưng trong tiếng Anh thì “màu xanh “blue” được định nghĩa là màu xanh của trời quang mây hoặc của mặt biển trong một ngày nắng Màu xanh
“green” là màu nằm giữa màu xanh da trời và màu vàng trong dải quang phổ,
là màu của cỏ, của lá, của hầu hết cây cối.”
Hoặc trên ngữ học trẻ 2001, Trịnh Thị Thu Hiền với “Các thành ngữ
Tiếng Việt có yếu tố cấu tạo là từ chỉ màu sắc”, tác giả mong muốn có thể
đưa ra một số suy nghĩ ban đầu về giá trị, cấu trúc hình thái, cấu trúc ngữ nghĩa của loại thành ngữ này, ví dụ như thành ngữ “Đỏ da thắm thịt” hay “Trắng như vôi”
Và các tác phẩm văn học cũng không ngoại lệ Ngữ học trẻ 2002, “Màu
xanh trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Thị Bích Thủy đã liệt kê khá đầy đủ
những màu xanh mà nhà thơ đã miêu tả Tuy nhiên, với mảng văn học thiếu nhi thì chưa thấy xuất hiện các bài viết tìm hiểu về các tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Có lẽ do tuổi đời của văn học thiếu nhi còn khá non trẻ so với tuổi đời của nền văn học nên chưa nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả Và do tình hình thực tế của trường, ngành sư phạm tiểu học mới ra đời nên chưa có sinh
viên nào tìm hiểu về mảng này Do vậy, đề tài “Tìm hiểu về tính từ chỉ màu
sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài” còn khá mới mẻ
3 Mục đích yêu cầu:
Qua tìm hiểu những cơ sở lí luận về tính từ nói chung và tính từ chỉ màu sắc nói riêng, người viết sẽ thống kê các tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài và phân tích, tổng hợp nhằm nêu bật giá trị biểu đạt của một số tính từ được tác giả sử dụng Qua đó, ý nghĩa của tác phẩm cũng được thể hiện
4 Phạm vi nghiên cứu:
Từ loại trong Tiếng Việt là một vấn đề vô cùng rộng lớn và phức tạp Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu và có khá nhiều ý kiến xoay quanh nó Cũng như danh từ và động từ, tính từ cũng có sự phong phú về số lượng và chủng loại
Do đó để có thể tìm hiểu về nó phải có sự đầu tư rất nhiều mà cụ thể nhất là về thời gian Đây là điều quan trọng và vô cùng khó khăn Chính vì vậy, đề tài sẽ không tìm hiểu hết các nội dung về tính từ mà chỉ tập trung vào một tiểu loại của nó, cụ thể là lớp tính từ chỉ màu sắc Nhưng nếu chỉ tìm hiểu tính từ chỉ
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
màu sắc không thì vẫn chưa đủ bởi vì lớp từ này có vị trí và ý nghĩa như thế nào thì chúng ta vẫn chưa thể hình dung hết được Điều đó sẽ được trả lời qua viêc khảo sát một số tác phẩm văn học, thú vị nhất là văn học thiếu nhi của Tô Hoài Chúng ta thấy rằng, số lượng tác phẩm mà nhà văn sáng tác cho thiếu nhi rất phong phú, nội dung và ý nghĩa của tác phẩm cũng mang tính đặc trưng theo các giai đoạn sáng tác của tác giả Trước Cách Mạng, là sự khao khát tự do, sau Cách Mạng là tinh thần hăng say lao động để xây dựng cuộc sống mới Chính
vì vậy đề tài sẽ không tìm hiểu tất cả các tác phẩm mà chỉ hướng đến những tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn như: Dế Mèn phiêu lưu ký ( trước Cách Mạng ), Kim Đồng và Ñảo hoang ( sau Cách Mạng ) Những yêu cầu của luận văn sẽ được tập trung giải quyết qua các tác phẩm trên
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để có thể hiểu được cơ sở của vấn đề cần nghiên cứu, người viết phải nắm
sơ lược về từ loại, về tính từ, về tác gia và tác phẩm của Tô Hoài qua việc sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan Tiếp theo sẽ là việc thống kê các tính từ chỉ màu sắc có trong một số tác phẩm của nhà văn Qua việc tìm hiểu cơ
sở lí luận, tìm hiểu ngữ cảnh mà các tính từ chỉ màu sắc thể hiện, người viết tiến hành phân tích rồi tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề mà luận văn đặt ra
Trang 8Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT
I KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI:
1 Khái niệm:
Từ loại là những lớp cơ bản, trong đó vốn từ của một ngôn ngữ được phân
bố căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp chung, hoặc nói một cách ngắn gọn hơn, từ loại là chủng loại ngữ pháp của từ
Hay nói cách khác, từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp một ngôn ngữ nhất định
2 Phân chia:
Từ xưa, đã có sự phân loại các từ của Tiếng Việt thành hai từ loại là: thực
từ và hư từ, vì ở giữa hai từ loại này có những điểm khác nhau như sau:
2.1 Về nghĩa: Giữa hai từ này có sự khác nhau:
a Thực từ: là từ có ý nghĩa thực ( ý nghĩa từ vựng ) dùng để chỉ về sự
vật hiện tượng nhất định nào đó tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong
ý niệm của con người
Thí dụ: Có, làm, ăn, đánh, giết…
b Hư từ: là những từ không có ý nghĩa thực tức không có ý nghĩa từ
vựng mà chỉ có ý nghĩa về phương diện ngữ pháp
CN / VN
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
b Hư từ: Trái lại, không đóng vai trò ngữ pháp như thực từ, mà hư từ chỉ
dùng để cùng với thực từ cấu tạo ngữ hoặc câu, trong đó thực từ được bổ sung các ý nghĩa ngữ pháp
Thí dụ: - Xe đã chạy ( nghĩa thời gian )
- Lan rất đẹp ( nghĩa mức độ ) Ngoài ra, hư từ còn dùng để biểu thị mối quan hệ cú pháp
Thí dụ: - Học sinh và sinh viên đều rất tốt ( quan hệ liên hiệp )
2.3.Tầm quan trọng của thực từ và hư từ:
Tuy gọi là “thực” và “hư”, nhưng thực từ cũng như hư từ đều có tầm quan trọng như nhau vì:
- Nếu không có thực từ thì không có sự liên hệ của tư duy ngôn ngữ với sự vật, hiện tượng trong thực tế, tức là không suy nghĩ, không thông báo được gì Trong thực tế, không thể có câu nào mà trong đó chỉ có: thì, mà, rất, sẽ… mà không có thực từ Nhưng trong câu nếu không có hư từ, thì sự suy nghĩ, thông báo sẽ không được rõ ràng, chính xác Vì ta không thể nói ra toàn những câu
mà trong đó chỉ có thực từ
- Số lượng thực từ nhiều hơn hẳn so với hư từ, nhưng tần số xuất hiện của
hư từ nhiều hơn hẳn so với thực từ Sự khác nhau đó chứng tỏ vai trò quan trọng không giống nhau của thực từ và hư từ
- Hệ thống thực từ có thể phát triển rất nhanh Hệ thống hư từ cũng có phát triển nhưng không nhanh như thực từ Sự khác nhau đó chứng tỏ đặc điểm không giống nhau giữa hai từ loại, trong quan hệ giữa chúng với tư duy
3 Hệ thống từ loại Tiếng Việt:
3.1 Khái quát:
Việc phân loại các từ của tiếng Việt thành thực từ và hư từ, như đã trình bày ở phần trên đó là việc làm có ích nhưng chưa có hiệu lực đầy đủ Vì đó là những từ loại còn quá rộng về nghĩa và quá chung về đặc điểm ngữ pháp Cần tiến hành tiếp sự phân loại để cho có ích hơn nữa đối với việc dùng từ cấu tạo câu Tuy vậy, một sự phân loại quá tỉ mỉ, quá phức tạp, có thể trở thành không thiết thực
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Như đã nói ở trên, với hai thực từ, có thể cấu tạo được một nòng cốt
N = a + b
Thí dụ: Ngựa chạy
Chim hót
Lúa tốt
Cây cối xanh tươi
Qua các nồng cốt ấy, có thể nhận thấy những từ như ngựa, chim, lúa, cây cối là danh từ, những từ như chạy, hót là động từ và những từ như tốt, xanh tươi
là tính từ
3.3 Các từ loại trong hệ thống hư từ:
Trong hệ thống này ta có thể phân thành những từ loại nhỏ hơn đó là: phó
như các từ: của, thế, và, với…
Thí dụ: - Nhận xét của giáo viên
- Trung và Nam cùng đi ra Bắc
3.4 Ngoài các từ loại vừa kể, còn một từ loại cần được chú ý đó là đại từ:
Đại từ không thuộc phạm vi hư từ, sự khác nhau giữa hư từ và đại từ khá
rõ Đại từ có thể đảm nhiệm các thành phần chính của nòng cốt câu
N = a + b
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thí dụ: - Họ nghèo
- Nó thế đấy
Cho nên đại từ gần với thực từ hơn, qua đại từ, cũng có thể liên hệ đến sự vật, hiện tượng nhất định Tuy vậy, giữa thực từ và đại từ vẫn có sự khác nhau quan trọng như sau:
- Đại từ là dùng để chỉ, không phải để gọi tên, để định danh như danh từ, động từ, tính từ Chẳng hạn, khi ta dùng đại từ “nó” thì không phải để gọi tên một người nào đó nhất định, mà để chỉ một người nào đó có tên là X trong một hoàn cảnh nhất định, và trong một hoàn cảnh khác, thì đại từ “nó” này có thể chỉ người khác có tên là Y, hoặc đại từ “tôi” thì ai ai, dù người đó có tên là X, là
Y, là Z… đều có thể dùng để tự xưng, tự chỉ mình bằng đại từ “tôi”
3.5 Cuối cùng có hai từ loại nữa đó là từ đệm và từ cảm:
Những từ loại này không thuộc phạm vi thực từ và cũng không thuộc phạm vi hư từ, và cũng khác với đại từ Nó thuộc lớp từ tình thái
- Từ đệm là từ dùng để biểu thị thái độ, nó là yếu tố thường được gia thêm vào cho câu, để biểu thị sự ngạc nhiên, mỉa mai, vui mừng, lễ phép hay sự khẳng định đặc biệt
Thí dụ: Có tiền việc ấy là xong nhỉ!
Đời trước làm quan cũng thế à?
(Nguy ễn Khuyến)
- Từ cảm là từ dùng để biểu thị tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng reo vui, tiếng than vãn, tiếng nguyền rủa hay sự chửi bới… Cũng như từ đệm, nó là yếu tố được gia thêm vào cho câu Nhưng nó khác với từ đệm là ở chỗ nó không gắn
bó chặt chẽ với cấu tạo của câu mà nó chỉ là thành phần phụ biệt lập trong câu
và thường đứng ở đầu câu
Thí dụ: - Ái chà, gió mát quá!
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
II KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TỪ
1 Định nghĩa:
Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, trạng thái đặc trưng của người, vật, việc…Vật, việc này thường ở trạng thái động, hoặc tĩnh
Thí dụ: - Về tính chất: tốt, xấu, lành, đẹp…
- Về trạng thái: cứng, mềm, thơm, hôi…
Những từ này phụ nghĩa cho những đơn vị đứng gần nó, có thể là danh từ hoặc động từ
HƯ TỪ Tính từ Soá từ
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thí dụ: Hãy tích cực, đừng tiêu cực, chớ liều lĩnh
* Ngoài ra, so với động từ, tính từ kết hợp phổ biến hơn với các phó từ chỉ
mức độ như: hơi, rất, cực kỳ, vô cùng…
Chính đặc điểm này nó giúp ta phần nào trong việc phân biệt giữa tính từ
và động từ
Thí dụ: Rất to, hơi thơm, cực kỳ đẹp, vô cùng xấu…
Tính từ thường giữ chức năng định tố trong cụm danh từ và làm vị ngữ trong câu
3 Phân loại tính từ:
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ với các lớp
từ khác, chúng ta có thể chia tính từ thành các lớp nhỏ như sau:
* Tính từ miêu tả tính chất: ta có thể phân thành các lớp con:
- Tính từ miêu tả tính chất: tốt, xấu, hiền, dữ…
- Tính từ miêu tả kích thước, số lượng: lớn, nhỏ, dài, ngắn, nặng, nhẹ, nhiều, ít…
- Tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
* Tính từ miêu tả tuyệt đối: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng…
SƠ ĐỒ PHÂN CHIA TÍNH TỪ THÀNH CÁC LỚP NHỎ
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lớp nhỏ Lớp con Đơn vị cụ thể
Khả năng kết hợp với: hơi, rất, cực kỳ
Phẩm chất Tốt, xấu, hiền, dữ… + Kích thước số
lượng
Lớn, nhỏ, dài, ngắn,
Miêu tả tính chất
đặc trưng Và như vậy có thể nói đây là đơn vị “đặc trưng nhất” trong các đơn
vị đặc trưng Nó có ý nghĩa phạm trù đặc trưng đầy đủ, đảm nhiệm được chức
vụ cú pháp và có khả năng kết hợp với những lớp từ khác trong cụm từ Cụ thể,
nó có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, thành tố phụ trong cụm từ, có thể kết hợp được với đơn vị chỉ ý nghĩa mức độ: hơi, rất, cực…
Trong tính từ, lớp tính từ miêu tả tính chất có số lượng rất lớn nên ta có thể chia chúng thành các lớp con như :
a Lớp tính từ miêu tả phẩm chất của sự vật nêu ở chủ thể Lớp này thường
tồn tại thành từng cặp đối lập về mặt ý nghĩa: tốt / xấu, vui / buồn, hiền / dữ, sung sướng / khổ sở…
Thí dụ: - Anh A rất hiền
- Chị B rất dữ
b Lớp tính từ miêu tả kích thước số lượng của sự vật nêu ở chủ thể: lớp từ
này cũng tồn tại thành từng cặp đối lặp về mặt ý nghĩa: lớn / nhỏ, nặng / nhẹ, nhiều / ít, đủ / thiếu, mỏng / dày…
Thí dụ: Giờ dạy của giáo viên không đều nhau, kẻ rất nhiều, người quá ít
c Lớp tính từ miêu tả màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
Thí dụ: - Đến các giao lộ nên chú ý đèn xanh, đèn đỏ, kẻo vi phạm luật lệ giao thông
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
( Ca dao) Lớp tính từ này xác định tính chất của sự vật nêu ở chủ thể, không phân biệt tính chất bên trong, hoặc bên ngoài của sự vật nên ta có thể nói:
3.2 Tính từ miêu tả ý nghĩa tuyệt đối:
Đây là lớp từ chỉ ý nghĩa tuyệt đối về tính chất của sự vật nêu ở chủ thể Ở đây, tự thân tính chất sự vật đã có ý nghĩa tuyệt đối rồi, nên mọi sự so sánh, mọi
sự xác định mức độ đề không cần thiết Số lượng của lớp tính từ này ít, chỉ gồm trên dưới mười đơn vị Riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng,
cơ bản Vì chúng ở mức độ tuyệt đối rồi nên chúng không cần kết hợp với những đơn vị chỉ mức độ nữa: hơi, rất, cực kỳ, vô cùng…
Thí dụ: Việc nước không phải của riêng một số người mà là công việc chung của nhân dân
Bên cạnh đó, một số tính từ miêu tả màu sắc như: trắng phau, đen xì, xanh
um, đỏ lòm, vàng khè…cũng không kết hợp được với đơn vị chỉ mức độ, vì chúng đã bao hàm ý nghĩa chỉ tuyệt đối về tính chất rồi
Thí dụ: “Xanh um cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa, tràng giang phẳng lặng lờ”
( Bà Huyện Thanh Quan ) Việc phân chia tính từ thành các lớp nhỏ, lớp con để tiện bề khảo sát, để trên cơ sở đó hiểu biết chúng sâu sắc hơn Tuy vậy, ranh giới giữa các lớp nhỏ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dứt khoát Trong thực tế sinh động của ngôn ngữ, có khi một số tính từ chỉ có ý nghĩa tuyệt đối lại có thể dùng như một tính
từ miêu tả tính chất bình thường, nghĩa là có thể kết hợp được với các đơn vị chỉ mức độ như: hơi, rất, cực kỳ…
Thí dụ: Ấy là những lời khuyên rất cơ bản
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.3 Vị trí của tính từ:
Như đã biết, tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, nó thường đặt sau danh từ, động từ Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính từ có thể đặt trước một tiếng chính ( danh từ, động từ ) Đây là những trường hợp cố
ý của người nói, người viết, muốn làm cho người nghe, người đọc chú ý vào trạng thái của tiếng chính
Thí dụ: “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.”
( Đoàn Thị Điểm - Chinh phụ ngâm ) “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
(T ố Hữu)
4 Tính từ chỉ màu sắc:
Qua việc tìm hiểu chung về từ loại và tính từ, chúng ta thấy rằng tính từ chỉ màu sắc là một lớp nhỏ trong từ loại tính từ Nó có đặc điểm ngữ pháp như tính từ Tuy nhiên, nó có một điểm khác so với tính từ Đó là nó vừa thuộc tính
từ miêu tả tính chất vừa thuộc tính từ miêu tả ý nghĩa tuyệt đối Khi ở nhóm thứ nhất thì đó là các tính từ như: trắng, xanh, đỏ, vàng và có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mức độ như: rất, quá, lắm Khi ở nhóm thứ hai thì đó là các tính từ như: trắng toát, đỏ au, xanh lè, xám ngắt và không có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mức độ như các tính từ ở nhóm kia Nhưng đó không là hạn chế của từ nhóm này mà phần lớn giá trị biểu cảm của tính từ chỉ màu sắc lại là những tính từ này
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thực tế cho ta thấy rằng màu sắc tuy nhiều nhưng nó vẫn có giới hạn Tuy nhiênø mức độ của nó được thể hiện rất đa dạng Ví dụ như với màu trắng thì ta
có các mức độ của nó như: trắng tinh, trắng toát, trắng suốt, trắng muốt, trắng trẻo, trắng bong và nó sẽ phù hợp với từng ngữ cảnh khác nhau
Chính vì vậy, nhóm từ có ý nghĩa tuyệt đối sẽ bổ sung vào nhóm tính từ kia làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú và phản ánh đối tượng ngày một tự nhiên và sinh động hơn Chẳng hạn:
Mai mặc chiếc áo vàng rất đẹp
Cánh đồng lúa chín vàng tươi
Màu sắc đã trở thành công cụ của thơ ca Nhờ có nó mà cuộc sống của con người mang nhiều ý nghĩa và cảm nhận được thế giới một cách toàn diện hơn
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 2: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC
PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI
I GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
1 Tác giả:
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 20.9.1920 trong một gia đình làm nghề thủ công Tuy quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ( nay là Hà Tây ) nhưng ông sinh ra, lớn lên và thực sự gắn bó với quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa
Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) Ngoài bút danh Tô Hoài quen thuộc, nhà văn còn nhiều bút danh khác: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Duy Phương, Hồng Hoa,
Vũ Đột Kích…
Từ tuổi thiếu niên, Tô Hoài đã ham thích đọc sách và tập sáng tác Lớn lên, ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống ( dạy trẻ, bán hàng, kế toán cho hiệu buôn,…) Trước 1945, Tô Hoài vừa viết văn vừa tham gia các hoạt động xã hội Thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương, ông tham gia Hội ái hữu thợ dệt Tô Hoài sớm gia nhập Hội văn hoá cứu quốc ( 1943 ), tham gia viết bài cho báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm phóng viên báo Cứu Quốc trung ương, chủ nhiệm báo Cứu Quốc Việt Bắc; được kết nạp Đảng năm 1946 Năm
1950, ông về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, nhiều năm liền làm thư kí toà soạn Tạp chí văn nghệ Hoà bình lập lại ( 1954 ), Tô Hoài vẫn tiếp tục sáng tác
và hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ ( từng giữ chức vụ Phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, Ủy viên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản thiếu nhi )
Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Tô Hoài vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật ( đợt 1 - 1996 )
Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, cho nhiều lứa tuổi Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các em ưa thích, làm đọng lại trong tâm trí và tình
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cảm các em những ấn tượng sâu Sự nghiệp sáng tác của ông có thể được chia làm hai giai đoạn:
* Trước 1945:
Ngay từ 1943, nhà văn Tô Hoài đã gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, tham gia viết báo bí mật, tuyên truyền Cách mạng và hoạt động liên tục cho tới Tổng khởi nghĩa Vì vậy, tác phẩm của ông trước Cách mạng đã thể hiện khá rõ tâm hồn, lí tưởng của một thanh niên khao khát tự do, mong muốn lật đổ ách áp bức bóc lột để giành lại độc lập tự do cho dân tộc Tuy nhiên, để tránh được mạng lưới kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp và phát xít Nhật, những tư tưởng tiến bộ như kêu gọi toàn dân đoàn kết, chống lại cường quyền… đã được tác giả gửi gắm kín đáo qua những câu chuyện đồng thoại cho trẻ nhỏ Các tác phẩm này không chỉ miêu tả được những biểu hiện tâm lí của người đời nói chung, thanh thiếu niên nói riêng, mà còn có tác dụng giáo dục rất lớn đối với các em Các em có thể cười nhạo trước những cách ứng xử, những hành vi sai lầm, ngớ ngẩn, để rồi lấy đó làm bài học cho chính mình Đồng thời, các em còn bị cuốn hút bởi niềm say mê lí tưởng, khát vọng sống, khát vọng tự do của các nhân vật Những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là truyện cổ tích Ông Trạng Chuối
và truyện đồng thoại: Võ Sĩ Bọ Ngựa, Đám Cưới Chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, trong đó Dế Mèn phiêu lưu ký được xem là thiên đồng thoại xuất sắc nhất
* Từ sau 1945:
Tô Hoài tiếp tục phát huy những thành tựu ở hai loại truyện viết cho thiếu nhi: truyện cổ tích và truyện đồng thoại, có bổ sung thêm những sắc thái nội dung mới để phù hợp với tinh thần của thời đại
Những câu chuyện đồng thoại tiêu biểu như: Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Bồ nông,… đã bộc lộ cái nhìn ngỡ ngàng trước những đổi thay diệu kì trên miền Bắc trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Qua đó, người đọc rất dễ nhận ra niềm tự hào mãnh liệt và tính cảm thiết tha gắn bó với non sông đất nước của tác giả
Hoà nhịp với không khí chiến đấu, lao động của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tô Hoài có viết lại một số truyện cổ như: Chuyện ông Gióng, Chuyện nỏ thần, Đảo hoang,… để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình Nêu ra những bài học kinh nghiệm, những giá trị vốn có trong quá
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khứ ( sự cảnh giác cần thiết khi đối đầu với kẻ thù, ý thức lao động chân chính, không khuất phục trước khó khăn,…), nhà văn muốn góp phần động viên, giúp sức cho con người Việt Nam trước thử thách mới
Tiếp tục mạch truyện về những nhân vật phiêu lưu, Tô Hoài sáng tác hai tập truyện: Kim Đồng và Vừ A Dính - có màu sắc ký sự, theo kiểu người thật việc thật, để ca ngợi những tấm gương thiếu nhi anh hùng đã dũng cảm hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Cũng như các nhân vật trong truyện đồng thoại trước 1945, Kim Đồng và Vừ A Dính cũng xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp và sẵn sàng dấn thân, hy sinh để phụng sự cho công cuộc đấu tranh chống áp bức, xây dựng một xã hội mới công bằng, hạnh phúc hơn
2 Tác phẩm:
2.1 Dế Mèn phiêu lưu ký:
Tác phẩm được sáng tác năm 1941 Dế Mèn là một chàng Dế thanh niên cường tráng Dế Mèn chán cuộc sống tầm thường, quanh quẩn bên bờ ruộng, đã cất bước ra đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt và tìm một lẽ sống tốt đẹp Buổi đầu Dế Mèn có tính kiêu ngạo, hung hăng nhưng sau vài lần vấp váp thất bại, Mèn đã tỉnh ngộ dần, rút ra những bài học bổ ích Trên đường phiêu lưu, Mèn thấy nhiều cảnh lạ, gặp nhiều chuyện rủi may, kết nghĩa anh em với Dế Trũi, cùng với Trũi đi đây đi đó, sinh tử có nhau, không bỏ nhau khi hoạn nạn Mèn
đã từng tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa, làm thủ lĩnh tổng Châu Chấu, từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, đã trải qua nhiều khó khăn nguy hiểm nhưng Dế Mèn vẫn không nản lòng lùi bước Dế Mèn đã cùng với Dế Trũi và các bạn đường chống lại những điều ngang trái bất công ở đời, lặn lội đi khắp nơi cổ động, thuyết phục muôn loài cùng nhau đoàn kết, chấm dứt chiến tranh, được các loài nhiệt tình hưởng ứng
2.2 Kim Đồng:
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở Nà Mạ, Cao Bằng Người thiếu niên anh hùng sớm giác ngộ cách mạng ấy cũng là người đội viên đầu tiên của tổ chức Thiếu niên tiền phong Dền đã tham gia cách mạng và làm liên lạc đưa cán bộ đi hoạt động, đảm nhiệm việc tiếp tế lương thực cho cán bộ và cuối cùng để cứu cán bộ, Dền đã anh dũng hi sinh Cuộc đời của Nông Văn Dền tuy
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngắn nhưng thật là đẹp và trong sáng, là tấm gương tốt cho các bạn thiếu niên
và học sinh
2.3 Đảo hoang
Ngày trước, Bãi Lở là vùng đất hoang vu, nhưng với sự lãnh đạo tài tình của Mai An Tiêm, đó đã trở thành một vùng đất trù phú, sung túc Lần đầu tiên tham gia cuộc thi thổi cơm ở kinh đô, đội Bãi Lở đã giành chiến thắng Niềm vui chưa trọn thì gia đình Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang do gian thần hãm hại Bằng ý chí và nghị lực và những kinh nghiệm từng trải thuở bé của An Tiêm, họ đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và đã chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ lại con người Trong những ngày gian khổ đó, Mon ( con trai lớn của An Tiêm ) đã phát hiện và trồng được giống dưa hấu Tác phẩm không thiên về giải thích sự tích quả dưa hấu mà muốn khẳng định sức mạnh của ý chí và nghị lực của con người gắn chặt với truyền thống chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc Cuộc sống nhộn nhịp ở đảo hoang trong đoạn kết thúc tác phẩm đã thể hiện niềm tin của con người vào những ngày tươi sáng của ngày mai
STT Phân
loại tính
từ
Tính từ màu sắc Tính từ màu sắc trong văn cảnh Trang Ghi chú
1 Miêu tả
tính chất tương đối
xanh
xanh, đỏ
xanh, trắng
xanh, vàng
đỏ
đỏ, đen, vàng
Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu đã
xanh kín lối vào
Những chị Cào Cào trong làng ra , mỹ
miều áo đỏ áo xanh ngượng ngùng
Lá ngàn xanh bắt đầu úa đỏ
Bụng trắng, lưng xanh thắt đáy, đôi
Chúng tôi dừng lại, đưa mắt trong vào
thấy một màu đỏ trùng trùng nhau đi
Nhiều thứ kiến: kiến gió, kiến mun,
kiến lửa, kiến đen, kiến vàng không kể
kí
II THỐNG KÊ TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngày thứ ba, một màu nước trắng
Để hôm nay, ngồi kỳ khu chép những
gian hồ lên trang giấy trắng luân lạc
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Trái đồi bên ấy đương bay nhiều Bướm
Vàng, Bướm Trắng, phất phơ lân với
hoa hồng hồng nhạt
Hai tảng răng đen và nhọn khoằm
khoặm
Ngoài đồng, mây đen cuồn cuộn, gió
thổi tan tác một bước
Nhưng, cơ khổ cặp mỏ kếch xù
mà đen quá, dài quá, xấu quá
Chuồn Chuồn Tương đối cánh khép
vàng, điểm đen thường hay bay lượn
quanh bãi những hôm nắng to
Cụ Châu Chấu già đã bạc cả lưng, cái gân đen cả nổi gồ lên trán ra ngồi cầm
Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Muỗm thì đi
tìm khe dứa dại lên nền trời xám
Con đường về tổ Nhà Trò hoa tím phút
chốc đã quang hẳn
Từ hai triền núi xanh, từng đám người
Mèo, người Nùng lông vàng mỡ
Khói đốt sưởi bốc xanh, hơi đá bớt lạnh hơn lúc nãy
Cả ngựa cai khố xanh cũng đi rồi
Tuy cái áo dài thì cũ, nhuộm còn xanh
trên hai bàn tay, đầu thắt lưng ngoắt như hai sừng bò vắt vẻo đằng sau
Tay anh cầm lồng chim hoạ mi, che
miếng vải đỏ
Nếu có đèn săn chắc thấy hai cái mắt đỏ
Nhưng mới chỉ thấy hai đại đội lính khố
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mãi sau nhận ra mấy bóng đen
nhấp nhô tên các tảng đá quanh đấy đều
là người ngồi
Hai con vịt trắng, chân vàng chóe
Cạnh suối, dưới những bụi mai phấn
trắng, đàn ngựa đã buột ở đấy
Nếu không có suối Pác Bó chảy qua, làn
nước trắng dưới những cây vối già có
bao giờ thay đổi
Nước suối Pác Bó phân vân chảy tràn
Hai bên bắc ghế dài cạnh chõng hàng,
trên đặt chõ xôi trắng lỗ chỗ hoa hiên,
xôi lại nhuộm lá gì
đỏ như mào gà
Mùa hè, mỗi cành dó rủ xuống những
chùm hoa nâu, thơm loang cả rừng
Dền hé mắt, nhìn lên thấy vàng nhóng
nhánh
Nhưng nắm tay con con chỉ cần vỗ bụi ,
cái vạt áo vải vàng dày kệp mà thôi
Kim Đồng nhìn sang bên kia cầu, thấy áo
vàng, nón chóp nhảy đến, Ngư Mạn
Chỉ sáng nhoáng những nón chóp đồng
những bắp chân quấn xà cạp xám
Những đống gỗ trầm cuộn khói lên xanh
cả ngàn cây, ngào ngạt, kín góc tây thành
Chỉ còn lại góc bánh dầy đã lên mốc
xanh
Bây giờ, trong nắng hẩng, những cánh rừng sáng xanh lờ lững tiếng chim
Mắt hổ thì xanh hơn, to hơn, sáng hơn
Khi trở nồm có đá đổ mồ hôi cuồn
cuộn xanh lên như khói
Thế là Gái kéo mạnh hai hòn đá mấy cái, trong mặt sừng trâu bật xẹt một tia sáng
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xanh, vàng
đỏ
đỏ, trắng
trắng trắng, vàng
đen
nâu, đỏ
xám xanh
xanh, trắng, đỏ
xanh, bắt vào bùi nhùi thành đốm lửa vàng như mọi ngọn lửa
tê vảy đỏ, nào tỏi chim trĩ ướp, nào gan
cá nhà táng, nào chả phượng đuôi
đen, lại mổ gà xem Bãi Lở
Đám lá dong bọc ngoài cháy đen
vừa bén đến lá ngót
Nửa trời đằng kia mây đen càng tụ lại,
không tan mới nổi
Váy áo nâu non tươi và khăn vuông điều các bến nước
Những nạm lông xám ướt lờm nhờm
Cũng không thấy Chấm mắt xanh nhìn
ra
Giữa khoang cái mỗi thuyền có một ông
đầu râu tóc bạc, áo the lam vắt vai để lộ
cái lưng vuông bè như cánh phản lim,
đóng khố điều giã gạo
Trong khi Mon từng quả trám
trắng, nhấm nhót, nhá lốc cốc
Nhưng trông sang sau núi đằng kia, vẫn
chỉ thấy viền trắng một bãi cát dài