Ý NGHĨA TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 33 - 47)

CHƯƠNG 2: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

III. Ý NGHĨA TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Một tác phẩm văn học nào được đông đảo người đọc đón nhận đã khẳng định được vị trí của tác giả trên văn đàn. Một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công đó chính là chất liệu ngôn từ mà tác giả sử dụng. Với nhà văn Tô Hoài thì điều đó càng được thể hiện rõ bởi vì ngôn ngữ của ông trong sáng, rất giàu hình ảnh. Qua ngòi bút của ông, thiên nhiên và nhân vật được miêu tả rất tự nhiên với các màu như: xanh, đỏ, trắng, đen, tím, vàng,… Trời vào mùa xuân thì phong cảnh tươi vui có sức sống lạ lùng: “Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mn khắp mặt đất, cỏ xuân nhấm giọt như đường phèn”. Cây cỏ đâm chồi nảy lộc, xanh mơn mởn ấy chính là dấu hiệu của mùa xuân, mùa của màu xanh, mùa của niềm vui và hạnh phúc. Có lẽ vì vậy mà màu xanh của lá cây luôn tượng trưng cho niềm hi vọng. Nhưng thiên nhiên đâu chỉ hiền hòa, lẳng lặng phục vụ cho con người, mà đôi khi nổi những cơn thịnh nộ như muốn nuốt chửng cả con người: “Trong đám mây đen kt nửa đêm toác xuống một làn trng toát, trắng hơn cả ánh trăng trên bóng lá. Làn trắng tõe đôi đám mây đen, doãng dần rỗng ra, dài như chiếc ngà voi khổng lồ thúc xuống. Những tiếng ầm ầm nổi lên, rền như sấm”. Chỉ với hai màu đen, trắng, Tô Hoài như ví thiên nhiên với con sư tử hoang dã khổng lồ gầm gừ lồng lộn, lúc đói sẵn sàng tấn công tất cả những gì mà nó gặp phải. Một cảm giác không an toàn và đầy bí ẩn đó càng làm cho con người khát khao chinh phục nó để tìm cách khắc phục khi phải sống ở một vùng đất hoang vu như đảo hoang.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 34 MSSV: 1041319

Hầu như trong các tác phẩm được khảo sát của Tô Hoài, các màu được sử dụng nhiều lần là xanh, đỏ, trắng, đen. Các màu này được tách thành hai nhóm, đó là nhóm màu bổ túc (đỏ - xanh lá cây) và nhóm màu tương phản (trắng – đen). Những màu bổ túc cho nhau càng tôn lên vẻ tươi thắm, Tô Hoài đã vận dụng linh hoạt trong việc miêu tả màu áo của các nàng Cào Cào: “Các chị Cào Cào áo xanh áo đỏ làm duyên đứng nghiêng khuôn mặt dài ngoằng nhìn theo chúng tôi một đỗi rất lâu, tỏ vẻ mến phục”. Khác với màu bổ túc, màu tương phản khi đặt cạnh nhau sẽ làm tăng cường độ về màu sắc cho nhau. Quay lại với ví dụ trên, ta cảm nhận được vì sao mà thiên nhiên dữ dội chỉ được miêu tả qua hai màu đen trắng. Một làn trắng xuất hiện trên một nền đen rộng - một nền của sự âm u, mù mịt không thể hòa quyện vào nhau thành một màu hài hòa mà ngược lại đen và trắng càng nổi bật hơn, càng thể hiện thành công sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Những tính từ tương đối thì thường miêu tả màu đặc trưng của sự vật: “Mắt hổ thì xanh hơn to hơn, sáng hơn” hay “quả trám trng già lổ đổ vàng, bên cạnh vết chân hươu và phân hươu”. “Mắt hươu ban đêm là bắt vào lửa thành hai chấm đỏ”. Nhờ những đặc trưng đó mà An Tiêm có được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tìm thức ăn khi săn bắn, hái lượm.

Tiếng Việt có những từ chỉ màu xanh đặc trưng phổ biến như: xanh cổ vịt, xanh cỏ ấu, xanh rắn lục, xanh ve chai, xanh ngọc bích,… Ngoài ra, tiếng Việt còn có một lớp từ chỉ màu không cơ bản hoặc thứ cấp được cấu tạo bằng cách thêm một yếu tố phụ vào trước hoặc sau, thường là phía sau từ chỉ màu sắc. Từ này sẽ có quan hệ đẳng lập với màu xanh như: xanh đen, xanh xám, biếc tím, hay có quan hệ chính phụ với màu xanh như: xanh trong, xanh rờn, xanh rì, xanh rượi, xanh om, xanh biếc, xanh ngắt. Và giá trị biểu đạt của từ sẽ được thể hiện rõ ở quan hệ đẳng lập hay chính phụ mà thường là chính phụ. Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể mà các từ được vận dụng khác nhau.

Khi miêu tả sự xanh tốt của cây thì thường là xanh biếc, xanh tươi, xanh mởn hay xanh nguyên:

“Bè chúng tôi không còn ở trong dòng sông xinh đẹp hôm qua với hai bờ cỏ non xanh tươi mà bây giờ chúng đương trơi vào quãng mênh mơng, khơng trông thấy hút bờ phía nào” (Dế Mèn phiêu lưu ký).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 35 MSSV: 1041319

Đồng thời là màu xanh, màu của gam lạnh, ta có thể thay thế vào từ xanh rượi không? Chắc chắn rằng không, vì ở đây có sự khác biệt, “xanh tươi” là xanh của cây cỏ non, tạo cảm giác êm dịu, nhưng giàu sức sống chứ không như xanh rượi, xanh nhưng không tươi, thiên về sự héo úa nhiều hơn.

Khi muốn nhấn mạnh sự tươi tốt trên một diện rộng thì xanh tươi bị hạn chế nghĩa mà thay vào đó là xanh rờn (xanh dờn), xanh ngắt, xanh mướt, xanh rực. Một chiếc thảm màu xanh rộng lớn như được trải ra trước mắt người đọc với tất cả sự tươi tốt mượt mà:

“Cỏ non xanh rn, nước bạc mênh mông” (Dế Mèn phiêu lưu kí).

“Lặng lẽ, những đợt sóng nhỏ sáng sớm của con nước thấp vừa âm thầm rút xuống, trơ lại những tảng đá rêu xanh mướt(Đảo hoang).

Và người đọc sẽ choáng ngợp trước sự phân bố dày đặc, thưa thớt, hay đồng đều của cây cỏ qua: xanh um, xanh đặc, xanh om, xanh rì:

“Tôi thấy ngợp mắt một bờ cỏ xanh rì”, một bờ cỏ xanh đậm và đều với nhiều loại cỏ.

Tiếng Việt không chỉ có riêng từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập chỉ màu sắc mà còn có sự lặp lại hoàn toàn từ đó ở tiếng thứ hai hay tiếng thứ nhất, ta thường gọi là từ láy như xanh xanh, đo đỏ, tim tím. Nghĩa của từ không được tăng cường mà giảm xuống so với từ gốc. Một điều gì đó không được khẳng định mà chỉ là sự phỏng đoán khi đứng ở cự ly xa:

“Có phải đấy là bờ, gió mà đưa được anh em chúng ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là sống rồi!” (Dế Mèn phiêu lưu kí).

Để diễn tả màu xanh nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau ta có thể dùng:

xanh mờ, xanh nhạt, xanh đậm, xanh thẫm, xanh lam sẫm. Đây cũng đặc trưng cho độ sáng, tối của màu. Nếu màu có nhiều sáng thì sẽ nhạt và nhiều tối thì sẽ đậm hoặc thẫm:

“Nắng to, ánh núi mỗi lúc một loang lổ theo nắng, chiều mới đọng lại một vệt xanh lam sm cho đến tối, núi mờ vào trong sương nhưng núi vẫn không mất bóng” (Đảo hoang).

Có lẽ vệt “xanh lam sẫm” là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngày và đêm, giai đoạn hoàng hôn ngự trị, ánh sáng bắt đầu nghỉ ngơi để nhường chỗ cho màn đêm. Một vệt với màu xanh đậm hơi tối ấy báo hiệu hoàng hôn đã đến.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 36 MSSV: 1041319

Tuy nhiên, vẫn có thể nói cách khác khi miêu tả hoàng hôn:

“Mỗi hôm, mặt trời ngã sau núi, bóng núi lại che xanh thm trên cái xóm” (Đảo hoang).

Do đó, khi miêu tả màu tối người ta thường kết hợp màu sắc với một yếu tố phụ là “thẫm” hay “sẫm”. Nắm được quy luật này nên tác giả miêu tả rất thực, như chính mình đang đứng trước cảnh ấy.

Song song với những tính từ mang nét nghĩa tích cực như xanh um, xanh mướt còn có những từ không mang nghĩa tích cực như: xanh lét, xanh rượi, xanh rợn. Trong đó, xanh lét có thể miêu tả cho cây cối hoặc cho cả con người.

Màu xanh trông rất khó chịu, như thể không còn một giọt máu nào cả:

“Lúc ấy, ả cháu gái quan lạc tướng bộ Hoài Hoan vừa hồi tỉnh, mặt hãy còn xanh lét, lại lăn ra, ngất đi lần nữa” (Đảo hoang).

Mặt ả như không còn một giọt máu nào do bị sốc vì thua cuộc. Chiến thắng của người dân Bãi Lở là một sự bất ngờ rất lớn. Qua đó, tác giả ca ngợi những con người hăng say lao động với sự khéo léo, tinh tế sẽ nhận được kì tích.

Một người họa sĩ luôn thể hiện cá tính, phong cách của mình qua việc lựa chọn màu sắc cho bức vẽ. Có thể đó chỉ một màu mà trong giới mĩ thuật gọi là ton sur ton, cũng có thể là nhiều màu phối hợp hài hòa làm nổi bật lên cái hồn của bức vẽ. Nếu xem các tác phẩm của Tô Hoài như một đề tài thì tác giả đã khá thành công khi thể hiện đề tài đó qua những sắc màu. Ngôn ngữ thật kì diệu, người ta có thể bày tỏ được thái độ, tình cảm của mình qua ngôn ngữ.

Nhưng màu sắc càng diệu kì hơn, không phải nói trực tiếp chỉ thông qua màu sắc mà người đọc có thể thấy điều đó. Đỏ, “màu của lửa và máu, gắn liền với năng lượng, sinh lực, chiến tranh, biểu thị sức mạnh và sự nguy hiểm nhưng cũng là màu của sự cương quyết, ước vọng và tình yêu cháy bỏng”. Đỏ không phải là màu dịu nhẹ và đỏ ngầu thì mức độ lại càng cao hơn:

“Năm ấy, nước sông Cái đỏ ngu, lên to” (Đảo Hoang).

“Đỏ sẫm và pha sắc đục gợi cảm giác không đẹp” của “đỏ ngầu” như báo hiệu một mối đe dọa sắp xảy ra vì trước khi khoác chiếc áo hiền lành, con sông Cái ấy phải thử sức người, phải chứng tỏ hết sự lợi hại của mình. Và cuối cùng thì nó đã chịu khuất phục trước ý chí của con người:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 37 MSSV: 1041319

“Những con sóng dịu dàng đưa phù sa đắp vào chân đá, bồi thêm làn cát đỏ mn, nổi thành bãi mới” (Đảo Hoang).

“Những hạt cát mịn đỏ, rất nhuyễn” chứa nhiều chất dinh dưỡng bồi đắp cho Bãi Lở ngày một trù phú hơn.

Dường như màu đỏ của phù sa cũng thay đổi với các sắc đỏ khác nhau:

“Rồi có đến mấy ngày nữa, vẫn chỉ thấy nước đỏ xum như đi trong sông”

(Đảo Hoang).

“Tôi nằm bẹp dí trong cặp mỏ lão chim Trả và bây giờ lão đương bay là là sát mặt dòng sông phù sa đỏ i(Dế Mèn phiêu lưu kí).

“Đỏ xuộm”, đỏ nhưng đậm, gợi một cảm giác hơi buồn, màu đỏ đó là màu đỏ do “phù sa ở cửa sông Cái tuôn ra ngày đêm bồi đắp làm thành những sườn cát non lênh láng màu đỏ son” hay chính vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?!”

“Một màu đỏ đều và khắp cả” - đỏ ối đã thể hiện được đặc trưng của phù sa, những hạt cát mịn giúp cây cối phát triển tốt tươi.

Cảnh vật xung quanh ở đảo hoang được miêu tả qua sắc đỏ rất nhiều. Có lẽ tác giả dùng gam màu nóng này để nêu lên những hiểm nguy của cuộc sống ở đó, một cuộc sống rất hoang dã. Từ màu của mây:

“Trên đỉnh núi, mây thấp vùn vụt đổi màu đỏ đậm như những lá cờ điều phất phơ”.

“Cả một vùng suốt từ dưới mặt biển đến chân trời, như vũng máu đỏ lòe”.

Đến màu của thực vật và động vật:

“Những thân cọ đỏ hn”.

“Bỗng Mon ngoảnh mặt ra thấy ngoài trời tối, vô số những con mắt đỏ đục nhấp nháy chạy đi chạy lại”.

“Bàn tay gấu đen nhánh trên cái vai người rám nắng đỏ sm(Đảo Hoang).

Trong các sắc đỏ như: đỏ lòe, đỏ hỏn, đỏ đục và đỏ sạm thì đỏ hỏn có ý nhẹ nhàng hơn, nhạt hơn, còn những màu kia thì mang màu sậm hơn và tạo cảm giác không vui tươi.

Màu đỏ cũng được vận dụng khá linh hoạt khi tả về nhân vật, làm bật lên được tính cách của nhân vật đó:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 38 MSSV: 1041319

“Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy”.

Đỏ chót”, một màu đỏ rất tươi nhưng cũng rất chói mắt, những chị Chuồn Chuồn này thích làm nổi bật, thích cho mọi người chú ý lắm, đúng là tính cách của “con gái”. Nhưng không phải ai cũng như vậy, lão Chim Trả còn đượm dáng hơn khi khoác những màu sặc sỡ trên cơ thể:

“Bụng trng, lưng xanh thắt đáy, đôi cánh nuột nà biếc tím. Chân lão đi đôi hia đỏ ht. Hai tròng mắt lão đỏ lòm lộn lên rất nhanh” (Dế Mèn phiêu lưu kí).

Đã là người có tuổi, vậy sao lão còn chọn đôi giày màu đỏ chói mắt đến thế, không hợp với lão chút nào, lại thêm hai tròng mắt màu đỏ của máu gây cảm giác khó chịu, “lộn lên rất nhanh”, làm toát lên vẻ gian xảo và thích làm màu của lão. Tác giả đã có thái độ mỉa mai đối với nhân vật cũng như đối với những người có tính giống như lão chim Trả.

Và một điều đặc biệt là trong tác phẩm của mình, Tô Hoài đã sử dụng một số thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc như: đỏ lịm như đồng hun, đỏ như son, trắng như lưỡi cưa, đỏ bồ quân, trăng trắng như con cá tươi, đen bóng như cột nhà cháy bôi mỡ:

“Nước da đỏ lm như đồng hun”.

“Các cụ ông, râu tóc bạc trắng, mặt đỏ b quân, tay cầm chiếc quạt mo tre, bước phăng phăng, nhanh hơn cả những cỗ xe trâu tải người và mọi thức ăn vật dụng”.

“Thịt ngán tươi ngọt mát, thịt sò huyết đỏ như son, ăn hết lẻm cả mà còn thòm thèm”.

“Mon đã trông rõ những con chim đương tranh nhau một miếng đo đỏ, trăng trng như con cá tươi” (Đảo hoang).

Những con người nước da đỏ có chút sạm nắng thường biểu hiện một sức khỏe tốt. Cách so sánh “đỏ lịm như đồng hun” thật đặc sắc. Vế so sánh không phải là một danh từ chỉ một vật mà là một cụm chủ vị “đồng hun”. Đồ đồng được đưa vào lửa đến một nhiệt độ nhất định sẽ có màu đỏ. Và sắc đỏ ấy khác với màu đỏ tươi của son, màu đỏ có pha chút tím của trái bồ quân, hay với “đo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Hồng 39 MSSV: 1041319

đỏ”, một màu đỏ nhạt như màu của cá tươi. Bên cạnh đó, tình hình sức khỏe của con người cũng được thể hiện qua sắc đỏ:

“Mặt đã khỏi đỏ d, hết sốt thật.” (Đảo hoang)

Đỏ dừ”- đỏ sẫm và đều khắp khi nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn thân nhiệt bình thường, đã biến mất khi ăn miếng dưa hấu. Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt thật nhưng trong giai đoạn này, giai đoạn mới trồng được giống dưa quí này thì điều đó dường như chưa được phát hiện. Tác giả có hơi cường điệu chi tiết ấy thật nhưng mà là cường điệu có dụng ý. Với “Đảo hoang”, Tô Hoài không đi sâu vào giải thích sự tích quả dưa hấu mà nhằm giúp cho người đọc mà nhất là các em thiếu nhi có đầu óc tò mò, say mê tìm hiểu lịch sử đất nước có thể hình dung được theo một dạng nào đó, một giai đoạn của nền văn minh cổ Việt Nam, qua sinh hoạt xã hội mang nét cổ sơ, qua sức sống của nhân vật An Tiêm, qua bối cảnh thiên nhiên trù phú, đầy màu sắc và luôn chuyển động của vùng Phong Châu, đất tổ của dân tộc ta.

Trong các tác phẩm của mình, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều sắc đỏ từ mức độ nhạt như: đo đỏ, đỏ hỏn, đỏ nhạt đến mức độ đậm như: đỏ tươi, đỏ rực, đỏ tía, đỏ thẫm, đỏ lừ, đỏ ối, đỏ ngầu, đỏ xuộm, đỏ hắt, đỏ sạm, đỏ xám… và tùy từng ngữ cảnh mà các từ được vận dụng một cách phù hợp.

Khi nhắc đến màu của sự tinh khiết, của ánh sáng, thánh thiện và hoàn hảo, chắc hẳn chúng ta đều cùng liên tưởng đến một màu. Vâng, đó chính là màu trắng. “Trắng tinh” và “trắng bạch” đều chỉ một màu trắng tuyệt đối của trăng nhưng trong mỗi tác phẩm thì không giống nhau:

“Ngày kia, chúng tôi mải mê đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trng bch từ từ nhô lên.” (Dế Mèn phiêu lưu kí)

“Cái lạnh khuya làm Mon thức giấc. Ngoài khe vách, trăng sáng trng tinh. Ánh trăng trổ xuống khe vách mây hở như những sợi mây trng mut cài thêm vào đấy”. (Đảo hoang)

Từ dưới nhìn lên, mặt trăng trắng bạch - “trắng thuần một màu” như xua

tan bóng đen của màn đêm, thúc giục cuộc hành trình của Mèn và Trũi.

Nhưng ánh sáng mà mặt trăng phát ra trắng đều một màu, gây cảm giác rất sạch - “trắng tinh”, gợi lên một đêm trăng rất đẹp. Ánh trăng luồn qua khe vách tưởng như những sợi mây trắng mịn màng. Cảnh đẹp thế mà sao lòng người vẫn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)