Viết về đất và con người vùng Nam Bộ không phải bây giờ mà trước đó đã có rất rất nhiều tác phẩm ra đời cùng với những nhà văn có tên tuổi đã được nhiều người biết đến như Lê Vĩnh Hòa, Đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
LÊ XUÂN DỊ
TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM
(Luận văn TNĐH ngành Sp Ngữ Văn Khóa: 2007-2011)
CBHD: NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ, 3/2011
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM
I Lí do chọn đề tài
“ U Minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cuối cùng của cực Nam tổ quốc, tôi tự
hào về vùng đất Nam Bộ nói chung cũng như về Cà Mau nói riêng Sông nước đã vỗ về, tắm mát tâm hồn tôi ngay từ bé Với những ký ức ngày thơ cứ ấp ủ trong lòng tôi không nguôi Và tôi muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nữa những giá trị vật chất, giá trị tinh
thần ở vùng đất được ví von như “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm ” (Nguyễn Tuân)
ấy thông qua các sáng tác văn chương của các nhà văn
Viết về đất và con người vùng Nam Bộ không phải bây giờ mà trước đó đã có rất rất nhiều tác phẩm ra đời cùng với những nhà văn có tên tuổi đã được nhiều người biết
đến như Lê Vĩnh Hòa, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Sơn
Nam, Nguyễn Ngọc Tư… Qua từng trang viết của các nhà văn, ta cảm nhận những bức tranh đa dạng về đời sống của con người ở đây thật sinh động; không những thế cảnh vật thiên nhiên luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với con người, với những nếp sống, những giá trị truyền thống đã in hằng trong tiềm thức mỗi thế hệ
Trong số những nhà văn viết về Nam Bộ, tôi đặc biệt chú ý đến Sơn Nam, người đã tận tụy với văn minh miệt vườn, đã cặm cụi lượm lặt từng hạt vàng vùi lẫn trong phù sa của chín nhánh Cửu Long để lưu lại cho đời Những bài viết của tác giả như từ điển bách khoa về đất, con người và những tập tục của vùng đất Nam Bộ Đọc và
tự mình ngẫm nghĩ về nơi mình được sinh ra và lớn lên thì còn gì thú vị bằng! Tôi như
được đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, có khi tôi cùng những dòng chảy ngôn từ ấy
mà “chu du” các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc tôi lại ngược dòng lịch sử trở
về thời ông cha đi khai hoang mở đất…và tôi luôn hình dung ông như một cây đước cổ thụ gầy gùa mà mỗi tập sách, mỗi trang viết là một nhánh rễ gân guốc bền bỉ ăn sâu vào miền châu thổ Cửu Long Trên bước đường nào, ông cũng trân trọng nâng niu từng dáng
vẻ, từng lề lối, từng nề nếp, từng tập tục, từng địa danh, từng cảnh trí… của miền châu
Trang 4thổ này như một nhà bảo tồn đơn độc, cứ âm thầm lưu giữ tất cả vào mấy chục pho sách ông để lại cho đời
Từ việc yêu thích đó, tôi đã đi tìm hiểu và chọn những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam để làm đề tài luận văn cho mình Tuy nhiên, nét đặc sắc trong các sáng tác của Sơn Nam có nhiều khía cạnh cần quan tâm, nhưng tôi chỉ tìm hiểu ở một phần của những giá
trị góp phần thành công cho các sáng tác Sơn Nam đó là “tính từ chỉ màu sắc” Theo tôi,
việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc là sáng tạo độc đáo, bởi vì thông qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, con người thì lớp từ loại này còn phản ánh được nếp sống, tính cách và tình cảm của người dân ở vùng đất Nam Bộ
II Lịch sử vấn đề
Tính từ là một trong những từ loại quan trọng và có bề dày lịch sử về các công
trình nghiên cứu Xin trích dẫn một số công trình nghiên cứu về từ loại này như sau:
Theo Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại”, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1986 đã khẳng định tính từ là từ loại quan trọng trong thực từ tiếng Việt, sau danh từ và động từ Tác giả trình bày cụ thể và rõ ràng về ý nghĩa,
vị trí, phân loại và khả năng kết hợp của từ loại tính từ Ngoài ra, ông còn trình bày về
đoản ngữ Tuy nhiên, tính từ chỉ màu sắc không được tác giả đề cập đến
Khi đó, Hồ Lê trong “Cú pháp tiếng Việt”- Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm
1992, cho rằng tính từ chủ yếu ở khả năng kết hợp Với Hồ Lê thì “Đặc điểm ngữ nghĩa-
cú pháp của tính từ biểu thị phạm trù đặc trưng của sự vật và cách thức của hành động,
do đó có khả năng phối kết danh từ, động từ kèm theo những từ chỉ mức độ” [11,85] Ở
đây, ông đi sâu nghiên cứu khả năng kết hợp của tính từ, đồng thời, qua đó ông chỉ ra
ranh giới giữa động từ và tính từ Cũng như Đinh Văn Đức, Hồ Lê không đề cập đến tính
Trang 5Theo Bùi Đức Tịnh trong “Văn phạm Việt Nam ” , Nxb Văn hóa, năm 1996, đã
đưa ra các thể thức cấu tạo của tính từ Theo ông, “vị trí của tính từ Việt Nam là đứng đằng sau danh từ”[35,251] Đó là “vị trí tự nhiên, còn trường hợp nghịch đảo để nhấn
mạnh ý nghĩa của tính từ ”[35,253] Tính từ có thể có bổ túc ngữ và dùng theo các thời hiện tại, quá khứ hoặc vị lai
Với Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, năm 1997, đã nêu lên các đặc điểm ngữ pháp của tính từ Đó là “tính từ có thể trực tiếp
làm vị ngữ, không cần hệ từ “là” làm môi giới” [34, 260] Sau đó là việc “tính từ không
kết hợp được với “hãy”… (đi)” [34, 260] Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra điểm khác biệt giữa tính từ Ấn- Âu và tính từ Tiếng Việt Ông cũng tiến hành phân loại tính từ Về tính
từ chỉ màu sắc thì không được ông đề cập đến
Theo Lê Biên với công trình nghiên cứu “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, Nxb Giáo
dục, năm 1998, đã đi sâu nghiên cứu đặc trưng và các tiểu loại tính từ Ông khẳng định
“Đặc trưng của tính từ không trừu tượng tách khỏi sự vật hoạt động mà đó là dấu hiệu
thuộc tính sẵn có, quan hệ gắn bó với sự vật, hiện tượng Mặt khác, đặc trưng cũng thể hiện cách nhận thức chủ quan của con người ” [2,103] Ông phân tính từ thành hai tiểu loại dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp Khác với các tác giả đã nghiên cứu về từ loại tính từ trước đó, Lê Biên có nói đến tính từ chỉ màu sắc dù chỉ đôi nét
Theo Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, năm 1999,
đã nêu lên đặc điểm, ý nghĩa của tính từ Theo bà, “tính từ có khả năng trực tiếp làm vị
ngữ (giống động từ) ” [12,55] Bên cạnh đó, Kim Liên còn đưa ra các tiểu nhóm của tính
từ, trong đó có nhóm tính từ chỉ màu sắc Bà cũng trình bày về ý nghĩa, khả năng kết hợp
Nhóm tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan trong “Cơ sở tiếng Việt”, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2000 cho rằng “tính từ là từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất, đặc
trưng” [4,154] Bên cạnh vấn đề đó, các tác giả cũng có nêu chính kiến “tính từ có khả
năng làm trung tâm của đoản ngữ tính từ (tính ngữ) với các thành tố phụ phía sau về cơ bản giống động ngữ nhưng đơn giản hơn”[4,154] Mặc khác, các tác giả còn nêu rất cụ thể việc phân chia các lớp tính từ con, cũng như việc kết hợp, dù vậy, lớp tính từ chỉ màu sắc vẫn còn bỏ ngỏ
Với Nguyễn Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, năm 2001, cho rằng “tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như
Trang 6hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng” [31, 145] Ngoài ra, ông quan
niệm “tính từ có thể kết hợp với các phó từ đã, đang, sẽ hay vẫn, cứ, còn, một số tính từ
kết hợp phổ biến hơn các phó từ chỉ mức độ rất, hơi” [31,145] Tuy nhiên, cách phân loại tính từ dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của ông chưa hợp lí
Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong
“Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, năm 2008, quan niệm “tính từ có ý
nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ rất và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu” [3,272] Các tác giả có nêu cụ thể những đặc điểm của tính từ, khả năng kết hợp và việc phân chia các lớp tính từ con Song, về tính từ chỉ màu sắc thì không được đề cập đến
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu của một số tác giả đã được đề cập,
ta thấy tính từ Tiếng Việt đã nghiên cứu sâu sắc và toàn diện Tuy nhiên, lớp tính từ chỉ màu sắc chưa cụ thể, vẫn còn nằm ọp ẹp với các khái niệm chung chung, chưa được chi tiết hóa Nó là một tiểu loại trong tính từ Có lẽ vì lí do đó mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào chỉ đặc trưng của lớp từ này Từ đó mà khái niệm và cách phân loại chưa
được đề cập một cách cụ thể và toàn diện
Đối với nhà văn Sơn Nam, gần đây có một số công trình nghiên cứu về sự
nghiệp sáng tác cũng như các biện pháp nghệ thuật, thiên nhiên và con người vùng Nam Bộ… Với sự nghiệp sáng tác lâu dài và dung lượng tác phẩm khá đồ sộ, luôn là đề tài thu hút sự tò mò, yêu thích của độc giả có ý thức đối với nhà văn cả đời sống bằng cái
tâm với con người và thiên nhiên vùng đất Nam Bộ Và vấn đề “tính từ chỉ màu sắc trong
một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam ” tôi nghĩ chưa có nhiều công trình nghiên cứu
Với luận văn này, tôi hy vọng sẽ tạo thêm một nghiên cứu nhỏ, mới về một phương diện góp phần thành công trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam
III Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tôi đi sâu vào việc nghiên cứu lớp tính từ chỉ màu sắc để góp phần làm rõ hơn một phương diện trong từ loại tính từ, đồng thời, qua đó làm nổi bật một cách
cụ thể những chức năng, tác dụng, giá trị của lớp tính từ chỉ màu sắc thông qua một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam Từ đó, ta thấy được hiệu quả nghệ thuật , cũng như giá trị thẩm mĩ của lớp từ này
Trang 7Khi tiến hành vào việc nghiên cứu đề tài, tôi có cơ hội học hỏi và tiếp nhận những kinh nghiệm có ích cho vốn tri thức của bản thân về các lĩnh vực trong đời sống cũng như phục vụ công tác giảng dạy, hay nghiên cứu khoa học sau này
IV Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn này có đối tượng nghiên cứu là tính từ chỉ màu sắc và những tác
phẩm của nhà văn Sơn Nam có chứa những tính từ chỉ màu sắc Tôi tiến hành khảo sát những tài liệu nghiên cứu về từ loại Tiếng Việt và những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
Vì thời gian và nguồn tư liệu hạn chế, nên tôi chỉ tìm hiểu một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam Đồng thời, tôi cũng tìm hiểu cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc của một số nhà văn khác, nhằm đối chiếu, so sánh để làm rõ hơn giá trị của một phương diện nghệ thuật thuộc tính từ
V Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành tìm và thu thập những tác phẩm có chứa
tính từ chỉ màu sắc của nhà văn Sơn Nam Sau đó, tôi thống kê, phân loại lớp từ này trong tác phẩm Tôi lại tiếp tục phân tích, chứng minh giá trị biểu đạt cả về nghệ thuật lẫn giá trị thẩm mĩ của lớp từ này trong các sáng tác Sơn Nam
một số nhà văn khác với nhà văn Sơn Nam Sau cùng, tôi tổng hợp và đưa ra nhận định chung của vấn đề đã đề cập
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG
Trang 9CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LỌAI TÍNH TỪ
I Khái quát về từ loại tính từ
1 Khái niệm
1.1 Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ
Tính từ là từ loại cơ bản của thực từ Về khái niệm tính từ trước đó và đến sau này
có một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có tên tuổi được ta biết đến Song mức độ
tiếp nhận cũng có giới hạn trong khuôn khổ chuẩn về tính từ thì không nhiều Sau đây là
một số quan niệm khác nhau về từ loại tính từ
trưng (đặc trưng của thực tế hay đặc trưng của quá trình là tính từ )” [1,101]
một loại cần thiết miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt ”
cả những gì được biểu đạt bằng danh từ và động từ ” [6,157]
Đỗ Thị Kim Liên lại khẳng định “tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc”
của sự vật như : hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng” [32,158]
của hoạt động và trạng thái ” [39,139]
người, vật và sự vật, bằng ý nghĩa về tính cách của những người, vật và sự việc ấy ”
Trong khi đó, nhóm tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan cho rằng “tính từ là
từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất, đặc trưng” [4,154]
Với nhiều khái niệm khác nhau về từ loại tính từ, ta thấy phần nào đã nêu lên đặc trưng và ý nghĩa của từ loại này
1.2 Khái niệm
Trang 10Từ các khái niệm của nhiều tác giả đã nêu ở trên, ta rút ra một khái niệm chung nhất về tính từ như sau:
“Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể,
màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng” [32, 158]
- Đó là những thuộc tính về màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng tinh…
- Đặc tính mùi vị, hình dạng, kích thước, phẩm chất như chua, ngọt, chát,
cay, đắng, mặn, dày, mềm, mỏng, cứng…
- Đặc trưng nét khu biệt về kích thước, trọng lượng, màu sắc và các khía cạnh chất lượng của chủ thể, chỉ ra cái hạn định cho mỗi đối tượng
- Tính chất của tính từ không phải là một cái gì trừu tượng, tách khỏi sự vật, hoạt
động mà phải thấy nó như dấu hiệu thuộc tính sẵn có, có quan hệ gắn bó với sự vật, hoạt động
- Đặc trưng còn là cách thức nhận thức chủ quan của con người Do đó, đặc trưng phải gắn liền với sự vật, hoạt động và tiềm ẩn cách nhận thức, đánh giá của mỗi người đối với sự vật, hoạt động
VD: Cái áo này đẹp!
Khái niệm đặc trưng thể hiện ý nghĩa tính từ là sự thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh thực tại Khái niệm đặc trưng trên bậc ngữ pháp là một khái niệm có tính chất quan hệ, thể hiện một mối liên hệ giữa các khái niệm trong khi phản ánh thực tại Nhưng ý nghĩa tính từ, khác với danh từ và động từ, còn bao gồm những đặc trưng hình thành theo nhận thức chủ quan của con người trong quan hệ với đối tượng- những
quan hệ của trạng thái tình cảm (vui, buồn, yêu, ghét, khinh, trọng) và những liên hệ trừu tượng hơn (chững chạc, khích lệ, khó khăn, căng thẳng, linh thiêng, nghèo nàn…) Sự trừu tương hóa tưng bước của ý nghĩa tính từ đã dẫn đến một kiểu đặc trưng mới: đặc
trưng quan hệ, kiểu đặc trưng này mang tính chất ngữ pháp và hình thành do mối quan hệ
giữa các khái niệm trong cách thức phản ánh của người bản ngữ
VD: Danh từ “Nam Bộ” sẽ trở thành một khái niệm về đặc trưng khi ta thêm thành tố “rất” vào trước nó: rất Nam Bộ là một tính từ
2 Đặc điểm của từ loại tính từ
Trang 11Tính từ là từ loại cơ bản, tính từ có vị trí quan trọng sau danh từ và động từ Tính từ tiếng Việt có những đặc diểm ngữ pháp rất giống với động từ, vì vậy có thể xếp tính từ và động từ vào cùng một phạm trù từ loại là vị từ
2.1 Chức năng cú pháp
Tính từ là từ loại thực từ, giống như danh từ và động từ, tính từ giữ các chức năng cú pháp trong câu (thành phần chính và thành phần phụ) Trong đó, bản chất ngữ pháp của tính từ đặc trưng bởi một chùm chức vụ cú pháp
Xét về chức năng cú pháp, trong tiếng Việt, tính từ có hai chức năng chính:
Vừa có khả năng bổ nghĩa cho danh từ, vừa có khả năng bổ nghĩa cho động từ là đặc
điểm tiêu biểu của tính từ tiếng Việt
- Chức năng vị ngữ của tính từ
năng làm vị ngữ trong câu Tính từ trong khi chỉ đặc trưng và không có chức năng ngữ pháp riêng đã có quan hệ thông báo với chủ thể (cũng là một loại quan hệ đặc trưng) giống như động từ Tính từ tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là yếu
tố chỉ thời – thể (đã, đang, sẽ, từng, chưa); kết quả, khả năng, tình thái…Đặc điểm này
cho phép tính từ tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp trong câu
VD: Mới tháng trước cây cối còn đang xanh, mà nay đã vàng rực
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Trang 12Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”
(Tố Hữu) Ngoài hai chức năng trên, tính từ còn có thêm một số chức năng khác như:
để bổ sung cho nó và lập thành đoản ngữ- ngữ tính từ (tính ngữ)
đứng trước giống như động từ, còn phần phụ phía sau về cơ bản giống như động ngữ
nhưng đơn giản hơn
ra thành các tiểu loại như sau:
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
(Hồ Xuân Hương)
- Các thành tố phụ chuyên dùng của tính từ:
Trang 13Như đã đề cập trước đó, tính từ có khả năng kết hợp phổ biến hơn so với động từ,
bởi tính từ kết hợp với các phó từ chỉ mức độ: hơi, rất, cực kỳ, vô cùng… Các từ này chỉ
mức độ khác nhau của đặc trưng với những sắc thái khác nhau trong quá trình phát ngôn (khẳng định, so sánh, nhấn mạnh) do đó chúng được dùng như những yếu tố tình thái với logic là: mức độ đặc trưng được đánh giá theo đặc trưng của người nói- nghĩa là trong phát ngôn có mối quan hệ giữa người nói và thực tại và đương nhiên mục đích phát ngôn được xác định
VD: Qúa xấu, hơi mệt, rất đẹp, vô cùng giàu, cực kỳ phong phú…
Nhìn chung, phần lớn tính từ đều kết hợp được với từ chỉ mức độ Nhưng có
những tính từ ghép, mà tự thân nó đã chứa yếu tố mức độ cao tuyệt đối như: vô tận, già
cằn, đỏ lòm, trắng nhách…và những tính từ biểu thị đặc trưng bản chất của sự vật như:
đực, cái, trống, mái…không cần cũng không thể kết hợp với bất kỳ từ tình thái chỉ mức
độ nào
Trong khi đó, với những tính từ ghép mà bản thân đã chứa đựng chỉ mức
độ: se sẻ, xa xa, hiu hiu…kết hợp được những từ tình thái chỉ mức độ thấp như: hơi, hơi
hơi…
Tuy nhiên, tính từ còn kết hợp với thành tố phụ là thực từ (phổ biến là danh từ):
+ Kiểu tổ hợp “tính từ ” + “danh từ”
VD: Mát tay, to gan, vui tính, xấu bụng…
+ Kiểu tổ hợp “danh từ” + “quan hệ từ” làm bổ ngữ cho tính từ
Xấu mai anh chẳng đặng gần với em”
(Ca dao)
3 Phân loại
Phân loại từ ngữ thành từ loại là sự phân loại đặc biệt quan trọng về mặt cấu tạo câu Trong những ngôn ngữ khác nhau, từ loại không phải hoàn toàn giống nhau Trong tiếng Việt, từ loại được phân thành hai loại: thực từ và hư từ Trong đó, thực từ gồm có: danh từ, động từ, tính từ và số từ Sự phân chia này có ích nhưng chưa đạt tới hiệu lực nhất định vì nó còn nhiều từ loại lớn, rộng về nghĩa và quá chung chung về
đặc điểm ngữ pháp
Trang 14Tương tự, việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ Nhưng do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát, nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng dứt khoát
Dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ mà ta có thể phân chia tính từ thành hai lớp:
3.1 Tính từ chỉ đặc trưng không được đánh giá theo thang độ
Những tính từ này có đặc điểm là xác định tính chất của sự vật nêu ở chủ thể, không phân biệt tính chất bên trong hoặc bên ngoài của sự vật
- Lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc: xanh, đỏ, vàng, tím, đen, trắng…
- Lớp từ đặc trưng mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, thơm, hôi…
- Lớp từ đặc trưng thuộc tính vật lý: cứng, mềm, dẻo, rắn, giòn, chắc…
- Lớp từ đặc trưng của âm thanh: ồn ào, im lìm, yên lặng…
- Lớp từ đặc trưng về trạng thái tâm lý: vui vẻ, buồn, chán, hạnh phúc, láu táu…
- Lớp từ đặc trưng về phẩm chất: hiền, đẹp, xấu, thông minh…
Trang 15- Lớp từ này xác định tính chất của sự vật nêu ở chủ thể, không phân biệt tính chất bên ngoài hoặc bên trong của sự vật ( Vì thế, ta có thể nói: Một câu đối đẹp, một ánh mắt
dịu dàng…)
3.2 Tính từ chỉ đặc trưng được đánh giá theo thang độ
Đây là những tính từ có đặc điểm là bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa mức độ về đặc
trưng, tính chất (thường là ở mức tuyệt đối) Tính chất hoặc đặc trưng ấy không đặt vào thế đối lập so sánh
Vì tự thân chỉ tính chất sự vật nên chúng đã có ý nghĩa chỉ mức độ, do đó chúng không
kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ Nếu có trường hợp sử dụng từ “rất” đi kèm như “rất
riêng” thì chỉ có tác dụng biểu thái, nhấn mạnh thêm, mang sắc thái phong cách học ngữ
pháp chứ không nhằm đánh giá theo thang độ, không có tác dụng so sánh
Tiểu loại này gồm:
- Lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc: xanh lè, đỏ ké, vàng hực, tím sậm, đen thui,
trắng nõn…
- Lớp từ đặc trưng mùi vị: chua lè, mặn chát, ngọt ngây, đắng ngét, thơm phức,
thúi hoắt…
- Lớp từ đặc trưng thuộc tính vật lý: cứng ngắt, mềm nhũng, dẻo nhẹo, dai nhách…
- Lớp từ đặc trưng của âm thanh: văng vẳng, eo sèo, se sẻ…
- Lớp từ đặc trưng về phẩm chất: buồn thiu, hiền khô…
- Lớp từ đặc trưng về nhiệt độ: nóng hổi, lạnh ngắt, ấm hĩm…
- Lớp từ đặc trưng về lượng: to đùng, nhỏ xíu, nặng trịch, nhẹ hìu, ít xịt, dài
ngoằn, cao nhòng, thấp nhũng…
- Lớp từ đặc trưng về hình thể: thẳng đuộc, vuông vức, ốm nhom, mập lù, tròn
vo…
VD: “Hai bắp tay trần trắng tươi của chị bị sợi dây rút ngược, tréo ngoặt…Đây là
đôi tay đẹp đẽ và mát rượi.”
Trang 16Tính từ chỉ màu sắc là những thực từ biểu thị tính chất, đặc trưng về màu sắc của
+ Làm trung tâm của ngữ tính từ
3.1 Tính từ chỉ màu sắc không được đánh giá theo thang độ
Lớp từ này gồm các tính từ: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, tím, hồng, xám, nâu…
Trang 17Đây là lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc của sự vật, thực thể mà bản thân chúng đã
hàm chứa ý nghĩa chỉ mức độ về đặc trưng
Lớp từ này gồm:
đen đúa, đen tuyền…
trắng bệch, trắng tinh, trắng xóa, trắng đục, trắng ngà…
xanh da trời, xanh um, xanh đậm, xanh mờ, xanh mướt, xanh đậm, xanh dợt…
âm tiết sau ở những tính từ này có tác dụng làm tăng tính chất, mức độ sự vật, sự việc, hiện tượng được đề cập
- Giá trị của lớp từ này:
với một loại nhất định, có tác dụng tạo hình ảnh, biểu cảm và bộc lộ thái độ, cách đánh giá của người nói Do đó, chúng vừa có tác dụng miêu tả, vừa có giá trị thẩm mĩ
CHƯƠNG II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM
Trang 18I Đôi nét về nhà văn Sơn Nam
1 Cuộc đời
Sơn Nam là nhà văn, nhà báo Việt Nam Sơn Nam (11/12/1926 – 13/8/2008), tên thật là Phạm Minh Tài Nguyên quán làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang Thuở nhỏ học tiểu học ở quê, học trung học ở Cần Thơ Sơn Nam tham gia cách mạng từ 1945, cùng nhân dân cướp chính quyền ở địa phương Lần lượt được cử làm Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên cứu quốc, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Rạch Giá, sau chuyển qua công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, về Phòng Chính trị quân khu IX Năm 1950, Sơn Nam được chuyển về Phòng Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ Chính những năm chống pháp đã giúp ông có điều kiện đi
và sống, tìm hiểu kĩ về thiên nhiên, lịch sử con người của đồng bằng sông Cửu Long, đặc
biệt là vùng Cà Mau- mảnh đất tận cùng của Tổ quốc Ông viết nhiều trên báo Tiếng súng
kháng địch và tạp chí văn nghệ Lá lúa
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, cùng với các nhà văn khác như Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Lê Vĩnh Hòa…ông được phân công ở lại Sài Gòn, tiếp tục
hoạt động trên lĩnh vực báo chí và văn chương Ông viết cho các báo Công lý, Ánh sáng,
Tiếng chuông, Lẽ sống…Đặc biệt trên tuần báo Nhân loại- một tờ báo tập hợp nhiều cây
bút yêu nước cách mạng, được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn- gần như số nào cũng có bài của Sơn Nam Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1901- 1963) công bố luật 10/59, tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, thống nhất
đất nước, cũng như nhiều văn nghệ sĩ cách mạng khác, Sơn Nam bị bắt và bị giam ở nhà
tù Phú Lợi gần 2 năm (1960- 1961) Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn, và rộng ra về Nam Bộ và được coi là một nhà Nam Bộ học có uy tín
2 Sự nghiệp sáng tác
Các tác phẩm chính của Sơn Nam:
- Nói về miền Nam (1967)
- Thiên địa hội và các cuộc Minh Tân (1971)
- Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973)
- Tìm hiểu đất Hậu Giang (1974)
- Gia Định xưa (1984)
- Nguyễn Trung Trực ( viết chung với Lê Đình Kỵ, năm 1987)
- Lịch sử An Giang (1988)
Trang 19- Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội dân gian (1990)
- Đình miếu và lễ hội dân gian (1992)
- Văn minh miệt vườn (1992)
- Bến Nghé xưa (1992)
- Đồng bằng sông Cửu Long- Nét sinh hoạt xưa (1993)
- Biển cỏ miền Tây (1993)
- Người Sài Gòn (1994)
Tất cả khoảng 30 cuốn Những điều ông viết một phần dựa vào sự tra cứu sách vở, nhưng chủ yếu do điều tra, tìm hiểu tại chỗ, do đó khá sinh động, hấp dẫn
Về lĩnh vực sáng tác, ông viết tiểu thuyết và truyện ngắn Những tiểu thuyết chính:
-Chim quyên xuống đất (1963)
- Vọc nước giỡn trăng (1965)
- Hai cõi U Minh (1965)
- Ngôi nhà mặt tiền (1992)
- Âm dương cách trở (1993)
Ở thể loại này, Sơn Nam không tạo tiếng vang đáng kể
Ngược lại, ông là cây bút truyện ngắn xuất sắc Giai đoạn sáng tác truyện ngắn sung sức nhất của Sơn Nam là mấy năm 1955- 1959, được đăng trên các báo thời ấy ở
Sài Gòn, nhiều nhất là trên tờ Nhân loại
Năm 1962, tác giả tập hợp 18 truyện, in thanh tập Hương rừng Cà Mau (Nxb Phù Sa)
Năm 2001, ngoài việc tái bản ( được ghi là Hương rừng Cà Mau – tập 1), Nxb Trẻ (Tp Hồ Chí Minh) tuyển lựa, in thêm Hương rừng Cà Mau- tập 2 (26 truyện) và
Hương rừng Cà Mau- tập 3 (21 truyện)
- Hai tác phẩm đạt giải thưởng Văn nghệ Cửu Long của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ:
+Truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung (1951-1952)
II Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
1 Thống kê tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
Trang 20( xem bảng phụ lục)
2 Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
nhà văn Sơn Nam đã sử dụng tính từ chỉ màu sắc 830 lần Cụ thể như sau:
0 0.1
mình
Nhà văn Sơn Nam đã sử dụng tính từ chỉ màu sắc không được xác định theo
thang độ sử dụng nhiều hơn tính từ chỉ màu sắc được xác định theo thang độ
Đối với các tính từ chỉ màu sắc như: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng được nhà văn sử
dụng nhiều trong các tác phẩm Trường hợp các tính từ như : hồng, tím, xám thì tỉ lệ được
dùng rất thấp
3 Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
Sơn Nam là nhà văn được sinh ra và lớn lên ở Kiên Giang, cả cuộc đời ông luôn đi tìm, “bốc mộ” lại những giá trị văn hóa cũng như tinh thần của ĐẤT và NGƯỜI vùng đất Nam Bộ Từng vùng đất ông đặt chân đến còn phảng phất mùi bùn ở xứ sở này,
Trang 21cái xứ nước mặn, đồng chua, nơi mà nghe qua đã nghe rờn rợn nỗi buồn của người đi khai hoang mở cõi một thời Trải lòng trên trang văn của Sơn Nam, ắt hẳn nhiều độc giả ngỡ như mình đang được sống lại ngay thời khắc ấy, được chứng kiến bối cảnh sự kiện qua những triền đất của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được nêm, nếm những món
ăn bình dị đồng quê, để mà nhớ nhớ, thương thương cho một thời dĩ vãng đã xa Từ
trang văn đến cuộc đời Đó là nội dung mà nhà văn Sơn Nam muốn chuyển tải đến người
đọc Đọc văn ông, ta cảm nhận thiên nhiên và con người hiện lên thật đẹp, thật sinh động
và rất cụ thể Như một nốt trầm trong bản hòa nhạc, lớp tính từ chỉ màu sắc đã góp phần tạo nên giá trị thành công trong sáng tác của nhà văn là rất lớn Trong lớp từ này, Sơn Nam đã vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo vào từng ngữ cảnh, do đó đã làm bật lên không những giá trị miêu tả mà còn giá trị thẩm mỹ về đối tượng được đề cập đến
Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Sơn Nam ngoài việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, ngoại hình các nhân vật thì chúng còn phản ánh tâm lí, tính cách của con người Để hiểu rõ hơn về giá trị lớp từ vừa nêu, ta sẽ tìm hiểu từng phần cụ thể ở từng tiểu loại của lớp từ này thông qua một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
3.1 Tính từ chỉ màu sắc không được đánh giá theo thang độ
3.1.1 Màu trắng
“Màu trắng thuộc loại màu sáng, phân biệt với những cái cùng loại mà
sẫm màu hoặc có màu khác”[41,1027] Và là một trong tốp ba “màu vô sắc”[10,12] sau
màu đen và màu xám
Theo quan niệm của phương Tây, màu trắng thể hiện sự trinh trắng, tinh khiết, với sắc thái ý nghĩa là đẹp, nhưng người phương Đông lại cho rằng đó là màu tang
tóc, chia ly, đau buồn Màu trắng góp phần thành công không nhỏ trong các tác phẩm của
Sơn Nam ở nhiều tầng ý nghĩa biểu đạt
Đây là màu được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong các tác phẩm của ông ở
lớp tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ, song đến lớp tính từ chỉ màu sắc xác
định theo thang độ lại ít hơn các màu đen, xanh, đỏ, vàng Màu trắng được sử dụng để
miêu tả trang phục, màu da, tóc, con mắt, răng, bàn tay… Miêu tả cách ăn vận của người
màu được xem như điểm nhấn, quen thuộc đấy, bình dị đấy nhưng không thiếu phần trang nhã, lịch sự của cậu học trò từ trường huyện lên tỉnh thành ăn học Trông vào mới thấy phong thái đầy vẻ thư sinh của Sơn Nam lúc bấy giờ
Trang 22Khi sử dụng màu trắng, ngoài việc miêu tả trang phục của nhân vật, nhà văn còn vận dụng gam màu sáng này vào việc miêu tả sự vật, hiện tượng như cơm, cháo, giấy, đĩa, cờ, bức ảnh, pho tượng, bông, rượu, cát, tàu, lau sậy… Bức tranh thiên nhiên
lúc này trở nên dịu nhẹ và tinh khôi vô cùng Trong tác phẩm của nhà văn, ta không quên
món ăn rất dân dã “cháo trắng”, được nói nhiều ở “Hồi ký Sơn Nam” Dường như khi
tuổi đã cao, người ta thường nghiệm lại chuỗi ngày đau khổ đã qua để thấy sao mà lúc ấy mình khổ đến như thế Những năm cái đói, miếng ăn được xem là hiếm hoi, song nó
không làm giảm tình thân ái giữa những người bạn nghèo cùng chí hướng “Về nhà anh
bạn, ăn chút cháo trắng với cá kho, tâm trí tôi như để ở đâu đâu ”[22,254] Vì gắn bó nhau trong cái khổ nên dù đã bao năm trôi qua nhà văn vẫn đinh ninh món ăn ấy còn ở bên mình, nó như cái khổ chung của những học sinh nghèo sống xa nhà, nhưng đó là món ngon, tinh túy nhất của thiên nhiên mang lại, không làm con người ta ngấy lên vì chất pha
tạp Muốn quay lại để thưởng thức món ăn thiếu gạo ấy, tôi nghĩ đó cũng là cái thú hay
Bên cạnh đó, màu trắng còn phản ánh công lí, sự thật, là đúng sai khi đi với màu đen “Vả lại quyền lực của giấy trắng mực đen dường như chỉ thu hẹp ở giới hạn
nào đó thôi…”[16,214] Nhà văn cảm thương cho nhân vật Sĩ khi bị sa vào tay mật thám
Pháp- Nhật, cho nên anh không còn thể hiện cái tài của một thầy giáo nữa Thầy bị nghi
làm có liên quan đến hoạt động kín thông qua những bài viết đăng trên báo chí Từ đó, dù
hư thực ra sao đi nữa thì thầy vẫn bị cấm cửa Sơn Nam như nghi ngờ quyền lực của giấy
trắng mực đen bởi khi vẫn sự thật ấy nhưng mấy ai hiểu đúng về nó “Bút mực khó tả nên lời, kể sao cho xiết”[16,214] là thế
Màu trắng được nhà văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên như mây, bầu trời, sương, hoa, hoa mai…Tuy vậy, màu sắc ấy còn thể hiện dòng chảy của thời gian đối với
con người, nhất là với tuổi già Ta làm sao quên nỗi đau xót của bà Năm, dù sự thật về mối quan hệ bất chính của dì Chín với ông phủ bà nắm rõ, chỉ là chút thoáng nghĩ bâng quơ của Sĩ khi nghe lũ trẻ mách nước với nhau khi thấy hai người ấy cãi vả rồi dì Chín khóc, dì đã khóc thực sự vì cái thai trong bụng ngày càng lớn nhưng ông phủ không muốn nhận lãnh trách nhiệm ấy Sĩ nghĩ nếu mai này bà Năm biết sự thật đó thì sao, anh
khổ của người mẹ chồng mới đau đớn làm sao khi bản thân bà vẫn biết dì Chín vì lo cho cái gia đình nghèo này nên mới chạy qua chạy lại nhà ông phủ…nên giờ mới ra nông nổi này
Trang 23Từ trang văn của Sơn Nam, ta cảm nhận được sự gắn bó của nhà văn với
đời sống người dân Dường như khi ta sống trong cái nôi văn hóa nào đó rồi thì tất tần tật
mọi sự vật quanh ta, nó luôn có linh hồn bất diệt Từ suy nghĩ đáng quý đó, Sơn Nam đã
sử dụng gam màu trắng ngay cả việc miêu tả các con vật như ó, chó, vịt, cọp… Đó là các
con vật gần gũi, đến mức trung thành với con người Nhưng điều đáng nói ở đây không phải nhà văn miêu tả để ta biết rõ về sự hiện diện của chúng trong sáng tác của mình, mà
thông qua đó, Sơn Nam muốn gợi tả cảnh trí ở vùng sông nước “Vài con vịt trắng lội
theo giề lục bình”[15,11] Êm đềm làm sao cho cảnh vật bình yên Nó như chút tĩnh lặng của con người khi chiêm ngưỡng sự việc có thể bình thường vẫn gặp nhưng mấy ai để ý
đến…
Màu trắng trong các tác phẩm Sơn Nam là màu đẹp, thơ mộng và dịu nhẹ
Song, đó còn là màu tượng trưng cho sự hy sinh trọn vẹn “Họ mặc quần áo trắng để
tượng trưng cho sự trong trắng, sự hy sinh trọn vẹn”[16,244] Hình ảnh và việc làm của những chiến sĩ Nhật, khi họ gia nhập đội Thần Phong Tuy là kẻ thù của dân tộc nhưng Sơn Nam có ý muốn nói đến trách nhiệm và ý thức cao độ của những con người ra đi và
biết mình sẽ tử vì trận Ở họ có cái đáng để chiến sĩ ta bắt chước lắm chứ Bởi trong một
cuộc chiến, vũ khí không phải là câu trả lời chính để quyết định thắng lợi mà nó còn phụ thuộc rất nhiều ở tinh thần quả cảm của người cầm khí giới
Màu trắng còn nói lên tính sang cả của kẻ bề trên, của người ăn trắng mặc
trơn… Song, màu trắng trong tác phẩm Sơn Nam vẫn thể hiện được sự tôn kính, nghiêm
thành vật linh thiêng trong tiềm thức của người Việt, nhất là với người nữ sĩ này Nữ sĩ
muốn bày tỏ lòng yêu nước của mình thông qua hình sắc của bạch mai Hoặc “Để tang
màu trắng, với nhà sư tụng kinh”[25,228] cũng là một sự kính trọng của mọi người đối với người quá cố, nhất là người theo đạo Phật
Nhắc tới màu trắng, ta không quên khói trắng đã được nhà văn đề cập ở tác
phẩm của mình Đây là hình ảnh quen thuộc Nó gợi ta nhớ về vùng quê bình yên, về gia
đình ấm áp Nếu khói trắng thường gợi người ta nhớ đến buổi cơm chiều trong tác phẩm
Lê Vĩnh Hòa thì với Sơn Nam, đó lại là hình ảnh gợi ta nhớ việc lấy ong mật ở xứ U
nghề ăn ong là cả một nghệ thuật nguy hiểm, nhưng đã sống vì nghề ấy thì việc mạo hiểm
trèo cây cao, làm kèo gác và nhất là phải đối diện với con đàn cháu đống của chúng mới
Trang 24thực sự là cả vấn đề Người lấy mật ong phải bịt kín người mình trong chiếc bao bố, chỉ khoét hai lỗ nhỏ ở phía hai con mắt mà thôi, vì thế nên không nhìn rõ những diễn biến xung quanh mình khi tới tổ ong, thêm khói trắng đang tạo lớp sương mù để tránh sự tấn công thô bạo và đánh hội đồng của lũ ong nên người lấy ong chỉ nghe vo ve bên tai là thế
Đây màu sắc đầu tiên khi đi tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Sơn
Nam nhưng qua đó, ta cũng nhận ra được tầm quan trọng của lớp tính từ này đối với các sáng tác của nhà văn, không những thể hiện nội dung tư tưởng mà còn biểu hiện tình cảm sâu sắc và chân thành của Sơn Nam Như điểm khởi đầu đầy thú vị, cho nên các màu sắc phía sau, dù mỗi màu sắc là mỗi lớp sơn nhưng nó càng đậm sắc thái ý nghĩa hơn, sinh
động và phong phú hơn khi đã được nhà văn sử dụng linh hoạt và sáng tạo
3.1.2 Màu đen
Đây là màu được dùng nhiều đứng thứ hai so với tính từ chỉ màu trắng ở tác phẩm Sơn Nam Nếu ở lớp tính từ chỉ màu sắc không đánh giá theo thang độ thì ở lớp tính từ chỉ màu sắc được xác định theo thang độ nó lại đứng vị trí thứ nhất Nhìn chung,
cả hai lớp tính từ ấy, màu đen giữ vai trò gần như chủ đạo trong việc miêu tả sự vật, hiện
tượng trong tác phẩm của nhà văn Nam Bộ này
Màu đen là gam màu tối Đó cũng là một trong ba “màu vô sắc”[10,12] Theo
quan niệm phương Tây, đó là màu tang tóc, đau thương, và không tốt đẹp Còn ở phương
Đông, màu đen như dự báo trước điềm xấu, hoặc khi miêu tả cảnh vật bầu trời, đất và
nhất là trang phục của người nông dân lại thể hiện sự vất vả, cơ cực một nắng hai sương với cuộc sống ruộng đồng “Người bán ở chợ nhà quê luôn tươi cười, sạch sẽ, áo trắng,
quần đen, dầu đội khăn bàn trắng”[22,33] Đó là sự mộc mạc, chân chất và giản dị của người dân Nam Bộ Nhất là chiếc áo bà ba đen, trong tác phảm được nhà văn nhắc nhiều
Sơn Nam đã nhắc cho ta nhớ sự xuất hiện và phát triển của “áo bà ba đen” vào cuối thế
kỷ XIX Đó không phải là màu sắc rực rỡ của xanh, đỏ, hồng, lam, tím mà là màu bình dị nhất, giống như tâm hồn chân chất được tụ lại ở người dân xứ sở này Tuy nhiên, bọn lính đã lợi dụng trang phục thường nhật của người dân để trà trộn vào đội ngũ cán bộ
cách mạng hay vào đời sống nhân dân để hòng moi tin tức có lợi cho chúng “Lại bảo
rằng có vài đứa Việt gian xuất hiện, điềm chỉ, chúng mặc quần áo đen, cổ quấn khăn trắng để dễ nhận ra nhau”[22,181] Mưu mô, xảo quyệt làm sao! Dù chúng có ngụy
Trang 25trang đến đâu đi nữa thì bộ mặt gian ác cộng thêm tâm địa xấu xa vẫn không qua mặt
được nhân dân ta trước tinh thần cảnh giác bọn mật thám cao độ Qua đó, nhà văn muốn
đề cao lòng yêu nước và ý thức chống giặc của người dân Tuy nhiên, Sơn Nam còn đề
cập đến trang phục dành cho các chức sự khi có việc trọng đại như: hầu quan tỉnh, thắp nhang ở các nơi thờ thần thánh và đó còn là bộ lễ phục của các đạo tỳ Tất cả loại trang
phục ấy đều là màu đen Như vậy, màu đen vừa thể hiện sự tôn nghiêm song nó cũng là
niềm đau xót, tiếc thương đối với người đã khuất
Màu đen trong tác phẩm Sơn Nam đã thể hiện sinh động, đa dạng cũng như chức
năng ý nghĩa cụ thể trong mỗi sự vật, đối tượng, tiêu biểu là miêu tả nét đẹp truyền thống
như nhuộm răng, nhuộm vải… “Cô gái miền quê ngày nay đã lần hồi cũng không còn giữ
răng đen, lại lần hồi đi giày cao gót, đeo đủ loại bông tai “tòn ten” ”[22,221] Nét đẹp ngày nào đã lùi xa, nhường chỗ cho vẻ đẹp tân thời đang thịnh hành, nhưng giá trị truyền thống được gợi lại để nhà văn cũng như độc giả nuối tiếc về một thời quá khứ đã xa rồi Như muốn thể hiện tính cách của cá nhân, không phải bằng hành động mà trang phục
cũng ngỏ lời hộ cho điều ấy “Họ gìn giữ tiết tháo, sống tự túc, giữ đầu tóc, áo dài đen cổ
truyền”[18,47] Nét đẹp truyền thống không phải là cái cao xa, nó rất gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, giữ văn hóa, giữ truyền thống là giữ những gì
đơn sơ, bình thường nhất nhưng giá trị ấy không tầm thường chút nào
Trong tác phẩm “Xóm Bàu Láng”, ta nhận thấy màu đen được nhắc đi nhắc lại rất nhiều Màu đen ấy gắn liền với trang phục của chúa Đảng Khăn Đen tốt bụng “Bọn
thanh niên không lầm lẫn khi thấy một bóng đen, giống hệt người nằm trong quan tài xuất hiện ngoài đường”[29,51].Trong tác phẩm, bóng đen xuất hiện nhiều lần, vừa giới
thiệu sự xuất hiện bí hiểm của ông, vừa nói cái tài ẩn hiện bất thường khi sau này ông ra tay giúp đỡ Mến ở bất kì trường hợp nào
Sơn Nam còn dùng màu đen để miêu tả con người với màu da Qua đó, thể hiện
tính cách người dân vùng đất Nam Bộ: mộc mạc, giản dị, lam lũ và chịu thương chịu khó
nông dân chính thống quanh năm sống nơi đồng sâu ruộng cạn Cuộc sống vất vả qua bao ngày đã tụ lại thành màu da trên cơ thể anh Nhìn con trai mình trong bộ dạng như thế, lòng người cha cũng đau xót vô cùng, vì ông đã từng nghĩ đến số phận của các con mình: Dũng thì khỏi phải bàn vì anh sống rất phóng khoáng, còn Thiện luôn đeo đuổi những ý tưởng không với tới bằng năng lực hiện có, dù vậy ông vẫn dành tình thương ưu ái nhất
Trang 26khi thấy con mình bị cái nắng, cái gió táp vào người ra như thế Cũng từ màu da ấy mà Dũng đã cảm thông cho hoàn cảnh, cho sự nghèo và nỗi vất vả của anh mình hơn khi nào hết
Sơn Nam đã vận dụng gam màu này để miêu tả cảnh vật thiên nhiên như đất, bầu trời, mây…Nhà văn đã phác họa hình ảnh bầu trời nhưng cũng biểu hiện thái độ đầy lo
lắng của vợ Thiện khi “Thiện nhìn trời đen, trong lúc vợ ra vào, sửa soạn mớ hành lý với
sắc mặt hơi buồn”[15,192] Dường như vợ anh đã dự đoán được lần về thăm cha chồng lần này có điều không vui Bởi chồng chị dự định xin thêm tiền để mua một số vật dụng phục vụ cho ý tưởng của anh đối với những việc phát triển nông nghiệp Điềm báo ấy sau này lại là sự thật Nói theo một cách duy tâm: trời cao không chiều lòng người, là thế
Theo đặc tính vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, Sơn Nam cũng dùng
màu đen để miêu tả con vật như cá sấu, bù mắt, vắt, ong, dơi, quạ, cọp…Đó là những con vật được khoát trên mình chiếc áo choàng đen để ngụy trang trong công cuộc duy trì sự sống và đánh lừa sự phát hiện của con người Cái cảnh “hột vịt luộc chín, vớt ra còn
nóng, vừa lột vỏ thì bù mắt bu lại, đen cái trứng vịt, chẳng qua vì hơi nóng có sức quyến
rũ bù mắt, cũng như hơi nóng của con người”[21,351] không còn xa lạ đối với người dân
ở Rạch Bù Mắt- Cà Mau
Với màu sắc này, nhà văn đã miêu tả sự vật, hiện tượng trong cuộc sống như
khói, rạ, lúa, củ chuối, máy bay địch…“Đôi ba lần một ngày, vài chiếc máy bay sơn đen
vượt chân trời hướng Bắc, phía tỉnh Hà Tiên, bấy giờ Hà Tiên chưa nhập vào Rạch
lại những tháng ngày khốn khó của nhân dân còn bị quân địch công kích
Qua đó, ta thấy Sơn Nam đã vận dụng rất linh hoạt và phong phú khi miêu tả về thiên nhiên, con người và các hiện tượng xung quanh Như thể được bắt nhịp với cách thức tạo câu, dùng từ và lập luận chắc chắn, cho nên giá trị biểu đạt của tính từ này đã đạt
đến mức cao, đầy sức thuyết phục độc giả
3.1.3 Màu xanh
Trên đây ta đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hai màu sắc tiêu biểu
trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam Bên cạnh đó, màu xanh cũng được nhà văn sử dụng
nhiều, đứng thứ ba so với màu đen và màu trắng trong lớp tính từ chỉ màu sắc không
được đánh giá theo thang độ và đứng thứ hai trong lớp tính từ chỉ màu sắc được đánh giá
theo thang độ Qua đó, ta nhận thấy vai trò của màu xanh được sử dụng xuyên suốt trong
Trang 27các sáng tác của Sơn Nam Màu xanh giữ vai trò không kém phần quan trọng để góp
phần thành công trên các trang văn của ông Để rõ thêm về giá trị cũng như mức độ sử dụng ở tính từ này, ta sẽ lần lượt tìm hiểu và phân tích các thế mạnh do tính từ này đem lại
Trước tiên, ta nhận ra “màu xanh thuộc gam màu lạnh”[10,12], màu của sự yên tĩnh Trong sáng tác của Sơn Nam, màu xanh thể hiện sức sống của thiên nhiên tươi tốt
Như dòng nước quanh năm ôm ấp từng bờ tre, khóm chuối, tắm mát những cánh đồng
đương thì con gái bạt ngàn và trải dài tít tắp phía chân trời; sắc xanh như được phản chiếu
qua không gian để làm cảnh vật thiên nhiên có hồn và sự sống hơn bao giờ hết “Cây trái
bên đường vào mùa nắng vẫn xanh, không cần tưới”[15,237] hay khi “theo con nước
chảy xuôi, anh bơi nhẹ, xuồng lướt tới, nhìn lên những mảng rẫy màu xanh, phần lớn là chuối”[15,180] cũng đủ để ta thấy thiên nhiên ưu đãi xứ sở này biết nhường nào Khi nói
về cuộc sống đổi mới với sự giàu có của đời sống người dân, Sơn Nam đã không quên
nàng lúa, nơi đất ruộng ngày nào giờ đã tiếp giáp với công nghiệp hóa, đem lại niềm vui
và an tâm hơn cho bao người dân “Ruộng lúa lên xanh, bên cây trụ điện cao
ra ngoài, từ thực tế đến hình ảnh tượng trưng như thế
Chi tiết, cụ thể để làm sống dậy những linh hồn đang cất giấu trong những thi
hài sự vật đang hiện diện ngỡ là bình dị quanh ta nhưng với màu sắc xanh, nhà văn đã
khơi quật được giá trị tiềm tàng của nó Bằng việc quan sát khi nhìn biển, nhìn trời, nhìn
sông, nhà văn đều cho ta cảm nhận vẻ đẹp rất rất tự nhiên của tạo hóa ban cho ĐẤT-
NƯỚC ở nơi này “Biển xanh, hải đảo, chim bay, cánh buồm nhỏ, từng dãy cồn
nhìn một cách bao quát, thu nhỏ lại trong tầm mắt của nhà văn, ta cảm nhận sự bình yên
do thiên nhiên mang lại, nó như đang ôm ấp cuộc sống này Chưa dừng lại đó, Sơn Nam
còn miêu tả vẻ đẹp ấy trên tinh thần nguyên thủy do chính thiên nhiên đem lại “Chim
bay trên nền trời xanh, còn gì tự nhiên hơn?”[18,82] Không tô điểm bởi nhiều họa tiết
Trang 28nhưng vẻ đẹp trời phú đã tự nhiên thì càng đẹp hơn Đẹp đơn giản, không lòe lọet, không phô trương vẻ đẹp mà mình đang có, ấy thế lại càng đẹp Nhà văn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống này với những sự vật gắn bó gần gũi, thân thương, cho nên nhiều lúc đọc từng trang văn của Sơn Nam ta cảm nhận được vẻ đẹp đến chân phương ấy, để rồi ta mới nhớ, mới sực tỉnh về quan niệm cái đẹp của sự bình yên, hiền hòa mà không thiếu chất thơ mộng của dòng đời đang trôi trước mắt mình
Người ta mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên Đập vào mắt nhau vẫn là trang phục
Ta không quên hình ảnh tươi tắn khi “Cô Ngó đến, áo trắng sọc xanh , đội khăn rằn,
chiếc nón có quai, úp sau lưng”[15,48], vẻ đẹp của một cô gái quê đã làm xao động bao người lúc này Từ việc mến nhau qua cái nhìn đầy thiện cảm ấy mà sau này cô Ngó đã để
lại “chuyện tình một người thường dân” sâu đậm Lọ phải yêu nhau vì tiền, vì gạo, hay
ruộng cả, ao sâu hay cái danh, cái nghiệp của người Và dường như ở người đàn ông, khi
đã thành công trên bước đường sự nghiệp, họ vẫn thích sự dịu dàng, mộc mạc, cho nên
không ít người tìm về nơi bình yên này để kết nghĩa đá vàng Họ tránh xa sự ồn ào, bon chen nơi thị thành Vì thế, ta cũng không lấy làm lạ khi chàng trai trong tác phẩm này của Sơn Nam đã trao tình với cô Ngó chỉ bằng lần gặp gỡ đầu tiên
Ngoài việc thể hiện các chi tiết đã nêu ở trên đó, màu xanh còn dùng để
miêu tả con người, qua nét mặt hay sức khỏe… “Huệ xanh mặt, không dè chàng trai trẻ
này táo bạo đến mức ấy”[23,311] Đó là sự sợ hãi của Huệ khi người yêu của cô là anh Cưng bước vào buồng mình Cô sợ cha sẽ phát hiện dù ông đã đi vắng, còn Cưng vì
muốn “yêu cho được” nên đã bạo dạng, nhưng anh là người tốt, anh yêu cô rất thật lòng
dù hành động này có chút hồ đồ song anh muốn chứng minh lời thách đố của Cặp Rằng Hực- cha của Huệ, anh không phải là người không biết “chiêm mèo” Cũng nhằm thể hiện thái độ của nhân vật, nhà văn không những miêu tả vẻ sợ hãi, mà còn nói đến vẻ tức
chạy rong và chạy ào từ phòng khách ra ngoài chỗ ông đang dự tính sắp đặt bữa tiệc đãi quan phó tham biện chủ tịch cử hành để gắn huy chương Nông nghiệp cho ông Sự cẩn thận đến thái quá, nên sự có mặt của con trích ré, con vật đáng yêu, là bạn thân của bé Kiều, con gái ông càng làm ông nỗi đóa lên Sự xuất hiện lần thứ hai của con trích ré, ông tổng Báu vẫn sợ, nhưng ông không lên tiếng được nữa vì ông quan đã bẻ cổ con chim đó
và sai gia nhân nướng lên để ăn, trong khi đó bé Kiều vừa khóc vừa chửi ông ta, đến mức quá uất ức, bé đã nhảy vào hồ nước, nghĩ để chơi vì ông Báu luôn cấm cô, nhưng sau bữa
Trang 29tiệc gắn huy chương kết thúc cũng đồng nghĩa với việc cô con gái duy nhất của tổng Báu chết theo
xanh đi nhiều không?”[16,244] Ta hẳn không quên Ngọc, người làm tay sai cho giặc đã bắt oan Sĩ Anh ruồng bỏ quê hương, sát hại đồng bào, đến khi nhận ra giá trị đích thực cuộc sống thì đã quá trễ Lương tâm anh lúc nào cũng sống trong hồi hộp, lo sợ, đau khổ
và nhớ về thời đã qua, anh ước gì anh có thể trở lại sống tốt hơn, sống mà không “bị
giống nòi khinh”, đằng này… Cuộc sống anh như địa ngục giữa trần gian
Đời người ngắn ngủi, cũng may là thế Nếu được kéo dài, không biết người
ta sẽ tự hủy bản thân mình nhiều hay là tự bồi đắp tâm hồn mình sống theo đúng nghĩa là
sống được bao nhiêu phần ngàn! Con người đáng thương lắm, nhất là cái cảnh nghèo
khó, có ước mơ dù nhỏ bé nhưng đôi khi đến lúc chết họ vẫn chưa được toại nguyện Nói
ra có người còn cười, nhưng mai kia mốt nọ, cũng sẽ có người cười lại với ước mơ của chính cái mà họ đang cười với người khác hôm nay Chung quy lại, nhà văn đã gợi lên màu của ước mơ, mơ để thấy cuộc sống xung quanh ta mới tươi đẹp làm sao “Tội
nghiệp, hồi gần chết nó nhắc tên chú, nó hỏi thăm đám mạ ngoài ruộng còn xanh
giáo Kiến, càng đau hơn vì Lợi là đứa mà anh đã dạy nó nắn nót những nét chữ đầu đời Còn nhỏ lắm nhưng nó đã biết yêu quê hương, biết trân trọng những giá trị lao động, chẳng bì với anh Ngọc, là người lớn mà lại làm tay sai cho giặc Thế mới hay, ước mơ và
tình yêu dù trong cơn mê sảng ta vẫn cảm nhận nó chân thành biết dường nào
Trong sáng tác của Sơn Nam, màu sắc này còn nói lên sự giàu có “Chợ
này ăn theo bờ cù lao, phía Bắc là ghềnh đá thiên nhiên, dài hơn 2 km như một bến cảng,
có lộ ngang và dọc, lót đá xanh, đá trắng”[28,64] Đó là cảnh trí của một vùng đất trù phú Qua đó, thể hiện mức sống của người dân ở đây rất khấm khá, có sự đầu tư cho các công trình giao thông Vẻ đẹp thanh lịch cũng được nhà văn vận dụng gam màu này để
nói đến môi trường sạch, đẹp “Và học trò đã đi tung tăng ngang qua công viên xanh to
rộng, nơi trưng bày nhiều pho tượng đá xinh đẹp”[22,123] Nhà văn đang tự hào về quê
hương, xứ sở của mình trước sự vật tươi đẹp và rạng sắc xanh ấy Tuy nhiên, Sơn Nam
nhìn nhận và vận dụng màu xanh vừa nói về thiên nhiên, cảnh vât, vừa nói lên nếp ăn ở tỉ
mỉ, chu đáo, thanh tao của những người dân Nam Bộ, đó còn là cảm hứng sáng tác của
Trang 30giới văn nghệ sĩ “Gò cây mai là môi trường xanh và sạch để người yêu văn chương, giới
quan lại sống tạm thời “thoát tục” ”[25,219] Nơi Đầm Sen này rất hợp với những ai có
tâm hồn thi sĩ, bởi chung quanh là con rạch Phú Lâm, “tiếp giáp nhiều ao đầm, có nhiều
trò giải trí lành mạnh với người đẹp ngâm thơ, đàn hát”[25,219] Thú vui tao nhã này rất thích hợp với người cao tuổi, muốn có sự tĩnh lặng trong đời sống, mà trước đó đã mệt nhoài vì bôn ba đó đây, vì cơm áo gạo tiền, vì vòng danh lợi…
Màu xanh còn là màu phân biệt thang tuổi giữa người với người Đó là giữa
người già với người trẻ, hay giới bình dân và giới khá giả…
Bằng sự sáng tạo và cách thức sử dụng đan xen, kết hợp có chọn lọc, Sơn Nam
đã thành công trong việc đưa màu xanh để miêu tả sự vật thiên nhiên cũng như con người
trong các tác phẩm của mình Qua đó, ta cảm nhận được sự trù phú của thiên nhiên ưu đãi
đối với miền đất hứa Nam Bộ
3.1.4 Màu đỏ
“Màu đỏ là gam màu nóng”[10,12], tươi đẹp và dễ ập vào mắt mọi người
Màu đỏ như lửa cho ta cảm giác ấm áp Ở Châu Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam )
nó còn là biểu tượng cho hạnh phúc tràn trề (cung hỷ) và niềm vui, là một màu biểu thị cho sức sống mạnh mẽ Màu đỏ còn tạo vẻ hoạt bát nhiệt tình, thần thái sôi nổi ở tính cách của con người
Trong sáng tác của mình, nhà văn Sơn Nam sử dụng màu đỏ khá nhiều ở cả hai
lớp tính từ chỉ màu sắc Tùy theo ngữ cảnh mà mỗi màu đỏ đã thể hiện sắc thái ý nghĩa
khác nhau Người đọc sẽ nhớ mãi bởi cách dùng độc đáo và không bị trùng lặp trong suốt quá trình miêu tả sự vật, hiện tượng…Để hiểu rõ hơn về giá trị của màu sắc này đem lại,
ta sẽ lần lượt phân tích trong từng ngữ cảnh cụ thể sau đây
Màu đỏ được nhà văn nhắc đến với tín ngưỡng linh thiêng trong phong tục thờ
cúng (hình bát quái) “Lại có hình tượng một vòng tròn, bên trong chia ra hai trái xoài,
bên đen bên trắng (hoặc màu đỏ), thường vẽ ở mặt trống chầu đình làng, hoặc trên mũi ghe thuyền cỡ to, để trang trí”[27,313] Đây là tín ngưỡng chung của người dân sinh sống
ở đây Họ quan niệm quy luật âm dương theo vòng tuần hoàn, có mặt đúng thì ắt hẳn có
mặt sai, làm sao cho cân bằng, hài hòa, đừng thiên vị bên nào (trắng hoặc đen là biểu tượng công lý) phàm là con người thì ta tin ở đấng tối cao, hình ảnh này cũng nói lên cái suy nghĩ hướng thiện ấy
Trang 31Đồng bằng sông Cửu Long được bao bọc bởi dòng nước luôn chở nặng phù sa
Hai bên bờ thường được dòng nước này ôm ấp, vỗ về để nuôi sự sống thiên nhiên Như
cuộc sống đã gắn bó lâu đời, nên mỗi bước chân đi qua những triền đất của mỗi tỉnh, mỗi huyện, hay cả những vùng sâu, vùng xa nhất thì nhà văn cũng ghi lại ấn tượng của mình trước những sự vật, hiện tượng Sơn Nam đưa ra khái niệm về màu nước ở Nam Bộ
cuồn cuộn vận hành suốt ngày và đêm, đó là phần tinh túy giúp cây cối phát triển, có thể nói không có thứ nước, phân thuốc nào tốt hơn thứ nước này Theo ghi chép của Sơn
Nam thì “thông thường, tháng 9, tháng 10 âm lịch là có nước son, nước đỏ chở đầy phù
phù sa không đỏ như ở sông Hồng của Bắc Bộ, nhưng đặc tính và giá trị do nguồn nước
đỏ này hàng năm luôn mang lại nguồn thu rất lớn đối với cuộc sống của người dân miệt
vườn hay làm nghề chài, giăng lưới Tôi lại nhớ đến một món ăn được trồng từ đất cát, đó
là khoai lang Đ’kil “Cách xa chùa Tam Bảo một đỗi, còn ngôi chùa xưa của người dân
tộc Khơme rộng lớn và khang trang; người Khơme ở chung quanh, khu vực ấy gọi là Làng Cát, vùng cát đỏ mầu mỡ, thấp, gần vùng ruộng phì nhiêu”[22,46], đây là nơi sinh sống của người dân Khơme Vùng đất này có lợi thế trong việc trồng lúa nước nhưng cũng là nơi lý tưởng để phát triển giống khoai lang Đ’kil Mấy ai đã thưởng thức được
đặc sản từ đất này?! Như vậy, ta thấy vai trò quan trọng của thứ đất đỏ, cát đỏ do phù sa
mang lại là rất lớn
Bên cạnh việc miêu tả màu của đất, nhà văn đã sử dụng gam màu nóng này để
nói đến bộ phận cơ thể như tóc, mặt, môi Người đọc sẽ không quên hình ảnh cô bé Huôi trong tác phẩm Bà chúa Hòn của nhà văn Sơn Nam “Bé Huôi nghiêm nét mặt, đôi môi
ửng đỏ như tô son”[13,09] Vẻ đẹp ngồ ngộ của bé Huôi lại là nỗi lo lắng cho cha cô Không phải đứa bé lên bảy tuổi nào cũng có nét mặt nghiêm và đẹp sắc nét như thế Để cho khỏi nghĩ bâng quơ, sau khi thấy con rắn bò ngang mình rồi quấn lên cổ bé mà nó không cắn, ngược lại, con rắn hổ mang đó còn che nắng cho con mình, cộng thêm lời ăn tiếng nói quá khôn của Huôi, cha cô đã đi xem bói, và sự thật thì mai này bé Huôi làm bà chúa Hòn Ngày qua tháng lại, vẻ đẹp ấy càng làm mê nhiều chàng trai trẻ ở vùng Hòn này, nhưng tuyệt nhiên cô không cậy thế mình đẹp mà làm cao, cô không những đẹp mà còn quá thông minh; bằng cớ là cô đã chinh phục được cảm tình của ông chúa Hòn ngay
Trang 32lần gặp đầu tiên và ông đã cưới cô về làm vợ dù ông đã quá già, còn cô lại rất trẻ Có lẽ vì
thế, mà cô là một trong những bà vợ được ông yêu và kính nể nhất
Cuộc sống xung quanh ta muôn màu muôn vẻ Các sự vật có màu đỏ cũng vậy, nhưng giá trị biểu đạt từ màu ấy lại không giống nhau Cùng nói về các vật dụng như vải, bút chì, giấy, mũi thuyền, con dấu… nhà văn đã đặt vào từng ngữ cảnh cụ thể nhất để
mỗi lần xuất hiện nó lại thể hiện ý thức biểu đạt nhất quán “Giữa hồ có đền Ngọc Sơn,
xanh tươi cây cỏ, đền xây trên đất nhỏ, muốn ra đảo thì phải qua chiếc cầu gỗ, sơn đỏ, khá duyên dáng”[26,78] Màu đỏ làm cho cây cầu Thê Húc thêm đẹp và ấn tượng với khách tham quan Sự kết hợp giữa cây cầu màu đỏ, hồ nước xanh…làm thêm sinh động cảnh vật giữa hồ Gươm Gợi ta nhớ đến truyền thuyết khi xưa vua Lê Lợi trao trả gươm cho Lạc Long Quân Với nhà văn, màu đỏ trong trường hợp này đã làm bật lên vẻ “duyên dáng” chứ không phản cảm hay gây cảm giác chói chang đến thị hiếu người tiếp cận phong cảnh nơi đây
Về trang phục, trong tác phẩm của Sơn Nam cũng có gam màu đỏ “Pháo đặt
gần cửa đình; nghệ nhân chít khăn nhiễu điều, thắt lưng đỏ, đốt cây nhang to, hướng vào
để làng làm lễ thần thánh”[26,84], màu đỏ ở thắt lưng như điểm nhấn của nghệ nhân trong công việc làm lễ trang nghiêm này Ta cảm nhận sự trang trọng trong tín ngưỡng của người dân, không phải màu đỏ là màu huyền bí của thần linh nhưng đó lại là màu sự sống, niềm tin tuyệt đối vào đấng thiêng liêng Ở chi tiết này, đó là lòng tôn kính của nghệ nhân đối với thần thánh Tuy nhiên, cũng với trang phục màu đỏ, nó giúp ta phân
biệt giữa người theo đạo này với đạo kia “Trần Văn Thành mặc áo màu đỏ- màu của hệ
phái Phật giáo Bửu Sơn kỳ Hương”[22,432], như đồng phục của mỗi đạo ở nước ta, đây
là dấu hiệu dễ nhận biết giữa những người cùng đạo, không phải nói như thế để ta phân biệt theo kiểu tiêu cực, mà để dễ dàng nhận diện nếu ta không rõ mặt nhau (mà làm sao
rõ mặt nhau hết được) thì ít nhất cũng biết đó là người theo đạo nào
Màu đỏ của lửa bình thường thì ai cũng biết, nhưng dưới ánh lửa đỏ mà nhà sư
Thích Quảng Đức đã tự thêu thì không phải là sự kiện nhỏ.“Hôm ngài tự thêu, đã ung
dung lấy bình xăng, tự tưới vào mình, ngồi như pho tượng giữa lửa đỏ như ánh hào quang”[22,350] Trước sự tàn ác của Mỹ- Diệm năm 1959-1960, chúng lê máy chém
khắp miền Nam để đe dọa và sát hại những ai mà theo chúng người đó là Cộng sản Nhà
sư là một trong những người tiêu biểu phản đối chế độ độc tài và bạo ác ấy Cái chết trong tư thế bình thản vô cùng nhưng với người dân cả nước, sự hy sinh của nhà sư là hồi
Trang 33chuông báo động tội ác của Mĩ- Diệm cần phải được lên án và quân dân ta nên chống trả
và chiến thắng thế lực tàn bạo đó Màu đỏ của lửa, của máu, của trái tim yêu nước trong tim người theo đạo Phật ấy mới cáo quý làm sao
Trong việc miêu tả, nhà văn đã nói đến màu của máu “Anh cố nhắm mắt để
không thấy lại mớ huyết đỏ phun ra như cắt cổ gà, nhuộm màu nâu sậm dưới
đã khiến anh suy kiệt sức khỏe trầm trọng, dù vợ anh- chị Hà và những người lân cận cố
gắng giúp đỡ nhưng đó chỉ là lời an ủi chứ nào có thuốc men gì ngay lúc ấy Anh biết
được “trong cơ thể mình đầy thú dữ, thứ vi trùng mà hiện giờ chưa ai có cách nào giết được Nó đã xây thành lũy trong người anh, từ lâu”[16,17] Đây là căn bệnh nguy hiểm lúc này sau bệnh hủi vì không có thuốc đặc trị Ta xót thương cho Sĩ, người có học thức,
có tài mà không may mắn trong thời thế lúc bấy giờ
Đọc tác phẩm Sơn Nam ta được biết nhiều kinh nghiệm dân gian “ Khi nào con
ong chúa đoàn đầu đó thật đen, mình nó đỏ thì ong đã đóng đủ ổ”[28,22] Đó là dấu hiệu
để cho người lấy ong mật biết ổ ong nào đã đầy và nhiều mật Kinh nghiệm thực tế này
giúp cho những người sinh sống bằng nghề ăn ong không tốn thời gian khi hạ ổ lấy mật không bị hớ
Thiêng liêng nhất vẫn là khi nhà văn miêu tả màu của lá cờ tổ quốc Bên cạnh đó, màu đỏ còn minh chứng cho tấm lòng, cho đạo đức của người đàn ông đáng
thương “ nếu dưa đỏ ruột, điều ấy chứng tỏ tôi không phải là đứa thất đức, còn nếu dưa
trắng thì…”[14,122] Đó là người ta nhắc khéo về hành động thất đức của ông Hai Ông không những phản đối mối quan hệ của Ngọc, con gái ông với Tú, người giúp việc nhà ông, mà còn giết hại Tú, làm cho cô Ngọc phải uất ức lên vì cô đã hứa hẹn với Tú là
lấy miếng kiếng nuốt để tự tử”[14,121] Ai ai ở gần và biết câu chuyện ấy của ông, họ luôn đồn đại về tính gia trưởng và ăn ở ấy của ông, cho nên ông không dám vào nhà ở vì
sợ oan hồn của cô Ngọc, còn ra bãi đánh cá thì ông cũng không dám vì Tú chết ở đó Ông cất cái chòi và trồng dưa hấu bán, do vì ít phân bón, lại chăm sóc qua loa vì thế, dưa ông không đỏ ruột, lấy cớ đó mà những người bán dưa mới kể lại việc lúc trước ông ở ác với con với cái mình ra sao, nên giờ mới nhận hậu quả Đó là lối suy nghĩ duy tâm không tiến
bộ, dưa hấu không ảnh hưởng đến việc ăn ở có đức hay thất đức nhưng qua đó, nhà văn muốn tác động đến đời sống tâm linh của con người Nếu ta sống có trước có sau thì
Trang 34lòng ta không ăn năn, hay bị ám ảnh về sau Nó là hình phạt lương tâm, bào mòn từ bên trong đau khổ gấp trăm nghìn lần cái khổ thân xác
Sơn Nam còn phê phán, lên án việc đánh thuế thân thông qua miêu tả sự
vật, sự việc khi chính quyền phân loại thuế bằng các màu “Họ đóng thuế thân màu đỏ 1
đồng thay vì 4 đồng hoặc hơn, được miễn những khoản tiền phụ trội linh tinh, thí dụ như
tiền canh phòng trật tự trong làng”[19,154] Ngoài ra, màu đỏ còn là màu hoán dụ Chỉ
sự hiếm hoi của sự vật “Bây giờ, lội đỏ con mắt cũng không kiếm ra một con cần đước
nhỏ xíu” [14,16] Đó là sự hiếm muộn, không còn trong thời nay nữa Dù cái tên xứ Cần
Đước vẫn còn trong sách vở, nói như thế để thấy lúc trước vùng này có rất nhiều con cần đước sinh sống Theo dòng thời gian, mọi vật đều thay đổi Có còn chăng là trong tiềm
thức của người dân cả một đời gắn bó với nơi mình đã sinh ra và lớn lên
Màu đỏ đã được nhà văn sử dụng đầy sáng tạo và giàu sức thuyết phục người tiếp nhận Không đơn giản là màu sắc miêu tả, mà đó là cả trang đời đầy sắc đỏ Ý nghĩa ngôn từ do gam màu nóng này mang lại đã khẳng định thêm giá trị thành công của
Màu vàng là màu nóng ấm, màu của hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, gây
hưng phấn nhưng không quá bức bối như màu đỏ
Trong các tác phẩm của Sơn Nam, màu vàng chiếm tỉ lệ khá cao Phần lớn
nhà văn vận dụng tính từ chỉ màu sắc ở tiểu loại này vào những miêu tả cụ thể Ta sẽ đi tìm hiểu để làm rõ hơn nữa giá trị của màu sắc này đem lại trong từng ngữ cảnh cụ thể
Sơn Nam hướng người đọc vào với thiên nhiên một cách nhẹ nhàng Với
những hình ảnh quen thuộc ánh trăng, cây lá, gương sen, lúa chín, mai, cát đượm một
từng cây cỏ một màu đầy sắc nắng như thế Nắng đến mức đáng lo ngại “Nắng vàng con
mắt, không khéo cả xóm phải đói”[16,47] Cái gay gắt của nắng giờ không những làm cây
cỏ trơ đứng như gốc rạ nữa mà đã dự báo trước nguy cơ hạn hán kéo dài, đời sống người
dân sẽ gặp khốn khó hơn trong những ngày tháng sắp tới Màu vàng không đẹp nữa mà
thành màu của nỗi lo lắng, trăn trở cho những người dân nơi đây Và Sơn Nam đã khẳng
định “màu vàng quả là màu tiêu biểu của xứ nắng nhiệt đới”[16,88] cũng từ nguyên nhân
đó Tuy vậy, ở vùng sông nước này ta vẫn bắt gặp sắc vàng kiêu hãnh quanh quẩn bên cái
nắng khiếp ấy, “Những dây mướp ở đây mọc tươi tắn, không cần săn sóc như trồng để
làm cảnh trang trí, hoa vàng lá xanh mơn mởn”[18,135] Đây là loại dây cho ra quả,
Trang 35dùng nấu canh hay xào, bổ mắt, nhưng có tính phong, thường được người dân nấu canh với rau ngót, khoai lang, ngon hơn nữa là nấu chung với cá lóc đồng thì hết ý Một công
đôi việc, vừa thu lợi từ việc trồng mướp vừa tạo vẻ mĩ quan cho khung cảnh xung quanh
nhà bởi sắc vàng của bông mướp và màu xanh của lá, râm mát, êm đềm nơi thôn quê
Mùa nước nổi, ắt hẳn những người con xa xứ vẫn nhớ nồi canh chua bông
điên điển hay món bông điên điển xào tôm kéo te Sơn Nam đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều
lần về loài bông quen thuộc này, cũng như món ăn làm từ bông điên điển “Thì còn cây
điên điển, bông điên điển màu vàng để làm dưa chua”[16,95], hay “ngoài ruộng, lúa
xanh đang bị sóng dồi gió dập, rải rác vài hàng cây điên điển trổ bông vàng, xa nữa là
cỏ là ruộng, rồi đến những đám mây đen bay thấp là đà, trời cao vùng Tây Tạng, vùng
Hy Mã Lạp Sơn, nước Lào, nước Miên, nước Việt Nam như nối liền nhau trong bầu không khí trầm mặc, khó hiểu”[20,175] như bức họa tình quê, màu vàng càng nhấn mạnh thêm cho bức tranh thêm sinh động và giàu săc thái hài hòa Bông điên điển ăn nhẫn nhẫn, ngon nếu ai ăn thấy ghiền và khó ăn nếu không ưa vị đăng đắng của nó Đọc tác phẩm Sơn Nam, tôi nghĩ mai này nếu có đi chợ mua thứ bông này về ăn, tôi nghĩ dù nó
có đắc đỏ đi nữa thì tôi sẽ không nỡ trả giá như các loại rau, củ khác Hình ảnh bông điên
điển vàng cứ day dứt lòng tôi khôn nguôi Mùa điên điển là dịp để mấy trẻ em phụ giúp
tăng thu nhập cho gia đình, nhưng có ai biết ở vùng sông nước này công việc ấy vô cùng nguy hiểm, có khi đánh đổi bằng tín mạng oan uổng!
Cũng như các màu sắc trước đó, nhà văn vẫn dùng màu sắc này để miêu tả
trang phục “Sư sãi mặc áo màu vàng, màu linh thiêng tượng trưng cho ánh hào quang
màu vàng ấy, lòng ta dâng lên niềm tôn kính, cũng như Sơn Nam đã nói “Gặp con đi tu,
mặc áo cà sa vàng, cha mẹ phải xá, kính cẩn”[26,32], và ta “nên hiểu là cha mẹ xá cái áo
màu vàng là ánh hào quang của đức Phật”[26,32] Đó là tín ngưỡng tôn giáo bao đời của nhân dân ta Đạo Phật giáo huấn con người ăn ở thẳng ngay, tu nhân tích đức, sống làm
việc thiện, sống bằng cái TÂM mình là chính Màu vàng này gợi ta nhớ giá trị của lời
giáo huấn “tu là cội phúc”, song thiết nghĩ đây cũng là cách phân biệt đi từ trang phục giữa các đạo mà ra Mỗi đạo đều có màu tiêu biểu Sơn Nam cũng nhắc đến truyền thuyết
bà Trưng, bà Triệu “bà điều khiển quân sĩ, mặc áo màu vàng, cỡi voi ra trận, trước quân
thù đông đảo hơn” [26,62], màu vàng lúc này ngoài việc tôn nghiêm, nó còn thể hiện niềm tin chiến thắng, oai phong và lẫm liệt của nữ tướng
Trang 36Đồng thời, đó còn là trang phục của lính Pháp “người mặc kaki vàng bước
xuống, súng lục đeo bên hông”[15,291] Bao nhiêu năm, nhân dân ta chứng kiến cảnh thực dân Pháp đô hộ, nên màu áo ấy vẫn còn “quen” lắm Nó thể hiện sự lạnh nhạt, thờ ơ của bọn người khát máu Họ đi chinh phạt nước ta nhưng vẫn làm ra vẻ nề nếp, khuôn mẫu và có quy tắc của quân đội hẳn hoi Điều này càng làm cho nhân dân ta căm thù hơn bao giờ hết, bởi chúng như guồng máy ngốn thịt người dã man nhất từ trước tới nay trên
xứ sở này
Nhà văn không quên miêu tả giấy vàng cũng như tác dụng của màu sắc
này Nếu giấy màu đỏ được dùng trong việc hoan hỉ, ngày tư ngày tết thì giấy vàng lại
được các pháp sư dùng để vẽ bùa, viết các câu thần chú lên trên tờ giấy ấy Và thường thì
ở nông thôn, ta vẫn thấy nhà nhà đều treo ít nhất một tấm, không ở cửa cái thì trong
buồng hay nhà bếp để xua ma quỷ, cầu mong an lành đến với gia chủ cả năm
Trong tác phẩm “Xóm Bàu Láng”, Sơn Nam đã nói đến câu nói do ông nội Mến để lại, nó được ghi trên giấy vàng “Trong hộp vỏn vẹn có miếng giấy vàng, ghi
những lời di chúc như trên”[29,11] Đó là câu nói được xem như chỉ ngôn của người chết muốn con cháu mình thực hiện mai này Dòng chữ ấy cứ ám ảnh trong tâm trí Mến
“chừng nào rồng nằm trước cửa là dòng họ Lâm sẽ phát tài” nhưng tài lộc đâu không thấy chỉ thấy hậu hoạn sau khi hai cha con Mến lên núi ông Lăng để đào mộ lão Y Sư mong tìm vàng bạc được cất giấu dưới mộ, nhưng hai cha con anh đã bị Đảng Khăn Đen ngờ oan rồi bỏ vào bao bố ném xuống sông Cha anh chết còn anh may mắn được người dân gần đó cứu giúp nên sống sót
Lá vàng là dấu hiệu chuyển giao mùa giữa hai mùa mưa nắng “Đầu mùa
mưa, lá chuyển rào rạc nhưng lá chưa vàng”[16,228] Tuy nhiên, có khi lá vàng lại tạo
nên không gian đầy ấn tượng “Bấy giờ lá vàng rơi lác đác trên vai trắng của những pho
tượng đá đặt trong công viên Lá vàng rơi từng chiếc một trên vai trắng”[16,232] Cảm giác buồn buồn như đang xâm chiếm trong lòng người khách lữ thứ đang nhìn và đếm từng chiếc lá lìa cành để báo hiệu thời gian đang trôi trước cuộc sống hối hả, gấp gáp
Sự lớn lên của các con vật như con lươn là hình ảnh tiêu biểu cho sự thay
đổi này “Lớn lên lươn rút mình lại vắn ngủn, lưng trổ màu vàng”[16,237] Người sành
ăn lươn ai cũng chọn những con lươn màu vàng, hầu như toàn thân một màu thì càng
ngon Khi lươn chưa đủ tuổi thì trên lưng có màu đen, thịt không ngon bằng khi con lươn
Trang 37đã vàng toàn thân Con nào càng vàng thì càng chứng tỏ nó sống lâu Đây là món ăn bổ
dưỡng, tốt cho sức khỏe nhất là với các bé đang tuổi ăn dặm
Nhà văn đã miêu tả màu da của người dân như để nhận dạng, phân biệt
nhưng với ý tích cực chứ không có ác ý “Ông ta đi ngao du khắp thế giới, trên chiếc du
thuyền đặc biệt; đến mỗi nơi, ông mướn vài người dân bổn xứ: da đen, da vàng, da
đỏ…”[14,364] Ông Heri dựng vở tuồng “Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết” (Một giấc mơ
hoa), vì là ông Hoàng nên ông có quyền tập hợp một số anh lính, công nhân theo chuyến
du thuyền cùng ông bôn ba khắp nơi trên thế giới để chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng của xứ người
Đọc “Xóm Cù Là” in trong “Hương rừng Cà Mau”, ta không khỏi đau lòng trước
thái độ của những người con khi cha chết mà không lo hậu sự cho vuông tròn, lại lo tranh giành gia tài Ông Trần Hanh chết vì tuổi già Nhưng nào được yên ổn vì cậu Hai cứ nghi ngờ Cô Ba cất giấu tiền Cậu buộc cô phải đưa tiền vàng ra thì mới chịu lo mai táng cho cha Thế mới có bất hiếu không Nhưng cô Ba nào có phải là người gian tham, cô đã bảo tình thiệt là không có nhưng cậu không tin Nhiều ngày kéo dài, xác ông Hanh nằm chình
ình trong nhà, mùi hôi thối bốc ra khắp nơi Đến mức “Cái hòm bị đứt néo liên miên,
chảy nước vàng, nước xanh…linh láng”[23,304], dù đã đốt trầm hương nhưng không ăn thua Thế mới biết đời người có phước hay vô phước đến lúc chết mới nhận ra Làm con như cậu Hai thật đáng bị miệng thế chê cười
Song màu vàng còn tô điểm cho nhà cửa, thể hiện sự giàu có, trù phú của
người dân Trong tác phẩm Sơn Nam, ta thấy màu vàng phần lớn nói lên mùa vụ bội thu,
sự trù phú của mảnh đất quanh năm được thiên nhiên ưu đãi; màu của sự tôn nghiêm trong nét đẹp văn hóa tín ngưỡng ( vì phần đông người dân Nam Bộ theo đạo Phật), qua
dó, toát lên tính cách yêu chuộng thiên thiên, gần gũi và quan tâm tìm hiểu, chia sẻ với mọi người của nhà văn
Màu vàng còn là màu vui, màu Tết đến xuân về, màu chiến thắng Ta tìm
thấy sự ấm áp khi đọc những trang văn Sơn Nam có chứa tính từ này Vì vậy, màu vàng vừa lột tả đươc ý nghĩa của nó trong việc miêu tả sự vật, còn biểu hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của nhà văn
3.1.6 Màu tím
Trang 38Màu tím thuộc gam màu lạnh, màu của thiên nhiên yên ả, tươi mát, lãng
mạn song, đó còn là màu biểu hiện nỗi buồn Đồng thời, đây là một màu truyền thống tượng trưng cho sự cao quý, thanh nhã, đem lại cho ta cảm giác diễm lệ sâu kín
Trong tác phẩm Sơn Nam, màu tím dùng khá ít Nhà văn sử dụng màu này
ở một số trường hợp nhất định, song vẫn làm toát lên được giá trị thẩm mỹ được nhà văn
gửi gắm trong các tác phẩm
Khi nói về thức uống là rượu, Sơn Nam cũng dùng màu tím của nguyên
liệu làm nên nó “Lắm khi, với chút ít tiền, tôi đãi người bạn nọ một ly “rượu cẩm”, hiểu
theo đúng nghĩa là rượu nếp than, màu tím, thứ rượu này nghe đâu bổ, khỏe lắm, nếp than đen vắt ra từng viên rồi bỏ vào hũ đất, chôn dưới đất đúng trăm ngày sẽ toát ra hương vị đặc biệt Việt Nam”[22,409] Ngày nay, thứ rượu này xem như đặc sản của dân
sành điệu trong việc đãi đằng khách thập phương thay vì giống rượu ngoại vừa mắc nhưng không bổ dưỡng bằng thứ rượu bình dân này
Như bức họa tình quê hương yêu dấu, thiên nhiên trong tác phẩm Sơn Nam hiện lên thật sinh động và cụ thể như lá bông súng, mồng tơi, bông lục bình, bông rau
muống “Nhưng mầu nhiệm thay, trước mặt anh, bấy giờ hiện ra chập chờn vài đốm nhỏ,
màu tím, khá thơ mộng, những đốm ấy di chuyển tới lui giữa khung trời xanh nhạt, không gợn một tí mây”[25,138] Các loài cây cỏ quen thuộc trôi nổi trên sông mênh mông, vô
định làm cho lòng người khách bồn chồn, xao động Đẹp và thơ mộng vô cùng Cảm giác
êm đềm càng làm cho lữ khách thêm yêu quê hương, xứ sở mình hơn
làm ta khó quên “Đúng 8 giờ, cô Hai mặc áo dài màu tím, đi chậm rãi đến tủ tiền, ngồi
thay thế cho mẹ đang ăn điểm tâm”[14,212] Cô chủ nhỏ tên Huệ ấy thướt tha và duyên
dáng trong tà áo dài màu cổ kín nhưng không làm giảm vẻ đẹp trang nhã
Màu tím còn là sự non nớt, đang phát triển của sự vật Tuy nhiên, Sơn Nam
đề cập đến gam màu này như một ước mơ của tuổi teen “Giới trẻ nói đến mảnh pha lê
vỡ, cánh tay gân, không gian tím, nhánh cây khô nhưng khó gây tác dụng sâu lắng, lâu dài trong tìm thức”[25,236] Màu tím lúc này trở thành đời sống lãng mạn, đầy mơ với
mộng của các cô, các cậu luôn thả hồn mình trên mây, thiếu thực tế Nhưng ta không phủ nhận điều ấy, bởi giai đoạn này là khoảng thời gian tươi đẹp nhất, hồn nhiên đến đáng yêu Ở đó ta bắt gặp những ý tưởng sống cá nhân, với tính chất không tưởng nhưng điều
ấy là nền tảng, là cột móc định hình tương lai mai sau
Trang 39Ở màu này, Sơn Nam cũng thừa nhận vẻ đẹp một cách lãng mạn và mơ
mộng của chính nó, nhưng nhà văn không tôn màu tím thành màu cao sang, quyền quý Với Sơn Nam, màu tím gắn những gì quen thuộc, thân thương nhất, và đã là người Nam
Bộ hay một khách du lịch nào đi chăng nữa, vẫn bắt gặp màu tím khắp nơi, có lúc nó trôi man mác trên sông, có lúc lại phất phơ trên đường phố Theo Sơn Nam, màu tím là màu
bình dị nhưng không bình thường Buồn đó nhưng cũng rất đẹp theo kiểu hương đồng cỏ
nội
3.1.7 Màu hồng
Màu hồng biểu hiện sự lãng mạn nhu hòa, thanh nhã đáng yêu, đầy nữ tính
Sơn Nam sử dụng màu hồng rất ít trong tác phẩm của mình Tuy nhiên,
như thế không phải sắc thái ý nghĩa của tính từ này giảm nhẹ Nhà văn dùng ít nhưng đắc
Sơn Nam không miêu tả thiên nhiên nhiều, chỉ đề cập đến đặc tính của “Sông Cửu Long,
mùa nước nổi, nước ửng hồng”[16,205] để thấy sự vận hành con nước khi vào mùa nước
nổi, đẹp, ăm ắp độ màu mỡ của phù sa Dòng nước luôn chở nặng phù sa trên từng con kênh của xứ sở mỗi độ nước lên, nó chuyên chở những niềm vui hớn hở cho mùa vụ sắp tới của người dân
tìm về chốn cũ, nơi dân dã làm bạn với lửa hồng Sơn Nam ví von sự chung thủy của sự
vật vô tri, vô giác nhưng con người vẫn cảm nhận, tìm thấy mối đồng điệu, chan hòa đến thiêng liêng
Bên cạnh đó, màu hồng xem như vẻ đẹp khi nhà văn nói đến cô gái đang yêu trong con mắt của chàng trai si tình “Phía nhà dưới, nào thấy bóng hồng thấp
thoáng”[23,47] Bóng hồng lúc này là cô Kim Em Cậu Minh tới nhà ông Tư để học cách
lấy mật ong, nhưng mục đích chính là gặp người mà cậu thầm thương trộm nhớ, đó là cô con gái của ông Tư Nhưng cậu lại buồn và thất vọng vì không thấy cô ấy ở nhà, thật ra
cô trốn trong phòng Thế mới nhớ câu trong Truyện Kiều “Tình trong như đã mặt ngoài
còn e” của đại thi hào Nguyễn Du đem mà áp dụng vào tình cảnh này thì hợp biết dường
nào
3.1.8 Màu xám
Màu xám là gam màu tối, song rất tự nhiên, có cảm giác trơ cứng, dễ tạo
không khí trầm buồn
Trang 40Trong tác phẩm Sơn Nam, màu xám dùng ít nhất so với các màu sắc được
nhắc đến
Sơn Nam dùng màu này để phản ánh sự sợ sệt, yếu thế của nhân vật, chứ không tả sự vật hay cảnh sắc thiên nhiên…như ở các tính từ chỉ màu sắc được dùng trên
đó “Trong chòi, thằng Cẩu xám mặt ngồi nép vào ông Chúa”[13,157] Đó là thái độ sợ
hãi của Cẩu tức cậu hai Điền Cậu sợ phát hoảng lên khi thấy Thiếu “hươi ngọn lao đâm
vào lưng con heo”[13,157] Điều đó cũng phản ánh sự bất tài và bất lực ở người con trai
ấy Với Điền, thú chơi nhàn nhất vẫn là đá cá lia thia, chứ không phải những trò “đẫm
máu” như cảnh đang diễn ra trước mắt mình
Ở lớp từ này, ta nhận thấy Sơn Nam đã linh hoạt, sáng tạo khi mặc chiếc áo
màu sắc phù hợp cho từng đối tượng, từng sự vật, và qua đó, nhà văn cũng thể hiện tính
cách của nhân vật rõ nét Đây là những tảng đá làm móng để lí giải việc nhà văn sử dụng lớp tính từ chỉ màu sắc xác định theo thang độ rất nhiều ở phần tiếp sau Đó còn là vốn
sống Đi và ghi nhớ của ông già Nam Bộ này
3.2 Tính từ chỉ màu sắc được đánh giá theo thang độ
Vừa rồi ta đã đi tìm hiểu, phân tích những tính từ chỉ màu sắc không được
đánh giá theo thang độ Cũng nói về tính từ chỉ màu sắc, trong phần tiếp theo này ta vẫn
tiến hành nghiên cứu các trường hợp sử dụng tính từ chỉ màu sắc nhưng nó được đánh giá theo thang độ Qua đó, ta sẽ hiểu thêm về sự đóng góp của tiểu loại này đối với các sáng tác của nhà văn Sơn Nam về giá trị biểu đạt cũng như giá trị thẩm mỹ do tính từ này đem lại
3.2.1 Màu trắng
Như đã nói phần tính từ không được đánh giá theo thang độ, màu trắng vừa thể
hiện sự trinh trắng, tinh khiết, với sắc thái ý nghĩa là đẹp vừa là màu tang tóc, chia ly, đau
buồn Ở cả hai tiểu loại này, màu trắng được Sơn Nam sử dụng nhiều nhất trong các tác
phẩm của ông Mỗi cách sử dụng của nhà văn trong từng ngữ cảnh sẽ cho ta nhận ra được
đáp án về sự sáng tạo và linh hoạt khi vận dụng màu trắng trong việc miêu tả và biểu hiện
thái độ của tác giả
Màu trắng được nhà văn dùng để miêu tả màu sắc của da trên cơ thể con
người, nhất là phụ nữ Nhưng cũng tùy theo nhân vật và thái độ nhìn nhận của nhà văn
nên màu trắng rất phong phú trong việc miêu tả ấy “Có thi sĩ Truy Phong từ Vĩnh Long
đến, trắng trẻo, đẹp trai, hiền lành, anh đã giúp vui “Câu lạc bộ” với mấy bài cổ nhạc