Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ LUÂN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Lịch sử, các Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các vị già làng cùng đồng bào Tày tại hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu trong quá trình đi thực tế tại địa phương để hoàn thành Khóa luận. Trong quá trình viết, do còn thiếu điều kiện và kiến thức còn hạn chế, bản Khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để Khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 thán 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Luân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này được hoàn thành do sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích. Đề tài khóa luận này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu trùng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Luân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của đề tài 5 6. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HÁT THEN 6 1.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA HÁT THEN 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Nguồn gốc của hát Then 6 1.2. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN DIỄN RA HOẠT ĐỘNG THEN 8 1.2.1. Thời gian 8 1.2.2. Không gian diễn ra hoạt động Then 8 1.3. MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THEN 10 1.3.1. Then cầu mong, giải hạn 10 1.3.2. Then chữa bệnh 11 1.3.3. Then tống tiễn 11 1.3.4. Then trung lễ, đại lễ cấp sắc 11 1.3.5. Then văn nghệ 17 1.4. NHẠC CỤ SỬ DỤNG TRONG HÁT THEN 18 1.4.1. Đàn tính 18 1.4.2. Chùm xóc nhạc 20 1.4.3. Chuông 22 1.5. NGÔN NGỮ VÀ TRANG PHỤC SỬ DỤNG TRONG HÁT THEN 22 1.5.1. Ngôn ngữ sử dụng trong hát Then 22 1.5.2. Trang phục trong hát Then 26 1.6. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA THEN TÀY 26 1.6.1. Giá trị vật chất 26 1.6.2. Giá trị tinh thần 27 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỀN NGHỆ THUẬT HÁT THEN 32 CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ - HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI 32 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ - HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI 32 2.1.1. Tên gọi, dân số và nguồn gốc lịch sử 32 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 33 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. 35 2.2.1. Các nghệ nhân tham gia vào hoạt động Then 35 2.2.2. Hát Then được đưa vào trường học 37 2.2.3. Sự ra đời của câu lạc bộ hát Then 41 2.2.4. Hội diễn văn nghệ về Then 43 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI 44 2.3.1. Tính quần chúng 44 2.3.2. Phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi 45 2.3.3. Thể hiện mong ước của người dân trong cộng đồng 48 2.3.4. Yếu tố tôn giáo tronng Then 49 2.4. HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. 52 2.4.1. Chủ trương của nhà nước 53 2.4.2. Chính sách của địa phương 55 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến Then là nói đến loại hình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người Tày, là hình thức diễn xướng dân gian dân tộc có từ ngàn xưa.Then có ở nhiều nơi trên đất nước ta, bởi ở đâu có cộng đồng người Tày sinh sống thì ở đó có Then. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vùng Then tập trung đông nhất phải kể đến các huyện như Văn Bàn,Bảo Yên, Sapa, Cam Đường… Vĩnh Yên và Nghĩa Đô là hai xã của huyện Bảo Yên có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Tày chiếm hơn 90%, là tộc người có quá trình cộng cư lâu đời ở đây. Đến nay họ vẫn bảo lưu được những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa của dân tộc là việc làm cần thiết, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 khóa IX của Đảng ta: “Phải nghiên cứu để bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Việt Nam”. Đây cũng chính là những cơ sở đầu tiên giúp ta có thể thực hiện mục tiêu mà Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đề ra “Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam” [9, 13]. Có thể nói việc tìm hiểu đề tài “Tình hình phát triển của nghệ thuật hát Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn. Về mặt lý luận, đề tài sẽ góp phần làm rõ sự phát triển của hát Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai và ảnh hưởng của nó tới đời sống tinh thần của cộng đồng người Tày tại hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 2 Về mặt thực tiễn, hát Then là thể loại dân ca có từ lâu đời và giữ một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày. Do đó việc nghiên cứu văn hóa người Tày nói chung và nghiên cứu Then Tày nói riêng, sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người Tày. Qua đó có thể tìm ra những biện pháp nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy loại hình dân ca này trong cuộc sống hiện đại. Là một người con của dân tộc Tày, tôi nhận thức rõ điều đó. Bằng niềm tự hào và trân trọng những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, tôi đã chọn “Tình hình phát triển của nghệ thuật hát Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” là đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước năm 1945, hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Then đã thu hút được sự quan tâm của các nhà sưu tầm, nghiên cứu và đã được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức: Cải biên sáng tác, dịch và giới thiệu văn bản, sưu tầm nghiên cứu, in sách, tạp chí,… Từ năm 1945 đến năm 1970 là thời gian Then được sưu tầm để khai thác chủ yếu ở góc độ nghệ thuật đàn hát và múa. Tiêu biểu là việc giới thiệu và xuất bản các trích đoạn Then Khảm hải (vượt biển), một bản của Hoàng Hạc (trong “Truyện thơ Tày Nùng”, Nhà xuất bản văn học ấn hành) và một bản của Nông Minh Châu. “Khảm hải” thực ra chỉ là một đoạn trong hành trình Then lên Mường Trời, thường được tiến hành trong các đại lễ của Then. Sau năm 1970, việc sưu tầm và nghiên cứu Then được đẩy mạnh. Tác giả Dương Kim Bội cho ra mắt cuốn “Lời hát Then”, Nxb Việt Bắc, 1975, đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu với độc giả về nội dung chính của hát then dưới dạng nguyên bản tiếng Tày. Ngoài ra còn có bài viết “Quá trình chuyển hóa 3 của Then và yếu tố hiện thực trong Then” đăng trên Tạp chí văn học, số 3, 1977 của tác giả Nông Quốc Thắng, bài viết tập trung phân tích vị trí của Then trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Tày. Từ năm 1980 đến năm 1990, việc sưu tầm, nghiên cứu Then có phần bị chững lại. Từ năm 1990 trở về đây, việc sưu tầm và nghiên cứu Then có phần khởi sắc với những thành tựu trong việc sưu tầm và giới thiệu các văn bản Then. Nhiều công trình Then đượcgiới thiệu dưới hai dạng: dạng in ấn xuất bản và dạng bản thảo gửi dự xét thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hàng năm. Các văn bản Then được xuất bản như: “Khảm hải - vượt biển”, Nxb Văn hóa dân tộc, 1994, của tác giả Vi Hồng, “Then bách điểu” của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc, “Bộ Then tứ bách” Lục Văn Pảo, “Then và những khúc hát”, Nxb Văn hóa dân tộc, 2000 và “Lễ hội Dàng Then”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011 của tác giả Triều Ân. Gần đây nhất, GS.Ts. Ngô Đức Thịnh với bài “Then - một hình thức shaman của người Tày ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí văn hóa dân gian,đây là một bài tổng luận vừa cô đọng vừa mang tính khái về vấn đề liên quan đến Then. Ở đây các vấn đề cơ bản được trình bày một cách có hệ thống như: Then trong hệ thống tín ngưỡng của người Tày; Nguồn gốc và bản chất của Then; Tín ngưỡng Then - sự sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, những tài liệu kể trên chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật hát Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Vì vậy, trên cơ sở những tài liệu trên, nhất là dựa theo những tài liệu của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Yên, cũng như thu thập được trong thực tế tôi đã nghiên cứu và tổng hợp để hoàn thành khóa luận này. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Khóa luận nghiên cứu về nghi lễ Then của người Tày nhằm tìm hiểu giá trị của những tập tục, tín ngưỡng dân gian của một bộ phận đóng vai trò 4 quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc đó là tầng lớp Then. Từ đó làm căn cứ để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong cộng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Khảo sát một số nghi lễ Then cụ thể để góp phần cung cấp một tư liệu thực tế cho việc nghiên cứu thực tế cho việc nghiên cứu Then nói chung và nghi lễ Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng. Tìm hiểu các yếu tố văn hóa tín ngưỡng và đánh giá một cách khách quan vị trí của Then trong đời sống tâm linh của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Rút ra những giá trị cũng như hạn chế của Then để từ đó đưa ra những đề xuất cho việc bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Khóa luận chỉ đi sâu vào nghi lễ Then cùa người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần cung cấp tư liệu và làm rõ những đặc điểm của loại hình nghệ thuật này trong đời sống của cộng đồng. Về không gian: Tìm hiểu nghi lễ Then của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thời gian: Những biểu hiện của Then Tày ở hai xã trên từ năm 2000 đến 2013 với những giá trị tuyền thống và giao thoa văn hóa. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là các sách báo, luận văn và tạp chí. Đặc biệt, người viết còn sử dụng tài liệu thu thập được từ phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai và các nghệ nhân qua công tác điền dã. [...]... ở Lào Cai 6 Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 2 chương như sau: Chương 1: Khái quát về nghệ thuật hát Then Chương 2: Tình hình phát triển nghệ thuật hát Then của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HÁT THEN 1.1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA HÁT THEN 1.1.1... Tày ở Lào Cai vẫn được duy trì và tồn tại, song có một số nghi lễ then đặc biệt như Lễ Pang Luông (Then cấp sắc) của người Tày Lào Cai đã bị mất đi, chỉ còn các Nghi lễ Then nhỏ như: Then giải hạn, then gọi vía, then cầu an,….tồn tại ở các huyện như Văn bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Sa Pa, thành phố Lào Cai Sở dĩ Then Tày tồn tại đến ngày nay bởi sự tin tưởng của người Tày về sức mạnh của các thầy Then và. .. luận: Cây đàn tính và lời hát Then lúc đầu là của dân gian, về sau được chuyển vào cung đình với sự tham gia của giới tri thức mà trở nên hoàn thiện và bài bản hơn Khi triều đình nhà Mạc tan rã, Then theo các nghệ nhân trở về với dân gian và tồn tại cho đến ngày nay” [2; tr 26, 27] Theo lời kể của nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Cứ - xã Vĩnh Yên, huyện Bảo yên: “Nghi lễ làm Then và hát Then có từ thời cha... tỉnh Lào Cai mà ít khi và khó tiếp cận, từ đó thấy được nét đặc sắc trong văn hoá của dân tộc Tày ở Vĩnh Yên và Nghĩa Đô nói riêng và đồng bào Tày ở Bảo Yên nói chung Thông qua đề tài này, tôi đã sưu tầm một số bài hát Then cổ, phỏng vấn một số nghệ nhân tâm đắc với hát Then, góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Tày ở Lào. .. cơ sở tiếp cận địa lý lịch sử để đảm bảo tính chính xác Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để trình bày kết quả nghiên cứu của khóa luận 5 Đóng góp của đề tài Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật hát Then của một bộ phận tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng tôn giáo của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh. .. lâm, phố đầu các tuyến đường gọi là Thanh Lý, đến tại nhà diễn ra lễ hội hưởng cỗ và hành lễ dâng Pang Dưới đây là bài hát “ Sự tích cây hương” hay còn gọi là hát Then “ Sôi hương” do nghệ nhân Ma Thanh Sợi, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên và Nghệ nhân Hoàng Thị Cứ xã Vĩnh Yên, Bảo Yên hát và dịch: Gốc hương ở đất Việt Rễ hương ở đất Ngô Chuột tha tổ rơi hạt Chim tha tổ gieo giống Rơi núi đá cùng ve Gieo... làm then là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm chất tâm linh và huyền bí, thể hiện các loại hình diễn xướng dân gian từ nghệ thuật đến ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật âm nhạc,… nên gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người Tày tỉnh Lào Cai nói riêng và của dân tộc Tày ở Việt Nam nói chung” [Tư liệu điền dã] Hiện nay nghi lễ Then của người Tày ở. .. xuân em hát Bảo Yên Bên nhau lắng trong tiếng đàn Yêu nhau hát một lời thương Điệu Then ân tình, ngàn năm chung tình Mùa xuân hương sắc Bảo Yên Lời Then xưa em hát đấy Lời Then xưa em khôn lớn đấy Có ngàn xanh Mã Yên Sơn Có dòng sông mang yêu thương Với ruộng nương ngọt lành rừng núi Bảo Yên, bài ca hôm nay em hát Có tiếng hát, hát rằng nơi đây Có cuộc sống đổi thay từng ngày Theo tiếng đàn của cha... nói riêng là sự tập trung cao độ nghệ thuật nguyên hợp của người Tày với sự tham gia của nhiều thành tố khác nhau, mà tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh Có lẽ vì vậy mà các nghệ nhân Then Lào Cai đã hát một số điệu then lời cổ như sau: Bài 1 Sự tích cây hƣơng Gốc hương ở đất Việt Rễ hương ở đất Ngô Chuột tha tổ rơi hạt 22 Chim... chuối, đuổi rùa cày nương, trẻ em chơi các trò gõ ống nứa,… Không gian của nghi lễ Then là một không gian chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống khác nhau, là môi trường giữ gìn, bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Nó như một thước phim diễn tả lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của người Tày, quá trình thích nghi, thích ứng với môi trường thiên nhiên . CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỀN NGHỆ THUẬT HÁT THEN 32 CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ - HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI 32 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA. niềm tự hào và trân trọng những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, tôi đã chọn Tình hình phát triển của nghệ thuật hát Then ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là đề. Chương 2: Tình hình phát triển nghệ thuật hát Then của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HÁT THEN 1.1