Sự phát triển của nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” Sự phát triển của nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, ông cha ta đã xây dựng nên một nền nghệ thuật quân sự hết sức độc đáo: Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Bộ đội ta làm lễ xuất quân tham gia chiến dịch Bình Giã. Ảnh: Tư liệu Kế thừa sự phát triển tinh hoa truyền thống quân sự của dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển. Trong tác chiến và thực hành chiến dịch, bộ đội ta đã vận dụng nhiều loại hình, trong đó có chiến dịch tiến công. Gắn liền với quá trình phát triển của chiến tranh nhân dân và LLVT nhân dân, cách đánh chiến dịch tiến công của ta trong hai cuộc kháng chiến đã phát triển từng bước từ thấp đến cao, phù hợp với đối tượng tác chiến, địa hình, tính chất chiến dịch, khả năng của ta Cách đánh chiến dịch là nội dung chủ yếu của nghệ thuật chiến dịch; là điểm xuất phát của tạo lập thế trận, sử dụng lực lượng, xác định hướng, mục tiêu tiến công, bố trí đội hình, cũng như mọi công tác bảo đảm chiến dịch. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến dịch tiến công là loại hình chủ yếu của bộ đội ta. Vì vậy, cách đánh chiến dịch tiến công phát triển hết sức phong phú, sáng tạo. Chúng ta đã vận dụng nhiều cách đánh cụ thể, nhưng khái quát lại được thể hiện tập trung ở hai cách đánh cơ bản là: kéo địch ra ngoài công sự vững chắc để tiêu diệt, lấy đánh vận động là chính (đánh điểm, diệt viện) và đột phá có trọng điểm vào khu vực phòng thủ, kết hợp tiêu diệt địch trong công sự và ngoài công sự Ngoài ra, còn có một cách đánh đặc thù trong một hình thái địch đặc biệt, chỉ diễn ra ở chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954), là đột phá lần lượt, lấy đánh địch trong cứ điểm, cụm cứ điểm là chính để tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến dịch Biên Giới diễn ra từ ngày 16-9 đến 14-10-1950, chúng ta giành thắng lợi lớn ngoài dự kiến. Thắng lợi to lớn của chiến dịch Biên Giới đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội ta trong tổ chức và thực hành chiến dịch, trong đó “đánh điểm, diệt viện” trở thành một mẫu mực về cách đánh. Kế thừa sự phát triển đó, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, LLVT của ta đã mở nhiều chiến dịch tiến công và phát triển nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” trước một đối tượng tác chiến mới. Nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” đã vượt ra khỏi nghệ thuật của những trận đánh độc lập và được thể hiện trên một số lĩnh vực sau: Nghệ thuật vây điểm hoặc diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, có tác dụng mở màn, khêu ngòi chiến dịch, tạo thế, tạo thời cơ để thực hiện mục đích chủ yếu là đánh tiêu diệt lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn ở đâu để nếu bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng địa điểm, thời gian ta đã lựa chọn là một nghệ thuật rất cao. Trong chiến dịch Biên Giới, ta chọn điểm đánh khêu ngòi là cứ điểm Đông Khê, buộc hai binh đoàn Lơ-pa Giơ và Sác Tông từ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng về ứng cứu cho Đông Khê. Ở chiến dịch Bình Giã, ta chọn ấp Bình Giã là mục tiêu để đánh điểm. Trong chiến dịch Plây-me lại có sự phát triển mới về lựa chọn mục tiêu đánh điểm khêu ngòi đó là tiến công tiêu diệt đồn Chư Ho, vây ép đồn Plây-me, buộc quân ngụy ra ứng cứu, giải vây trước và từng bước kéo quân Mỹ ra khỏi căn cứ. Nghệ thuật xác định mục tiêu tiến công khi quân địch tăng viện cũng là điểm đáng chú ý. Vây điểm, đánh điểm để khêu ngòi, tuy có vị trí rất quan trọng, song chỉ là biện pháp, còn diệt viện mới là mục đích. Do vậy, chỉ huy chiến dịch trong khi coi trọng đánh điểm đã tập trung vào việc diệt viện. Trên cơ sở đánh giá đúng đối tượng để xác định đúng phương án tác chiến, chuẩn bị thế trận đánh viện, thực hiện các biện pháp chiến dịch, chiến thuật để nhử địch vào thế trận của ta đã chuẩn bị và dự kiến với nhiều phương án có thể xảy ra. Ví dụ, trong chiến dịch Biên Giới, ta chỉ đánh quân địch tăng viện ứng cứu bằng đường bộ và lực lượng bộ binh là chủ yếu, nhưng trong chiến dịch Bình Giã, ta xác định đối tượng địch ứng cứu, giải tỏa không những bằng đường bộ mà cả đổ bộ đường không, bao gồm cả bộ binh, xe tăng và thiết giáp. Đến chiến dịch Plây-me ta lại xác định đánh viện với cả hai đối tượng là đánh quân ngụy ứng cứu giải tỏa trước, buộc quân Mỹ phải tăng viện ứng cứu nhanh cho Plây-me và giải tỏa cho quân ngụy. Về nghệ thuật chọn địa bàn tác chiến để tiêu diệt quân tăng viện. Trước đối tượng quân Mỹ, ngụy có trang bị vũ khí hiện đại, chúng thường vận dụng thủ đoạn “nhảy có sâu, bao vây rộng” tập trung ưu thế lực lượng, chuyển hóa thế trận nhanh, đánh cả phía trước, bên sườn và đánh sâu vào hậu phương của ta. Do vậy, để hạn chế sức mạnh của địch, chúng ta thường lựa chọn địa bàn tác chiến ở rừng núi, mà chiến dịch Plây-me là một điển hình. Chúng ta thực hiện “vây điểm, đánh điểm để diệt viện”, thực hiện đánh quân ngụy trước, đánh quân Mỹ sau, kéo quân Mỹ ra căn cứ vào sâu vùng rừng núi hiểm trở để tiêu diệt. Chiến dịch đã chọn thung lũng Ia Đrăng làm nơi quyết chiến, nhử và điều quân chiến đấu của Mỹ để tiêu diệt. Trận chiến đấu này ta phát huy được lợi thế của địa hình, phát huy được sở trường buộc chúng phải bị động đối phó và đánh theo cách đánh của ta. Đó là sự phát triển mới về nghệ thuật chọn địa bàn tác chiến để thực hiện “đánh điểm, diệt viện” trong chiến dịch tiến công. . Sự phát triển của nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” Sự phát triển của nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm. phát triển đó, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, LLVT của ta đã mở nhiều chiến dịch tiến công và phát triển nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” trước một đối tượng tác chiến mới. Nghệ thuật. thuật “đánh điểm, diệt viện” đã vượt ra khỏi nghệ thuật của những trận đánh độc lập và được thể hiện trên một số lĩnh vực sau: Nghệ thuật vây điểm hoặc diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự.