Tính quần chúng

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 50)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Tính quần chúng

Then là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của người Tày và cũng như các loại hình dân ca khác nó mang tính chất sinh hoạt quần chúng. Tính quần chúng trong Then thể hiện rất rõ từ việc chuẩn bị để tiến hành các cuộc Then, các trình tự tiến hành hay trong việc thưởng thức Then.

Để tiến hành các cuộc Then (Then giải hạn, then chữa bệnh, then cầu mong…) gia chủ cần phải chuẩn bị rất nhiều lễ vật như; lợn, gạo, vịt, gà, rượu…Vậy nên khi trong bản, làng có gia đình nào tổ chức làm Then, mỗi gia đình được mời đến dự sẽ đem theo gạo, rượu, bánh nhà nào có điều kiện hoặc anh em trong nhà có khi mang cả lợn, gà đến giúp. Số lễ vật đến giúp còn phụ thuộc vào quy mô và mục đích của mỗi cuộc Then. Khi cuộc Then bắt đầu, ngoài một hoặc hai Nàng hương giúp việc trực tiếp cho thầy Then ra thì còn có rất nhiều người giúp việc khác, vì mỗi chương, mỗi đoạn, mỗi chặng đường Then đi lại cần có những lễ vật khác nhau. Tính quần chúng còn thể hiện ở việc thưởng thức Then, dù là các loại Then chữa bệnh, cầu mong,…hay là Then văn nghệ, cứ nghe tin gia đình nào mở cuộc Then thì mọi người trong bản đến xem rất đông. Nhưng có lẽ phần trò diễn, phần hội trong Then là thu hút được đông đảo người tham gia hơn cả.

Vào mỗi dịp ngày lễ, ngày rằm nhân dân các bản ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai lại rủ nhau đến nhà các thầy Then để thưởng thức Then. Mỗi dịp như vậy trong nhà thầy Then đều chật kín người, sở dĩ mỗi cuộc Then thu hút được đông đảo bà con trong bản đến xem là vì trong suốt cuộc Then hồn của ông (bà) tổ nghề Then, hay tổ tiên sẽ nhập vào thầy Then và đưa ra những phán xét, những lời khuyên việc gì nên làm, việc gì nên tránh, cần làm thế nào để tránh vận xui. Đến cuối cuộc Then thì tất cả

45

mọi người có mặt ở đó đều có thể tham gia màn múa “dậm thuông”, đây có lẽ là phần mà mọi người chờ đợi nhất. Sau khi cuộc Then kết thúc mọi người đến xem đều được mời uống nước, ăn bánh chay và chuyện trò vui vẻ cho đến khuya mới ra về.

Còn tại gia đình nghệ nhân Hoàng Văn Thụy - Chủ phường (câu lạc bộ) hát Then bản Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Cứ mỗi tối thứ bảy có rất đông các em học sinh, những người yêu mến hát Then đến theo học và sinh hoạt trong câu lạc bộ. Tại đây, mỗi người sẽ được phát một tờ giấy có chép lời bài hát những người biết nhiều sẽ dạy lại cho người biết ít nhờ vậy mà hát Then cứ thế lan rộng ra khắp các bản Tày trong vùng. Ngoài những người theo học ra còn có các cụ già, các em thiếu nhi, những người hâm mộ hát Then cũng đến để thưởng thức điệu hát Then của bản làng mình.

Như vậy, có thể nói Then là loại hình dân ca mang tính chất sinh hoạt quần chúng rộng rãi. Mỗi cuộc Then là dịp để người dân giả trí, thưởng thức âm nhạc, múa, hát …góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng, làng bản. Nghi lễ Then mở ra có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời nó còn là sự quan tâm, cổ vũ mạnh mẽ từ chính các thành viên cho dù đó không phải là người thầy Then mà chỉ là người dân, ai trong đời cũng đều trải qua ít nhất một lần làm Then. Do đó có thể đánh giá Nghi lễ Then Tày thể hiện được tính phổ biến trong cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, lưu giữ và bảo tồn.

2.3.2. Phản ánh chân thực cuộc sống của ngƣời dân miền núi

Then ra đời trong dân gian, gắn với sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi

nói chung và người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng. Điều này thể hiện trong các chặng đường đi khi thầy Then xuất hồn đi sang thế giới bên kia, xuống Long Vương, Địa phủ, lên Thiên

46

đình, leo qua rừng cao núi thẳm…Nó như một bức tranh với đầy đủ các hoạt cảnh mà con người đã chinh phục được chúng. Có thể nhận thấy làng bản và các hoạt động sản xuất của người Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then: đầu bản có khe nước nguồn, trên cánh đồng có nơi thả vịt, có đàn lợn, đàn trâu thả rông, dưới ao có đàn cá bơi lặn…

Một số thầy Then đã sơ đồ hóa con đường lên Mường Trời của họ mà qua đó Mường Trời hiện ra không khác gì Mường Đất nơi mà họ sinh sống, như là sự lộn ngược của thế giới trần gian: nó cũng bao gồm cảnh vật, rung núi, chim muông, sông suối, chợ búa, buôn bán, làm ăn chẳng khác gì dưới trần. Nhiều chương, đoạn miêu tả khá sinh động về không gian miền núi đầy chất hoang dã thủa trước: rừng núi âm u, rậm rạp, nhiều thú hoang, rắn rết, ve kêu vượn hót, đường đi khúc khuỷu, lên thác xuống ghềnh, sang sông…Lễ vật mà họ mang lên cúng tiến Mường Trời là những sản vật họ tự nuôi trồng, săn bắt hái lượm được, qua đó đã phản ánh phương thức lao động sản xuất của họ.

Trong hành trình Then mang lễ vật lên trời có thể thấy rõ cuộc sống sinh hoạt lao động sản xuất của người Tày nói chung và người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô nói riêng. Đó là những hình ảnh bản làng của người Tày với những dãy núi trước nhà, sau bản, với dòng sông trong xanh:

Một dòng nước về bản Một nhánh nước về làng Núi Huyền Đức sau bản Núi Huyền Nhan sau nhà.

Đó là những bản làng bình yên với những cánh đồng, bờ ao, đặc biệt là hình ảnh những mỏ nước nhỏ (Bó nặm) - hình ảnh chỉ có trong những bản làng miền núi:

Qua bờ ruộng bên hồ gió lộng Qua bờ ao gió nồm

47

Qua khỏi dãy núi dằng dặc Mỏ nước nhỏ để uống Mỏ nước lớn để tắm

Mỏ nước dành riêng cho bếp núc

Cuộc sống khung cảnh ở mường trời chẳng khác gì mường người, cũng có cảnh vật, núi rừng, chim muông, sông ngòi, có cả chợ búa, cảnh buôn bán, phố xá. Đoàn quân Then mang lễ vật lên trời phải phát đường, vượt biển, sang sông dài, đi qua chợ Tam Quang:

Qua lên chợ Tam Quang Rẽ qua đường hàng phố Hàng phố mười hai đường Tam Quang mười hai đình.

Lễ vật mà Then mang lên cúng tiễn mường trời cũng là những sản vật của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc:

Biên lấy bình rượu ngọt Chép lấy thúng gạo trắng Có con gà trống thiến

Con vịt già, mẹ vịt bầu, thủ lợn to Mõm lợn rộng, miếng thịt vai…

Hành trình lên trời của Then phải đi qua những nơi gian nan, lên thác xuống ghềnh, đường đi khúc khuỷu, núi rừng âm u, rậm rạp, hoang vắng, đá nhọn lởm chởm, đi qua những vùng hạn hán núi lửa:

Trẩy đến chốn sơn dã vắng người Mường sơn lâm vắng vẻ

Vượt qua suối đá nhọn xạc chân cứa cẳng Ba năm hạn không nắng

48

Bò đi chăn phải về Trâu đi bừa phải bỏ Nước cạn trơ ghềnh Nước khô trơ cát…

Đi qua những nơi gian nan vất vả, đoàn quân Then đi đến nơi ấm no sung túc:

Qua lên mường trăm bông lúa trắng Mường trăm ngọn lúa dàn lúa cẩm Vượt qua chốn ung dung

Qua đến miền sung túc Qua tới miền bát ngát

Đến ruộng chim qua không nơi đậu Tứ phương ngút tầm mắt bao la….

Như vậy, có thể nói Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi nói chung và người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng.

2.3.3. Thể hiện mong ƣớc của ngƣời dân trong cộng đồng

Nghi lễ Then, Bụt còn là sự phản ánh ước nguyện về một cuộc sống dân an vật thịnh mà biểu trưng là đám đông nhảy múa xung quanh cây hoa vũ trụ. Trong các lễ hội của người Tày nay vẫn còn tìm thấy qua nghi thức múa giẫm nát hoa trong nhà người làm lễ cấp sắc (xã Vĩnh Yên - Bảo Yên). Ngoài ra các trò diễn mô phỏng đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và săn bắn trong nghi lễ Then, Bụt cũng phần nào nói lên sự gắn bó của Then với môi trường tự nhiên và xã hội của người Tày. Thông qua Then, người Tày mượn khói hương cùng với tiếng đàn tiếng nhạc đem mong ước của con người trần gian tới các đấng thần linh, cầu mong thần linh phù trợ. Ước nguyện lớn nhất là ước nguyện về một gia đình đông đúc, con đàn cháu đống khỏe mạnh bình an:

49

Nhờ trạng về bắc cầu thiên cung Báo tổ tiên quyền sang chức cả

Ngày đem ngồi an tọa trợ phù cho con cháu

Ở nơi thế dương cho mọi người khỏe mạnh bình an Về bắc cầu thiên cung cầu phúc

Cầu được hoa phúc đức kim ngần Kính nhờ lạy tổ tông phù trợ

Hay như khi vợ chồng lấy nhau mà không sinh con thì phải làm lễ nhờ Then lên mường trời gặp Thánh Mẫu xin Hoa:

Chắp tay xin nụ với Thánh Chụm tay xin hoa với mẹ Tích đề mẹ phân về Tích ca liền đưa lại

Thánh Mẫu trao hai bông vàng bạc Chắp tay lạy các mẹ trên cung Mẹ phân hoa thành từng chùm Mẹ phân hoa từng bong

Mẹ trông tã trông địu Mẹ trông chăn trông áo

Cửu thiên vệ phòng Hoa Vương Thánh Mẫu.

Người Tày tin rằng, nhờ thầy Then và thông qua những khúc hát mà ước nguyện của họ sẽ được truyền tải tới các đấng thần linh, được thần linh phù trợ.

2.3.4. Yếu tố tôn giáo tronng Then

Chi phối toàn bộ quá trình diễn xướng và nội dung diễn xướng là các nghi lễ Then mang đậm màu sắc tôn giáo. Có thể nói toàn bộ nghệ thuật diễn xướng Then đều không nằm ngoài yếu tố tôn giáo. Nói cách khác nếu như

50

tước bỏ đi sự huyền bí, thiêng liêng của nó thì diễn xướng Then không thể phát huy được hết các giá trị thẩm mĩ của mình. Môi trường diễn xướng nghi lễ tôn giáo Then được tạo bởi các yếu tố: Không khí nghi lễ, không gian nghi lễ, cách bố trí hệ thống thờ cúng, phương thức hành lễ và cách thức tiến hành thủ tục nghi lễ,…

Thứ nhất, Then Tày, chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bởi hầu hết những người làm Then đều là do cha truyền con nối (chỉ một số ít là có căn số). Trên bàn thờ của những gia đình có người làm thầy Then, ban thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng là cao nhất, đồ lễ đi cúng về phải dâng lên tổ tiên trước rồi mới đến ban thờ các ma. Mỗi khi đi cúng (hoặc đi cúng về) đều phải trình báo với tổ tiên trước.

Thứ hai, Then Tày tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Tam giáo (Nho - Phật - Đạo), điều này thể hiện như sau:

Về Nho giáo, Then Tày ảnh hưởng trong việc chọn ngày để tổ chức cuộc Then. Để tổ chức một cuộc Then, gia chủ phải nhờ đến thầy Then xem sách Nôm Tày để tránh ngày tuyệt họ, ví dụ như họ Lương phải tránh tổ chức vào ngày Dần (ngày con hổ) vì đây là ngày tuyệt họ. Trong cuốn sách Nôm Tày (sách lục giáp) có ghi rõ về Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Những họ thuộc họ Kim trong sách có ghi tên những họ sau: Lương, Phương, Hà, Tạ, Hoàng, Ma, Mạc, Trương, Dương, Đường, Ngọc…những họ này tốt ở ngày Tỵ, Dậu, Sửu. Tuyệt sát ngày Dần.

Những họ thuộc Mộc, trong sách có ghi tên các họ sau: Chu, Tào, Thu, Tống, Cao, Nhạc, Lê, Ngô, Triệu, Lộc, Nông,…những họ này tốt ở ngày Hợi, Mão, Mùi. Tuyệt sát ở ngày Thân.

Những họ thuộc Thổ, trong sách có ghi tên những họ sau: Môn, Nhân, Đào, Phan, Nguy, Long, Lâm, Lưu, Vi…Tốt ở ngày Thân, Tý, Thìn và tuyệt sát ở ngày Tỵ.

51

Những họ thuộc Thủy, trong sách có ghi tên những họ sau: Tô, Phi, Hứa, Lô, La, Lò…Tốt ở ngày Thân, Tý, Thìn và tuyệt sát ở ngày Tỵ.

Những họ thuộc Hỏa, trong sách có ghi tên những họ sau: Đàm, Lý, Trần, Bế, Bàn, Đặng,…Tốt ở ngày Dần, Ngọ, Tuất và tuyệt sát ở ngày Hợi.

Cũng nhờ tiếp thu từ Nho giáo mà chữ hiếu được đề cao như trong khúc hát Thằng cu Vỉnh, lời Then kể chuyện thằng cu Vỉnh mồ coi cha, ở với mẹ. Đến khi mẹ Vỉnh chết đi, theo tập tục cả làng kéo đến ăn thịt mẹ. Thương mẹ, Vỉnh đã xẻo thịt ở gan bàn chân và xin mổ trâu, mổ lợn đãi dân làng. Vỉnh làm ma cho mẹ, lập bàn thờ cúng và hàng năm đi tảo mộ:

Mười người mười con dao Năm người năm cái sọt Về lấy thịt mẹ Vỉnh Vái lạy Vỉnh rằng xin Vỉnh rụt cổ sụp lạy

Nói rằng ngày trước mẹ đẻ khó thay Mẹ ngã cháu còn khiêng

Mẹ chết cháu còn để tang Cháu sẽ mổ lợn nhỏ để đền Giết lợn bé để cho.

Về Phật giáo, với cái gốc là niềm yêu thương quý trọng con người, đã đem đến cho lời Then những lời thơ thiết tha tình yêu thương con người, đó là ước mong người già được sống như cây đa trăm rễ trăm cành:

Đêm nay lễ lạt của chủ nhà Lên nối hồn nối mệnh Lên nối số mường trời

Hay là lời van nài khẩn thiết của cha mẹ, người thân khi trẻ ốm:

Nào hồn vía thằng Nông Vào đây tà áo dài

52

Vào đây vạt áo mới Ăn gì lớn ta về Ăn rồi cũng lại

Về với bố mẹ Việt Nam

Về Đạo giáo, Then ảnh hưởng của Đạo giáo ở đối tượng thờ cúng, những người làm thầy Then bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người truyền nghề còn thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong suốt các chặng đường của cuộc Then thường xuyên nhắc đến Âm Phủ, Long Vương, Địa ngục, Thiên đình, Ngọc Hoàng…đây đều là các vị Thần trong đạo giáo. Bên cạnh đó việc sử dụng bùa phép, dùng nước lá cây thanh thảo làm nước Thánh cũng do ảnh hưởng của Đạo giáo.

Ngoài ra Then của người Tày còn chứa đựng yếu tố Saman giáo, bởi lẽ cả hai hình thức này đều là nghi lễ diễn xướng nghệ thuật tổng hợp gồm có hát, nhạc, nhảy múa, trang phục với hai hình thức chính là “nhập hồn” và “thoát hồn” hướng tới mục đích chữa bệnh, giải hạn, trừ hiểm họa, cầu tự, ban phúc lộc…

Ngoài ra nó còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật và tâm linh tín ngưỡng trong hàng ngày của những người theo tín ngưỡng này.

2.4. HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ THEN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI.

Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát

Then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của người đồng bào dân tộc. Truyền thuyết kể rằng: Nhà Mường Then có 22 vạn gian nhà, nhà Then rộng mở khang trang, tha hồ cho đôi con Rồng đùa nhau bay lượn khắp các gian nhà Then, đàn voi, đàn ngựa có thể chạy nước đại trên sân nhà Then. Nhà Mường Then cái gì cũng đẹp vì vậy người trần muốn đến được nhà Mường Then để ngắm phong cảnh và cầu xin cho con người ai ai cũng được khỏe

53

mạnh, xinh đẹp, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...Chính vì hát then gắn với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nên loại hình nghệ thuật này đươc lưu giữ và truyền lại cho biết bao thế hệ.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát Then đang đứng trước nguy cơ mại một trong xã hội phát triển. Lý do là bởi lớp nghệ nhân đã quá già, thiếu những thế hệ kế cận, bên cạnh đó không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang mất dần trong cơn lốc đô thị hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của hát

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)