Chùm xóc nhạc

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 26)

6. Bố cục của khóa luận

1.4.2.Chùm xóc nhạc

Chùm xóc nhạc (tiếng tày gọi là mắc lính) là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp kích âm là gõ chùm xóc nhạc xuống một miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầm chùm nhạc rung, lắc, đạp vào vai người khi múa. Tùy từng địa phương mà chùm xóc nhạc có kích cỡ khác nhau. Chùm xóc nhạc to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới âm sắc. Chùm nhạc to thường có âm sắc vang, ấm còn chùm nhạc mảnh có âm sắc đanh và chói hơn. Chùm có nhiều qua nhạc sẽ có âm lượng lớn hơn.

Chùm xóc nhạc đơn giản thường làm bằng nhiều vòng tròn kim loại bằng đồng hay đồng pha bạc lồng vào nhau xâu thành từng chuỗi, xen vào đó ghép thêm những quả nhạc nhỏ rồi ghép nhiều chuỗi dài này vào với nhau bằng một vòng tròn nhỏ to hơn để cầm hay ngoắc vào ngón chân cái khi sử dụng. Nghệ nhân Then sử dụng chùm nhạc theo nhiều cách khác nhau.

21

Thứ nhất là ngoắc chùm nhạc vào ngón tay trỏ hay ngón thứ ba, bàn tay ngửa, tỳ khuỷu tay lên đùi rồi gõ chùm nhạc xuống một mảnh vài vuông ở trên mặt sàn. Thứ hai là, nghệ nhân Then vừa hát vừa ngoắc chùm nhạc vào ngón chân cái, ngồi theo tư thế xếp chân vòng tròn, dùng bàn chân đưa lên đưa xuống gõ chùm nhạc xuống mặt sàn. Thứ ba là nghệ nhân cầm chùm nhạc vừa múa vừa lắc, rung, đập vào vai, tạo ra âm thanh với nhiều âm sắc khác nhau. Chùm nhạc xóc có khả năng diễn tấu linh hoạt, làm chức năng đệm cùng với tính Then, đệm cho hát, đó là những đoạn mà Then và đoàn quân Then đi ngựa.

22

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 26)