Tên gọi, dân số và nguồn gốc lịch sử

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 38)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Tên gọi, dân số và nguồn gốc lịch sử

* Tên gọi và dân số

Người Tày tự gọi mình là “Cơn Tay” có nghĩa là người Tày, ngoài ra còn có các tên gọi khác là: “Thổ ”. Nhóm địa phương có tên gọi là: Thổ, Thu Lao và Pa Dí. Người Tày trong toàn tỉnh Lào cai (theo số liệu thống kê năm 1999) có 81.666 người, cư trú chủ yếu ở các huyện Văn Bàn (33.552 người). Bảo Yên (22.483 người), Bảo Thắng (6.998 người). Ngoài những huyện kể trên, người Tày còn cư trú rải rác ở các huyện trong tỉnh như: Sa Pa, Bắc Hà…[6; 11].

Tại huyện Bảo Yên, người Tày sinh sống ở các xã: Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Tân Dương, Xuân Hòa, Xuân Thượng, Lương Sơn, Yên Sơn, Kim Sơn…

Theo số liệu thông kê dân số ngày 01/04/2009 xã Nghĩa Đô có 4.846 người, gồm 981 hộ, người Tày chiếm 932 hộ [3; 2] sinh sống ở các bản: Bản Giàng, Bàn Rịa, Nà Đình. Cũng theo số liệu thống kê ngày 01/04/2009 xã Vĩnh Yên có 4.415 người, gồm 872 hộ, người Tày chiếm 567 hộ [3; 4] sinh sống ở các bản: Nậm Khạo, Nậm Kỳ, Nậm Lúa, Tặng Què, khuổi Phường…xã Vĩnh Yên.

* Nguồn gốc lịch sử

Thung lũng Nghĩa Đô vào thế kỷ XV-XVI gọi là Mương Luông, sau đổi tên thành Bản Khuông. Đến giữa thế kỷ thứ XIX vào năm 1852 (năm Nhâm

33

Tý) lần thứ nhất dựng đình Nghĩa Đô mới đổi tên từ Bản Khuông sang mường Nghĩa Đô, sau là Tổng Nghĩa Đô, nay gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Trước đây, người Tày không phải cư dân đầu tiên của Mường Luông, chủ nhân ở đó là người Dao và người Mông. Họ là những người khai hoang mở đường, tạo mường và khai phá ruộng nương. Sau một thời gian dài của chu trình phát nương làm rẫy (do tập tục du canh du cư) họ chuyển đi nơi khác và để lại những dấu tích sau này quay lại, nhưng khi quay về người Tày đã làm chủ cả một vùng Mường Luông và dần phát triển thành một vùng rộng lớn.

Đến khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, truyền thuyết kể rằng: có 3 anh em người Tày ở phía Đông tỉnh Hà Giang hiện nay, do phải chạy loạn, lưu lạc sang đất Nghĩa Đô (bao gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến ngày nay), người anh cả tên là Hoàng, người em thứ hai tên là Long, người em út tên là Cổ, cùng vợ con và gia đình đến định cư ở thung lũng Nậm Luông. Khi ấy nơi đây là cả một cánh rừng bằng phẳng, cây cối mọc dày đặc. Đến nơi, ba anh em mới chia nhau nơi ở để khai khẩn đất đai. Người anh cả khai hoang ở khu Bản Đôn, Pác Bó (đầu nguồn) lý do vì là anh cả nên phải ở trên, ở thượng nguồn. Người anh thứ hai là Long, khai phá vùng Thâm Mạ, Bản Đôn - ở giữa. Còn lại người em út là Cổ thì ở cuối vùng - Pồng Phấn. Ba anh em định cư tại đây lấy tên của mình làm họ cho con cháu sau này (vì vậy họ Hoàng, họ Long, họ Cổ ở đây là an hem, có công việc gì là tìm đến nhau. Càng về sau càng nhiều người đến ở và mở mang thành cánh đồng rộng lớn, trở thành khu trung tâm của cả mường. Ba anh em tạo mường đều có một đặc điểm chung cùng dựa vào núi Pú Phi ( Núi Ma) lấy núi đó là nơi thờ các thần núi, các ma bản đặt tên cho núi ấy, cho nên đồi có tên gọi là đồi Pú Phi cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)