NGÔN NGỮ VÀ TRANG PHỤC SỬ DỤNG TRONG HÁT THEN

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 28)

6. Bố cục của khóa luận

1.5. NGÔN NGỮ VÀ TRANG PHỤC SỬ DỤNG TRONG HÁT THEN

1.5.1. Ngôn ngữ sử dụng trong hát Then

Then nói chung và đặc biệt là Then cấp sắc nói riêng là sự tập trung cao độ nghệ thuật nguyên hợp của người Tày với sự tham gia của nhiều thành tố khác nhau, mà tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh. Có lẽ vì vậy mà các nghệ nhân Then Lào Cai đã hát một số điệu then lời cổ như sau:

Bài 1. Sự tích cây hƣơng

Gốc hương ở đất Việt Rễ hương ở đất Ngô Chuột tha tổ rơi hạt

23

Chim tha tổ gieo giống Rơi núi đá cùng ve

Gieo rừng sâu cùng ngoẵng Ba ngày hạt nảy mầm

Bốn ngày mọc lá non Đêm ngày đầm mưa nắng Cây cư mọc tự nhiên Năm tháng bị gió quật Cành lá vẫn xanh tươi

Ba mươi năm mới có nhựa giả Năm mươi tuổi mới có nhựa thơm Hạ giới lấy dao sắc vào băm Thế gian lấy dao mỏng vào chặt Nước vỏ trám tứa ra

Nhựa tram thơm đặc quánh Que hương cây nứa khô Vỏ hương sơn nhựa trám

Làm nên đôi hương đẹp động quan Làm nên đôi hương thơm động tướng Mọi người làm hương cho việc cúng Mọi lễ tìm khói hương đưa đường Cúng bái lấy khói hương mời quan.

Bài 2. Khấn hồn hương

Đêm hôm khuya khoắt rạng tàn canh Lệnh truyền khắp hương nhang khấn Các tướng đang họp chợ đông vui Có việc trên trên trời cần làm ngay

24

Thắp hương đem ra chỗ ngoài chợ Đêm hôm nay hương lọt đếm theo Thân hương mặc quần thân áo trắng Đầu hương đội mũ bạc khấn tiên Khấn hương lên nhà trời báo tướng Đón quan xuống nhận lễ nhà then Đón tướng xuống nhận Pang nhà thầy Lễ này lễ của thầy dâng vua

Pang này pang thằng cường dâng tướng Ba năm có lễ lớn ơn vua

Bốn năm có pang luông trả tướng Hương đi trước dẫn đường đến vua Để then cả dâng lễ tâu vua

Cho quan láng dâng pang đến tướng

Có hương mọi lối đi được an [Tư liệu điền dã].

Lời ca trong Then còn là những áng thơ ca hay mang đậm yếu tố trữ tình, vốn là đặc trưng cơ bản trong văn học nghệ thuật Tày. Đặc biệt, có thể kể đến khúc hát sang sông “Khảm thông”. Đây là khúc hát thường chỉ xuất hiện trong các dịp đại lễ của Then, khi biểu diễn còn múa và kèm theo các động tác mô phỏng việc chèo thuyền.

Một văn bản Then trọn vẹn phải bao gồm toàn bộ các thể loại văn học đã cấu thành nên nội dung hành lễ của Then. Phần văn xuôi tuy xuất hiện không nhiều nhưng lại góp phần quan trọng trong việc dẫn dắt và chuyển tải nội dung chương trình hành lễ với hai loại chính là văn thoại và tụng niệm (văn khấn). Sự tham gia của thành phần văn xuôi vào trong Then đã làm phong phú, sinh động thêm nội dung hành lễ. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu văn bản của lời hát Then trong lễ cấp sắc cũng là một việc làm để góp phần

25

tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng dòng Then, để từ đó góp phần vào nghiên cứu thơ ca Tày.

Nghệ nhân Hoàng Thị Cứ hát và dịch Đoạn sang sông của thầy Then lời như sau:

Ai nào ăn trộm ruộng lớn ở bến sông Ai nào ăn tiền công sang suối

Bỏ cuốc bỏ xẻng quay về sang sông Không đi quân hác (quân Bụt) gọi về rồi Đi thì nước sông đỏ chói

Không biết sang thoát không

Đang sang sông lại sợ thuồng luồng kéo chân Gió phong ba lôi mình rơi xuống nước

Mình đang ở trên thuyền rơi xuống sông Vừa xây dựng gia đình chưa làm nhà cửa

Lấy gạo cho vào trong túi không biết tốt hay xấu (Ông Thuông sang sông dặn vợ ở nhà)

Bảo các bà bá bà thím ở nhà trông nhau Cháu đi sang sông

Nước sông cuồn cuộn không biết thoát khỏi hay không Bà bá bà thím ở nhà trước phải son

Cháu đi sông đợt này không biết thế nào Lại bơi xuống thuyền nước

Bảo vợ trông đứa trẻ sơ sinh Nếu anh rơi xuống nước Bảo người ta lấy thuyền đi tìm Mang xác về phơi ở đống cát khô Lấy về làm củi xôi cơm

26

Nhìn chung các chương, đoạn trong Then cố định nhưng tùy từng nơi mà lời Then được thêm bớt dài ngắn khác nhau. Do vậy, Then có nhiều dị bản. Giọng hát ở mỗi vùng lại chịu hưởng của các làn điệu dân ca khác nhau nên âm điệu, cung bậc cũng khác nhau.

1.5.2. Trang phục trong hát Then

Trang phục của thầy Then Bụt là quần áo dài, nữ mặc váy đều là màu chàm đen, dùng một chiếc khăn màu vàng hay màu đỏ vắt chéo trước ngực từ phải sang trái. Hiện nay do vải vóc được bày bán nhiều trên thị trường nên các thầy Then thường mua vải thổ cẩm của Trung Quốc về may mặc khi hành lễ trông thầy đẹp hơn. Nếu là ông then Bụt thì đầu đội khăn đen hay đội mũ dạ đen. Thầy Then tính thì dùng khăn vải đỏ.

1.6. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA THEN TÀY

Bản thân Then và nghi lễ Then đã bao hàm giá trị văn hóa của tộc người Tày, thể hiện tính đa dạng văn hóa ở từng đoạn Then: mỗi đoạn hát đều có hoạt cảnh, có không gian, có rừng, con vật và có cả người. Thầy Then chính là người hát diễn xướng bằng lời hát được đệm nhạc bởi tiếng đàn tính ấm áp và tiếng chông nhạc như hòa quyện tạo thành một thứ âm thanh độc đáo, lời hát giống như một cau chuyện kể về một cuộc hành trình của con người lên rừng, lên suối, lên mường trời,…Bằng công việc của mình những Thầy Then đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến và lưu truyền nghệ thuật biểu diễn Then từ đời này sang đời khác.

1.6.1. Giá trị vật chất

Để tổ chức một nghi lễ Then cần có các lễ vật và vật dụng cần thiết như trang phục của thầy Then, thầy Tào, người dân tham gia lễ hội. Mỗi loại hình nghi lễ Then có những lễ vật khác nhau, tùy theo tính chất của lễ Then gồm gà, vịt, lợn, rượu, gạo…Các vật dụng phục vụ cho nghi lễ hát Then là : quả còn, đàn tính tẩu, chuông nhạc, kiếm của thầy Tào, trang phục của thầy

27

Then, khăn vàng, khăn đỏ, đồng xu âm dương…Nếu là lễ gọi hồn, vía cho người ốm thì thầy Then yêu cầu lấy một chiếc áo mặc của người ốm bày trong mâm lễ trước mặt để gọi hồn, vía về ở trên áo, khi đó người ốm mới khỏe mạnh bình thường. Nếu là lễ giải hạn cho người ốm, dụng cụ hành lễ của thầy Then gồm có: bộ trang phục áo dài, đầu đội khăn, đeo dao ở hông, một túi chéo đeo bên trong để đựng quạt và 2 đồng xu âm dương. Nếu là Then cấp sắc thì thầy Tào phải đem theo 2 con dao của thầy, đôi đồng xu âm dương, khăn đỏ…Gia đình chủ Then phải chuẩn bị một tấm khăn thổ cẩm thêu hoa văn hình con rồng, con thuồng luồng để sử dụng trong quá trình hành lễ.

1.6.2. Giá trị tinh thần

Việc tổ chức các nghi lễ Then của người Tày nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần. Trước đây, người Tày cũng như nhiều dân tộc ở vùng cao khác, khi có bệnh, ốm đau…uống thuốc nam điều trị mãi mà không khỏi đã sáng tạo ra Then nghi lễ để cúng chữa bệnh, trấn an tinh thần cho người dân.

Những lời khắp của thầy Then khi hát lên ăn nhập với tiếng đàn tính vừa mang tính động viên tinh thần cho người ốm vừa như dỗ dành các ma mà làm cho chính thầy Then cũng như các thành viên khác ngồi nghe hoặc xem đều cảm thấy như thật. Ai cũng muốn mời thầy Then đến để tổ chức lễ giải hạn, cầu an, đón hồn, đón vía…Như vậy, chỉ có một thầy và tiếng đàn, lời hát của thầy đã làm lay động trái tim biết bao con người, nó làm hài lòng người ốm. Sau khi người ốm và những người xung quanh nghe xong từng đoạn, từng khúc của bài khắp Then tinh thần thấy phấn chấn, khỏe mạnh hẳn ra. Đó chính là liệu pháp chữa bệnh tinh thần được cộng đồng người Tày ưa chuộng, do đó họ thường xuyên tổ chức các nghi lễ Then.

Vốn dĩ người Tày là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cư trú ở vùng thấp, vùng lòng chảo, họ rất ưa thích ca hát, điệu múa và các trò diễn, trò chơi dân gian…thông qua việc tổ chức các nghi lễ Then, trong đó các nghi lễ mang

28

tính chất cầu khấn, thỉnh cầu thần linh giúp đỡ các thầy Then hoàn thành tốt công việc hành lễ. Đồng thời các trò chơi, trò diễn và các lời Then cổ đã mê hoặc lòng người.

Do vậy, khi biết tin gia đình nào tổ chức làm Then (dù to hay nhỏ) thì người ta vẫn đến xem từ đầu đến cuối buổi lễ. Chính các giá trị về mặt tinh thần đó đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng trong cộng đồng người Tày.

Then Tày còn mang tính giáo dục rèn, luyện ý chí quyết tâm, vượt khó khăn, “uy vũ bất năng khuất, phi quý bất năng di, bần tiện bất năng giao, tửu sắc không này”.

Chẳng hạn: Đoạn hát lên núi Khau Khảnh, Khau Cái như sau:

Núi Khau Khảnh Khau Cái

Ngựa họ (Then) thấy núi dốc sợ lắm Ngựa họ thấy núi và rừng khiếp sợ

Ngựa thấy Khau Khảnh nhưng vẫn phóng nhanh Con lừa thấy Khau Cái núi dốc

Rừng già rậm nó leo lên

Ngựa tớ có quạt, sương gió bay đi

Con lừa có quạt vằn, quạt mây, quạt gió Con ngựa, lừa mới chèo lên mạnh.

Đoạn đến cửa trời: Thầy Then tiếp tục khắp Then Quân của ông Then qua cửa trời

Quân của ông Then đông như ông kiến đi nấp nấp Quân của ông Then qua cửa trời

Cả tai điếc hết, quân Then đi dồn dập Phần đi sau không đếm

29

Phần đi trước không biết bao nhiêu vạn quan binh Rơi xuống đến chợ Tam Quang

Đến hang chợ phố Chợi chí có nhiều thứ Tam Quang có nhiều của

Chợ này bán dao con nhỏ, gọt vỏ cau Chợ này bán con dao nhỏ, cậy nắp vôi Cửa miệng sang chợ khác, chợ bán vải Đàn ông vào lò sắc quên cơm

Không muốn về ăn cơm nữa

Đàn bà đi nhà bên ngoại quên cả con Xuống chợ bán nón để che mưa, che nắng ……

Ông Then đi vào làng bản tìm hồn cho người ốm: Then này chưa có làng

Then đang đi làm chưa có đồng

Hôm nay lên làng trên tìm thợ, tìm người Đi tìm người làm đồng

Tìm không được người làm đồng

Người làm đồng phải mồm miệng ăn nói được Tìm quan không được quan miệng lém

Cô này không phải long gà, lông lợn

Ông Then đi lấy tiền chuộc vía con gái của nó Then anh lấy tiền bạc trắng, lạng hào

Then quan tự lấy tiền chuộc với em gái của nó Khất từ nay về trước thì không nói nữa

30

(Đi đến cửa cầu)

Đường cái đông người họ đi về Đường cái rậm bên bắc bên phương Đường cái rậm rừng to

Đường cái rậm cỏ rừng núi đá Đường cái họ đi lại không được Chặt cây vào bắc cầu

Chặt cây dâu kê làm giàn

Kê xong con ngựa con rồng không vướng cạnh Trạng (voi) đi cũng không vướng lưng

…..

Thông qua các đoạn, bài hát Then ta thấy sự đa dạng và sự sáng tạo văn hóa của người dân (chủ yếu là các thầy Then). Sự sáng tạo ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó cũng là những sản phẩm văn hóa tinh thần đáp ứng nhu cầu văn nghệ và nhu cầu giải trí của người Tày.

* Tiểu kết chƣơng 1

Hát Then là loại hình nghệ thuật có từ ngàn xưa của người Tày. Then

trời,tiên, là những khúc hát thờ cúng hay là tên gọi các hình thức dân ca của người Tày. Hát Then ra đời, phát triển và được cộng đồng người Tày lưu giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Then chính là cầu nối giữa con người với thần linh, người Tày tìm đến Then với mục đích cầu mong, cầu tự, chữa bệnh, xua đuổi vận xui cho tai qua nạn khỏi, cho con cháu đầy nhà…hay đơn giản chỉ để giải trí, sinh hoạt văn hóa giữa các làng bản. Hát Then không thể tách rời các nhạc cụ như đàn tính, chùm xóc nhạc, có thể nói các loại nhạc cụ này góp phần làm nên nét đặc trưng của hát Then. Lời Then là những áng thơ hay, mang đậm yếu tố trữ tình. Vậy nên khi kết hợp với tiếng đàn, tiếng nhạc tạo nên những âm thanh mượt mà giúp người ốm khỏi bệnh, người già phấn chấn

31

tinh thần, là liệu pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày từ xa xưa. Có thể nói hát Then giữ một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày nói chung và người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng.

32

CHƢƠNG 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỀN NGHỆ THUẬT HÁT THEN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ -

HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ - HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI

2.1.1. Tên gọi, dân số và nguồn gốc lịch sử

* Tên gọi và dân số

Người Tày tự gọi mình là “Cơn Tay” có nghĩa là người Tày, ngoài ra còn có các tên gọi khác là: “Thổ ”. Nhóm địa phương có tên gọi là: Thổ, Thu Lao và Pa Dí. Người Tày trong toàn tỉnh Lào cai (theo số liệu thống kê năm 1999) có 81.666 người, cư trú chủ yếu ở các huyện Văn Bàn (33.552 người). Bảo Yên (22.483 người), Bảo Thắng (6.998 người). Ngoài những huyện kể trên, người Tày còn cư trú rải rác ở các huyện trong tỉnh như: Sa Pa, Bắc Hà…[6; 11].

Tại huyện Bảo Yên, người Tày sinh sống ở các xã: Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Tân Dương, Xuân Hòa, Xuân Thượng, Lương Sơn, Yên Sơn, Kim Sơn…

Theo số liệu thông kê dân số ngày 01/04/2009 xã Nghĩa Đô có 4.846 người, gồm 981 hộ, người Tày chiếm 932 hộ [3; 2] sinh sống ở các bản: Bản Giàng, Bàn Rịa, Nà Đình. Cũng theo số liệu thống kê ngày 01/04/2009 xã Vĩnh Yên có 4.415 người, gồm 872 hộ, người Tày chiếm 567 hộ [3; 4] sinh sống ở các bản: Nậm Khạo, Nậm Kỳ, Nậm Lúa, Tặng Què, khuổi Phường…xã Vĩnh Yên.

* Nguồn gốc lịch sử

Thung lũng Nghĩa Đô vào thế kỷ XV-XVI gọi là Mương Luông, sau đổi tên thành Bản Khuông. Đến giữa thế kỷ thứ XIX vào năm 1852 (năm Nhâm

33

Tý) lần thứ nhất dựng đình Nghĩa Đô mới đổi tên từ Bản Khuông sang mường Nghĩa Đô, sau là Tổng Nghĩa Đô, nay gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Trước đây, người Tày không phải cư dân đầu tiên của Mường Luông, chủ nhân ở đó là người Dao và người Mông. Họ là những người khai hoang mở đường, tạo mường và khai phá ruộng nương. Sau một thời gian dài của chu trình phát nương làm rẫy (do tập tục du canh du cư) họ chuyển đi nơi khác và để lại những dấu tích sau này quay lại, nhưng khi quay về người Tày đã làm chủ cả một vùng Mường Luông và dần phát triển thành một vùng rộng lớn.

Đến khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, truyền thuyết kể rằng: có 3 anh em người Tày ở phía Đông tỉnh Hà Giang hiện nay, do phải chạy loạn, lưu lạc sang đất Nghĩa Đô (bao gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến ngày nay), người anh cả tên là Hoàng, người em thứ hai tên là Long, người em út tên là Cổ, cùng vợ con và gia đình đến định cư ở thung lũng Nậm Luông. Khi ấy nơi đây là cả một cánh rừng bằng phẳng, cây cối mọc dày đặc. Đến nơi, ba anh em mới chia nhau nơi ở để khai khẩn đất đai. Người anh cả khai hoang ở khu Bản Đôn, Pác Bó (đầu nguồn) lý do vì là anh cả nên phải ở trên, ở thượng nguồn. Người anh thứ hai là Long, khai phá vùng Thâm Mạ, Bản Đôn - ở giữa. Còn lại người em út là Cổ thì ở cuối vùng - Pồng Phấn. Ba anh em định cư tại đây lấy tên của mình làm họ cho con cháu sau này (vì vậy họ Hoàng, họ Long, họ Cổ ở

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)