6. Bố cục của khóa luận
1.6.2. Giá trị tinh thần
Việc tổ chức các nghi lễ Then của người Tày nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần. Trước đây, người Tày cũng như nhiều dân tộc ở vùng cao khác, khi có bệnh, ốm đau…uống thuốc nam điều trị mãi mà không khỏi đã sáng tạo ra Then nghi lễ để cúng chữa bệnh, trấn an tinh thần cho người dân.
Những lời khắp của thầy Then khi hát lên ăn nhập với tiếng đàn tính vừa mang tính động viên tinh thần cho người ốm vừa như dỗ dành các ma mà làm cho chính thầy Then cũng như các thành viên khác ngồi nghe hoặc xem đều cảm thấy như thật. Ai cũng muốn mời thầy Then đến để tổ chức lễ giải hạn, cầu an, đón hồn, đón vía…Như vậy, chỉ có một thầy và tiếng đàn, lời hát của thầy đã làm lay động trái tim biết bao con người, nó làm hài lòng người ốm. Sau khi người ốm và những người xung quanh nghe xong từng đoạn, từng khúc của bài khắp Then tinh thần thấy phấn chấn, khỏe mạnh hẳn ra. Đó chính là liệu pháp chữa bệnh tinh thần được cộng đồng người Tày ưa chuộng, do đó họ thường xuyên tổ chức các nghi lễ Then.
Vốn dĩ người Tày là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cư trú ở vùng thấp, vùng lòng chảo, họ rất ưa thích ca hát, điệu múa và các trò diễn, trò chơi dân gian…thông qua việc tổ chức các nghi lễ Then, trong đó các nghi lễ mang
28
tính chất cầu khấn, thỉnh cầu thần linh giúp đỡ các thầy Then hoàn thành tốt công việc hành lễ. Đồng thời các trò chơi, trò diễn và các lời Then cổ đã mê hoặc lòng người.
Do vậy, khi biết tin gia đình nào tổ chức làm Then (dù to hay nhỏ) thì người ta vẫn đến xem từ đầu đến cuối buổi lễ. Chính các giá trị về mặt tinh thần đó đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng trong cộng đồng người Tày.
Then Tày còn mang tính giáo dục rèn, luyện ý chí quyết tâm, vượt khó khăn, “uy vũ bất năng khuất, phi quý bất năng di, bần tiện bất năng giao, tửu sắc không này”.
Chẳng hạn: Đoạn hát lên núi Khau Khảnh, Khau Cái như sau:
Núi Khau Khảnh Khau Cái
Ngựa họ (Then) thấy núi dốc sợ lắm Ngựa họ thấy núi và rừng khiếp sợ
Ngựa thấy Khau Khảnh nhưng vẫn phóng nhanh Con lừa thấy Khau Cái núi dốc
Rừng già rậm nó leo lên
Ngựa tớ có quạt, sương gió bay đi
Con lừa có quạt vằn, quạt mây, quạt gió Con ngựa, lừa mới chèo lên mạnh. …
Đoạn đến cửa trời: Thầy Then tiếp tục khắp Then Quân của ông Then qua cửa trời
Quân của ông Then đông như ông kiến đi nấp nấp Quân của ông Then qua cửa trời
Cả tai điếc hết, quân Then đi dồn dập Phần đi sau không đếm
29
Phần đi trước không biết bao nhiêu vạn quan binh Rơi xuống đến chợ Tam Quang
Đến hang chợ phố Chợi chí có nhiều thứ Tam Quang có nhiều của
Chợ này bán dao con nhỏ, gọt vỏ cau Chợ này bán con dao nhỏ, cậy nắp vôi Cửa miệng sang chợ khác, chợ bán vải Đàn ông vào lò sắc quên cơm
Không muốn về ăn cơm nữa
Đàn bà đi nhà bên ngoại quên cả con Xuống chợ bán nón để che mưa, che nắng ……
Ông Then đi vào làng bản tìm hồn cho người ốm: Then này chưa có làng
Then đang đi làm chưa có đồng
Hôm nay lên làng trên tìm thợ, tìm người Đi tìm người làm đồng
Tìm không được người làm đồng
Người làm đồng phải mồm miệng ăn nói được Tìm quan không được quan miệng lém
Cô này không phải long gà, lông lợn
Ông Then đi lấy tiền chuộc vía con gái của nó Then anh lấy tiền bạc trắng, lạng hào
Then quan tự lấy tiền chuộc với em gái của nó Khất từ nay về trước thì không nói nữa
30
(Đi đến cửa cầu)
Đường cái đông người họ đi về Đường cái rậm bên bắc bên phương Đường cái rậm rừng to
Đường cái rậm cỏ rừng núi đá Đường cái họ đi lại không được Chặt cây vào bắc cầu
Chặt cây dâu kê làm giàn
Kê xong con ngựa con rồng không vướng cạnh Trạng (voi) đi cũng không vướng lưng
…..
Thông qua các đoạn, bài hát Then ta thấy sự đa dạng và sự sáng tạo văn hóa của người dân (chủ yếu là các thầy Then). Sự sáng tạo ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó cũng là những sản phẩm văn hóa tinh thần đáp ứng nhu cầu văn nghệ và nhu cầu giải trí của người Tày.
* Tiểu kết chƣơng 1
Hát Then là loại hình nghệ thuật có từ ngàn xưa của người Tày. Then là
trời, là tiên, là những khúc hát thờ cúng hay là tên gọi các hình thức dân ca của người Tày. Hát Then ra đời, phát triển và được cộng đồng người Tày lưu giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Then chính là cầu nối giữa con người với thần linh, người Tày tìm đến Then với mục đích cầu mong, cầu tự, chữa bệnh, xua đuổi vận xui cho tai qua nạn khỏi, cho con cháu đầy nhà…hay đơn giản chỉ để giải trí, sinh hoạt văn hóa giữa các làng bản. Hát Then không thể tách rời các nhạc cụ như đàn tính, chùm xóc nhạc, có thể nói các loại nhạc cụ này góp phần làm nên nét đặc trưng của hát Then. Lời Then là những áng thơ hay, mang đậm yếu tố trữ tình. Vậy nên khi kết hợp với tiếng đàn, tiếng nhạc tạo nên những âm thanh mượt mà giúp người ốm khỏi bệnh, người già phấn chấn
31
tinh thần, là liệu pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày từ xa xưa. Có thể nói hát Then giữ một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Tày nói chung và người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng.
32
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỀN NGHỆ THUẬT HÁT THEN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ -
HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI TÀY Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ - HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI
2.1.1. Tên gọi, dân số và nguồn gốc lịch sử
* Tên gọi và dân số
Người Tày tự gọi mình là “Cơn Tay” có nghĩa là người Tày, ngoài ra còn có các tên gọi khác là: “Thổ ”. Nhóm địa phương có tên gọi là: Thổ, Thu Lao và Pa Dí. Người Tày trong toàn tỉnh Lào cai (theo số liệu thống kê năm 1999) có 81.666 người, cư trú chủ yếu ở các huyện Văn Bàn (33.552 người). Bảo Yên (22.483 người), Bảo Thắng (6.998 người). Ngoài những huyện kể trên, người Tày còn cư trú rải rác ở các huyện trong tỉnh như: Sa Pa, Bắc Hà…[6; 11].
Tại huyện Bảo Yên, người Tày sinh sống ở các xã: Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Tân Dương, Xuân Hòa, Xuân Thượng, Lương Sơn, Yên Sơn, Kim Sơn…
Theo số liệu thông kê dân số ngày 01/04/2009 xã Nghĩa Đô có 4.846 người, gồm 981 hộ, người Tày chiếm 932 hộ [3; 2] sinh sống ở các bản: Bản Giàng, Bàn Rịa, Nà Đình. Cũng theo số liệu thống kê ngày 01/04/2009 xã Vĩnh Yên có 4.415 người, gồm 872 hộ, người Tày chiếm 567 hộ [3; 4] sinh sống ở các bản: Nậm Khạo, Nậm Kỳ, Nậm Lúa, Tặng Què, khuổi Phường…xã Vĩnh Yên.
* Nguồn gốc lịch sử
Thung lũng Nghĩa Đô vào thế kỷ XV-XVI gọi là Mương Luông, sau đổi tên thành Bản Khuông. Đến giữa thế kỷ thứ XIX vào năm 1852 (năm Nhâm
33
Tý) lần thứ nhất dựng đình Nghĩa Đô mới đổi tên từ Bản Khuông sang mường Nghĩa Đô, sau là Tổng Nghĩa Đô, nay gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Trước đây, người Tày không phải cư dân đầu tiên của Mường Luông, chủ nhân ở đó là người Dao và người Mông. Họ là những người khai hoang mở đường, tạo mường và khai phá ruộng nương. Sau một thời gian dài của chu trình phát nương làm rẫy (do tập tục du canh du cư) họ chuyển đi nơi khác và để lại những dấu tích sau này quay lại, nhưng khi quay về người Tày đã làm chủ cả một vùng Mường Luông và dần phát triển thành một vùng rộng lớn.
Đến khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, truyền thuyết kể rằng: có 3 anh em người Tày ở phía Đông tỉnh Hà Giang hiện nay, do phải chạy loạn, lưu lạc sang đất Nghĩa Đô (bao gồm các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến ngày nay), người anh cả tên là Hoàng, người em thứ hai tên là Long, người em út tên là Cổ, cùng vợ con và gia đình đến định cư ở thung lũng Nậm Luông. Khi ấy nơi đây là cả một cánh rừng bằng phẳng, cây cối mọc dày đặc. Đến nơi, ba anh em mới chia nhau nơi ở để khai khẩn đất đai. Người anh cả khai hoang ở khu Bản Đôn, Pác Bó (đầu nguồn) lý do vì là anh cả nên phải ở trên, ở thượng nguồn. Người anh thứ hai là Long, khai phá vùng Thâm Mạ, Bản Đôn - ở giữa. Còn lại người em út là Cổ thì ở cuối vùng - Pồng Phấn. Ba anh em định cư tại đây lấy tên của mình làm họ cho con cháu sau này (vì vậy họ Hoàng, họ Long, họ Cổ ở đây là an hem, có công việc gì là tìm đến nhau. Càng về sau càng nhiều người đến ở và mở mang thành cánh đồng rộng lớn, trở thành khu trung tâm của cả mường. Ba anh em tạo mường đều có một đặc điểm chung cùng dựa vào núi Pú Phi ( Núi Ma) lấy núi đó là nơi thờ các thần núi, các ma bản đặt tên cho núi ấy, cho nên đồi có tên gọi là đồi Pú Phi cho đến ngày nay.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
Trong suốt quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển, người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên , tỉnh Lào Cai đã xây dựng cho mình
34
một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, một nền kinh tế - xã hội mang đặc trưng riêng của tộc người Tày.
Nghề chính của người Tày nơi đây là nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi gia súc. Người Tày không có tập quán ăn độn như nhiều cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ - me, bởi những vụ lúa màu mỡ, với kĩ thuật đào mương, bắc máng, đắp phai lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Đặc biệt, nhân dân ở đây đã biết sáng tạo ra bánh xe nước (tiếng Tày là “Ăn lốc”) giúp cho việc lấy nước từ vùng đất thấp lên chỗ đất cao hơn. Chăn nuôi gia súc cùng với nguồn thủy sản đánh bắt được từ suối cung cấp dinh dưỡng và làm phong phú thêm bữa ăn trong từng gia đình người Tày.
Người Tày ở đây còn nổi tiếng với nghề thủ công, tạo ra những sản phẩm có giá trị tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tiêu biểu là nghề trồng bông dệt vải và chăn phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân và đem ra trao đổi trên thị trường. Ngày nay ở một số làng bản trong xã, nghề dệt cổ truyền vẫn còn được duy trì, đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình, đặc biệt hơn là sản phẩm còn được quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước như bản Kem, bản Rịa của xã Nghĩa Đô, Bản Nậm Khạo, Nậm Kì của xã Vĩnh yên. Kỹ thuật rèn đúc phát triển, sản xuất công cụ sản xuất như: cuốc kim, cuốc bướm, cuốc bạt, dao phát, dao chặt củi, dao nhọn, dao thái thịt, kiếm đúc, lưỡi cày, đúc lòng súng…nhiều sản phẩm đa dạng phản ánh trình độ cao và khả năng sáng tạo thích ứng với nhu cầu sản xuất của vùng cao. Vào mỗi dịp chợ phiên (ở xã Vĩnh Yên là thứ bảy còn xã Nghĩa Đô là chủ nhật hàng tuần) có thể thấy rất nhiếu các công cụ sản xuất trên được bày bán trong chợ.
Đến với vùng đất Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, ta sẽ bắt gặp những ngôi nhà sàn nằm dưới chân núi, những cô gái duyên dáng với tấm áo chàm, sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Tày nơi đây như: Rêu đá lam ống nứa, xôi ngũ sắc, rau dớn, đặc biệt là thưởng thức vịt bầu Nghĩa Đô….
35
Nếu vào các dịp lễ hội sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian như: tung còn, đánh yến (én), nhảy sạp. Đặc biệt là thưởng thức các làn điệu hát Then mượt mà của người Tày nơi đây. Như vậy, trong quá trình tồn tại và phát triển, người Tày đã xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Làng của người Tày ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được bao bọc xung quanh bởi các quả đồi, ngọn núi, những ngôi nhà sàn nằm thấp hẳn ở phía dưới lưng tựa vào núi, mặt trước ôm ấp lấy đồng ruộng và những con suối uốn lượn. Không gian sinh tồn nằm gọn trong những lòng chảo, vùng thung lũng hẹp, cảnh đẹp hữu tình giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Mỗi làng bản đều có rừng cấm để bảo vệ nguồn nước và giữ gìn những giá trị tâm linh về các vị thần rừng, thần nước trong hệ thống đa thần của người Tày (cả hai xã đều coi rừng Pú Phi là rừng cấm, không ai được chặt phá ở đây). Nhiều ngôi nhà sàn san sát nhau tạo thành làng bản đông đúc không rải rác như làng bản của người Mông hay một số dân tộc khác. Mỗi làng bản của người Tày cư trú từ 40 - 50 nóc nhà. Dân tộc Tày là những cư dân định cư nên những ngôi nhà sàn được xây dựng kiên cố, rộng rãi, chắc chắn, tồn tại vững bền với thời gian, điều này chứng tỏ nghề mộc đã phát triển ở người Tày.
Bởi là cư dân định canh định cư nên người Tày nơi đây tổ chức xã hội thành các bản theo đặc điểm của vùng như : Vùng có nhiều ruộng là các Bản Nà Pồng, Nà Khương, Nà Đình…(Nà theo tiếng Tày nghĩa là ruộng). Vùng ở đầu nguồn hay ven các suối có nguồn nước dồi dào như: Bản Nậm Bó, Nậm Kì, Nậm Pạu, Nậm Lúa…(Nậm theo tiếng Tày nghĩa là nước).
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. 2.2.1. Các nghệ nhân tham gia vào hoạt động Then
Then được phổ biến hầu hết trong các làng bản của người Tày, đặc biệt tại hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Then thu hút
36
được sự tham gia đông đảo của các nghệ nhân. Theo thống kê của năm 2013, số nghệ nhân tham gia vào hoạt động Then ở hai xã như sau, xã Nghĩa Đô có các nghệ nhân (hay còn gọi là thầy Then): Lương Văn Hiên, Nguyễn Văn Thuyền ( Pú Thuyền), Hoàng Văn Voày, Nguyễn Văn Tuệ…
Nhắc đến Then Tày ở Nghĩa Đô, không thể không nhắc đến nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi, ông là có công người sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu văn hóa của người Tày nói chung và Then Tày nói riêng đến với bạn đọc và những người yêu thích Then. Then ở Nghĩa Đô đa phần là Then Bụt, nghĩa là ở đây chủ yếu là các thầy Then đi cúng giải hạn, chữa bệnh, trừ tà…Then ở đây gắn liền với các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng.
Khác với Then ở xã Nghĩa Đô, bên cạnh các thầy Then Bụt thì ở xã Vĩnh Yên còn có sự phát triển của Then văn nghệ. Ngoài một số thầy Then Bụt như: thầy Then Cổ Kim Thác ở bản Nậm Pạu, Then Chang ở bản Nậm Lúa, thầy Then Hoàng Văn Tuyên…ở đây còn có các nghệ nhân Then văn nghệ như: Nghệ nhân Hoàng Văn Thụy, Hoàng Thị Lâm, Hoàng Thị Phan, Hoàng Thị Lan, Hoàng Thị Huệ, Ma Thị Bích….và đông đảo các em học sinh theo học hát Then. Nếu như nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi, ông là có công người sưu tầm, lưu giữ Then Tày ở Nghĩa Đô thì Cố nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Cứ lại là người thổi hồn, là kho báu của Then Tày ở xã Vĩnh Yên. Nghệ nhân đã truyền dạy hát Then cho con cháu trong gia đình và những người yêu thích Then trong xã, góp
37
Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Cứ bên cây đàn tính