SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG HAI XÃ

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 41)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN TRONG HAI XÃ

XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. 2.2.1. Các nghệ nhân tham gia vào hoạt động Then

Then được phổ biến hầu hết trong các làng bản của người Tày, đặc biệt tại hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Then thu hút

36

được sự tham gia đông đảo của các nghệ nhân. Theo thống kê của năm 2013, số nghệ nhân tham gia vào hoạt động Then ở hai xã như sau, xã Nghĩa Đô có các nghệ nhân (hay còn gọi là thầy Then): Lương Văn Hiên, Nguyễn Văn Thuyền ( Pú Thuyền), Hoàng Văn Voày, Nguyễn Văn Tuệ…

Nhắc đến Then Tày ở Nghĩa Đô, không thể không nhắc đến nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi, ông là có công người sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu văn hóa của người Tày nói chung và Then Tày nói riêng đến với bạn đọc và những người yêu thích Then. Then ở Nghĩa Đô đa phần là Then Bụt, nghĩa là ở đây chủ yếu là các thầy Then đi cúng giải hạn, chữa bệnh, trừ tà…Then ở đây gắn liền với các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng.

Khác với Then ở xã Nghĩa Đô, bên cạnh các thầy Then Bụt thì ở xã Vĩnh Yên còn có sự phát triển của Then văn nghệ. Ngoài một số thầy Then Bụt như: thầy Then Cổ Kim Thác ở bản Nậm Pạu, Then Chang ở bản Nậm Lúa, thầy Then Hoàng Văn Tuyên…ở đây còn có các nghệ nhân Then văn nghệ như: Nghệ nhân Hoàng Văn Thụy, Hoàng Thị Lâm, Hoàng Thị Phan, Hoàng Thị Lan, Hoàng Thị Huệ, Ma Thị Bích….và đông đảo các em học sinh theo học hát Then. Nếu như nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi, ông là có công người sưu tầm, lưu giữ Then Tày ở Nghĩa Đô thì Cố nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Cứ lại là người thổi hồn, là kho báu của Then Tày ở xã Vĩnh Yên. Nghệ nhân đã truyền dạy hát Then cho con cháu trong gia đình và những người yêu thích Then trong xã, góp

37

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Cứ bên cây đàn tính

(Nguồn: Ảnh do phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên cung cấp)

Nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi - pho sử sống của đồng bào Tày Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

(Nguồn: Ảnh do phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên cung cấp)

2.2.2. Hát Then đƣợc đƣa vào trƣờng học

Đưa hát Then vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường là hình thức được các nhà trường ở vùng quê Then Tày: Vĩnh Yên, Nghĩa Đô áp dụng

38

trong những năm học gần đây. Hiệu quả giáo dục và sức lan tỏa của cách làm này đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của loại hình dân ca độc đáo này của địa phương.

Đã từ lâu, mảnh đất Vĩnh Yên và Nghĩa Đô nằm ở phía Đông Bắc huyện Bảo Yên được coi là quê hương của những làn điệu Then cổ. Và nơi đây, có những nghệ nhân, truyền nhân đang ngày đêm gìn giữ, truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị vĩnh cửu của những câu Then được ra đời trong lòng nhân dân lao động. Để di sản hát then được lưu giữ, bảo tồn và phát huy, trong những năm gần đây hai địa phương Nghĩa Đô và Vĩnh Yên đã có nhiều biện pháp cũng như hình thức để tạo sức lan tỏa của câu hát Then đối với nhân dân và cuộc sống thường ngày. Nhiều bản ở Vĩnh Yên đã thành lập đội Then vừa để biểu diễn, luyện tập, vừa để truyền dạy cho lớp trẻ những câu Then của ông cha.

Trong những năm học gần đây, các nhà trường đóng trên địa bàn hai xã đã cùng chung tay gìn giữ câu hát Then bằng cách đưa Then Tày vào môi trường học đường. Với số lượng học sinh người Tày chiếm tới 99% ở các nhà trường, do vậy, trong từng năm học, các nhà trường từ bậc Tiểu học đến THPT ở Vĩnh Yên và Nghĩa Đô đã gắn việc gìn giữ hát then với phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoạt động giáo dục truyền thống và hoạt động ngoại khóa trong mỗi tháng. Khi đưa câu Then vào hoạt động giáo dục, đa số học sinh thấy gần gũi và nhanh chóng hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa của hát Then trong đời sống của đồng bào Tày từ bao đời nay.

Vào đầu mỗi năm học, các nhà trường đã chủ động mời các nghệ nhân đã sưu tầm và thuộc nhiều bài Then cổ đến nói chuyện về nguồn gốc, giá trị và việc diễn xướng của hát Then. Các nghệ nhân của bản Tày như Hoàng Thị Cứ, Ma Thanh Sợi được học sinh các nhà trường biết đến như những “pho cổ tích sống” để truyền lại những câu hát then của đồng bào Tày. Bên cạnh đó,

39

học sinh tại các bản Tày ngoài giờ học còn tham gia tập hát điệu then tại các đội hát do chi hội phụ nữ, chi hội người cao tuổi tổ chức. Nòng cốt là các nghệ nhân và những người cao tuổi thuộc nhiều câu then cổ và những làn điệu then ca ngợi quê hương đất nước. Nhờ đó, khi đến trường, các em học sinh Tày đã có những “vốn liếng” nhất định về hát then.

Lồng ghép hát then vào các hoạt động ngoại khóa là nội dung diễn ra thường xuyên ở các nhà trường trên địa bàn Vĩnh Yên và Nghĩa Đô. Trường Tiểu học Nghĩa Đô có tới 99,5 % học sinh dân tộc Tày, do vậy, vào dịp những ngày lễ lớn, nhà trường đều tổ chức cho học sinh lớp 5 tập luyện và biểu diễn những làn điệu hát then. Tuy không được chuyên nghiệp trong cách hát và biểu diễn như các nghệ nhân nhưng các em học sinh đã mang đến cho không gian học đường mầu sắc của làn điệu dân ca Tày ấm áp và giàu bản sắc. Trường THPT số 3 Bảo Yên thường cho học sinh biểu diễn hát then vào các giờ chào cờ và ngày lễ trong năm…

Để học sinh hiểu về tầm quan trọng và giá trị của hát then, các trường như Tiểu học, THCS Nghĩa Đô, THCS Vĩnh Yên đã thường xuyên tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu kiến thức về hát then rồi hội thi văn nghệ các làn điệu dân ca địa phương. Qua những hoạt động này, không những các em có những kiến thức về câu then mà còn có thêm niềm tự hào về bản sắc truyền thống của quê hương mình. Khi tham gia biểu diễn, nhiều em học sinh người Tày tỏ ra tự tin, chuyên nghiệp và ấn tượng.

Theo đánh giá của lãnh đạo các nhà trường, khi mới đưa then vào nhà trường, nhiều học sinh e ngại khi tiếp xúc và tìm hiểu hát then nhưng dần dần các em thấy quen và hứng thú với những làn điệu then của quê hương mình. Mưa dầm thấm lâu, thông qua những hoạt động này, nhận thức của giáo viên và học sinh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và hát then - đàn tính đã từng bước được nâng lên. Từ chỗ “vắng bóng” trong các

40

hoạt động tập thể của các nhà trường, những tiết mục hát then-đàn tính đã được biểu diễn trên sân khấu vào các dịp khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, các hội thi, hội diễn văn nghệ... nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Kinh nghiệm đưa ra sau nhiều năm áp dụng hình thức đưa then vào trường học là muốn câu then được đưa vào học đường, trước hết, các nhà trường cần tác động vào nhận thức của học sinh. Bởi nhiều em học sinh người Tày sinh ra và lớn lên trên quê hương của những điệu then nhưng lại rất thờ ơ hoặc không am hiểu về then nhiều. Do vậy, tâm lý ngại ngùng khi luyện tập và tìm hiểu cũng như ngoại khóa về then là điều không thể tránh khỏi. Cần khơi dậy trong các em niềm tự hào về những giá trị trường tồn bao đời của hát then. Thầy Nguyễn Hồng Việt - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghĩa Đô cho biết: “ Khi các em tự hào về dân ca quê mình thì các em thấy yêu và hứng thú khám phá”. Các hoạt động ngoại khóa về then Tày cần tiến hành đều đặn, gắn với các nội dung giáo dục cụ thể như giáo dục truyền thống địa phương, lịch sử địa phương, văn hóa dân gian…Cần phối hợp với các nghệ nhân dân gian ở các bản Tày trong việc truyền dạy về diễn xướng then trong các hoạt động văn hóa. Bên cạnh đó, các nhà trường cần phát huy vai trò của các thầy cô giáo là người bản địa, những người ít nhiều sẽ biết được hát then. Các thầy cô sẽ là người tổ chức và truyền dạy hát then thường xuyên cho học sinh nhà trường.

41

Học sinh Tày Nghĩa Đô (Lào Cai) hôm nay được sinh hoạt ngoại khóa bằng những câu hát Then Tày

(Nguồn: Ảnh do phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên cung cấp)

2.2.3. Sự ra đời của câu lạc bộ hát Then

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc lưu giữ và bảo tồn những làn điệu hát Then của dân tộc, xã Vĩnh Yên đã thành lập câu lạc bộ hát Then. Mới đầu do bà Hoàng Thị Cứ làm chủ nhiệm, sau khi nghệ nhân mất đi, cháu nội là Hoàng Văn Thụy lên thay. Câu lạc bộ hát Then của xã thu hút được sự chú ý của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, dưới hình thức truyền dạy theo câu lạc bộ, lớp học. Hát Then tại xã Vĩnh Yên đang có sức lan tỏa mạnh trong nhân dân, nhất là các cụ cao tuổi. Hiện nay các buổi liên hoan, ngày lễ, ngày hội văn hóa các dân tộc, các chương trình văn nghệ của xã đều có các tiết mục hát Then. Câu lạc bộ ngoài việc đảm nhiệm dạy hát Then ra còn dạy đàn và múa nữa. Để tiện cho việc học hát Then của các cháu nhỏ, câu lạc bộ thường mở lớp dạy vào các tối thứ bảy và chủ nhật, còn những người ở độ tuổi trung niên thì tối nào cũng dạy. Chị Ma Thị Mai, một thành viên trong câu lạc bộ cho biết “ Ban ngày chúng tôi đi làm, những lúc nghỉ ngơi lại túm

42

năm tụm bảy vào hát vui lắm, tất cả đều nhờ vào công truyền dạy của bà Cứ, hiện nay trong xã tôi hầu như ai cũng biết hát một vài câu Then, vào các dịp lễ hội, đám cưới, đám hỏi ai cũng có thể hát”.

Hát Then được truyền lại cho thế hệ sau. (ảnh: sưu tầm)

Nghệ nhân Hoàng Thị Cứ dạy hát Then cho cháu gái

43

2.2.4. Hội diễn văn nghệ về Then

Hát Then có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn thể nhân dân hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, bất kì một chương trình văn nghệ nào do xã hay các thôn bản, các trường học trên địa bàn hai xã tổ chức đều không thể vắng bóng các tiết mục hát Then. Then được ví như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Tày nơi đây. Ngoài việc hát Then được phổ biến rộng rãi trên địa bàn các xã thì câu lạc bộ hát Then của xã Vĩnh Yên còn được cử đi tham dự Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bảo Yên, Giao lưu tiếng hát dân tộc tỉnh Lào Cai, giao lưu các câu lạc bộ hát Then khu vực phía Bắc, liên hoan nghệ thuật hát Then đàn tính toàn quốc tổ chức ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Với những thành tích đáng nể, câu lạc bộ hát Then xã Vĩnh Yên được Sở văn hóa thông tin tỉnh Lào Cai tặng một dàn nhạc gồm 6 cây đàn tính và nhiều giấy khen khác. Riêng bà Hoàng Thị Cứ đã vinh dự được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tặng bằng công nhận nghệ nhân dân gian vào năm 2003 và được giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng giấy khen năm 2009 vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc đóng góp vào sự phát triển văn hóa thể thao và du lịch của tỉnh.

Nghệ nhân Hoàng Thị Cứ với bằng công nhận nghệ nhân dân gian

44

2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT HÁT THEN Ở HAI XÃ VĨNH YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI YÊN VÀ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

2.3.1. Tính quần chúng

Then là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của người Tày và cũng như các loại hình dân ca khác nó mang tính chất sinh hoạt quần chúng. Tính quần chúng trong Then thể hiện rất rõ từ việc chuẩn bị để tiến hành các cuộc Then, các trình tự tiến hành hay trong việc thưởng thức Then.

Để tiến hành các cuộc Then (Then giải hạn, then chữa bệnh, then cầu mong…) gia chủ cần phải chuẩn bị rất nhiều lễ vật như; lợn, gạo, vịt, gà, rượu…Vậy nên khi trong bản, làng có gia đình nào tổ chức làm Then, mỗi gia đình được mời đến dự sẽ đem theo gạo, rượu, bánh nhà nào có điều kiện hoặc anh em trong nhà có khi mang cả lợn, gà đến giúp. Số lễ vật đến giúp còn phụ thuộc vào quy mô và mục đích của mỗi cuộc Then. Khi cuộc Then bắt đầu, ngoài một hoặc hai Nàng hương giúp việc trực tiếp cho thầy Then ra thì còn có rất nhiều người giúp việc khác, vì mỗi chương, mỗi đoạn, mỗi chặng đường Then đi lại cần có những lễ vật khác nhau. Tính quần chúng còn thể hiện ở việc thưởng thức Then, dù là các loại Then chữa bệnh, cầu mong,…hay là Then văn nghệ, cứ nghe tin gia đình nào mở cuộc Then thì mọi người trong bản đến xem rất đông. Nhưng có lẽ phần trò diễn, phần hội trong Then là thu hút được đông đảo người tham gia hơn cả.

Vào mỗi dịp ngày lễ, ngày rằm nhân dân các bản ở hai xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai lại rủ nhau đến nhà các thầy Then để thưởng thức Then. Mỗi dịp như vậy trong nhà thầy Then đều chật kín người, sở dĩ mỗi cuộc Then thu hút được đông đảo bà con trong bản đến xem là vì trong suốt cuộc Then hồn của ông (bà) tổ nghề Then, hay tổ tiên sẽ nhập vào thầy Then và đưa ra những phán xét, những lời khuyên việc gì nên làm, việc gì nên tránh, cần làm thế nào để tránh vận xui. Đến cuối cuộc Then thì tất cả

45

mọi người có mặt ở đó đều có thể tham gia màn múa “dậm thuông”, đây có lẽ là phần mà mọi người chờ đợi nhất. Sau khi cuộc Then kết thúc mọi người đến xem đều được mời uống nước, ăn bánh chay và chuyện trò vui vẻ cho đến khuya mới ra về.

Còn tại gia đình nghệ nhân Hoàng Văn Thụy - Chủ phường (câu lạc bộ) hát Then bản Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Cứ mỗi tối thứ bảy có rất đông các em học sinh, những người yêu mến hát Then đến theo học và sinh hoạt trong câu lạc bộ. Tại đây, mỗi người sẽ được phát một tờ giấy có chép lời bài hát những người biết nhiều sẽ dạy lại cho người biết ít nhờ vậy mà hát Then cứ thế lan rộng ra khắp các bản Tày trong vùng. Ngoài những người theo học ra còn có các cụ già, các em thiếu nhi, những người hâm mộ hát Then cũng đến để thưởng thức điệu hát Then của bản làng mình.

Như vậy, có thể nói Then là loại hình dân ca mang tính chất sinh hoạt quần chúng rộng rãi. Mỗi cuộc Then là dịp để người dân giả trí, thưởng thức âm nhạc, múa, hát …góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng, làng bản. Nghi lễ Then mở ra có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời nó còn là sự quan tâm, cổ vũ mạnh mẽ từ chính các thành viên cho dù đó không phải là người thầy Then mà chỉ là người dân, ai trong đời cũng đều trải qua ít nhất một lần làm Then. Do đó có thể đánh giá Nghi lễ Then Tày thể hiện được tính phổ biến trong cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, lưu giữ và bảo tồn.

2.3.2. Phản ánh chân thực cuộc sống của ngƣời dân miền núi

Then ra đời trong dân gian, gắn với sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển của nghệ thuật hát then ở hai xã vĩnh yên và nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)