MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Ðờn ca tài tử được xem như là thể loại sinh ra muộn hơn cả. Tuy nhiên cho đến giờ Đờn ca tài tử lại có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Với việc được tổ chức UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào hồi 15 giờ 47 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 05122013 tại phiên họp của Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku nước Cộng hoà Azerbaijan, Đờn ca tài tử không chỉ khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam mà còn tạo thêm sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Cùng với những loại hình nghệ thuật âm nhạc cổ truyền như Quan họ Bắc Ninh, Hát xoan Phú Thọ, Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca ví dặm,... Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được biết đến rộng rãi, khác với các loại hình nghệ thuật âm nhạc cổ truyền ở trên Đờn ca tài tử đại diện cho khu vực Nam Bộ. Em là một cư dân của đồng bằng Bắc Bộ cho nên Đờn ca tài tử vẫn là một ẩn số với em, điều mà em biết về Đờn ca tài tử cũng chỉ là một phần của bài “Dạ cổ hoài lang” và vùng đất quê hương của Đờn ca tà tử(một vùng mà em chẳng biết gì nhiều ngoài việc đó là một vựa lúa, trái cây lớn nhất của đất nước). Chính điều này đã thôi thúc em tìm hiểu về Đờn ca tài tử