I. Đặc điểm của tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn
2. Sự kết hợp hài hòa giữa các tính từ chỉ màu sắc
Việc phối màu sắc giống như việc nhà điêu khắc đang khắc vào đá một thiên thần. Màu sắc có linh hồn riêng, có sức sống và những khả năng biểu đạt không trùng lặp
trong từng ngữ cảnh khác nhau. Đó là cái tài của mỗi nhà văn. Sơn Nam cũng nằm trong mẫu số chung như thế. Giá trị của việc kết hợp hài hòa các màu sắc góp phần thành công và làm sinh động thêm trang văn, thực tế hơn nữa giữa VĂN và ĐỜI. Trang văn đầy màu sắc ấy như bức tranh hối hả, như cuộc sống vui nhộn, và quan trọng hơn nó được ví như
tấm bản lề gắn kết tình yêu chân thành của tác giảđối với thiên nhiên và con người châu thổ này.
Cách kết hợp các tính từ chỉ màu sắc trong một câu văn hay đoạn văn của nhà văn có nhiều loại. Đó là sự kết hợp giữa màu tối với màu tối (duy chỉ một màu). “Tôi
thấy ông già bận quần áo đen, mặt mũi đen thui, vắt cái khăn đen trên vai” [29,105]. Hình ảnh ông Khăn Đen với bộ trang phục vừa thể hiện ông là một nông dân vừa ám chỉ
ông là thành viên của Đảng Khăn Đen. Sự xuất hiện của ông già thuộc đảng Khăn Đen làm Mến ngạc nhiên. Với anh, ông già này bình thường quá, cũng trang phục như mọi người dân xứ anh, nào khác gì đâu. Với nước da đen thui, càng làm tăng thêm tính lăn lộn
đây đó có thể gần suốt cuộc đời của ông Hai. Màu đen trang phục của đảng Khăn Đen, có nhiều ý nghĩa nhưng ởđây ta chỉ nói đến hai nghĩa cơ bản: nó gần gũi đời sống người dân nghèo khổ, bởi họ cũng xuất thân từ những anh, những chú cày sâu cuốc bẫm, vì bất bình trước thời thế, nên lăn xảđời mình vào trộm cướp, nhưng họ cướp của nhà giàu chia cho người nghèo; màu đen còn giúp họ dễ đột nhập vào nhà bọn người giàu dễ hơn trong bóng đêm sẽ khó bị phát hiện.
Đó còn là sự kết hợp của màu sáng với màu sáng. “Rồi cứ nói thêm rằng cây trứng cá một thời đã được mọi người yêu chuộng vì tăng trưởng nhanh, nhiều lá để
tạo bóng mát, trái màu đỏ, trẻ con ưa thích nhưng coi chừng…rắn lục- loại rắn con, vảy màu xanh dễ tiệp với lá cây lắm khi rình rập cắn trẻ con, rắn lục có nọc độc, nếu có chửa” [22,13]. Nhà văn miêu tả thiên nhiên, những hình ảnh quen thuộc, gần gũi đời sống người dân. Tác giả quan sát tỉ mỉ đến sự vật xung quanh, bằng vốn sống của một người đã ở, đã đi khắp mảnh đất châu thổ này. Hay bức tranh “Rải rác vài cây khá to, lá xanh và lá màu máu chen nhau trên một cành già, lá già đổi ra màu đỏ, tươi mát chớ
không đổi ra lá vàng”[22,61]. Dòng chảy của thời gian ngoài việc những tờ lịch được bóc ra hàng ngày, hay kim giờ, kim phút từng nhích, từng nhích một vô tình kéo thời gian của con người đi qua nhanh chóng, thì những chiếc lá cũng có nhiệm vụ thông báo sự thay
đổi theo mùa, sự qua đi của thời gian. Nó không ồn ào, không náo nhiệt nhưng nó tạo trạng thái êm đềm, sâu lắng cho con người khi để lòng mình lắng lại trước vẻ đẹp trời
phú trước thiên nhiên. Lá xanh- lá vàng- lá đỏ. Song, có những loại lá đã “đốt cháy giai
đoạn”, bỏ qua màu vàng màu chuyển nhanh sang đỏ.
Nếu thiên nhiên là bức tranh dịu êm, tĩnh lặng với những gam màu sắc có mức độ “hòa sắc tương đồng”[11,31]. “Quê anh ở chợ Cần Thơ; nhớ hồi còn đi học, thỉnh thoảng anh đi xe máy vô Bình Thủy đứng lên trên cầu sắt hóng mát, nhìn giòng rạch rồi vào trong xóm mua cam quýt tại gốc, chọc ghẹo mấy cô thôn nữ có nước da trắng mịn, ửng hồng dầu lúc không e thẹn”[16,155]. Vẻđẹp của các cô gái Cần Thơ phần nào nói lên khí hậu miền sông nước:
“Cần Thơ gạo trắng, nước trong, Ai đi đến đó lòng không muốn về”
Thiên nhiên ưu đãi đất và con người ởđây, cho nên nếu đất mang lại giá trị kinh tế
cho người dân thì khí hậu dịu mát, trong lành cũng tô thắm vẻ đẹp của các cô gái Bình Thủy! Nước da trắng mịn, đẹp một cách tự nhiên, và ửng hồng mới duyên dáng làm sao. Hai tính từ chỉ màu sắc đều sáng, đều làm tăng vẻđẹp tự nhiên và duyên dáng của cô gái.
Đất ươm mầm xanh cho cây cối, đất tô đậm vẻđẹp tâm hồn con người…tình đất với tình người gắn bó với nhau như mối tình nồng thắm bao đời là vậy.
Sự kết hợp giữa các màu sắc còn là hình thức ẩn dụ cho tấm lòng yêu nước của
nhân dân ta. “Và một thiếu nữ sắp rơi đầu về tội thêu con chim xanh trên áo trắng, con chim ấy lại mang cái mỏđỏ” [23,11]. Với bọn Tây, khi thấy thiếu nữ thêu như thế, chúng cho cô có ý tạo phản, là theo cách mạng, bởi ba màu ấy là màu cờ nước ta lúc bấy giờ (cờ
tam sắc), khi cờ đỏ sao vàng chưa có. Màu xanh như màu khát vọng hòa bình, màu đỏ
như màu máu, màu quyết thắng. Điều đó, dù hư thực chưa rõ cũng cho thấy bọn Tây
đang lo sợ sự vùng lên của quân dân ta. Chúng muốn dập tắt, muốn đè bẹp tinh thần ta dù chỉ là cái nhìn chủ quan về màu sắc, với các chi tiết nhỏ tí ti. Tác giả tố cáo sự bắt bớ
tràn lan, giết vô tội vạ những người dân vô tội của bọn giặc Tây ác độc.
Tuy nhiên, trong tác phẩm Sơn Nam, ta thấy sự kết hợp sáng tạo giữa màu tối
và màu sáng. “Rõ ràng là biển xứ người trông thơ mộng, sạch sẽ với bãi cát trắng hoặc vàng, nước biển xanh đậm không như phía vịnh Xiêm La toàn là phù sa màu vàng sậm, màu nâu” [22,20]. Sơn Nam miêu tả vẻ đẹp của biển xứ người, so sánh vẻ đẹp ấy với vịnh Xiêm La. Qua đó, nhà văn đã nêu lên được đặc tính của sông nước, của thiên nhiên chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí. Vịnh Xiêm La có nước của phù sa, đó là nguồn dinh dưỡng cho cây cối, nguồn đất thu lợi nhuận từ kinh tế miệt vườn chứ
không như biển xứ người , chỉ dùng ngắm, để giải trí. Hay đó là sự vật gần gũi với đời sống quanh ta. “Lá mùng tơi xanh mướt, tím tím run rẩy dưới ánh nắng chiều bắt đầu ngả vàng.” Hai tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ dùng trong một câu văn, đan xen gam màu tối và sáng vừa làm nổi bật đặc điểm của một loài thực vật vừa nói lên sự
tươi tốt, vẻđẹp riêng của lá mồng tơi. Màu vàng như nền để hai màu đó nổi thêm. Bức họa dưới góc nhìn thu hẹp mà xa này thật lãng mạn và bình yên.
Đó còn là chân dung của một cô bé lớn trước tuổi. “Mắt nó sáng lên, hai tròng mắt đen lánh, hàm răng đều đặn, chói màu trắng ngà” [29,08]. Hai màu này ngỡ
như nghịch nhau, nhưng qua sự sáng tạo Sơn Nam, cả hai màu này cùng tôn thêm vẻđẹp của bé Huôi. Vẻ đẹp trời phú và như dự báo trước một tương lai tốt đẹp. Và sau này thì Huôi trở thành Bà Chúa Hòn.
Song, trong cách sử dụng các tính từ chỉ màu sắc của nhà văn Sơn Nam, ta nhận thấy mức độ màu sáng nhiều hơn màu tối. “Lại có hình tượng một vòng tròn, bên trong chia ra hai trái xoài, bên đen bên trắng (hoặc màu đỏ), thường vẽở mặt trống chầu
đình làng, hoặc trên mũi ghe thuyền cỡ to, để trang trí”[27,313]. Sựđa dạng trong cách trình bày mặt trống, đó là hình bát quái, thể hiện quy luật âm dương ởđời sống cũng như
theo giới khoa học ngày nay. Nhưng đó là tín ngưỡng của người dân. Ngoài việc trang trí, họ còn mong muốn sự phò hộ của thánh thần giúp họ làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Hay đó là màu của những lá cờ với nhiều màu sắc đang tung bay phất phới.
“Trên núi, có treo hai ngọn cờ, một lá tam sắc, xanh trắng đỏ; một lá màu đen”[13,276]. Tác giả muốn làm rõ và nhấn mạnh của tác giả khi nói đến cờ tam sắc.
Trong tác phẩm Tuổi già, Sơn Nam đã vận dụng nhiều màu vàng để miêu tả
màu bông điên điển. “ … bông điên điển trổ vàng hực, màu vàng của xứ nắng, ta nhớ đến những đóa hướng dương miền Nam nưỡ Pháp trong tranh của Van Gogh”[28,40],
không thì “bông điên điển trổ bông vàng tươi”, “những đốm vàng li ti ấy là sựấm áp của miền nhiệt đới hay là những giọt nước mắt bình thường?” [28,46], hay đó là hình ảnh của “trái khóm vàng tươi, chua và ngọt vẫn bày bán dọc đường, gần cầu Bến Lức”[28,48]. Đúng như nhận định của nhà văn: màu vàng là màu tiêu biểu của xứ nắng.
Sơn Nam đã thành công khi dùng tính từ chỉ màu sắc rất hài hòa. Ngoài giá trị
nghệ thuật là tạo không gian, nó còn thể hiện giá trị thẩm mỹ cao, cũng như giá trị tư
tưởng của nhà văn.