I. Đặc điểm của tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn
1. Tần số dùng tính từ chỉ màu sắc cao
Nét riêng biệt của nhà văn là trong phương thức sáng tác. Không tựđặt ra cho mình cái khuôn đểđúc những đứa con tinh thần văn chương theo một dạng nhất định, nhưng những đóng góp của từng qui trình lại là điểm nhấn quan trọng nhất của từng người nghệ sĩ. Với Sơn Nam việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc được xem như một trong những đỉnh cao khi miêu tả thiên nhiên và con người vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mức độ thành công của tác giảở lĩnh vực này được tìm hiểu trên nhiều phương diện cũng như cách thức sử dụng.
Nhà văn sử dụng liên tục tính từ chỉ màu sắc với mức độ dày trong một câu văn, trong một đoạn văn, cùng miêu tả 1 sự vật, sự việc và đôi khi miêu tả nhiều sự vật, sự
việc ở các sáng tác của mình.
Trường hợp sử dụng tính từ chỉ màu sắc có độ dày trong một câu văn, cụ thể như
sau. “Trừ một số ít được theo Tây học, làm công chức ưa mặc âu phục, còn đại đa số
thích xuất hiện, ăn tiệc, chụp ảnh với cái khăn đóng, áo dài đen, quần trắng, đi giày hàm ếch, tay chống ba-ton, để râu trái ấu vuốt sáp; giới quan quyền mặc áo dài lụa xanh, thêu chữ thọ, mang giày da buộc dây”[18,140], đó là bộ trang phục như phân biệt giữa người thường dân còn giữ nếp sống truyền thống với người ảnh hưởng luồng gió Tây Âu.
Với mức độ dày trong một đoạn văn của các tính từ chỉ màu sắc, ta bắt gặp rất nhiều màu cụ thể, nhưng đó không nghiêng hẳn về miêu tả cho có miêu tả mà từđiểm sắc thái ấy, tính từ này biểu hiện thái độ nhân vật, của nhà văn trước hiện tượng được đề
cập đến. “Nó to bằng con gà tre,lông xanh mướt như lông chim sa sả (chim chả). Cái mồng con trích cứ đưa qua đưa lại, đỏ hói…Đôi chân đỏ đậm nhảy tới, quơ móng nhọn lễu, bén như dao cạo”[23,147]. Đó là vẻđẹp của con trích rẻ của bé Kiều. Sơn Nam quan sát rất chi tiết từng bộ phận trên cơ thể của loại chim này. Ba màu sắc liên tục từ lông, tới
cái mồng, đến đôi chân…chứng tỏ nhà văn đã có cái nhìn bao quát, yêu thích đối với trích ré. Đẹp thế mà bọn quan Tây lại nướng ăn cho đành đoạn khithấy nó xuất hiện. Nói
phần miêu tả vẻđẹp của con chim, Sơn Nam cũng muốn nói đến những người thực dụng, không biết yêu cái đẹp bên mình…
Bức tranh thiên nhiên cũng được nhà văn phác họa rõ nét và sặc sỡ. “Gần Tết, nắng dịu, rải rác vài mảng nhỏ lúa chín vàng, thêm rẫy khóm, vườn cây bạch đàn mà gió biển thỉnh thoảng thổi tới, phe phẩy. Vài đỉnh đồi xanh mát hiện ra phía Tây, thấp nhỏ
nhưng vẫn là cao, kịp thời đáp ứng lòng mong đợi của du khách yêu thích hai chưa nước non”[15,302]. Hai màu vàng và xanh mát tạo nên không gian tươi mát và trẻ khỏe của thiên nhiên vùng sông nước. Mùa thu hoạch của lúa, mùa của bao niềm vui, mùa hy vọng trong lòng mỗi người dân trước thềm năm mới. Gợi tình yêu quê hương, đất nước không phải từ cái gì quá cao siêu mà thật gần gũi và bình dị.
Sựđa dạng, phong phú qua sự sáng tạo của nhà văn còn được biết đến ở mức độ
sử dụng tính từ cao đối với tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ và tính từ chỉ
màu sắc được xác định theo thang độ. Đó là các trường hợp của câu chỉ sử dụng những tính từ chỉ màu sắc không xác định theo thang độ, hay câu chỉ sử dụng những tính từ chỉ
màu sắc được xác định theo thang độ và cũng có khi ta tìm thấy câu có sử dụng cả hai cách thức trên.
Sơn Nam chú trọng tô điểm đậm đà đối tượng sự vật mình nói đến. Ngoài việc làm nổi bật với dụng ý nghệ thuật riêng thì việc miêu tả như thế làm người đọc hiểu rõ hơn, tư duy hơn vềđối tượng được đề cập. Về trường hợp trong một câu văn, nhà văn chỉ sử dụng toàn tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ. Đó là khi miêu tả A Ốn.
“Trông A Ốn thật buồn cười, thiểu não: đầu đội kết, gắn ngôi sao trắng kiểu Quốc dân
đảng, như ông tướng, hai chân mang hai loại vớ khá cao tận gối, nhuộm từng khoanh
đen đỏ xanh vàng, kiểu vớ dành cho “anh chị” múa lân dịp tết”[14,151]. Ngày đầu tiên đi học của em sao mà buồn cười đến thế. Có đến năm màu sắc không xác định thang độ trong bộ trang phục ngộ nghĩnh của A Ốn. Nhưng đó là vẻ ngây ngô, tinh nghịch của một đứa bé được sinh trong một gia đình khấm khá. Dù bị đám bạn trêu chọc, A Ốn vẫn thản nhiên, không phản ứng trước cái cười chọc quê đó. Em còn nạt lại đám trẻ để “đỡ quê” cho chính mình, vì bản thân em cũng biết mình ăn mặc khác người.
Tuy nhiên, trong sáng tác của Sơn Nam, những câu văn chứa nhiều tính từ chỉ
màu sắc xác định theo thang độ là rất nhiều. Ở đây, tôi xin trích dẫn một ít để ta hình dung được vấn đề “rất màu sắc” của tác giả.
“U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc!”[23,87]
Một đặc điểm đáng nhớ khi ta đặt chân lên mảnh đất U Minh. Đó là màu nước, do thân cây tràm chiết ra, quanh năm đỏ, không lẫn lộn với một màu nước khác, còn rừng tràm với lá quanh năm bạt ngàn xanh tốt, lung lay trước những làn gió đang khe khẽ vờn lên nhành tràm mảnh mai.
Miêu tả vẻđẹp của người con gái, nhà văn đã thể hiện niềm thương mến trước “hương đồng cỏ nội”, trước một cô gái hiền dịu với các tính từ chỉ màu sắc được xác định thang độ. “Đôi mắt đen huyền và làn da trắng mịn của cô Ngó khiến cậu Hai ngây ngất”[13,28]. Vẻđẹp ấy mới đậm đà làm sao. Cô tự hào vẻđẹp của mình nhưng cô không kiêu ngạo, bởi cô rất hiền và dịu dàng. Cho nên, cô được cậu cưới về làm vợ,
được yêu thương hết mình.
Việc sử dụng tính từ có tần số sử dụng cao có các tác dụng tiêu biểu trong khi tác giả muốn làm nổi bật ý cần diễn đạt, hay muốn nhấn mạnh nội dung muốn đề cập. Song qua đó, nhà văn đã từng bước tạo sự sinh động, đa dạng, cụ thể cho sự vật, sự việc
được nói đến. Quan trọng hơn vẫn là tạo phong cách nghệ thuật cá nhân của Sơn Nam. Nét khu biệt trong phương châm sáng tác là rất cần thiết của người nghệ sĩ. Bên cạnh
điều đó, nó còn tạo nên điểm nhấn, làm nền và nổi bật của đối tượng được miêu tả. Nét khác biệt không làm nên sự xa lạ trong mỗi quan điểm sáng tác của nhà văn mà đó là những sáng tạo đặc sắc để góp phần làm nên giá trị tác phẩm. Cùng viết về Nam Bộ nhưng mỗi nhà văn là một lăng kính đa chiều của cuộc sống quanh mình. Để hiểu rõ hơn về giá trị do lớp tính từ này đem lại, ta sẽ tiến hành só sánh một số cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc có tần số cao ở một số nhà văn tiêu biểu.
Nhà văn Lê Vĩnh Hòa với những trang văn để đời, phần lớn nói về đất và người dân Nam Bộ. Trong những nền tảng giúp tác giả thành công thì tính từ chỉ màu sắc góp phần không nhỏ. Cụ thể là cách thức vận dụng tính từ trong từng trường hợp với một ngữ cảnh nhất định. Cái chung với Sơn Nam cũng có nhưng cái riêng cũng rõ nét. Đó là trong một câu văn dùng nhiều tính từ chỉ màu sắc, nhưng chỉ nói để miêu tả 1 sự vật, sự
việc. “Màu áo nữ sinh tím ngắt của Trần Văn, trắng tinh của phụ huynh, cùng với chiếc “june” gọn gẽ của trường Bà hay đậm đà màu xanh dân tộc của trường Miên, hằng tô
của các nữ sinh, nhưng với nhiều màu sắc phong phú, sinh động, làm tăng thêm tính riêng biệt của các trường học lúc bấy giờ khi quy định đồng phục cho học sinh.
Với nhà văn Nguyễn Quang Sáng thì miêu tả trang phục vẫn có nhiều màu sắc sinh động. “Đấy là cô gái mặc quần xanh áo trắng, lưng thắt vải hồng, đầu chít khăn nhiễu xanh da trời”[33,21]. Đó là Hằng, người yêu của Phát. Nét sáng và sạch của bộ
trang phục càng làm cho cô thêm đỏm dáng hơn trong con mắt “ngờ ngợ” những anh trai làng, vì theo họ cô rất lẳng lơ, nhưng sự tình đâu phải thế. Dường như khi thấy ai đó có chút duyên ngầm, có người yêu “tách biệt” với những anh trai làng thì họ nhìn mình có gì
đó soi mói, châm chọc ác ý không thương tiếc, cứ cho rằng khi yêu cô gái như thế là phí, là không hiểu giá trị tình yêu là gì.
Trong khi đó, nhà văn Đoàn Giỏi cũng miêu tả một đối tượng nhưng đã sử
dụng đa màu sắc với chu kì thay da đổi thịt của con kỳ nhông. “Mấy con kỳ nhông nằm vươn kỳ phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ
vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…”[7,164]. Ánh sáng đang phản chiếu những gam màu
ẩn hiện dưới lớp da của con vật này. Miêu tả như thế là cả một quá trình quan sát tinh tế
của tác giả, nếu không nhẫn nại, không yêu thích động vật hoang thì nhà văn sẽ không phác họa được như vậy.
Khi chế biến món ăn gì thì người ta cũng cần nguyên liệu. Văn chương cũng không ngoại trừ trường hợp “tìm từ và đãi ngôn ngữ” ấy. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn đều chọn cho riêng mình “màu chủ đạo” để làm nên tông màu sáng giá cho tác phẩm của mình, bởi đó là dụng ý nghệ thuật vừa thực tế vừa có ý nghĩa bề sâu ở tư tưởng tác phẩm.
Với ông già Nam Bộ ta sẽ bắt gặp hai màu chủ đạo là màu đen và trắng.
Trong khi đó Lê Vĩnh Hòa chỉ nghiêng nhiều về màu đen. Màu đen thường được miêu tả
chiếc áo bà ba đen của người dân Nam Bộ. Màu tối, ít thấy dơ của bộ quần áo mộc mạc,
đơn sơ như tính cách của người dân quanh năm lam lũ với ruộng đồng.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại sử dụng màu đỏ. Màu của khói lửa những năm chiến đấu ác liệt của quân và dân ta, màu máu của bao lớp người vì nghĩa, vì tình đã ngã xuống mong tưới lên mảnh đất đầy tình người này sự bình yên, hạnh phúc. Đó còn là màu sức mạnh, lòng quyết tâm đến cao độ của những anh hùng dân tộc trước kẻ thù bạo ác.
Đến với nhà văn Đoàn Giỏi, ta lại chiêm ngưỡng sắc xanh tít tắp đến mê người của hàng đước, cây vẹt, bờ mắm mọc chi chít và san sát ven bờ vùng đất phương
Nam. Cảnh trí được thiên sứ màu xanh tô thêm sức sống bền bỉ, gắn bó giữa thiên nhiên và con người ởđây. Như tấm bản lề của cánh cửa, thiên nhiên với sắc xanh tươi của cây cối, của nước biển, của mây trời luôn được gắn chặt, kết chặt và đính keo cho mối quan hệ bền lâu và chân thành này suốt bao đời.
Nhà văn Anh Đức cũng tạo cho riêng mình màu chủđạo trong sáng tác. Đó
là màu vàng và màu đỏ. Màu của những đôi má thẹn thùng của chị Sứ, của Quyên khi bước vào yêu, của bé Thúy khi cầm gương soi gương mặt mình so với tấm ảnh ba mình, tìm xem có điểm nào giống ba hay không…Màu máu chị Sứ văng lên vai thằng Xăm, màu của ánh đuốc bà con nhân dân Hòn Đất kéo đi ùn ùn trong đêm để tiếp tế cho anh em trong Hòn và phản đối sự vây hãm, tàn ác của bọn lính. Mùa đỏ thì thế, còn màu vàng
lại là hình ảnh thân thương của những thân tre ở Hòn, là cánh đồng lúa chín đang đợi mùa gặt hái. Cảnh vật đẹp và có hồn nên đã động lòng tham của bọn khát máu muốn chiếm nơi này làm của riêng để mặc tình khai thác.
Từ những nét khác biệt được nêu ra như trên, ta cũng tìm thấy nét giống nhau của những nhà văn khi sử dụng tính từ chỉ màu sắc. Trước tiên, các nhà văn sử dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả vềĐẤT- CON NGƯỜI vùng đất Nam Bộ. Đó còn là bức tranh
đời sống sinh hoạt, tập tục, đức tính và tinh thần anh hùng của người dân châu thổ Cửu Long.
Với nhà văn Sơn Nam , khi được tìm hiểu tác phẩm của ông, ta tìm thấy những nét rất riêng. Đó là việc sử dụng tính từ rất đa dạng và phong phú. Miêu tả màu sắc liên tục ngoài các ý nghĩa vừa nêu, trong tác phẩm Sơn Nam, ta cũng cảm nhận được tính hài
hước, buồn cười khi nhà văn đã khoát cho nhân vật của mình những gam màu sắc nổi
như thế. “Trông A Ốn thật buồn cười, thiểu não: đầu đội kết, gắn ngôi sao trắng kiểu Quốc dân đảng, như ông tướng, hai chân mang hai loại vớ khá cao tận gối, nhuộm từng khoanh đen đỏ xanh vàng, kiểu vớ dành cho “anh chị” múa lân dịp tết” [29,151].
Giá trị của tính từ chỉ màu sắc ở việc sử dụng với tần số cao đã góp phần khẳng định thành công và sức sáng tạo của nhà văn. Đó là một trong nhiều yếu tố làm nền móng, đắp nền giúp Sơn Nam nối liền mạch cảm xúc trước con người, sự vật và sự
việc vùng đất Nam Bộ.