Màu xanh

Một phần của tài liệu Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn sơn nam (Trang 26)

II. Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam

3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam

3.1.3. Màu xanh

Trên đây ta đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hai màu sắc tiêu biểu trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam. Bên cạnh đó, màu xanh cũng được nhà văn sử dụng nhiều, đứng thứ ba so với màu đen và màu trắng trong lớp tính từ chỉ màu sắc không

được đánh giá theo thang độ và đứng thứ hai trong lớp tính từ chỉ màu sắc được đánh giá theo thang độ. Qua đó, ta nhận thấy vai trò của màu xanh được sử dụng xuyên suốt trong

các sáng tác của Sơn Nam. Màu xanh giữ vai trò không kém phần quan trọng để góp phần thành công trên các trang văn của ông. Để rõ thêm về giá trị cũng như mức độ sử

dụng ở tính từ này, ta sẽ lần lượt tìm hiểu và phân tích các thế mạnh do tính từ này đem lại.

Trước tiên, ta nhận ra “màu xanh thuc gam màu lnh”[10,12], màu của sự yên tĩnh. Trong sáng tác của Sơn Nam, màu xanh thể hiện sức sống của thiên nhiên tươi tốt. Như dòng nước quanh năm ôm ấp từng bờ tre, khóm chuối, tắm mát những cánh đồng

đương thì con gái bạt ngàn và trải dài tít tắp phía chân trời; sắc xanh nhưđược phản chiếu qua không gian để làm cảnh vật thiên nhiên có hồn và sự sống hơn bao giờ hết. “Cây trái

bên đường vào mùa nng vn xanh, không cn tưới”[15,237] hay khi “theo con nước chy xuôi, anh bơi nh, xung lướt ti, nhìn lên nhng mng ry màu xanh, phn ln là chui”[15,180] cũng đủđể ta thấy thiên nhiên ưu đãi xứ sở này biết nhường nào. Khi nói về cuộc sống đổi mới với sự giàu có của đời sống người dân, Sơn Nam đã không quên

nàng lúa, nơi đất ruộng ngày nào giờđã tiếp giáp với công nghiệp hóa, đem lại niềm vui và an tâm hơn cho bao người dân. “Rung lúa lên xanh, bên cây trụ đin cao thế”[25,231] là thế.

Màu xanh còn là màu của hy vọng, của niềm tin. Nhất là niềm tin vào hòa bình dân tộc. “Và mt thiếu n sp b rơi đầu v ti thêu con chim xanh trên áo trng, con chim y li mang cái mỏ đỏ”[23,11]. Những cô cậu thanh niên lúc bấy giờ thể hiện tình yêu nước theo cách rất riêng của mình. Tinh tế và thẩm mỹ vô cùng. Quân giặc dường như sợ cái khéo léo khi niềm tin chiến thắng của quân dân ta được mã hóa từ trong ra ngoài, từ thực tếđến hình ảnh tượng trưng như thế.

Chi tiết, cụ thể để làm sống dậy những linh hồn đang cất giấu trong những thi hài sự vật đang hiện diện ngỡ là bình dị quanh ta nhưng với màu sắc xanh, nhà văn đã khơi quật được giá trị tiềm tàng của nó. Bằng việc quan sát khi nhìn biển, nhìn trời, nhìn sông, nhà văn đều cho ta cảm nhận vẻ đẹp rất rất tự nhiên của tạo hóa ban cho ĐẤT- NƯỚC ở nơi này. “Bin xanh, hi đảo, chim bay, cánh bum nh, tng dãy cn cát”[15,49]. Một bức tranh mênh mông, bát ngát và cũng thật nên thơ. Cảnh sắc ấy được nhìn một cách bao quát, thu nhỏ lại trong tầm mắt của nhà văn, ta cảm nhận sự bình yên do thiên nhiên mang lại, nó nhưđang ôm ấp cuộc sống này. Chưa dừng lại đó, Sơn Nam còn miêu tả vẻ đẹp ấy trên tinh thần nguyên thủy do chính thiên nhiên đem lại. “Chim

nhưng vẻđẹp trời phú đã tự nhiên thì càng đẹp hơn. Đẹp đơn giản, không lòe lọet, không phô trương vẻ đẹp mà mình đang có, ấy thế lại càng đẹp. Nhà văn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống này với những sự vật gắn bó gần gũi, thân thương, cho nên nhiều lúc đọc từng trang văn của Sơn Nam ta cảm nhận được vẻđẹp đến chân phương ấy, để rồi ta mới nhớ, mới sực tỉnh về quan niệm cái đẹp của sự bình yên, hiền hòa mà không thiếu chất thơ

mộng của dòng đời đang trôi trước mắt mình.

Người ta mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đập vào mắt nhau vẫn là trang phục. Ta không quên hình ảnh tươi tắn khi “Cô Ngó đến, áo trng sc xanh , đội khăn rn, chiếc nón có quai, úp sau lưng”[15,48], vẻđẹp của một cô gái quê đã làm xao động bao người lúc này. Từ việc mến nhau qua cái nhìn đầy thiện cảm ấy mà sau này cô Ngó đã để

lại “chuyn tình mt người thường dân” sâu đậm. Lọ phải yêu nhau vì tiền, vì gạo, hay ruộng cả, ao sâu hay cái danh, cái nghiệp của người. Và dường nhưở người đàn ông, khi

đã thành công trên bước đường sự nghiệp, họ vẫn thích sự dịu dàng, mộc mạc, cho nên không ít người tìm về nơi bình yên này để kết nghĩa đá vàng. Họ tránh xa sự ồn ào, bon chen nơi thị thành. Vì thế, ta cũng không lấy làm lạ khi chàng trai trong tác phẩm này của Sơn Nam đã trao tình với cô Ngó chỉ bằng lần gặp gỡđầu tiên.

Ngoài việc thể hiện các chi tiết đã nêu ở trên đó, màu xanh còn dùng để

miêu tả con người, qua nét mặt hay sức khỏe… “Hu xanh mt, không dè chàng trai tr

này táo bo đến mc y”[23,311]. Đó là sự sợ hãi của Huệ khi người yêu của cô là anh Cưng bước vào buồng mình. Cô sợ cha sẽ phát hiện dù ông đã đi vắng, còn Cưng vì muốn “yêu cho được” nên đã bạo dạng, nhưng anh là người tốt, anh yêu cô rất thật lòng dù hành động này có chút hồ đồ song anh muốn chứng minh lời thách đố của Cặp Rằng Hực- cha của Huệ, anh không phải là người không biết “chiêm mèo”. Cũng nhằm thể

hiện thái độ của nhân vật, nhà văn không những miêu tả vẻ sợ hãi, mà còn nói đến vẻ tức giận. “Ông tng Báu đứng dy, gin xanh mt”[23,146]. Đó là khi ông thấy con trích ré chạy rong và chạy ào từ phòng khách ra ngoài chỗ ông đang dự tính sắp đặt bữa tiệc đãi quan phó tham biện chủ tịch cử hành để gắn huy chương Nông nghiệp cho ông. Sự cẩn thận đến thái quá, nên sự có mặt của con trích ré, con vật đáng yêu, là bạn thân của bé Kiều, con gái ông càng làm ông nỗi đóa lên. Sự xuất hiện lần thứ hai của con trích ré, ông tổng Báu vẫn sợ, nhưng ông không lên tiếng được nữa vì ông quan đã bẻ cổ con chim đó và sai gia nhân nướng lên đểăn, trong khi đó bé Kiều vừa khóc vừa chửi ông ta, đến mức quá uất ức, bé đã nhảy vào hồ nước, nghĩđể chơi vì ông Báu luôn cấm cô, nhưng sau bữa

tiệc gắn huy chương kết thúc cũng đồng nghĩa với việc cô con gái duy nhất của tổng Báu chết theo.

Màu xanh còn nói lên tình trạng sức khỏe của con người. “My thy tao m xanh đi nhiu không?”[16,244]. Ta hẳn không quên Ngọc, người làm tay sai cho giặc đã bắt oan Sĩ. Anh ruồng bỏ quê hương, sát hại đồng bào, đến khi nhận ra giá trị đích thực cuộc sống thì đã quá trễ. Lương tâm anh lúc nào cũng sống trong hồi hộp, lo sợ, đau khổ

và nhớ về thời đã qua, anh ước gì anh có thể trở lại sống tốt hơn, sống mà không “b

ging nòi khinh”, đằng này… Cuộc sống anh nhưđịa ngục giữa trần gian.

Đời người ngắn ngủi, cũng may là thế. Nếu được kéo dài, không biết người ta sẽ tự hủy bản thân mình nhiều hay là tự bồi đắp tâm hồn mình sống theo đúng nghĩa là sống được bao nhiêu phần ngàn! Con người đáng thương lắm, nhất là cái cảnh nghèo khó, có ước mơ dù nhỏ bé nhưng đôi khi đến lúc chết họ vẫn chưa được toại nguyện. Nói ra có người còn cười, nhưng mai kia mốt nọ, cũng sẽ có người cười lại với ước mơ của chính cái mà họ đang cười với người khác hôm nay. Chung quy lại, nhà văn đã gợi lên màu của ước mơ, mơ để thấy cuộc sống xung quanh ta mới tươi đẹp làm sao. “Tội nghiệp, hồi gần chết nó nhắc tên chú, nó hỏi thăm đám mạ ngoài ruộng còn xanh

không?”[16,53]. Cái chết của thằng Lợi làm nhiều người đau xót. Sĩ nhận được tin ấy từ

giáo Kiến, càng đau hơn vì Lợi là đứa mà anh đã dạy nó nắn nót những nét chữđầu đời. Còn nhỏ lắm nhưng nó đã biết yêu quê hương, biết trân trọng những giá trị lao động, chẳng bì với anh Ngọc, là người lớn mà lại làm tay sai cho giặc. Thế mới hay, ước mơ và tình yêu dù trong cơn mê sảng ta vẫn cảm nhận nó chân thành biết dường nào.

Trong sáng tác của Sơn Nam, màu sắc này còn nói lên sự giàu có. “Ch

này ăn theo b cù lao, phía Bc là ghnh đá thiên nhiên, dài hơn 2 km như mt bến cng, có l ngang và dc, lót đá xanh, đá trng”[28,64]. Đó là cảnh trí của một vùng đất trù phú. Qua đó, thể hiện mức sống của người dân ởđây rất khấm khá, có sựđầu tư cho các công trình giao thông. Vẻ đẹp thanh lịch cũng được nhà văn vận dụng gam màu này để

nói đến môi trường sạch, đẹp. “Và hc trò đã đi tung tăng ngang qua công viên xanh to rng, nơi trưng bày nhiu pho tượng đá xinh đẹp”[22,123]. Nhà văn đang tự hào về quê hương, xứ sở của mình trước sự vật tươi đẹp và rạng sắc xanh ấy. Tuy nhiên, Sơn Nam nhìn nhận và vận dụng màu xanh vừa nói về thiên nhiên, cảnh vât, vừa nói lên nếp ăn ở tỉ

giới văn nghệ sĩ. “Gò cây mai là môi trường xanh và sch để người yêu văn chương, gii quan li sng tm thi “thoát tc” ”[25,219]. Nơi Đầm Sen này rất hợp với những ai có tâm hồn thi sĩ, bởi chung quanh là con rạch Phú Lâm, “tiếp giáp nhiu ao đầm, có nhiu trò gii trí lành mnh vi người đẹp ngâm thơ, đàn hát”[25,219]. Thú vui tao nhã này rất thích hợp với người cao tuổi, muốn có sự tĩnh lặng trong đời sống, mà trước đó đã mệt nhoài vì bôn ba đó đây, vì cơm áo gạo tiền, vì vòng danh lợi…

Màu xanh còn là màu phân bit thang tui giữa người với người. Đó là giữa người già với người trẻ, hay giới bình dân và giới khá giả…

Bằng sự sáng tạo và cách thức sử dụng đan xen, kết hợp có chọn lọc, Sơn Nam

đã thành công trong việc đưa màu xanh để miêu tả sự vật thiên nhiên cũng như con người trong các tác phẩm của mình. Qua đó, ta cảm nhận được sự trù phú của thiên nhiên ưu đãi

đối với miền đất hứa Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn sơn nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)